1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) ở lâm đồng

82 575 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Loài cá được gia hoá, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất trong các thuỷ vực nước ngọt đó là cá hồi vân [44].. Từ vùng nuôi ban đầu SaPa – Lào Cai, đến nay loài cá này đã được

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG .* ……

LUẬN VĂN CAO HỌC

NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ

HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss Walbaum,

1792) Ở LÂM ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Đình Mão

Học viên thực hiện: Nguyễn Viết Thùy

Lớp cao học: NTTS 2010

Mã số: 60 62 70

Nha Trang, tháng 11 năm 2012

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thu đƣợc trong báo cáo này là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Nha Trang, tháng 11 năm 2012

Học viên

Nguyễn Viết Thùy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học cũng như luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều cơ quan và cá nhân Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Nuôi trồng Thủy sản; Khoa Sau Đại học, và quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản Khóa 2010 - 2012, Trường Đại học Nha Trang

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS TS Nguyễn Đình Mão, người đã định hướng, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này

Nha Trang, tháng 11 năm 2012

Học viên

Nguyễn Viết Thùy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một vài đặc điểm sinh học của cá hồi vân 3

1.1.1 Hệ thống phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm hình thái 3

1.1.3 Đặc điểm phân bố và sinh thái 4

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 6

1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời 8

1.2 Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân 9

1.2.1 Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân 9

1.2.2 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân 10

1.3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 14

1.4 Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân trên thế giới và Việt Nam 14 1.4.1 Trên thế giới 14

1.4.2 Ở Việt Nam 16

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20

2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20

2.2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân 20

2.2.2.2 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân 24

2.2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương từ cá bột lên cá giống 25

2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 28

Trang 5

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân 31

3.1.1 Phân biệt đực cái 31

3.1.2 Quá trình phát triển tuyến sinh dục 31

3.2 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân 40

3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên kết quả ương giống cá hồi vân 41

3.3.1 Giai đoạn từ cá bột lên cá hương 42

3.3.2 Giai đoạn cá hương lên cá giống 43

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 47

4.1 Kết luận 47

4.2 Đề xuất ý kiến 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 50

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Khả năng chịu độ mặn của cá hồi vân theo các giai đoạn phát triển 6

Bảng 1.2 Thức ăn tự nhiên trong dạ dày của cá hồi vân 7

Bảng 3.1 Sự phát triển tuyến sinh dục theo các tháng trong năm 37

Bảng 3.2 Tỷ lệ thành thục của cá từ tháng 11 đến tháng 2 (n = 100) 37

Bảng 3.3 Sức sinh sản (SSS) của cá hồi vân (n=100) 39

Bảng 3.4 Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân 40

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình dạng ngoài của cá hồi vân 3

Hình 1.2 Vùng phân bố tự nhiên của cá hồi vân trên thế giới 4

Hình 1.3 Vòng đời của cá hồi vân 9

Hình 1.4 Vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo cho cá hồi vân 15

Hình 1.5 Sản lượng cá hồi vân nuôi trên thế giới 15

Hình 1.6 Những nước sản xuất cá hồi vân chính trên thế giới 15

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20

Hình 2.2 Ao nuôi vỗ cá hồi bố mẹ 21

Hình 2.3 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá bột lên cá hương 25

Hình 2.4 Bể ương cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hương 26

Hình 2.5 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá hương lên cá giống 27

Hình 2.6 Bể ương cá hồi vân giai đoạn cá hương lên cá giống 28

Hình 3.1 Cơ quan sinh dục ngoài (a) và hình dạng đầu (b) của cá hồi vân 31

Hình 3.2 Buồng trứng giai đoạn I (A) và tinh sào giai đoạn I (B) 32

Hình 3.3 Buồng trứng giai đoạn II: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 33

Hình 3.4 Buồng trứng giai đoạn III: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 34

Hình 3.5 Buồng trứng giai đoạn IV: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 34

Hình 3.6 Tinh sào giai đoạn IV: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 35

