Phân loại lao động theo độ tuổi : 195

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 27 - 31)

1. Độ tuổi từ 18 – 30: 40 20,5

2. Độ tuổi từ 30 – 45 100 51,3

3. Độ tuổi từ 45 – 60 45 28,2

( Nguồn: phòng nhân lực)

Xét theo trình độ lao động trong Công ty, số lượng lao động có trình độ Đại Học và sau Đại Học chiếm tỷ lệ tương đối cao 36,7 %, điều này cho thấy đội ngũ lao động của Công ty đã được đào tạo chuyên sâu và là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của Công ty trong tương lai. Xét theo độ tuổi lao động, số lượng lao động trung niên và lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao 79,5 %. Điều này có thể hiểu là do số cán bộ công chức Nhà nước từ giai đoạn trước cổ phần hóa, họ có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và sản xuất, nhưng hạn chế về khả năng linh hoạt thích ứng với điều kiện kinh doanh mơi, khả năng sáng tạo, tư duy sản xuất mới…Vì vậy, vấn đề cần trẻ hóa đội ngũ lao động của Công ty trong giai đoạn phát triển tiếp theo cũng cần được quan tâm đầu tư cho phù hợp.

2.4. Vốn điều lệ của Công ty sau cổ phần hóa.

Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 43.000.000.000 tỷ đồng ( Bốn mươi ba tỷ đồng ). Trong đó cơ cấu sở hữu vốn điều lệ như sau :

Bảng 6 : Nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp phân theo đối tượng sở hữu. STT Phân theo đối tượng Số cổ phần Tổng trị giá Tỷ lệ

1 Nguồn vốn Nhà Nước 2.193.000 21.930.000.000 51,00% 2 CB-CNV trong Công ty 358.100 3.581.000.000 08,33% 3 Cổ phần bán đấu giá 1.748.900 17.489.000.000 40,67%

( Nguồn : Bản CBTT của Công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà khi cổ phần hóa ).

Trong đó tổng khối lượng cổ phần bán đấu giá là 1.748.900 cổ phần, với mệnh giá là : 10.000 đồng/cổ phần và giá khởi điểm là : 10.020 đồng/cổ phần.

3. Môi trường kinh doanh hiện tại, những thuận lợi và khó khăn từ saukhi cổ phần hóa doanh nghiệp và kế hoạch cho phát triển. khi cổ phần hóa doanh nghiệp và kế hoạch cho phát triển.

3.1. Môi trường kinh doanh hiện tại của Công ty.

Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm chế biến từ nông sản như gạo, sữa đậu nành, bia… cung cấp cho thị trường nội địa và chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thông qua sự trợ giúp từ Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các hoạt động vận tải, thương mại bán buôn bán lẻ, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp… Trong thời kỳ bao cấp thì môi trường kinh doanh của Công ty nhỏ hẹp với mục tiêu phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và sản phẩm sản xuất ra được chỉ định trước tới từng khu vực thị trường. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cuối năm 2006, năm 2006 cũng là năm khởi đầu kế hoạch 5 năm mới trong điều kiện nước ta tham gia sâu rộng hơn vào hội nhập kinh tế thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chế biến lương thực nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Trong đó, thách thức về cạnh tranh và chuẩn hóa mọi mặt hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế. Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình công ty cổ

phần nhưng lại có khó khăn về vốn,người lao động chưa quen với hình thức hoạt động và quản trị mới nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của công ty. Để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đi vào ổn định và có hiệu quả cao, việc trước mắt của công ty là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ bao gồm các quy chế tài chính, phân phối, sử dụng lao động và đào tạo cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động thích ứng với điều kiện môi trường kinh tế mới. Công ty phải tự tìm đầu vào cho sản xuất và tìm hiểu thị trường tiêu thụ, thiết lập các mối quan hệ với các bạn hàng, nhà cung cấp trong nước và nước ngoài để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài,đồng thời phát triển các ngành nghề kinh doanh mới như thương mại, dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng, đặc biệt là khai thác lợi thế lớn về bất động sản để tìm cách tăng lợi nhuận thu được, cung cấp nguồn vốn cho hoạt động sản xuất nói chung.

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp phải nhiều khó khăn do có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, sản phẩm bị hạn chế về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả….Một số đối thủ cạnh tranh trong nước và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sau khi hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới 2009 bắt nguồn từ nước Mỹ đã và đang lan rộng ra toàn cầu ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố của nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói riêng. Ảnh hưởng và hậu quả của cuộc khủng hoảng này chưa thể ước tính, tuy nhiên mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người lao động.

3.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh ( sau khi cổphần hóa ). phần hóa ).

Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh lương thực khi chuyển sang Công ty cổ phần sẽ có lợi thế và điều kiện tốt để tiếp tục kế thừa và phát huy trong kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.

Doanh nghiệp đã có những bước phát triển đột phá nhất định trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách của Nhà nước vào hoạt

động thực tế của Doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có trụ sở chính nằm tại vị trí đắc địa tại Thành Phố Hà Nội, hiện đang trực tiếp quản lý và sử dụng một diện tích đất đai lớn, có lợi thế đáng kể trong việc khai thác nguồn thu từ bất động sản, tiếp cận các dịch vụ và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng kinh tế vùng cũng như nền kinh tế quốc dân.

Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hóa tạo điều kiện cho Công ty thu hút vốn đầu tư, nâng cấp các nguồn lực,….nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn tiềm ẩn như : Kinh doanh lương thực nội địa gặp nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới xâm nhập vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, nhận thức của người lao động chưa theo kịp yêu cầu của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường

3.3. Kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới.

Để đạt được các mục tiêu phát triển chung của Công ty, sau khi cổ phần hóa Công ty tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đủ mạnh để khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về đất đai, thị trường, lao động để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa nghề. Cụ thể là :

- Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh : Trên cơ sở xem xét và đánh giá một cách có hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, thương mại để khai thác lợi thế và nguồn lực của doanh nghiệp như đã nêu ở trên.

- Cải tiến và đổi mới tổ chức quản lý :

•Xây dựng bộ máy quản lý và mạng lưới hoạt động kinh doanh dịch vụ mới phù hợp với năng lực về người và vốn, khai thác tiềm năng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đòi hỏi mới của thị trường và môi trường kinh doanh.

•Xây dựng và bố trí hợp lý lao động có trình độ tay nghề, có sức khỏe theo mô hình bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, tạo sức mạnh trong từng khâu, từng phần việc.

•Rà soát và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm từng đơn vị. Cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ khoán nhằm khuyến khích người lao động làm việc có năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Chế độ khuyến khích vật chất

hợp lý sẽ thu hút nguồn lao động chất xám cho Công ty đảm bảo theo kịp với đòi hỏi của điều kiện mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đào tạo nguồn nhân lực : Tuyển dụng bổ sung số cán bộ đảm nhiệm các chức trách then chốt trong công ty, tuyển dụng lao động trẻ có năng lực, trình độ. Cải tiến chế độ lao động, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội cho người lao động… nhằm tăng năng xuất lao động. Do vậy công ty cần tập trung đào tạo,bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là khai thác khả năng của đội ngũ lao động trẻ và cải tạo, đổi mới bộ máy quản lý điều hành các cấp theo hướng gon nhẹ, chuyên môn hóa đạt hiệu quả cao….

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 27 - 31)