1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Mystus nemurus) tại Khánh Hòa

36 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế trên và giúp sinh viên hoàn thành khóa học, Khoa nuôi trồng thủy sản_trường Đại Học Nha Trang đã phân công tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp:”Nghiên cứu sinh sản nhân

Trang 1

Trong số những loài cá nước ngọt tiềm năng thì cá lăng là loài cá được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do chúng là một trong những loài cá quý hiếm, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon, có giá trị kinh tế Bên cạnh đó sản lượng loài cá này ngoài tự nhiên đang sụt giảm nghiêm trọng và hiện vẫn chưa có biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn lợi này

Xuất phát từ thực tế trên và giúp sinh viên hoàn thành khóa học, Khoa nuôi trồng thủy sản_trường Đại Học Nha Trang đã phân công tôi thực hiện đề tài tốt

nghiệp:”Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Mystus nemurus) tại Khánh

Hòa” với các nội dung chính sau:

Nha Trang, tháng 11 năm 2007

SVTH

Vũ Thị Hậu

Trang 2

PHẦN 1 TỔNG QUAN

1 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ HÌNH THÁI NGOÀI CÁ LĂNG VÀNG

Loài : Mystus nemurus, Valenciennes, 1839

Tên Việt Nam : cá lăng vàng

Tên tiếng Anh : Green catfish

Theo Mai Đình Yên và CTV (1992), Smith (1995), Rainboth (1996) ( trích bởi Mai Thị Kim Dung, 1998) [2]

1.3 Đặc điểm hình thái ngoài cá lăng vàng

Cá lăng vàng (Mystus nemurus) cơ thể dạng thon dài dẹp bên về đuôi Đầu có

hình nón, đỉnh đầu nhám hơi dẹp ngang Miệng hơi rộng, mắt trung bình nằm ở đỉnh đầu Màng mang tách khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau Răng lá mía tạo thành một dãy cong Có 4 đôi râu: râu hàm trên, râu hàm dưới, râu mũi và râu cằm Râu hàm trên dài đến tận

Trang 3

Hình 1: Cá lăng vàng (Mystus nemurus)

vây hậu môn Râu hàm dưới dài đến vây ngực Râu mũi ngắn chưa đến mắt Râu cằm

ngắn hơn râu hàm dưới và chưa tới vây ngực (Phan Thị Huệ & Lê Thị Bích Ngà,

2004) Về màu sắc: phần lưng của cá có màu xám đen hoặc nâu, hai bên thân hơi vàng

hoặc ánh xanh, phần bụng có màu xám trắng Màu sắc ở phần đầu đậm hơn phần sau

Mép của vây lưng và vây đuôi thường có màu đen, phía trong màu nhạt hơn Vây ngực

và vây hậu môn hơi đen, đôi khi có màu vàng nhạt Vây bụng có màu trắng hơi

hồng[3]

Trong khi đó theo tài liệu của Smith (1945) ( trích bới Mai Thị Kim Dung, 1998)

thì màu sắc thông thường của của cá là màu đen ở lưng, hai bên thân có màu vàng

Vây lưng và vây đuôi có màu xanh nhạt Rìa của vây bụng và vây hậu môn trắng, bên

trong màu hồng Vây ngực có màu vàng [6]

Cá lăng vàng thuộc loại cá không có vẩy Đường bên hoàn toàn kéo dài từ sau

nắp mang đến điểm cuối của cuống đuôi, đoạn giữa thân về sau gần như phẳng Miệng

rất rộng, có môi thịt tương đối phát triển Miệng nửa dưới, có hàm trên dài hơn hàm

dưới Mắt lớn, khoảng cách giữa hai mắt rộng Ngoài ra phía trên đầu còn có một rãnh

nằm chính giữa và kéo dài đến vị trí cuối của nắp mang [4]

Theo Smith (1945) và Taki (1974) ( trích bởi La Thanh Tùng, 2001) cá đạt kích

thước lớn đến 60 cm Theo Mai Đình Yên và CTV (1992) (trích bởi La Thanh

Tùng,2001) Cỡ tối đa của cá đạt 80 cm [4]

2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ LĂNG VÀNG

2.1 Tập tính sống

Trang 4

Cá lăng vàng là loài ưa sống đáy, sống tối, ẩn mình trong gốc cây, hốc đá, nơi có

bóng râm Đây là một loài cá dữ nên cá lớn thường tấn công cá bé (Mai Thị Kim

Dung,1998) [6]

