1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO " Một số kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo Hầu (Crasoostrea virrginica) ở Nha Trang - Khánh Hoà " ppt

5 437 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 138,38 KB

Nội dung

Một số kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo Hầu Crasoostrea virrginica ở Nha Trang - Khánh Hoμ Lê Trọng Phấn, Cao Văn Nguyện Viện Hải dương học Nha Trang I.. Vì vậy nghiên cứ

Trang 1

Một số kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo Hầu

(Crasoostrea virrginica) ở Nha Trang - Khánh Hoμ

Lê Trọng Phấn, Cao Văn Nguyện

Viện Hải dương học Nha Trang

I Mở Đầu

Năm 2002, ngành Thủy sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ, Tổng sản lượng của ngành ước tính đạt khoảng 2,4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ đô la, đứng thứ hai sau ngành dầu khí Trước những thắng lợi đó, chúng ta còn phải lo về tính ổn định của những con số vừa nêu trên, vì nguồn lợi cá khai thác ở vùng biển nước ta đã đạt tới ngưỡng, thậm chí nhiều địa phương đã đánh bắt quá mức ở vùng nước từ 50 mét trở vào bờ Trước tình hình đó nhà nước đã đề ra chủ trương đánh bắt xa bờ và phát triển ngành nuôi là hoàn toàn có

cơ sở Về phát triển ngành nuôi trồng, đặc biệt là các loài hải sản, thực tiễn cho thấy: Thứ nhất, đẩy lùi áp lực khai thác ở vùng gần bờ Thứ hai, đã sử dụng được mặt nước rộng Thứ

ba, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, trong 2,4 tỷ USD thu được từ xuất khẩu, tỷ lệ

nghề nuôi chiếm ưu thế Tuy nhiên tính bền vững của phát triển nuôi hải sản cần lưu ý đến các khâu giống, phòng bệnh, quy hoạch để giảm rủi ro cho người nuôi

Để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề nêu trên, cần phải có những nghiên cứu về

đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi (hiện nay còn rất ít) làm cơ sở khoa học cho việc chọn giống, chữa bệnh, kỹ thuật nuôi và thu hoạch Vì vậy nghiên cứu sinh sản nhân tạo hầu

(Crasoostrea virrginica), đối tượng nuôi có tiềm năng kinh tế, là rất cần thiết

II Phương pháp nghiên cứu

1 Địa điểm nghiên cứu

Vùng Hòn Nưa thuộc đầm Nha Phu (Nha Trang) Đầm Nha Phu nằm ở phía tây bắc thành phố Nha Trang, là phần ăn sâu vào đất liền theo hướng tây bắc, tới vĩ độ 12 độ 23N Diện tích

đầm là 31,9 km2 Vùng nghiên cứu đặt gần Hòn Nưa, ở đây đã tiến hành lấy mẫu, đo đạc điều kiện môi trường trên 5 trạm

2 Thời gian nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu từ tháng 6-2002 đến tháng 6-2003

3 Mẫu vật nghiên cứu

- Theo dõi đặc tính sinh trưởng trên 500 cá thể hầu, có kích thước từ 30-55 mm

- Đã chọn hơn 30 cá thể bố, mẹ ngoài tự nhiên, có chiều dài từ 90-105 mm và trọng lượng thân từ 95-115g để nuôi vỗ cho đẻ trong bể

4 Phương pháp cho đẻ

Khi hầu đã thành thục, các cá thể đực và cái được chọn cho đẻ Kích thích hầu đẻ trứng

và phóng tinh bằng các biện pháp sau:

Trang 2

- Phơi khô, nâng nhiệt và kích thích giới tính Kết hợp phương pháp 1 với phương pháp 3 hoặc phương pháp 2 và phương pháp 3

- ánh sáng: nuôi hầu bố mẹ trong bể tối được đem ra phơi nắng trong những ngày đẹp trời

- Dùng một số hóa chất như serotonin, ammonium hydroxide, để kích thích

5 Quản lý bể ương nuôi ấu trùng

5.1 Nguồn nước

Nước của môi trường nuôi được lấy từ biển qua hệ thống lọc thô sau đó đưa vào bể chứa

và xử lý bằng nước anolyte 5%, sau đó trung hoà bằng thiosumphat, độ mặn 2,9-3,1%, DO từ 6,2-6,6 mg/l, pH từ 8-8,1

Nước trong bể nuôi được thay 30% hàng ngày và thay 100% khi chuyển ấu trùng sang bể mới cứ 2 ngày một lần

