dung và phương pháp dạy học
ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi dân cư thưa thớt, làng bảng lại ở rất xa nhau. Nhiều làng bản không đủ học sinh để mở một lớp học bình thường.
Trong những năm tới tiếp tục triển khai hình thức lớp ghép. Do đặc điểm cư trú xen kẽ các dân tộc đều là cộng đồng song ngữ hoặc đa ngữ, bên cạnh việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, học sinh dân tộc có quyền lợi và nghĩa vụ học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ phổ thông. Thế nhưng, tâm lý tiếp nhận, cơ chế lĩnh hội tiếng Việt của học sinh dân tộc còn có những mặt hạn chế. Do vậy, trong những năm tới cần tiếp tục triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học về giáo dục song ngữ để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp, cải tiến tài liệu, cách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chế độ chính sách, tạo điều kiện tốt hơn cho người dạy và người học. Tiếp tục đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về tiếng dân tộc, có tri thức sâu về giáo dục làm nòng cốt trong đội ngũ tác giả biên soạn các tài liệu, sách giáo khoa và giảng dạy song ngữ.
Trẻ em gái ở vùng dân tộc là đối tượng bị thiệt thòi nhất, được đặt thành trọng tâm lưu ý trong việc huy động trở ra lớp hàng năm. Với những em gái đã lớn tuổi được vận động ra lớp xóa mù chữ mở tại các thôn bản. Trong thời gian tới ngành giáo dục sẽ phát triển một số trung tâm giáo dục trẻ em gái. Trong các trung tâm này, các em vừa được học chữ vừa được học nghề, vừa được cung cấp các tri thức cập nhật về giới giúp các em làm
tốt chức năng làm vợ, làm mẹ, quản lý và làm kinh tế hộ gia đình trên nền tảng đặc thù kinh tế địa phương.
Nền văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất đa dạng. Trong những năm tới, ngành giáo dục tiếp tục khai thác tinh hoa văn hóa truyền thống đang được lưu giữ trong cộng đồng, soạn thành học liêu dưới hình thức tài liệu đọc có hình ảnh minh họa giúp học sinh học tiếng Việt, tiếng dân tộc có hiệu quả, giúp các em thêm hiểu biết về cộng đồng mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các tinh hoa văn hóa ấy. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động được tối đa số lượng người tham gia học tập, mở rộng các cơ hội học tập cho mọi người. Trước mắt, cần chú trọng hình thức đào tạo tại chức cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trước mắt của vùng này là thiếu đội ngũ cán bộ cơ sở, chất lượng của đội ngũ này hiện nay đang còn thấp.
Đầu tư vào việc giảng dạy bằng song ngữ cho học sinh. Đâylà một việc tương đối khó khăn, song nó giúp cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc, từng vùng dân tộc, mặt khác nó giúp cho việc học quốc ngữ có hiệu quả hơn. Đây là một kinh nghiệm quý mà Thái Lan áp dụng khá thành công trong những năm qua. Ban đầu có thể khó khăn, do nhu cầu giao tiếp mà một số dân tộc đã không sử dụng tiếng của dân tộc mình. Nhưng nếu giải quyết tốt một số thao tác cơ bản như giáo trình bằng tiếng dân tộc, giáo viên sử dụng được tiếng dân tộc thì dần dần ngôn ngữ của từng dân tộc sẽ là cầu nối rất hiệu quả giữa các chính sách nhà nước với nhân dân.
Trong những năm gần đây, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của trẻ em các dân tộc thiểu số về tâm sinh lý, nhu cầu học tập, khả năng ngôn ngữ, điều kiện tham gia học tập... ở các địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số cần phải áp dụng nhiều loại chương trình giáo dục đào tạo khác nhau.
Cần phải áp dụng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi bằng nội dung phù hợp với điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng là trẻ em vùng cao, xa xôi hẻo lánh. Tăng cường nội dung dạy nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các cháu vào học tốt ở lớp một.
- Đối với bậc tiểu học:
Cần áp dụng nhiều loại chương trình khác nhau: Chương trình 165 tuần, chương trình 120 tuần, chương trình 100 tuần áp dụng cho từng đối tượng học sinh có điều kiện về địa lý, khí hậu và khả năng khác nhau. Cụ thể như chương trình 100 tuần là để áp dụng cho trẻ thất học, lớn tuổi (15 tuổi trở lên) để xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho đối tượng này.
- Đối với bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học:
Chủ yếu phải áp dụng chương trình chung của cả nước, tùy từng địa phương, từng dân tộc mà bổ sung các loại tài liệu dạy học mang tính địa phương như: văn hóa dân tộc, đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế địa phương.
Từng bước chỉnh lý nội dung sách giáo khoa, tài liệu dạy học và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Nội dung chương trình hướng vào việc dạy cho học sinh những kiến thức phổ thông tối thiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của các em.
Từng bước đổi mới phương pháp giáo dục: Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục chung của cả nước, giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng đang có cơ hội tiếp cận với phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và hướng học sinh vào các hoạt động tự học tập là chủ yếu. Một số biện pháp về đổi mới phương pháp giáo dục ở đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi cần được áp dụng:
- Từng bước đổi mới phương pháp dạy học lớp ghép thông qua việc xây dựng các mô hình bồi dưỡng giáo viên, biên soạn các tài liệu như: phiếu bài tập, sách song ngữ, cùng đồ dùng dạy học...
- Tiến hành nghiên cứu và bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy song ngữ, phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, cách làm đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương... tạo tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao ở những cơ sở trường học có nội trú, tạo tâm thế hứng khởi trong học tập cho học sinh.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới nội dung và