II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ.
7. Thu nhập BQ người/tháng
3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty thông qua sự biến động về giá.
Thị trường xuất khẩu gạo thế giới năm 2008 có nhiều biến động. Trong năm tháng đầu năm giá gạo tăng gần 200 % và giảm 52 % trong 7 tháng cuối năm, tính chung trong cả năm giá gạo thế giới tăng 20 – 40 % . Trên thị trường lương thực thế giới, gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hoá trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu. Cụ thể : giá gạo trên thị trường Châu Á lập kỷ lục cao vào ngày 22/5/2008, gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 1.090 USD/tấn, còn gạo cùng loại của Việt Nam đạt 1.050 USD/tấn, đều tăng gấp 3 lần so với một năm trước đó. Trong khi đó trên thị trường Chicago, giá gạo thô đã lập kỷ lục cao 25,07 USD/cwt vào ngày 24/4, tăng 79% so với một năm trước đó. Nguyên nhân là do sự hạn chế xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo lớn nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia : tại Thái Lan, giá thóc gạo nội địa tăng kỷ lục bởi đồng Baht tăng quá nhanh so với USD khiến các nhà xuất khẩu Thái Lan không muốn ký hợp đồng mới vì sợ lỗ. Trong khi đó, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Ai Cập. Indonexia, Braxin đều ngừng xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia do cầu về lương thực tăng mạnh trong khi lượng cung hạn chế do chưa tới vụ thu hoạch của nông dân.Thị trường gạo thế giới hạ nhiệt từ cuối tháng 5, giá gạo xuất khẩu gạo giảm sau khi Việt Nam và Thái Lan – hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới bước vào vụ thu hoạch, và một số nước nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, do đó sản lượng gạo cung ứng trên thị trường xuất khẩu gạo tăng làm giá gạo giảm xuống. Dưới đây là bảng giá gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ tháng 01/2005 đến tháng 05/2008 :
Bảng 14 : Giá gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu ( loại 5 % tấm ) của Việt Nam từ tháng 01/2005 đến tháng 05/2008.
Domestic rice price (US$ per ton)
Export price (US$ per ton)
Difference between export price and domestic price (%) 1.2005 222 255 14.96 2.2005 246 264 7.23 3.2005 230 262 13.93 4.2005 231 258 11.68 5.2005 235 256 8.79 6.2005 228 250 9.83 7.2005 224 239 6.83 8.2005 236 254 7.68 9.2005 236 263 11.58 10.2005 235 271 15.56 11.2005 241 269 11.46 12.2005 247 266 7.61 1.2006 245 268 9.18 2.2006 247 261 5.8 3.2006 241 254 5.49 4.2006 233 250 7.51 5.2006 252 260 3.36 6.2006 256 264 3.2 7.2006 249 260 4.25 8.2006 255 266 4.46 9.2006 250 272 8.73 10.2006 255 278 8.93 11.200 6 277 294 6.04 12.2006 283 282 -0.46 1.2007 291 292 0.36 2.2007 303 295 -2.75 3.2007 305 305 0.08 4.2007 304 303 -0.18 5.2007 303 302 -0.47 6.2007 307 304 -0.88 7.2007 316 303 -4.07 8.2007 320 312 -2.38 9.2007 321 315 -1.93 10.2007 328 320 -2.33 11.200 350 331 -5.31
Domestic rice price (US$ per ton)
Export price (US$ per ton)
Difference between export price and domestic price (%) 7 12.2007 348 354 1.78 1.2008 366 366 0 2.2008 371 439 18.33 3.2008 339 512 51.03 4.2008 482 736 52.7 5.2008 588 964 63.95
Sources: Agriculture and Rural Development Information Center (2008), Vietnam Rice Yearbook for 2007 and Prospective on 2008 [ Ngành hàng lúa
gạo Việt Nam 2007 và triển vọng năm 2008 ]..
Notes: Prices of 5% broken rice
Giá gạo cả nước giai đoạn này qua các năm đều tăng,phản ánh đúng thực trạng cung cầu lương thực trên thị trường thế giới. Xu hướng tăng của giá gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu là ổn định, tăng đều, chỉ thực sự biến động mạnh trong giai đoạn nhạy cảm của năm 2008 bởi những lý do như đã trình bày ở trên. Giá gạo xuất khẩu thường cao hơn giá gạo trong nước bởi chất lượng cũng như chi phí vận chuyển, ngoại thương tăng. Thông qua sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu đã trình bày ở mục 3.1 phía trên, ta lập được bảng giá gạo XK của Vĩnh Hà như sau :
Bảng 15 : Giá gạo xuất khẩu tính chung cho các loại gạo xuất khẩu của Công ty từ 2003 đến 2008.
đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ giá VND/USD 16,000 16,000 16,000 16,300 16,500 17,000
SL XK tấn 27,000 28,000 28,500 29,300 30,180 34,430
Doanh thu triệu VND 56,685 78,486 83,363 83,050 159,500 225,500
Giá xuất
khẩu VND/tấn 2,099,444 2,803,071 2,925,018 2,834,471 5,284,957 6,549,521
Giá xuất
khẩu USD/tấn 131.22 175.19 182.81 173.89 320.30 385.27
( Nguồn : Căn cứ vào sản lượng, doanh thu từ sản xuất kinh doanh gạo củaCông ty và tỷ giá hối đoái tại thời điểm tính ). Công ty và tỷ giá hối đoái tại thời điểm tính ).
loại gạo 5 % tấm ( gạo chất lượng tương đối cao ). Trong khi đó, bảng 14 trình bày giá gạo xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là giá tính chung cho các loại gạo được sản xuất của Công ty : gạo 5 %, 10 %, !5 %, 20 %, 25 %, 35 % tấm, gạo nếp…Đó là lý do ta thấy giá gạo xuất khẩu của Công ty thấp hơn giá gạo xuất khẩu của cả nước.
Giá gạo xuất khẩu của Công ty qua các năm cũng phản ánh đúng thực trạng cung cầu gạo trên thị trường tiêu thụ thế giới, giá gạo xuất khẩu từ năm 2003 – 2006 đều tăng nhẹ và ổn định, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu lương thực tăng do sức ép của việc tăng dân số, giai đoạn này cũng có ít biến động ảnh hưởng lớn tới sản lượng gạo cung ứng, do vậy giá gạo cũng ít biến động. Bước sang năm 2007, giá gạo xuất khẩu tăng mạnh do cầu về lương thực trên thế giới tăng mạnh, cùng với hệ lụy của các thảm họa thiên nhiên, đẩy giá gạo tăng cao, giá gạo năm 2007 so với năm 2006 tăng 146,41 USD/tấn, tương ứng với tốc độ tăng 81.35 %. Tiếp tục sang năm 2008, do những nguyên nhân khách quan đã đề cập ở trên giá gạo xuất khẩu của doanh nghiệp tiếp tục tăng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 64.97 USD/tấn, tương ứng với tốc độ tăng 20.28 %.