Cá lăng vàng thích sống ở nơi nước trong sạch, dòng chảy nhẹ hoặc nước tĩnh

Dù cá lăng vàng không có cơ quan hô hấp phụ nhưng có thể nuôi chúng trong ao đất

với mật độ tương đối dày (8 ÷ 10 con/m2) Cá lăng vàng nuôi trong ao đất phát triển tốt

hơn nuôi trong lồng bè nơi có dòng chảy mạnh [4]

Ngoài ra cá lăng vàng là loài có tập tính hoạt động về đêm (Phạm Thị Huệ & Lê

Thị Bích Ngà, 2004) [3]

2.2 Đặc điểm sinh trưởng

Lúc cá còn nhỏ có xu hướng tăng trưởng về chiều dài, càng lớn thì tốc độ tăng

trưởng về chiều dài càng chậm nhưng thay vào đó là sự tăng trưởng về trọng lượng (La

Thanh Tùng, 2001) [6]

Cá có chiều dài phổ biển từ 20 ÷ 30 cm, mặc dù cá có thể đạt chiều dài 83 cm

nhưng chiều dài phổ biến tìm được ở khu vực khai thác khoảng 60 cm,

Trong điều kiện nuôi, cá có thể đạt khối lượng từ 45,3 ÷ 111,2 sau hai tháng

nuôi ( cá 3 tháng tuổi ) Cá đạt chiều dài 34 cm sau 8 ÷ 12 tháng nuôi Trong điều kiện

nuôi bằng thức ăn viên với mật độ 8 ÷ 10 con/m2 cá đạt trọng lượng bình quân là 180

g/con sau 6 tháng nuôi [3]

2.3 Đặc điểm sinh sản

Cá lăng dễ phân biệt đực cái dựa vào hình thái ngoài Cá đực có gai sinh dục dài

và đầu mút nhọn, cá cái có lỗ sinh dục dạng tròn, hơi lồi [11]

Trang 5

Không xác định được mùa vụ sinh sản của cá lăng vàng do mùa vụ sinh sản kéo dài Kích thước cá sinh sản lần đầu đạt 32 cm Có thể thu mẫu cá đang trong thời kì sinh sản vào tháng 11 (Smith, 1945; trích bởi La Thanh Tùng) [6]

Tập tính sinh sản của cá lăng vàng là từ sông di cư vào vùng cây ngập để sinh sản và trở ra sông vào tháng 10 ÷12 ở Tole Sap (Rainboth, 1996; trích bởi La Thanh Tùng, 2001) [6]

Trong điều kiện nhân tạo, cá lăng vàng thành thục sinh dục vào cuối năm thứ nhất (1+) Cỡ cá thành thục lần đầu tiên có chiều dài dao động từ 32 ÷ 36 cm, khối lượng từ 120 ÷180 g/con Cá lăng vàng có thời gian phát dục khá nhanh ( khoảng 3 tháng ) Tuy nhiên, để đàn cá giống có chất lượng tốt, nên chọn cá bố mẹ có khối lượng từ 200 ÷ 500 g/con [3]

Khi chín muồi sinh dục, hệ số thành thục của cá cái dao động từ 20,8 ÷ 25% và

hệ số thành thục của cá đưc rất thấp so với con cái, dao động từ 0,38 ÷ 0,471%

Sức sinh sản tuyệt đối là 39.079 trứng với cá cái có khối lượng 774,4 g, sức sinh sản tương đối là 521.000 trứng/kg, sức sinh sản thực tế là 20.841 trứng/cá♀ nặng 327

g, 87.110 trứng/cá♀ nặng 1,589 kg Trong điều kiện nuôi vỗ, sức sinh sản tuyệt đối của cá lăng vàng là 54.820 trứng ở cá nặng 300 g, sức sinh sản tương đối dao động từ 160.000 ÷ 180.000 trứng/kg cá♀ và sức sinh sản thực tế (điều kiện vuốt trứng) dao động từ 126.364 ÷ 142.000 trứng/kg cá ♀ Sức sinh sản của cá lăng vàng rất cao so với các loài cá da trơn khác vì chúng có hệ số thành thục cao và kích thước trứng khá nhỏ, đường kính trứng chín từ 1,17 ÷ 1,32 mm [2]

Thời gian nở của cá lăng vàng từ 28 ÷ 32 giờ tính từ lúc trứng được thụ tinh Trong điều kiện ấp trứng bằng bình Weis từ 18 ÷ 20 giờ tính từ lúc trứng được thụ tinh [10]

2.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá có tập tính ăn tạp thiên về động vật Thức ăn của cá bao gồm: cá, giáp xác, giun, xác thực vật, mùn bã hữu cơ [4]