Hình 3.7 Hệ số thành thục của cá hồi vân qua các tháng trong năm (n = 100) 38

Hình 3.8 Thu trứng và tinh, thụ tinh nhân tạo cá hồi vân 41

Hình 3.9 Trứng, khay ấp và cá bột mới nở của cá hồi vân 41

Hình 3.10 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 42

Hình 3.11: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tương đối 42

Hình 3.12 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống của cá hồi vân 43

Hình 3.13 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 44

Hình 3.14: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tương đối 44

Hình 3.15 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống của cá hồi vân 45

Trang 8

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AF: Sức sinh sản tuyệt đối

AGR: Tốc độ sinh trưởng trung bình

BW: Khối lượng toàn thân

Trang 9

MỞ ĐẦU

Cá hồi bao gồm nhiều nhóm có đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ phát triển khác nhau Trong đó có thể kể đến 2 nhóm chính bao gồm nhóm sinh sống ngoài biển di cư sinh sản và nhóm sinh sống, phát triển khép kín vòng đời trong các thuỷ vực nước ngọt Loài cá được gia hoá, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất trong các thuỷ vực nước ngọt đó là cá hồi vân [44]

Cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss), có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ thuộc Thái

Bình Dương, đã được di nhập vào nuôi ở nhiều nước châu Âu từ những năm 1890 và hiện nay đang được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Sản lượng cá hồi vân ngày một gia tăng, chỉ đứng sau cá hồi biển Hiện nay, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

có nguồn nước lạnh đang đầu tư phát triển đối tượng này Theo thống kê hiện nay sản lượng cá hồi vân đạt trên 600 ngàn tấn mỗi năm Đây cũng được xem là loài cá có giá trị thương mại hàng năm rất lớn

Cá hồi vân được nhập vào nước ta từ năm 2005 thông qua dự án nhập công nghệ trong chương trình hợp tác với Chính phủ Phần Lan do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I chủ trì thực hiện Kết quả theo dõi cho thấy, ngay từ khi mới nhập về,

cá hồi vân đã nhanh chóng thích nghi và phát triển trong các thủy vực nước ngọt nơi

có nhiệt độ thấp như vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên Hiện nay, nghề nuôi cá nước lạnh, đặc biệt là cá hồi vân phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng Từ vùng nuôi ban đầu SaPa – Lào Cai, đến nay loài cá này đã được nghiên cứu và nuôi thử nghiệm thành công ở nhiều vùng miền khác nhau như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, thậm chí cả một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, Bình Thuận,… Theo thống kê của Hiệp hội Phát triển Cá nước lạnh Lâm Đồng, hiện nay, trên cả nước có 35 cơ sở nuôi cá nước lạnh (cá hồi và cá tầm) với sản lượng hàng năm trên 880 tấn và hướng đến mục tiêu 1500 tấn vào năm 2015 [4]

Việc phát triển nghề nuôi cá nước nước lạnh có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng núi cao Nghề nuôi cá nước lạnh đã tận dụng hiệu quả các vùng nước lạnh, vốn không sử dụng được cho nuôi các đối tượng cá nước ngọt nhiệt đới truyền thống, để nuôi các đối tượng cá nước lạnh có giá trị kinh tế rất cao Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh phục vụ xuất khẩu là một trong những định hướng đã được chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2011 – 2020

Trang 10

Tuy nhiên, do cá hồi vân mới được di nhập vào nước ta và bước đầu nuôi thử nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên nên còn nhiều khó khăn cần được giải quyết nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá nước lạnh nói chung và cá hồi vân nói riêng Mặc dù

đã được nuôi thử nghiệm và thu được những kết quả khả quan, tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp giống, thức ăn và những nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản làm tiền đề cho sinh sản nhân tạo cá hồi vân tại Lâm Đồng vẫn còn hạn chế Một

tỷ lệ lớn trứng, con giống, thức ăn,… vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài như Mỹ, Phần Lan, Trung Quốc…, làm cho việc nuôi cá hồi vân còn bị động, chi phí cao, rủi ro lớn Điều này đã và đang hạn chế đến sự phát triển của nghề nuôi cá hồi vân và chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta

Được sự phân công của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha

Trang, đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) ở Lâm Đồng“ được thực hiện

Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp những thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản, bước đầu thử nghiệm sinh sản nhân tạo và ương nuôi loài cá này

Nội dung của đề tài: (1) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân; (2) Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân; (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi vân từ giai đoạn cá bột lên cá giống trong điều kiện Lâm Đồng

Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản, khả năng sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những dẫn liệu thực tiễn về sinh sản nhân tạo

và ương nuôi cá hồi vân Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này đáp ứng nhu cầu con giống nhằm phát triển nghề nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung

Trang 11

Loài: Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792

Tên tiếng Anh: Rainbow trout

Tên tiếng Việt: Cá hồi vân

Hình 1.1 Hình dạng ngoài của cá hồi vân

1.1.2 Đặc điểm hình thái

Cá hồi vân có hình dạng cân đối, vẩy nhỏ phủ khắp cơ thể và gắn rất chặt vào

da cá Cá có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh lục, xanh vàng, nâu, đen, trắng bạc Trên thân cá có các chấm đen hình cánh sao Khi thành thục, dọc 2 bên thân cá xuất hiện các vân màu hồng, màu hồng này trên cá đực được biểu hiện rất đặc trưng trong mùa sinh sản [115] Màu sắc, độ lấp lánh của vẩy, của cá có sự biến đổi tùy thuộc vào môi trường nước mà cá phân bố như: độ đục, cường độ ánh sáng, thành phần

vi lượng trong thức ăn cá sử dụng hàng ngày,

Đường bên liên tục, kéo dài, chạy giữa thân cá Vây lưng ở giữa thân, sau vây lưng có một vây mỡ Xương trục và sọ cốt hoá không hoàn toàn Hàm trên dài hơn hàm dưới, cả hai hàm đều có răng nhọn nhỏ, sắc và phân bố đều trên hai hàm Lưỡi

Trang 12

cứng phân thành nhiều nhánh có răng nhọn Công thức vây: D: 11 – 13, V: 9 – 11, A:

12oC vào mùa hè Khi nuôi thương phẩm người ta thường cắt bỏ vây mỡ của chúng để phân biệt với cá tự nhiên khi lọt ra ngoài và đây cũng là một trong những biện pháp bảo vệ nguồn lợi tự nhiên

Hình 1.2 Vùng phân bố tự nhiên của cá hồi vân trên thế giới

Nguồn: http://www.aquamaps.org/receive.php

Đặc điểm sinh thái:

Nhiệt độ: Cá hồi vân có nguồn gốc từ vùng ôn đới do đó chúng thích nghi với các vùng nuôi có nhiệt độ thấp Nhiệt độ cho cá hồi vân sinh trưởng tốt nhất từ 10 -

16oC [115] Nhiệt độ cao hơn có ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của

cá, cụ thể, cá giảm ăn và sinh trưởng chậm khi sống ở nhiệt độ 20oC, cá ngừng ăn khi nhiệt độ nước trên 24oC và cá bị chết khi nhiệt độ nước từ 25 - 27oC [107, 113] Do đó, Gibson’s [70] khuyến cáo, khi nhiệt độ nước trên 18oC nên giảm khẩu phần thức ăn cho cá hồi Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản nhân tạo cá hồi trong khoảng 8 - 14oC, ở

Trang 13

nhiệt độ này, hoạt động sinh sản diễn ra thuận lợi và trứng phát triển bình thường Tuy nhiên, nhiệt độ dưới 4,5oC hay trên 15oC đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng trứng, tỷ

lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột và cá hương [53, 54, 66] Như vậy có thể thấy rằng, với đặc điểm này, các vùng cao nguyên (Tây Nguyên và Tây Bắc) nhiệt độ thấp ở nước ta có thể thích hợp cho thuần dưỡng, sinh sản và nuôi thương phẩm loài cá có giá trị kinh tế cao này