Mật độ 15 con/ml ở giai đoạn đầu và giảm dần còn 3 con/ml vào giai đoạn bám đáy

5.2 Nguồn thức ăn

Thức ăn cho ấu trùng là hỗn hợp các loài tảo Isochrysis, Nanochlopysis, Chaetoceros với

hàm lượng 120.000 - 160.000 tế bào/ml

6 Tập hợp Spat

Có thể sử dụng các vật liệu sau để làm vật bám cho ấu trùng hầu: tấm nhựa xâu thành chuỗi, dây cước, lưới nhựa, dây dừa

7 Phương pháp thu hoạch và định lượng ấu trùng Spat

- Đối với vật bám nhựa: Định lượng Spat trên các tấm vật bám bằng khung vuông Thu Spat bằng cách uốn cong tấm vật bám trên xuống thau, chậu Sau đó tập hợp chúng lại bằng lưới và ương nuôi thành con giống

- Đối với vật bám bằng dây dừa: dùng tay tách nhẹ Spat xuống thau, chậu sau đó định lượng tổng số Spat, tập hợp chúng lại bằng lưới và nuôi thành con giống

III Kết quả nghiên cứu

1 Vị trí phân loại

Ngành động vật thân mềm Mollusca

Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia

Bộ trai trai ngọc Pteroida

Họ hầu Ostreidae

Giống Hầu Crassostrea

Loài hầu Crassosstrea virginica

2 Đặc điểm sinh thái

Vỏ có hình bầu dục, mặt vỏ thô, các đường sinh trưởng xếp liên tiếp nhau, các gờ phóng xạ rất yếu Mặt trong màu trắng, mặt ngoài màu nâu đen, đây là đặc điểm sinh thái của loài Vấn đề phân loại rất phức tạp và còn nhiều tranh cãi Theo PGS Nguyễn Chính thì loài đang

nghiên cứu này thuộc loài phụ Crassostrea virginica Vietnamsis (Gmelin, 1971)

Trang 3

Hầu là 1 trong những loài 2 mảnh vỏ được nhân dân ưa thích Chúng có giá trị cao và

phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới Trên thế giới có khoảng 100 loài khác nhau,

việc định loại gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam, có khoảng 11 loài hầu Cấu tạo ngoài gồm

vỏ, màng áo ngoài, cơ khép vỏ, cánh môi, chân và mang

3 Đặc tính sinh trưởng

Căn cứ vào kết quả nuôi tăng trưởng 150 cá thể hầu từ tháng 6-10/2002 đã tính được

tương quan giữa chiều cao thân (H) và trọng lượng thân(W):

Bảng 1 Tương quan chiều cao và khối lượng thân hầu

Chiều cao (H) (mm) Trọng lượng thân (W) (g)

40 18

52 21

57 29

64 40

73 48

4 Kết quả cho đẻ nhân tạo

4.1 Lựa chọn đàn bố mẹ và nuôi vỗ thành thục

Theo kết quả thử nghiệm, hầu có kích thước 5,8-11cm, trọng lượng từ 35 - 85g có thể

nuôi vỗ thành thục cho đẻ Thời gian nuôi vỗ đối với đàn bố mẹ thường từ 5-15 ngày tuỳ theo

mùa vụ Thời gian từ tháng 2-3 nuôi khoảng 5-7 ngày, thời gian từ tháng 4-6 nuôi khoảng

8-15 ngày, thời gian từ tháng 4-6 nuôi khoảng 8-8-15 ngày Kết quả cho đẻ thấy rằng đàn bố mẹ

thành thục ngoài tự nhiên có số lượng trứng và tinh trùng ít hơn đàn bố mẹ nuôi vỗ

4.2 Kích thích sinh sản

Sử dụng phương pháp phơi khô Hầu bố mẹ ở ngoài nắng trong vòng từ 15-20 phút sau đó

đưa vào bể đẻ và tạo dòng chảy hầu sẽ phóng tinh và đẻ trứng có hiệu quả Tỷ lệ thành công

đạt từ 90-100% trong các lần thử nghiệm

Sử dụng phương pháp tăng giảm nhiệt độ gây sốc để hầu phóng tinh trùng và đẻ trứng

cũng có hiệu quả tương tự

5 Tập hợp Spat

Vật liệu bằng tấm nhựa polyethylene xâu thành chuỗi và vật liệu bằng dây dừa được sử

dụng để tập hợp giống Kết quả hầu bám tốt, quá trình tập hợp giống và định lượng spat rất dễ

dàng

5.1 ảnh hưởng của thức ăn tới sự phát triển của ấu trùng hầu

Thức ăn luôn có quan hệ mật thiết với tỷ lệ sống, biến thái của ấu trùng hầu Trong quá

trình sản xuất chúng tôi sử dụng 3 loại tảo Isochrysis galbana, Nannochloropsis oculata,