Sau thời gian dinh dưỡng bằng noãn hoàng thì cho cá ăn phiêu sinh động vật loại nhỏ Khi cá được 3 ngày tuổi bắt đầu cho ăn bằng Artemia hoặc Moina mới nở Trong giai đoạn ương từ hương lên giống cá ăn mạnh thức ăn của loài và thức ăn ưa thích là động vật nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng cá như: cá tạp, giáp xác [4] Theo Th.s Ngô

Trang 6

Văn Ngọc (2002) khi khảo sát thì trong điều kiện nuôi ao cá có phổ thức ăn rộng hơn như cá có thể ăn được động vật nhỏ sống trong nước, đặc biệt là thức ăn nhân tạo Chúng thích sống ở nơi có bóng râm và chủ động kiếm ăn [10]

3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁ LĂNG VÀNG

3.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao cá không còn bắt mồi được và tuyến sinh dục là nguồn chất dự trữ để duy trì sự sống của cá Trong trường hợp này tuyến sinh dục ngừng phát triển và tiêu biến gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh sản của cá

Đối với mỗi loài cá có một khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển Ngoài khoảng nhiệt độ ấy cá có thể sống nhưng không thành thục và sinh sản được Đối với cá lăng vàng là loài cá đặc trưng ở các con sông và hồ lớn ở miền Nam Việt Nam Do vậy, mà khả năng thích nghi với môi trường có nhiệt độ thấp của chúng tương đối kém Nhiệt độ nước thích hợp cho sự sinh trưởng và thành thục sinh dục của

cá lăng vàng là từ 26÷30oC, tốt nhất là 28÷30oC Trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì nhiệt độ càng cao thì thời gian chuyển giai đoạn của cá càng nhanh [10]

3.2 pH

Độ pH là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình sinh trưởng của cá Cá lăng vàng là loài cá có khả năng chịu đựng kém với sự thay đổi lớn của pH Chúng sống và phát triển tốt ở vùng nước có pH dao động từ 6,5 ÷ 8 (Ngô

Văn Ngọc, 2002 [10]

3.3 Hàm lượng Oxy hòa tan

So với các loài cá nước ngọt khác thì cá lăng vàng là loài thích sống ở nơi trong sạch, có hàm lượng DO từ 3 mg O2/L trở lên [4]

4 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ LĂNG NUÔI

Cá lăng nuôi trong ao và trong bè cũng dễ mắc những bệnh thường gặp ở các loài cá da trơn khác [4]

4.1 Hội chứng lở loét

Bệnh chủ yếu do vius Rhabdovirus xâm nhập gây bệnh Virus xâm nhập qua

đường tiêu hóa, qua mang, qua mắt và qua vết thương theo chiều ngang Nấm cũng

Trang 7

đóng vai trò quan trọng trong hội trứng gây lở loét ở cá nuôi, chúng làm cá bị thương tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập

Cá mắc bệnh bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, xuất huyết từng đám nhỏ trên thân, đầu, gốc vây và cuống đuôi, cá bị hoại tử từng phần và chết, mổ xoang bụng thấy nhiều chất nhờn có hiện tượng ruột bị viêm Thời gian ủ bệnh tùy sức đề kháng của cơ thể cá, mùa vụ và chất lượng môi trường nước, tỷ lệ gây nhiễm bệnh 20 -100%

Hiện chưa có thuốc đặc trị, để phòng chống bệnh ta áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh trong mùa mưa Định kì tẩy diệt kí sinh trùng và trị nấm, nên sử dụng nước ao lắng đã xử lý [4]

4.2 Bệnh trắng đuôi

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra Cá bị bệnh đuôi có đốm

trắng sau đó lan dần ra đến vây lưng và vây hậu môn cuối cùng là cả đoạn thân màu trắng, cá mất nhớt và da bị bong trầy Bệnh nặng cá cắm đầu xuống đất đuôi lên trên

và chết Bệnh xuất hiện nhiều ở cá bột, cá hương 1 - 4 cm, lan truyền nhanh, tỷ lệ tử vong cao 90 - 100% Thường xuất hiện vào mùa khô ở môi trường nước không sạch, bón phân hữu cơ không được ủ kĩ và cá bị xây xát dễ nhiễm bệnh

Cách phòng trị là giữ môi trường ương nuôi trong sạch, thức ăn đầy đủ, thu bắt vận chuyển nhẹ nhàng cá không xây xát, luyện cá trước khi vận chuyển và không nên nuôi ở mật độ quá dầy Khi vận chuyển hay thả cá nên tắm cá bằng nước muối 3% hay steptomycin 25 mg/L trong thời gian 10 phút