Oxy hoà tan: Nhu cầu về hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá hồi vân khá

cao và có sự biến động phụ thuộc vào kích thước, giai đoạn, nhiệt độ, hoạt động và trạng thái sinh lý của cá [96] Nhu cầu oxy hòa tan cho hô hấp của cá trung bình khoảng 300 mg O2/kg khối lượng cá/giờ [16] Trong quá trình nuôi, cần phải duy trì hàm lượng oxy hoà tan cho cá hồi vân ở mức trên 7 mg O2/l [31], bởi lẽ dưới mức này, tốc độ sinh trưởng của cá giảm mặc dù được đáp ứng đầy đủ nhu cầu thức ăn [70]

Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu oxy của cá Khi nhiệt độ tăng, nhu cầu oxy của cá cũng tăng do sự gia tăng hoạt động của các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể cá [19] Chính vì vậy, trong các trại nuôi cá hồi, người ta thường cấp nguồn nước giàu oxy đồng thời điều chỉnh lưu tốc nước (1 tấn cá hồi cỡ 200 g/con, lưu tốc cần đạt 14,3 l/giây và 20,9 l/giây ở nhiệt độ

14oC và 18oC) nhằm đảm bảo nhu cầu oxy cho cá [28] Thực tiễn cho thấy, đảm bảo nhu cầu oxy cho giai đoạn trứng và cá giống có ý nghĩa quyết định đến thành công trong sinh sản nhân tạo cá hồi vân Tuy nhiên nhu cầu oxy có sự thay đổi theo giai đoạn và tỷ lệ thuận với sự gia tăng của nhiệt độ nước Ở 10oC, nhu cầu oxy của phôi là

6 - 8 mg/l, giai đoạn xuất hiện điểm mắt là tới khi nở là 8 - 10mg/l, và giai đoạn giống nhỏ là 7 – 8 mg/l [44, 81]

Độ mặn: Cá hồi vân có thể thích ứng tốt với cả môi trường nước ngọt và nước mặn do chúng là loài cá di cư và có sự thay đổi môi trường sống trong suốt vòng đời Chúng thường di cư ra biển để sinh sống và tới khi thành thục, chúng di cư vào vùng nước ngọt để sinh sản [28] Đối với các nước như Phần Lan, Na Uy cá hồi vân sau khi sản xuất giống ương trong môi trường nước ngọt sẽ được chuyển ra nuôi ở các lồng trên biển cho đến khi thu hoạch khoảng 2 - 3 năm Ở nước ta, các vùng biển đều

có nhiệt độ cao và không phù hợp cho cá sinh trưởng, phát triển và sinh sản Tuy nhiên, trong quá trình nuôi muối ăn thường được sử dụng để tắm cho cá đặc biệt là giai

Trang 14

đoạn cá giống Khả năng chịu đựng độ mặn của cá hồi vân tùy thuộc vào giai đoạn phát triển dao động từ 0 – 35‰ (Bảng 1.1) [18]

Bảng 1.1 Khả năng chịu độ mặn của cá hồi vân theo các giai đoạn phát triển

pH: cá hồi vân có thể thích ứng với phạm vi pH từ 6,4 - 8,4, thích hợp nhất

trong khoảng 7,0 - 7,5 [28, 106] Khả năng thích ứng với sự thay đổi của pH ở cá hồi vân tùy thuộc vào giai đoạn phát triển Phôi và ấu trùng của cá hồi vân sẽ không nở được và chết khi pH dưới 5 Tuy nhiên cá hồi trưởng thành có thể chịu được pH dưới

5 pH ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cá hồi vân, nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến độc tính của các loại khí độc trong ao như H2S và NH3 [41] Các khảo sát về chất lượng nước cho nuôi cá nước lạnh ở nước ta cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp (7,0 – 8,5) với sinh trưởng và phát triển của cá hồi vân [1]