Chaetoceros sp Kết quả thí nghiệm thức ăn cho thấy: Nếu cho ăn riêng từng loài tảo thì tỷ lệ

sống của ấu trùng thấp, tốc độ biến thái chậm Cho hỗn hợp thức ăn 3 loại trên, ấu trùng phát

triển tốt, tốc độ biến thái nhanh

6 Vận chuyển Spat

Trang 4

Khoảng từ 27-35 ngày sau thụ tinh, khi chiều dài vỏ đạt kích thước từ 0,5-1mm Spat được chuyển ra ương ở biển Vận chuyển cả vật bám có Spat ra biển và treo vật bám lên giàn, bè nuôi Ương nuôi đến kích thước 0,5-1cm thì có thể tách hầu giống trên các vật bám

IV Kết luận

1 Đã xác định được vị trí phân loại, loài nuôi và cho đẻ nhân tạo là Crassostrea virginica vietnamis (Gmelin, 1971)

2 Vùng biển được sử dụng cho đẻ nhân tạo và sẽ nuôi tăng sản là Hòn Nưa đầm Nha Phu, nơi có môi trường thuận lợi đối với loại hầu nói trên

3 Đã xác định được các tham số sinh trưởng của hầu như sau: Lcực đại = 94mm, K = 0,2235,

to = ư 0,58

4 Cá thể hầu có kích thước 58-110mm có thể nuôi vỗ cho đẻ

5 Hầu có sức sản xuất cá thể cao, qua 3 đợt cho đẻ cho thấy sức sinh đẻ trung bình trên 1 triệu trứng/cá thể, tỷ lệ sống từ trứng đến ấu trùng là 6%, từ ấu trùng đến con giống là 55%

TμI LIệU THAM KHảO

1 Brian Davy F and Michael Graham, 1982, Bivalve Cultrure in Asia and the Pacific Proceedings of a workshop held in Singapore, pp 8-75

2 Charles L Angell BOBP/FAO 1989,Oyster Culture Methods for Malaysia.Introduction course

on brackishwater aquaculture, pp 1-11

3 Clyde L MacKenzie, jr, 1996 The Hisstrory of the oyster Fifthery in U.S and canadian Waters,Marine Fishery Review, vol, 58 No 4 Pp 1-74

4 Habe T and Kosuge S, 1965 Shell of the World in colour Vol II the tropical Pacific PP

144-145

5 Habe T, 1975 The mollusks ò the Japan PP 102-105

6 Nguyễn Đĩnh Mão 1998 Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá ven biển Nam Trung bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi, Luận án tiến sĩ, trang 9-12

7 Nguyễn Kim Độ, 1999, Nuôi động vật thân mềm (Mollussca) trên thế giới và Việt Nam Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 143-149

8 Quatyle D.B and Newkirk G F 1989,Farning Bivalve Molluscs: Methods for Study and Development, PP 153-204

9 Springsteen F,J and Leobrea F.M,1986 Shell of Philippines, PP 309-318

10 Takashi Okutani 2000 Marine Molluscs in Japan, pp 925-927

11 Tucker Abbott R and Peter Dance S.1986 Compendium of Seasshells America malacologists, inc, Melbourne, Florida, pp 18

12 Tề Trọng Nghiêm và ctv., 1998 Động vật thân mềm (Mollusca) kinh tế Trung Quốc Nhà xuất bản nông nghiệp Bắc Kinh Trang 194-(Tiếng Trung Quốc)

13 Trương Tỷ và ctv., 1959,(Ostreidae) Nhà xuất bản khoa học Bắc Kinh, trang 4-13 và các trang

ảnh chụp từ 1-9 (Tiếng Trung Quốc),

14 Trương Tỷ và ctv., 1960 Động vật thân mềm hai vỏ biển Nam Hải Nhà xuất bản khoa học Bắc Kinh Trang 93-113 (Tiếng Trung Quốc)

Trang 5

15 Tr−¬ng Kú Ngäc B¾c Kinh 1963 Bµi gi¶ng “Kü thuËt nu«i hÇu cöa s«ng ë Qu¶ng §«ng -Trung Quèc Ng−êi dÞch NguyÔn H÷u Phông-ViÖn H¶i d−¬ng häc Nha Trang Trang 1-28

16 Tr−¬ng V©n Phi, TÒ DiÖu Quèc, L©m TuyÒn Kú, 1962, Nu«i th©n mÒm hai m¶nh (Bivalvia), Tr−êng chuyªn nghiÖp thñy s¶n tËp Mü Nhµ xuÊt b¶n n«ng nghiÖp Th−îng H¶i Ng−êi dÞch NguyÔn H÷u Phông- ViÖn H¶i d−¬ng häc Nha Trang, trang 81-116

Ngày đăng: 02/04/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w