Cá mắc bệnh này rất khó trị vì từ lúc xuất hiện triệu chứng đến tử vong rất ngắn, chỉ có thể dùng chlorua vôi (Ca(OCl)2) 1 ppm phun khắp ao và cho cá ăn oxytetracylin

5 g thuốc/100 kg thức ăn [4]

4.3 Bệnh xuất huyết do nhiễm khuẩn Aeromonas

Aeromonas spp là loại vi khuẩn sinh sản trong nước, bình thường có thể có trong

mô của cá Khi cá bị sốc do môi trường hoặc bị tổn thương vi khuẩn Aeromonas spp sẽ

bộc phát gây bệnh xuất huyết trong với mức tử vong cao

Nhiệt độ, pH, CO2, O2, NH3, H2S thay đổi bất lợi được coi là nguyên nhân chính

gây sốc và gây ra sự tấn công của Aeromonas spp vào cơ thể cá Bệnh xuất hiện quanh

Trang 8

năm nhiều nhất vào mùa mưa, nếu bị ghép với nấm bệnh sẽ nặng hơn, tỷ lệ chết 30 – 80%

Cá nuôi ở mật độ cao dễ bị bệnh do vi khuẩn Aeromonas punctala Dấu hiệu

thông thường là cá bị xuất huyết ở vây, đuôi, từng mảng trên thân màu đỏ, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, mắt xuất huyết đục có thể làm mù mắt, có thể thấy rõ sự ăn mòn

ở đuôi và vây Ở vùng bụng da sẫm màu cá mất nhớt khô, nội tạng xung huyết và phù

nề, gan thận xuất huyết, tái xanh sưng to và bở Vi khuẩn có khả năng sinh ngoại độc

tố gây hoại tử da làm máu khó đông

Cá không ăn, nổi nghiêng, nổi đứng lờ đờ trên mặt nước

Đối với cá trong các ao nuôi, cần áp dụng kỹ thuật tẩy dọn ao triệt để, nạo vét và sát trùng đáy ao để nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh Nguồn nước lấy vào ao phải trong sạch, thức ăn của cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu Cá giống trước khi thả vào ao cần kiểm dịch và sát trùng bằng một số hóa chất như: CuSO4 nồng độ 3-7 ppm; Ca(OCl)2 6 - 10 ppm; Malachite 4-5 ppm và nước muối NaCl 2-4% Để phòng bệnh cần tránh cá mắc phải các bệnh do ký sinh trùng ký sinh Vào mùa bệnh, rắc vôi bột xuống ao 2 lần trong 2 tháng Khi không phải mùa bệnh, chỉ cần dung vôi 1 lần/tháng Liều lượng vôi dùng là 2 kg vôi nung/100 m3 nước Có thể thay vôi bột bằng Chlorua vôi (Ca(0Cl)2) nồng độ 1 ppm Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng vitamin C vào thức ăn trước và trong mùa bệnh

Đối với cá nuôi nồng bè, phải sát trùng lồng kỹ trước khi nuôi, vệ sinh lồng thường xuyên trong quá trình nuôi để đảm bảo sự lưu thong của nước trong lồng Vị trí đặt lồng phải lựa chọn nơi có dòng chảy thích hợp Phải thường xuyên treo túi vôi, vào mùa bệnh, cần treo 1 lần/2 tuần, các mùa khác treo 1 lần/ tháng Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hóa môi trường nước Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/ 10 m3

bè nuôi có thể tích lớn, nên treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi, nhưng chú ý tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy

Quản lý các chỉ số môi trường nuôi thích hợp và ổn định, nhằm giảm các nguy

cơ gây sốc của cá do các chỉ số thủy lý thủy hóa gây ra [7]

4.4 Bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcus

Chủ yếu là Streptococcus iniae, Streptococcus agalactiae, dạng hình cầu gây ra,

bệnh gây tổn thất lớn, tỷ lệ chết 50 -100%

Trang 9

Bệnh thường xảy ra khi môi trường nuôi không thuận lợi, những tháng thời tiết nóng cá giống, cá trưởng thành đều có thể mắc bệnh này nhất là cá dưới 5 tháng tuổi

Vi khuẩn theo đường tiêu hóa, qua vết thương ngoài da vào cơ thể cá Thời gian

ủ bệnh 2-3 ngày có khi 7 ngày tùy theo số lượng vi khuẩn xâm nhập, độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cá

Cá mắc bệnh có biểu hiện bơi không định hướng xoay vòng tròn, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, nội tạng bụng xoang chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái thận xưng viêm Khi bệnh ghép với nấm, bệnh nặng thêm

Áp dụng cách phòng bệnh chung, quản lý môi trường nuôi tốt, xử lý môi trường bằng hóa chất diệt khuẩn Trị bệnh dùng kháng sinh penicillin V, bactrim NAVET ESTC [4]