Một số yếu tố khác: NH3 và H2S là hai loại khí độc ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cá hồi vân Chúng là sản phẩm của quá trình tiêu hóa các chất

có chứa nitơ và lưu huỳnh [27, 127] Sự tồn tại của NH3/NH4+ và H2S/HS- phụ thuộc chặt chẽ vào pH của nước và nhiệt độ, trong đó, dạng NH3 và H2S là gây độc đối với

cá Tỷ lệ của NH3 trong nước tăng khi pH tăng trong khi H2S tăng khi pH giảm [41] Trong nuôi cá hồi vân, hàm lượng NH3 và H2S nên duy trì dưới 0,01 mg/l [44, 81] Độ cứng (hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+) của nước rất quan trọng đối với việc nuôi cá hồi

vì nó ảnh hưởng đến khả năng hoà tan của các ion, trong đó có các ion gây độc, pH nước

và ảnh hưởng của một số tác nhân gây bệnh [13, 26] Độ cứng cần thiết cho nước ao nuôi cá hồi là trên 200 mg/l CaCO3 [125]

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá hồi vân thuộc loài cá dữ, ngay từ khi mới nở, thức ăn tự nhiên của chúng thường là các loài côn trùng, giáp xác nhỏ, động vật thân mềm, động vật phù du và cá Chúng có thể bắt được các loài cá cỡ nhỏ có chiều dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể chúng

Trang 15

Khi trưởng thành, thành phần thức ăn chủ yếu của cá hồi vân là cá con Thành phần thức

ăn tự nhiên trong dạ dày của cá hồi vân ở Papua New Guinea được cho ở Bảng 1.2 [87]

Bảng 1.2 Thức ăn tự nhiên trong dạ dày của cá hồi vân

Thành phần %V Sông Anggura %N Sông Kuragamba %V %N

Ghi chú: V là tổng khối lượng thức ăn trong ruột cá, N là tổng số cá ăn loại thức ăn đó

Cá hồi vân khi ăn cá thường có màu sắc thịt nhạt, kém hấp dẫn, do đó, trong nuôi nhân tạo, người ta thường bổ sung bột tôm hoặc astaxanthin và canthaxanthin vào thức ăn nhằm cải thiện màu sắc và chất lượng thịt Cá hồi vân là loài cá ăn thịt nên nhu cầu protein thường khá cao và có sự thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển với cá hương từ 45 - 50% và cá giống trở lên từ 42 - 48% [14, 52] Các loại thức ăn cho cá hồi vân trên thị trường hiện nay có hàm lượng protein dao động 42 - 48% tùy theo giai đoạn phát triển của cá [49] Trong nuôi vỗ thành thục sinh dục, hàm lượng protein 36% và lipid 18% được cho là thích hợp cho sự thành thục, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cá hồi vân [124] Nhu cầu protein của cá có sự thay đổi tùy theo các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước, với mức 40 - 50% ở 8oC và 55% ở 15oC Trong quá trình di cư, cá hồi tiêu hao năng lượng ở mức 80 kcal/kg/ngày, do đó, lượng lipid

và protein hao hụt trong suốt quá trình này là 94 - 98% và 42 - 58% [49] Nguồn protein và lipid trong thời kỳ này không chỉ được sử dụng cho mục đích năng lượng

mà còn tham gia vào quá trình hình thành các sản phẩm sinh dục [3]

Trang 16

Lipid: Lipid là thành phần năng lượng chính của cá hồi vân Hàm lượng lipid trong thức ăn dưới 25%, cá sẽ sử dụng được hết các thành phần axít béo không no Thành phần protein và lipid trong thức ăn có quan hệ tương tác lẫn nhau, do đó, khi xây dựng công thức thức ăn cần xem xét sự tác động tương hỗ này, ví dụ, hàm lượng protein 50% và 40% tương ứng với mức lipid là 10% và 8% [5] Thức ăn có hàm lượng lipid cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn và sinh lý của cá, nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao, khi đó, thức ăn dễ bị ôxy hoá và gây độc cho cá

