1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Một số kết quả bước đầu nghiên cứu tính kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá của bộ giống lúa miền Trung ppt

4 649 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 262,79 KB

Nội dung

MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG RẦY NÂU VÀ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ CỦA BỘ GIỐNG LÚA MIỀN TRUNG Lưu Văn Quỳnh, Đinh Hồ Anh, Đào Thanh Diệp, Hồ Lệ Quyên Summary The fi

Trang 1

MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU

TÍNH KHÁNG RẦY NÂU VÀ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ

CỦA BỘ GIỐNG LÚA MIỀN TRUNG

Lưu Văn Quỳnh, Đinh Hồ Anh, Đào Thanh Diệp, Hồ Lệ Quyên

Summary

The first results of resistant research of rice varieties in central part to Brown plant

hopper and RGSV - RRSV diseases

Resistant research to Brown plant hopper (BPH) and rise grassy stunt virus and rise ragged stunt virus (RGSV - RRSV) diseases of rice varieties in central part in 2007 were showed that they haven’t got high resistant varieties (0 - 3 score) There are 17 varieties were light suscebtibility (5 - 7 score) and 46 varieties were heavy suscebtibility (7 - 9 score) The results of testing on 48 rice varieties to (RGSV - RRSV) diseases showed that X20 variety was high resistance (0 score), the rest are 50% light suscebtible varieties and 50% heavy suscebtible varieties Suggestion to 7 rice varieties with reaction (5 - 7 score) for large - scale production in central part of Vietnam: RNT30, VD7, DH14, OM4668, AS996, 13/2 and ML2002

Keywords: BPH resistance, BPH susceptible, Brown plant hopper, rice varieties, (RGSV -

RRSV)

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2006 và 2007 rầy nâu, bệnh vàng

lùn - lùn xoắn lá (VL - LXL) gây hại trên

lúa ở các tỉnh phía Nam khá nghiêm trọng

Theo ước tính thiệt hại 400.000 tấn gạo

(chiếm 1,1% tổng sản lượng gạo của cả

nước) Theo cảnh báo của các nhà khoa

học (IRRI) về khả năng lan truyền bệnh

virus về phía Bắc, phía Tây và sẽ ảnh

hưởng đến sản xuất gạo của Campuchia,

Lào và miền Trung Việt Nam (IRRI, 2007)

Trong thời gian này ở Trung Quốc, Hàn

Quốc và Nhật Bản cũng đã được báo cáo

thiệt hại hơn 3.000.000 tấn lúa Theo số liệu

tổng kết của ngành nông nghiệp các tỉnh

Duyên hải Nam Trung bộ, riêng vụ đông

xuân 2007 diện tích bị rầy nâu gây hại nặng

ở Bình Thuận trên 993 ha, Ninh Thuận 110

ha, Khánh Hoà trên 140 ha, Bình Định

1000 ha, Quảng Nam 600 ha Bệnh VL -

LXL cũng đã xuất hiện và gây hại ở Bình

Thuận trên 200 ha Ngăn chặn loại dịch hại này, biện pháp tốt nhất vẫn là sử dụng giống lúa kháng Tuy nhiên, giống lúa kháng với rầy nâu (BPH) hết sức phức tạp

Xu và ctv (2002) cho rằng tính kháng rầy nâu của cây lúa được điều khiển bởi những gen đơn cho nên tính kháng không bền vững Ở Viện Lúa quốc tế, để có giống lúa kháng rầy người ta phải kết hợp nhiều gen kháng (Khush, 1984) Ở miền Trung, khi chưa có những giống lúa mới mang tính kháng đặc hiệu thì việc nghiên cứu tính kháng của bộ giống hiện tại trong sản xuất

là hết sức cần thiết

II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Vật liệu nghiên cứu

Sử dụng gồm 200 dòng/giống lúa, trong

đó tập trung chủ yếu nguồn giống thu thập trong vùng (trên 50 giống) Sử dụng giống lúa