4.5 Bệnh do nấm thủy mi

Đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra riêng lẻ hoặc ghép với virus, với vi khuẩn làm bệnh trầm trọng hơn, rất khó điều trị triệt để, nên phòng bệnh là chính Bệnh nấm thủy mi xuất hiện hầu hết ở các loài cá nước ngọt Triệu chứng bệnh

là trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám có các sợi nấm nhỏ, cá bơi trong nước giống như sợi bông bám vào da

Cách phòng trị là áp dụng các biện pháp phòng chung, tăng cường vitamin C và thức ăn đầy đủ chất lượng để tăng sức đề kháng của cá Điều trị bệnh bằng cách cải thiện môi trường nuôi, dùng hóa chất diệt vi khuẩn, diệt nấm Xử lý môi trường và tắm

cá trong nước muối cá hương cá giống 1-2%, cá lớn 3% trong 10-15 phút hay trong dung dịch thuốc tím 20 ppm trong 20 phút [4]

4.6 Bệnh trùng bánh xe do kí sinh trùng Trichodina spp

Bệnh do trùng bánh xe ký sinh trên thân cá gây bệnh cho các loài cá nuôi nước ngọt Trùng ký sinh ở da, mang và khoang mũi của cá Cá mắc bệnh nặng không chữa trị kịp thời có khả năng hao hụt tới 80%

Ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện 12 loài trùng bánh xe thuộc các giống

Trichodina, Tripartiel, Trichodinella, Paratrichodima gây bệnh

Bệnh xuất hiện ở ao, bè nuôi cá mật độ dày và môi trường quá dơ bẩn Bệnh xuất hiện quanh năm nhất là vào mùa mưa, mùa khô ít phát triển

Trang 10

Cá mới mắc bệnh, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng sưng to

Cá ngứa ngáy bơi lội không định hướng, nổi từng đàn trên mặt nước và tập trung nơi nước chảy, cọ mình vào thành bể và cây cỏ

Cá bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy tơ mang khiến cá bị ngạt thở, thân mang đầy nhớt trắng Cá bơi lung tung không định hướng, lật bụng và chìm xuống đáy

ao chết

Cách phòng trị bệnh là giữ môi trường nước tốt, sạch, nuôi đúng mật độ Cách trị bệnh là tắm cá bằng nước muối 3% trong 15 phút hay CuSO4 3-5 ppm trong 10-15 phút hoặc phun thẳng xuống ao nồng độ 0,5-0,7 ppm/m3 nước [4]

4.7 Bệnh do ký sinh trùng Ichthyophthyrius

Bệnh do ký sinh trùng quả dưa xâm nhập, bệnh khó trị triệt để do chu kỳ sống

của ký sinh trùng này có hai giai đoạn Ấu trùng của trùng Ichthyophthyrius ký sinh ở

da vây và mang cá hút chất dinh dưỡng để sống tạo thành đốm trắng nên còn gọi là bệnh đốm trắng, bám ở mang phá hoại biểu mô mang làm cá bị ngạt thở Khi là bào nang nó thoát khỏi ký sinh chủ ra sống tự do trong nước và sinh sản

Bệnh phát triển nhanh ở nhiệt độ 22-25oC vào mùa Xuân và mùa Thu, xuất hiện

ở ao ương cá cải tạo chưa tốt còn mầm trùng quả dưa

Cá mắc bệnh thì nổi đầu từng đàn trên mặt nước bơi lờ đờ yếu đi Trên thân xuất hiện những đốm trắng nhỏ là trùng ký sinh

Cách phòng bệnh là làm vệ sinh phơi ao 3-5 ngày diệt sạch bào nang dưới đáy

ao, cách ly ngay khi phát hiện cá bị bệnh

Cách điều trị tốt nhất là diệt bào nang, kết hợp dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm ngâm cá từ 10-15 phút hoặc phun thẳng xuống ao nồng độ 0,5 - 0,7 ppm/m3 nước Nâng nhiệt độ lên trên 32oC ở phạm vi hẹp và bón vôi CaO 1,5-2 kg/100 m3 nước nâng

độ pH lên 7,5-8,5 để diệt trùng [4]

4.8 Bệnh do ký sinh trùng Henneguya spp

Trùng Henneguya spp còn gọi là tiêm mao trùng hay trùng roi ký sinh ở mang

cá, trên da cá và trong nội tạng cá Cá mắc bệnh vảy có màu trắng sữa, trên cơ thể cá

có những nốt sần màu trắng bằng hạt tấm hoặc hạt đậu xanh Cá bơi không bình thường da có đốm đen, cá kém ăn rồi chết Cá bị bệnh ký sinh trùng ở trên mang nặng thì hai nắp mang không khép lại được và chỉ vài ngày cá chết hàng loạt