Glucid: Cá hồi là loài ăn thịt nên khả năng tiêu hoá glucid và sản xuất insulin tương đối kém Thức ăn chứa hàm lượng glucid cao, glucose sẽ không chuyển hoá được thành glycogen tích luỹ ở gan làm gan sưng lên và tăng khối lượng lên 5% Vì vậy, hàm lượng glucid trong thức ăn của cá hồi vân nên thấp hơn 25 - 30% [5]

Vitamin: Vitamin là thành phần vi lượng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của cá hồi vân Thiếu hụt vitamin B6, cá hồi vân bị rối loạn thần kinh, không phản ứng với kích thích và có thể bị chết cứng Thiếu vitamin PP, cá chậm lớn, nhạy cảm với ánh sáng, lở loét màng ruột và tỷ lệ sống thấp Nhu cầu vitamine PP ở cá hồi vân dao động

120 - 150 mg/kg thức ăn Thiếu vitamine A, cá biểu hiện thiếu máu, dị hình nắp mang

và xuất huyết mang Thiếu vitamin D, cá sinh trưởng chậm, tăng tích lũy mỡ trong gan,

cá biểu hiện co giật [48] Vitamin C có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Ở 10 – 15oC, nhu cầu vitamin C của cá hồi vân là 200 mg/kg thức ăn

1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời

Tốc độ sinh trưởng của cá hồi vân ngoài tự nhiên có sự thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nguồn thức ăn sẵn có và môi trường sống Ở những vùng suối, thường nghèo dinh dưỡng, cá hồi vân chỉ đạt khối lượng 450g sau 4 năm tuổi [94] Trong điều kiện nuôi từ cỡ giống thả 30 g/con, cá có thể đạt khối lượng bình quân 250 – 300 g/con sau

8 tháng nuôi, 0,6 – 1,0 kg/con sau 2 năm nuôi [64] Tại Việt Nam, cá thường đạt tốc độ sinh trưởng cao hơn các vùng khác do nhiệt độ trung bình cao hơn Theo Trần Đình Luân [6], cá hồi vân nuôi ở Sapa đạt 350 g sau 1 năm tổi, trong khi đó, các quan sát của chúng tôi tại Lâm Đồng cho thấy, cá đạt khối lượng 500 g sau 1 năm và 2000 g sau

2 năm nuôi Kích thước thông thường đạt được của cá hồi vân có thể tới 59 cm và 2,7 kg/con Tuổi thọ trung bình của cá cũng tùy thuộc vào từng loài, ở vùng Bắc Mỹ, cá hồi vân thường sống 4 – 6 năm, cá biệt có thể tới 11 năm tổi [94]

Trang 17

Hình 1.3 Vòng đời của cá hồi vân

Nguồn: http://www.1hope.org/steelhd.htm

Vòng đời của cá hồi vân trải qua các giai đoạn: trứng, cá bột, cá giống và cá trưởng thành và chúng có sự thay đổi môi trường sống tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển Cá bột sau khi nở sẽ sinh trưởng và phát triển ở các vùng nước ngọt cho đến khi trưởng thành chúng di cư ra các vùng cửa sống Cá trưởng thành bắt đầu di cư ra biển khơi nơi chúng sẽ thành thục và tích lũy các chất dinh dưỡng Sau khi thành thục,

cá bắt đầu di cư từ biển vào các vùng thượng nguồn nước ngọt để giao phối và đẻ trứng Trứng sau khi thụ tinh phát triển thành phôi, cá con và khép kín vòng đời [9]