Trang 2

đối chứng chuNn kháng rầy nâu Ptb33, giống

chuNn nhiễm rầy nâu và VL - LXL là TN 1

Bộ giống lúa chỉ thị biotip rầy nâu là

Rathuheeneti, Babawee, Chinsapa, T12,

Arc10550, Swarnalata, Mudgo, Pokkali,

Sinnasivappu, ASD7

2 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp Hộp mạ và

thang điểm 9 cấp của Viện Lúa quốc tế

IRRI để xác định cấp hại rầy nâu Thí

nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại có đối chứng

chuNn kháng (Ptb33) và chuNn nhiễm

(TN 1) Thực hiện tại N hà thanh lọc Viện

KHKT N ông nghiệp Duyên hải N am Trung

bộ - An N hơn, Bình Định

- Sử dụng nguồn rầy mang bệnh VL để

lây nhiễm, đánh giá tỷ lệ % cây hại và xác

định cấp bệnh VL theo thang điểm của

IRRI Thực hiện tại Trung tâm N ghiên cứu

Lúa Đồng Tháp Mười, Mộc Hoá, Long An

- Thí nghiệm quan sát đồng ruộng được

bố trí không lập lại tại An N hơn, Bình Định

III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1 Phản ứng với rầy nâu của các giống lúa miền Trung

Dưới áp lực cao của rầy nâu, trong điều kiện hộp mạ cho thấy trong số các giống lúa của vùng chưa phát hiện được giống lúa nào kháng cao (cấp 0 - 3), trong khi đó giống lúa chuNn kháng Ptb33 cấp hại luôn luôn đạt cấp 0 Giống nhiễm dao động từ cấp 5 - 7 có số lượng nhiều hơn

Có lẽ trong sản xuất nên sử dụng loại giống này (nhiễm rầy nhưng ở mức nhẹ) bởi trước mắt nó đáp ứng được số lượng giống phục vụ sản xuất Số giống còn lại (trên 46 giống) nhiễm nặng, nghiêng về cấp 9, phần lớn là các giống lúa chủ lực, có diện tích phổ biến (bảng 1)

Cũng trong nghiên cứu này, phản ứng

của giống lúa chỉ thị Swarnalata (bph6) vẫn luôn đạt cấp 0 - 3 và Rathuheenati (Bph3)

luôn đạt cấp 3 - 5 N hư vậy, mặc dù chưa được đánh giá đầy đủ trên các biotip rầy nâu nhưng kết quả bước đầu có thể chấp nhận 2

giống lúa có các gen (bph6) và (Bph3) kháng

tốt với nguồn BPH hiện tại Cần phải kịp thời lai tạo chuyển nhanh các gen này vào các giống lúa mới phục vụ sản xuất

Bảng 1 Phản ứng của các giống lúa miền Trung với rầy nâu thu thập các vụ lúa năm 2007

TT Nhóm kháng Cấp hại Tên các giống lúa trong vùng Tên các giống lúa chỉ thị

1 Kháng cao

Ptb33 (Bph3 + bph2) Sinnasivappu ( )

2 Kháng trung

bình (KTB) 3 - 5

3 Nhiễm nhẹ

ĐB6, VD7, SX31, ML2002, P28, ML203, OM4668, OM4214, ML4, B52, X21, T1, DB1, HT8, AS996, 13/2 IR7143, DH14, ĐH815 - 6, RNT30

Babawee (bph4) Mudgo (Bph1)

4 Nhiễm nặng

Ải 32, OM3689, X30, KD18, X20, VD8, X23, QNT1, BM9855, HT7, SS24, OM1490, OM4272 OM85, OM2718, OM3993, OM4511, OM3729, OM4314, OM3431, OM2965, HT1, OM4494, OM4276, OM2490, ML48, ML49, HC95, ML211, ML68, IR35366, P6, OM5193, AIT01, Thơm đen, QHO7, X31, BM207, DV108, PC7, N87 - 2, DH815 - 6, DH99 - 81, IR7287, BL1 - 1,TN1 (đ/c 2)

Chinsapa (bph8) Pokkali (bph9) ARC10550 (bph5) ASD7 (bph2)

2 Phản ứng của các giống lúa miền

Trung với bệnh VL - LXL

Tính kháng rầy nâu và kháng bệnh VL - LXL cho một giống lúa hết sức quan trọng

Trang 3

Trong số 48 giống lúa của vùng cho lây

nhiễm bởi nguồn rầy mang virus bệnh VL

thấy rằng chỉ có giống X20 không có triệu

chứng mang bệnh, có nghĩa đạt cấp 0 23

giống có hiện tượng VL nhưng ở mức nhẹ

được đánh giá cấp 3 - 5 Giống nhiễm nặng

cấp 7 - 9 gồm 24 giống đó (bảng 2) Như

vậy, tỷ lệ kháng - nhiễm gần 50%

Quan hệ phản ứng với rầy nâu và bệnh

VL của các giống lúa, mặc dù các nghiên

cứu mới cho kết quả bước đầu nhưng thấy

rằng 2 tính kháng này trên cùng một giống

lúa hoàn toàn độc lập (bảng 2) Giống lúa

ĐB6, VD7, B52, SX31, ML4 nhiễm nhẹ rầy nâu cấp 5 - 7 lại nhiễm bệnh VL nặng cấp 7 - 9 Ngược lại giống lúa kháng bệnh