Trang 11

Bệnh rất khó trị vì ký sinh trùng có 2 lớp vỏ chitin dày cứng Kinh nghiệm dân gian dùng thuốc tẩy đường 10 g/m3 nước, diệt bào tử đang ở trong môi trường nước và bón vôi 14-20 kg/100m2 để diệt bào tử trùng dưới lớp bùn đáy ao Cá giống nên kiểm dịch, nếu phát hiện nên cách ly trị bệnh ngay [4]

4.9 Bệnh do giun sán ký sinh

Chủ yếu do hai giống Dactylogyrus và Gyrodaclus gây ra, giun ký sinh trên thân

cá, song nguy hiểm nhất là đối với cá hương, cá giống

Sán lá đơn chủ có thể ký sinh quanh năm ở cá nuôi Cá bị ký sinh nhiều, mang viêm sưng to và các tơ mang bị đứt rời, mang tiết nhớt làm cá bị ngạt thở, mang nhợt nhạt và trắng từng vùng Cá thường nổi đầu tập chung ở chỗ nguồn nước ra vào

Cách phòng bệnh là ao vệ sinh kỹ, cho ăn đầy đủ cá khỏe mạnh mau lớn vượt qua giai đoạn nhiễm bệnh

Khi cá bị bệnh, tắm cá bằng nước muối 3% trong 5-15 phút hay dùng formol 150-200 ppm tắm cá trong 30-60 phút hoặc dùng formol 30 mL/m3 phun toàn ao và ngày hôm sau thoát bỏ nước cũ thay nước mới, nếu không hết bệnh ta tiến hành làm

thêm lần nữa [4]

5 HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1 Tình hình trong nước

Trong nước có các công trình nghiên cứu về hình thái học, phân loại học, phân

bố, đặc điểm sinh học, dinh dưỡng, sinh sản của cá lăng của các tác giả như: Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001), Mai Đình Yên và CTV (1992) [9][12]

Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học cá lăng của Mai Thị Kim Dung (1998), La Thanh Tùng (2001), kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá lăng của Ngô Văn Ngọc, Bùi Minh Phục (2003), Đào Dương Thanh và Đặng Thị Quyên Trinh (2004), khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha của Lê Đại Quan (2004), kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá lăng nha, cá lăng vàng của KS Nguyễn Chung (2006), Đại Học Nông Lâm TPHCM cũng công bố cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng nghệ Nhìn chung ở trong nước đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về cá lăng và đã có những bước thành công ban đầu song những nghiên cứu này vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm, chưa công bố rộng rãi đến người nuôi Vẫn còn thiếu những nghiên cứu sát thực với thực tế sản xuất loài cá này Cần tăng cường và hoàn thiện những nghiên cứu

Trang 12

mang tính chất có thể áp dụng trực tiếp vào thực tế sản xuất để làm tăng sản lượng cá

thịt, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường [2]

Trang 13

PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

1.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá lăng vàng (Mystus nemurus)

1.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại trại sản xuất giống cá nước ngọt Đá Bàn, thuộc thôn 5,

xã Ninh Sơn – huyện Ninh Hòa –Khánh Hòa

1.3 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 1/08/2007 – 10/11/2007 Đây là thời điểm trùng với mùa khô ở đây nên nhiệt độ môi trường thường xuyên ở mức cao

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu gián tiếp

Thông qua tham khảo các tài liệu, các báo cáo khoa học, các bài báo đã công bố

có liên quan đến nội dung và đối tượng của đề tài

2.2 Phương pháp nghiên cứu trực tiếp

Thông qua trực tiếp chăm sóc ao nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo

2.3 Xác định các yếu tố môi trường

Các yếu tố nhiệt độ và pH của ao nuôi vỗ cá bố mẹ thường xuyên được kiểm tra vào 6h và 14h hàng ngày

- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế có độ chính xác là 0,5oC

- pH: đo bằ ng test kit pH do Việt Nam sản xuất, độ chính xác đến 0,5

2.4 Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ

Khâu nuôi vỗ cá bố mẹ gồm các bước sau đây:

- Cải tạo ao

- Tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

- Chăm sóc và quản lý: hàng ngày cho cá ăn bằng cá tạp cắt nhỏ, khẩu phần ăn từ

2 – 3% Cho ăn vào buổi chiều tối Thức ăn được cho vào trong sàng ăn để dễ kiểm soát thức ăn thừa