1.2 Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân

1.2.1 Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân

Tuổi và kích thước thành thục: Trong tự nhiên, cá hồi vân có thể thành thục sinh dục khá sớm tùy theo điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ môi trường, cá đực ở 2 - 3 tuổi,

cá cái ở 3 tuổi Trong điều kiện nuôi vỗ trong ao, bể cá hồi vân bố mẹ có thể thành thục nhưng chúng không có khả năng đẻ tự nhiên Tại Sa Pa, cá cái tuổi 2+ đã thành thục, rụng trứng, tuy nhiên, chúng bị chết do không thể tự sinh sản [6] Trong sinh sản nhân tạo, người ta thường tiến hành vuốt trứng và tinh dịch để thụ tinh như nhiều loài

cá nước ngọt khác

Đặc điểm bãi đẻ: Cá hồi vân có thể sinh sản tự nhiên trong các thuỷ vực nước lạnh Vào mùa sinh sản, chúng thường di cư ngược dòng sông, suối lên thượng nguồn nơi có thác nước chảy tương đối mạnh để đẻ trứng [25, 32, 44] Chúng thường chọn

Trang 18

những vị trí có các yếu tố sinh thái phù hợp như độ sâu, lưu tốc nước, chất đáy,… để làm ổ [43, 47, 102, 118] Khi chọn được vị trí thích hợp, cá cái bắt đầu làm ổ bằng cách dùng thân và đuôi khoét cát tạo thành ổ có đường kính 0,6 - 0,8 m, sâu 0,3 - 0,4

m Sau khi làm tổ xong, cá cái đẻ trứng vào tổ đồng thời cá đực phun tinh trùng vào trứng trong thời gian 30 - 40 giây Sau khi thụ tinh, phôi hình thành một lớp màng dai,

co lại nhằm ngăn cản sự thẩm thấu của nước vào trong phôi [112] Quá trình này kéo dài trong khoảng 1 giờ [50] Thông thường, mỗi cá cái làm nhiều ổ và quá trình đẻ trứng, thụ tinh được thực hiện trên nhiều tổ khác nhau [16, 44, 81]

Mùa vụ sinh sản: Nhiệt độ cho quá trình sinh sản của cá hồi vân có sự khác nhau tùy theo khu vực mà chúng sinh sống Chúng có thể sinh sản ở nhiệt độ 4,4 – 11,0oC [114] hay nhiệt độ 10,0 - 12,8oC [36] Mùa vụ sinh sản của cá hồi vân ở Phần Lan, Na

Uy, Hàn Quốc và Mỹ từ tháng 2 đến tháng 5 [61, 97], trong khi, mùa vụ sinh sản của loài cá này ở Úc là tháng 5 đến tháng 7 [46] Khi môi trường sống tương đối ổn định, cá hồi vân cái có thể thành thục 2 lần/năm Như vậy, cần nghiên cứu về mùa vụ sinh sản của cá hồi vân ở điều kiện Việt Nam là cơ sở cho việc sinh sản nhân tạo loài cá này

Sức sinh sản: Sức sinh sản của cá hồi vân dao động từ 700 - 4000 trứng/lần tùy theo kích thước của cá Kích thước trứng cá thường nhỏ hơn 0,8 mm, có màu vàng sậm

và thời gian ấp nở thường từ 30 – 100 ngày tùy theo nhiệt độ nước [89] Nếu ấp ở nhiệt

độ 2oC, thời gian kéo dài đến hơn 21 tuần, trong khi đó, ở 12oC thời gian ấp nở chỉ gần

4 tuần Trứng cá tầm ấp nở tốt ở nhiệt độ 5 - 12oC, ngoài phạm vi này tỷ lệ nở thấp và

tỷ lệ chết cao [88]

1.2.2 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân

Hiện nay, sinh sản nhân tạo cá hồi vân đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới Điều này đã giúp chủ động sản xuất con giống đạt cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm Quá trình sinh sản nhân tạo loài cá này cũng gồm có các khâu như: nuôi vỗ cá bố mẹ, thu, ấp trứng và ương giống

Nuôi vỗ cá bố mẹ

Môi trường nuôi vỗ: Cá hồi vân rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường, do

