- Bước 2: Tiến hành vuốt trứng cho cá cái.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.
1 Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá lăng vàng tại trại thực nghiệm Đá Bàn, tôi rút ra những kết luận sau:
- Kết cấu ao và khâu cải tạo ban đầu tương đối đúng kỹ thuật đảm bảo cho cá bố mẹ sinh trưởng và thành thục trong quá trình nuôi vỗ.
- Cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ đúng độ tuổi sinh sản (2+), đúng kích cỡ sinh sản Con cái khối lượng trung bình:300 g/ con
Con đực khối lượng trung bình: 280,5 g/con
- Cá bố mẹ đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đưa vào nuôi vỗ ở trên, cá bố mẹ thả chung trong cùng 1 ao.
- Môi trường ao nuôi vỗ có sự biến động lớn về pH và nhiệt độ. Trong đó sự dao động về nhiệt độ (30,8 ± 3,53) luôn ở ngoài phạm vi nhiệt độ thích hợp (28 – 30oC).
pH ổn định hơn song cũng có những ngày tảo phát triển thì buổi sáng và buổi chiều có sự chênh lệch lớn (giá trị 4). Nhưng xét trong suốt quá trình nuôi thì pH luôn ở mức tương đối ổn định và thích hợp cho cá lăng nuôi.
- Sau 2 tháng nuôi vỗ thì số cá bố mẹ đạt độ thành thục tương đối cao (cá cái: 94,7%; cá đực: 42,6 %). Nhưng chất lượng thành thục của cá bố mẹ thì chưa cao thể hiện ở hệ số thành thục của con cái thấp (K = 12,48 %), chất lượng tinh trùng kém (phần trắng đục ít)
- Kích dục tố sử dụng tiêm kích thích cho cá đẻ LRHa + Dom Liều sơ bộ : 30 µg LRHa/ kg cá cái; 6 µg LRHa/ kg cá đực.
Liều quyết định : 120 µg LRHa + Domperidom/ kg cá cái; 60 µg LRHa/ kg cá đực.
- Sức sinh sản thực tế của cá 3 đợt cho đẻ (cao nhất 48.880 trứng/ kg cá cái) thấp hơn nhiều so với ngoài tự nhiên (20.841 trứng/cá cái nặng 327 g).
- Tỉ lệ thụ tinh thấp (cao nhất 30%), tỉ lệ nở thấp (cao nhất 1,9%) nhưng tỉ lệ ra bột tương đối cao (cao nhất 89,6%).
- Môi trường ấp luôn ở ngưỡng phù hợp cho sự phát triển phôi cá lăng cả về nhiệt độ và pH.