Trang 14

2.5 Kĩ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng vàng

Gồm các bước:

- Chuẩn bị kích dục tố, dụng cụ để tiêm và thụ tinh nhân tạo, xô thùng đựng cá

- Tuyển chọn cá bố mẹ

- Tiêm kích dục tố (liều sơ bộ và liều quyết định)

- Vuốt trứng cá cái, mổ đực lấy sẹ và thụ tinh nhân tạo

Tổng khối lượng cá cái đẻ

* Xác định tỉ lệ thụ tinh: lấy 3 bát, cho vào mỗi bát 100 trứng đã được thụ tinh và khử dính Định kì 15 phút thay nước một lần Tỉ lệ thụ tinh được xác định khi trứng phát triển đến giai đoạn phôi vị

Trang 15

và quản

vỗ

Tuyển chọn

bố mẹ cho

đẻ

Kỹ thuật cho

đẻ

Kỹ thuật

ấp

nở trứng

Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo

Quan sát các giai đoạn phát triển phôi

Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng

Kết luận và đề xuất ý kiến

Trang 16

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1 KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ

Trong quy trình kĩ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi có nhiều công đoạn kĩ thuật kế tiếp nhau và liên quan chặt chẽ với nhau như: kĩ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kĩ thuật cho cá đẻ, kĩ thuật ấp nở trứng cá và kĩ thuật ương nuôi cá giống Trong đó, công đoạn chủ yếu, quan trọng và then chốt nhất chính là kĩ thuật nuôi dưỡng thành thục cá

bố mẹ Nếu nuôi dưỡng cá bố mẹ hợp lý và đúng kỹ thuật sẽ tạo ra đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt (tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục cao, tỷ lệ đẻ cao, sức sinh sản lớn,

số lượng và chất lượng đàn cá giống thu được cao) [8]

1.1 Ao và cải tạo ao nuôi vỗ:

- Kết cấu ao

Ao nuôi vỗ cá lăng vàng bố mẹ hình chữ nhật có S = 300 m2, gồm có 1 cống cấp nước vào, 1 cống xả tràn và một cống xả cạn Ao có thể tháo cạn hoàn toàn Điều này rất tiện cho việc cải tạo ao

Hình 4: Ao nuôi vỗ cá lăng vàng bố mẹ

- Cải tạo ao

Cải tạo ao là khâu đầu tiên trong quá trình nuôi vỗ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng Nếu khâu cải tạo ao tốt, đúng kỹ thuật thì mầm bệnh khó có cơ hội phát triển để

Trang 17

gây bệnh cho cá nuôi; giúp tiêu diệt đich hại (cá tạp, cá dữ), đồng thời còn tạo ra môi trường sống thuận lợi cho cá

Cải tạo ao được tiến hành theo các bước sau đây:

- Tháo cạn nước ao

- Nạo vét bớt bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn dày khoảng 20 – 30 cm Mục đích nhằm loại bỏ bớt chất bẩn, mầm bệnh và địch hại ở đáy ao Sau đó san phẳng đáy ao, dọn sạch bờ Gia cố bờ ao chắc chắn, chống rò rỉ, kiểm tra hệ thống cấp và thoát nước

- Sau đó ao được bón vôi (CaO.H2O) với liều lượng 10 kg/100 m2, rồi phơi nắng trong 3 – 4 ngày Thao tác này ngoài mục đích khử trùng, diệt tạp, tiêu diệt địch hại ẩn nấp ở đáy ao, mà còn có tác dụng làm cho đất đáy ao đựoc khoáng hóa và tơi xốp hơn, giải phóng khí độc tích tụ ở đáy ao

- Ao sau khi được phơi nắng thì tiến hành lấy nước vào ao Nước cấp vào ao phải qua lưới lọc để hạn chế cá tạp và địch hại

Ao sau khi được cải tạo, đưa vào nuôi vỗ phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Bờ ao được gia cố chắc chắn, không bị rò rỉ

- Đáy ao có lớp bùn dày khoảng 20 – 30 cm

- Mực nước trong ao đạt độ sâu từ 1,3 – 1,5 m, nguồn nước cấp có hàm lượng O2

≥ 3 mg/ L pH dao động 6,7 – 7 Với điều kiện này môi trường ao hoàn toàn phù hợp cho nuôi vỗ cá bố mẹ

Do cá lăng vàng là loài thích bóng râm nên ao được thả một ít bèo ở bốn góc ao

để làm chỗ cho cá lăng ẩn nấp

1.2 Tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Khâu tuyển chọn cá bố mẹ là bước đầu của quá trình sinh sản của cá sau này nhưng nó lại đóng một tầm quan trọng bởi vì:

