Có chính sách thỏa đáng đối với giáo viên công tác tại miền núi, vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 46 - 48)

miền núi, vùng dân tộc thiểu số

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo, không chỉ thể hiện trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như: trường, lớp, thư viện, nhà ở... Một nhân tố vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học đó là mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên và học sinh. Muốn vậy phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đề ra nhiệm vụ:

- Không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với giáo viên, học sinh ngành sư phạm. Có chính sách thu hút học sinh khá, giỏi, tốt vào ngành sư phạm, đồng thời giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên một số môn học phù hợp cho các trường đại học và cao đẳng khác.

- Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định. Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lý tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên cũng như các trí thức khác có trình độ cao.

Trong những năm qua, nguồn giáo viên đang công tác tại miền núi và vùng dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào miền xuôi lên. Nhưng do đường xá giao thông đi lại khó khăn cách trở, điều kiện sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần thiếu thốn, lại không am hiểu phong tục, tập quán cũng như ngôn ngữ của đồng bào dân tộc địa phương, thêm vào đó sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, nên không tạo được tâm lý yên tâm công tác của đội ngũ giáo viên này. Đa số họ đến đây làm nghĩa vụ vài ba năm rồi lại có nhu cầu chuyển vùng. Vì vậy cần phải xây dựng, ban hành một số chế độ, chính sách với cơ chế khuyến khích đối với đội ngũ giáo viên đang công tác tại đây như:

- Động viên, điều chuyển các giáo viên cho vùng cao, vùng sâu, có chế độ đãi ngộ thích đáng với người dạy, người học bằng ngân sách, xác định ưu tiên và tăng chi ngân sách cho các tỉnh đặc biệt khó khăn, đưa các định mức chi cho đầu người làm công tác xóa mù chữ, phát không sách giáo khoa và xây dựng tủ sách, cho phép ký hợp đồng bổ sung giáo viên ngoài biên chế.

- Nhằm thu hút được giáo viên lên công tác tại vùng cao cần phải có công tác, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, chẳng hạn như về tiền lương, giáo viên đang công tác tại miền xuôi lương là 1, thì giáo viên đang công tác tại miền núi là 1,5, còn giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa là 2.

Qua tìm hiểu ở tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi thì tỉnh Tuyên Quang đã có những chính sách đối với giáo viên đang công tác tại đây như là:

- Giáo viên đang dạy ở điểm trường chính trợ cấp 20.000đ/người/tháng. - Giáo viên dạy ở thôn bản 40.000 đ/ người / tháng.

- Giáo viên dạy ở lớp ghép 40.000 đ/ người / tháng. - Giáo viên dạy trường chuyên: 15.000 / người / tháng. - Giáo viên giỏi cấp tỉnh trợ cấp 1 lần: 250.000 đ/người. - Giáo viên giỏi cấp huyện trợ cấp 1 lần: 150.000 đ/người.

Mặc dù mức trợ cấp chưa cao nhưng đã có tác dụng động viên, thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền đối với đội ngũ giáo viên.

Qua đó đối với các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số phải có các chính sách thỏa đáng nhằm thu hút giáo viên miền xuôi lên đây công tác, giáo viên đang công tác tại đây thì yên tâm công tác. Ngoài các chính sách hỗ trợ về tiền lương và phụ cấp thì cần phải có các chính sách khác như:

- Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lý tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên công tác tại đây.

- Tạo điều kiện cho các giáo viên ở đây bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ và học cao hơn nữa.

Như vậy, để thực hiện các chính sách trên phải được sự quan tâm của các cấp, các ngành, thực hiện với phương châm tạo ra một "xã hội học tập" đưa nền giáo dục nước ta bước lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w