VL như Ải 32, HT1, BL1 - 1 lại nhiễm nặng, giống X20 kháng bệnh VL cấp 0 nhưng nhiễm rầy nâu cấp 7 - 9 Một số giống nhiễm nhẹ cả rầy và kháng bệnh VL là ML2002, ML2003, X21, P28, HT8 Tuy nhiên, các chuyên gia về virus đều cho rằng biện pháp ngăn ngừa bệnh VL trước hết ngăn ngừa rầy nâu vì bệnh virus lúa rất khó chữa trị và lây truyền bệnh là do rầy nâu

Bảng 2 Phản ứng của các giống lúa miền Trung với bệnh VL năm 2007

TT Nhóm kháng Cấp hại Tên các giống lúa trong vùng

1 Kháng cao (KC) 0 X20

2 Kháng (K) 3 - 5

13/2, Ải 32, AIT01, AS996, BL1 - 1, BM207, BM9855, BM9962, ĐH

815 - 6, DH14, DH99 - 81, HC95, HT1, HT8, IR7143, M84, ML2002, ML203, ML68, OM85, P28, T1, X21

3 Nhiễm nặng (N) 7 - 9

B52, ĐB6, DV108, HT7, IR35366, KD18, ML211, ML4, ML48, ML49, N87 - 2, NX30, OM3689, P6, QNT1, SX31, Thơm đen, TN1, VD7, VD8, X2005, X31, Xi23

Trang 4

IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ N GHN

1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu bước đầu tính kháng của các giống lúa miền Trung với rầy nâu thu thập từ các vụ lúa năm 2007 cho biết: Hiện tại chưa phát hiện được giống lúa kháng

tốt tương đương các giống lúa chỉ thị Swarnalata (bph6) và Rathuheenati (Bph3) Phản

ứng với rầy nâu và bệnh VL của mỗi giống lúa hoàn toàn độc lập Tuy nhiên, vẫn tìm được những giống mang hai khả năng chống chịu rầy nâu và bệnh VL

2 Đề nghị

- Trước mắt khuyến cáo bộ giống lúa nhiễm nhẹ rầy nâu cho các tỉnh miền Trung cấy trình diễn, nhân rộng như các giống VD7, DH14, AS996, OM46688, RNT30 đặc biệt phục tráng nhanh giống đã bị thoái hoá có khả năng chống chịu được rầy nâu và bệnh VL như ML2002 để phổ biến rộng cho sản xuất và các vùng có bệnh VL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 IRRI Bulletin 4 - 8 June No 2007.22

2 Jenning P.R, et al., 1979 Cải tiến giống lúa Trang 145 - 152

3 Khush G.S., 1984 Breeding rice for resistance to insects Pro Eco.7:147 - 165

4 Xu XF et al., 2002 RFLP - facilitated investigation of the quantitative resistance of

rice to brown plant hopper Theor Appl Genet 104:248 - 253

5 Web.vietnamese.rice/saubenh

7gười phản biện: Hoàng Minh Tâm

Ngày đăng: 26/02/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Phản ứng của các giống lúa miền Trung với rầy nâu thu thập các vụ lúa năm 2007 - Tài liệu Một số kết quả bước đầu nghiên cứu tính kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá của bộ giống lúa miền Trung ppt
Bảng 1. Phản ứng của các giống lúa miền Trung với rầy nâu thu thập các vụ lúa năm 2007 (Trang 2)
Bảng 2. Phản ứng của các giống lúa miền Trung với bệnh VL năm 2007 - Tài liệu Một số kết quả bước đầu nghiên cứu tính kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá của bộ giống lúa miền Trung ppt
Bảng 2. Phản ứng của các giống lúa miền Trung với bệnh VL năm 2007 (Trang 3)
Bảng 2. Phản ứng của các giống lúa miền Trung với bệnh VL năm 2007 - Tài liệu Một số kết quả bước đầu nghiên cứu tính kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá của bộ giống lúa miền Trung ppt
Bảng 2. Phản ứng của các giống lúa miền Trung với bệnh VL năm 2007 (Trang 3)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w