Nộp ngân sách Nhà nước 4.000 3.100 5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 39 - 40)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GẠO THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VĨNH HÀ.

9Nộp ngân sách Nhà nước 4.000 3.100 5

10 Tỷ lệ chi trả cổ tức ( % ) 6,00 7,00 8,00

( Nguồn : Số liệu kết quả kinh doanh Phòng Tổ chức – Hành chính ).

Trong đó, tỷ trọng lợi nhuận và doanh thu giữa các mặt hàng năm 2008 như sau : - Gạo chiếm 50 % về lợi nhuận và chiếm 55 % về doanh thu.

- Vật liệu xây dựng chiếm 25 % về lợi nhuận và chiếm 10 % về doanh thu. - Nông sản và các dịch vụ khác chiếm 25 % về lợi nhuận và chiếm 35 % về doanh thu.

Nhận xét : Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh các năm giai đoạn sau cổ phần

hóa 2006 – 2008 ta nhận thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng và tăng nhanh qua các năm, năm 2008 tăng 2,7 lần so với năm 2006. Mức tăng doanh thu này vượt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra, cụ thể : doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 139.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 92,05 %. Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tiếp tục tăng và ổn định, tăng 120.000 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 41,38 %. Điều này chứng tỏ hướng chuyển đổi hình thức kinh doanh đã mang lại hiệu quả lớn đối với doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt, lợi nhuận giai đoạn này không những tăng cao mà còn ổn định hơn giai đoạn trước cổ phần hóa : lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 600 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng

với tốc độ tăng 120 %. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.700 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 245,45 %. Nguyên nhân là do sự ổn định trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng với đó là sự gia tăng của giá lương thực trong nước cũng như trên thị trường thế giới. Điều này không chỉ là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, nó còn chứng tỏ việc thích ứng với các điều kiện sản xuất mới sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp, thoát khỏi cơ chế dựa dẫm, ỷ lại kém hiệu quả, đặc biệt đây là cơ sở quan trong cho việc nâng cao sức cạnh tranh của Công ty sau khi chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO. Tuy nhiên, do việc phải tiến hành các chính sách chuyển đổi thích nghi vơi điều kiện sản xuất kinh doanh mới nên chi phí sản xuất còn cao khiến doanh nghiệp không thể hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mặt khác, tuy số lượng lao động có tăng lên qua các năm của giai đoạn này, nhưng đó là do sự mở rộng quy mô sản xuất và tham gia các lĩnh vực mới như : kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản…Nhưng điều quan trọng là thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng đều qua các năm từ 1,78 triệu đồng lên 1,98 triệu đồng và 2,14 triệu đồng/người, chứng tỏ đời sống lao động trong Công ty được cải thiện. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của giai đoạn này còn đóng góp vào các khoản nộp ngân sách Nhà nước tăng mạnh góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển chung của cả nước. Trong đó doanh thu và lợi nhuận từ gạo vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm cung cấp của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà (Trang 39 - 40)