Nếu khâu tuyển chọn cá bố mẹ tốt, cá khỏe mạnh, thành thục đúng thời điểm thì lượng tinh trùng sẽ đảm bảo để trứng cá có thể thụ tinh tốt, cho tỉ lệ nở, tỉ lệ ra bột cao

Ngoài ra khi chọn đàn cá đưa vào nuôi có tuổi thành thục phù hợp sẽ tạo ra đàn giống tốt và đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất Nếu cá bố mẹ còn non sẽ sinh sản không tốt, nhưng nếu cá quá già khi cho đẻ cũng không hiệu quả Khối lượng cá bố

Trang 18

đưa vào nuôi dưỡng cũng phải phù hợp, cá bố mẹ quá nhỏ dẫn đến việc sản xuất đàn

cá giống không chất lượng

- Tuyển chọn cá bố mẹ

Cá đạt 2+, khối lượng trung bình từ 200 ÷ 350 g/ con Cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh ngoài da và không sây xát, màu sắc sáng, toàn thân trơn nhẵn, không dị hình và hoạt động nhanh nhẹn Cá được lấy từ nhiều vùng khác nhau nhằm mục đích tránh hiện tượng thoái hóa giống do lai cận huyết

Bảng 1: kết quả tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Khối lượng

TB (g/con)

Số lượng (con)

Khối lượng

TB (g/con)

Mật độ thả (kg/ m2)

10/8 –

10/10/07

Qua bảng 1 cho thấy đàn cá lăng bố mẹ đã đạt được tiêu chuẩn để đưa vào nuôi

vỗ, mật độ thả nuôi tương đối thấp đây là một điều kiện thuận lợi cho cá lăng sinh trưởng và phát dục thành thục tốt

1.3 Chăm sóc và quản lý ao nuôi vỗ

1.3.1 Diễn biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ

Cá lăng cũng giống như các loài sinh vật khác sống trong môi trường nước, nếu môi trường nước biến đổi bất lợi vượt quá giới hạn thích hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá

Quản lý môi trường ao nuôi thực chất là điều khiển các yếu tố môi trường dao động trong giới hạn tối ưu cho cá sinh trưởng, sinh sản

Cá lăng là loài cá có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt hơn các loài cá khác Tuy nhiên, khi các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH dao động lớn vượt

ra khỏi ngưỡng thích hợp đều gây ảnh hướng xấu đến cá nuôi Cụ thể

+ Nhiệt độ: là yếu tố phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước Sự thay đổi của nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi tốc độ tăng mồi, rối loạn hô hấp, làm mất cân bằng trao đổi chất của cơ thể, trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cho cá nuôi ( 28 –

30oC ) thì cá sử dụng thức ăn rất tốt, cá sinh trưởng, thành thục sinh dục nhanh và khả

Ngày đăng: 26/03/2015, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tường Anh (2005) Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi; NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
2. Bộ Thủy Sản (2005) Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng thương phẩm (tài liệu tập huấn dùng cho dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá lăng vàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng thương phẩm
3. Trần Thị Bằng (2005) Thử nghiệm ương nuôi cá lăng vàng (Mystus nemurus) giai đoạn từ cá hương lên cá giống tại trại thực nghiệm Ninh Phụng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mystus nemurus)
4. Nguyễn Chung (2006) Kỹ thuật sản xuất giống & nuôi cá lăng nha, cá lăng vàng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất giống & nuôi cá lăng nha, cá lăng vàng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
6. Mai Thị Kim Dung (1998) & La Thanh T ùng (2001) Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học cá lăng vàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Thị Kim Dung (1998) & La Thanh Tùng (2001)
7. Đỗ Thị Hòa – Bùi Quang Tề - Nguyễn Hữu Dũng & Nguyễn Thị Muội . Bệnh học thủy sản, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học thủy sản
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
9. Ngô Trọng Lư & Thái Bá Hồ(2004) Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt, trang 52- 54. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
10. Th.s Ngô Văn Ngọc (2004) Quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng (Mystus nemurus Vanlenciennes, 1839) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Th.s Ngô Văn Ngọc (2004) "Quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng (Mystus nemurus
11. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2006) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Mystus nemurus) tại khánh hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mystus nemurus
12. Mai Đình Yên và CTV (1992) Định loại cá nước ngọt Nam Bộ, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định loại cá nước ngọt Nam Bộ
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
5. Nguyễn Đình Trung (2002) Bài giảng quản lý chất lượng nước Khác
8. Đàm Bá Long giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt Khác
13. Tuyển tập quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản_ trung tâm khuyến ngư quốc gia, NXB Nông Nghiệp, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w