đó, việc chuẩn bị và duy trì điều kiện môi trường nuôi vỗ là rất cần thiết Các nghiên cứu ở Mỹ, Úc và Hàn Quốc cho thấy, nước cho nuôi vỗ cá hồi vân cần đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trên 7,0 mg/l; CO2 nhỏ hơn 2,0 mg/l; nhiệt độ khoảng 8 - 14oC; pH

Trang 19

6,5 - 8,5; hàm lượng CaCO3 từ 100 - 400 mg/l; Mangan < 0,01 mg/l, sắt 1,0 mg/l; kẽm thấp hơn 0,05 mg/l [44] Ngoài ra, tốc độ dòng chảy cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành thục và sinh sản của cá hồi vân tùy theo sinh khối cá, với 5 - 10 l/giây/tấn cá bố mẹ

Tuyển chọn cá bố mẹ nuôi vỗ: Cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ thường ở 2 - 3 tuổi Thực tế cho thấy, cá nuôi ở điều kiện nước ta thường thành thục sớm hơn các nước Châu Âu Cá đực, cái có thể được tuyển chọn từ những con có tốc độ sinh trưởng nhanh trong quá trình nuôi thương phẩm hoặc từ đàn cá hậu bị đã qua sinh sản Cá có màu sắc tươi sáng, các vân và chấm trên thân rõ ràng, cá khoẻ mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật Mật độ nuôi vỗ thường dao động 10 - 20 kg/m3 nước ở Úc [46] hay 20 -

25 kg/m3 nước ở Mỹ [44] Tuy nhiên, mật độ nuôi còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, hệ thống nuôi, hệ thống lọc nước

Mùa vụ nuôi vỗ: Tuỳ theo chu kỳ nhiệt và mùa vụ khác nhau có thể bố trí mùa

vụ nuôi vỗ khác nhau Cá hồi vân thường được nuôi vỗ vào mùa xuân, đến tháng 9 bắt đầu kiểm tra cá và tách đực cái riêng Đến đầu tháng 12, tiến hành kiểm tra cá cái hàng tuần để thu trứng chín và thụ tinh Mùa vụ sinh sản thường vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân Ngoài ra, mùa vụ nuôi vỗ còn phụ thuộc vào thức ăn, quang kỳ, dòng nước

Ở nước ta, qua theo dõi quá trình phát triển của tuyến sinh dục Trần Đình Luân và ctv [6] xác định tháng 7 là thời điểm thích hợp để nuôi vỗ và kết thúc vào tháng 12 Tỷ lệ ghép cặp trong sinh sản nhân tạo cá hồi vân thường là 1 đực : 1 cái, trong điều kiện khó khăn có thể ghép cặp với tỷ lệ 1 - 2 đực : 3 cái

Hình thức nuôi cũng ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá hồi vân Kết quả nuôi

cá hồi vân trong ao và bể nước chảy cho thấy, cá cái từ 1,75 - 1,90 kg, sức sinh sản tuyệt đối (2.992 trứng/cá cái) và tương đối (1.527 trứng/kg cá cái) nuôi trong ao thấp hơn so với nuôi trong mương nước chảy (3.094 trứng/cá cái và 1.793 trứng/kg cá cái) Tuy nhiên, cả hai hình thức nuôi này đều cho tỷ lệ thụ tinh cao với 86% so với mức trung bình là 70 - 80% [69]

Thức ăn có ảnh hưởng lớn đến sự thành thục sinh dục của cá hồi vân Thức ăn công nghiệp cho nuôi vỗ cá hồi vân thường có protein trên 45%, chất béo trên 18% và vitamin A trên 10.000 UI/kg, vitamin D trên 500 UI/kg và vitamin E trên 250 UI/kg

Trang 20

Ngoài ra, các thành phần khoáng (ZnSO4, CuSO4, KIO3 ) cũng ảnh hưởng lớn đến sự thành thục sinh dục và chất lượng sản phẩm sinh dục của cá hồi vân

Sinh sản nhân tạo

Khi kiểm tra cá thành thục sinh dục thì tiến hành cho đẻ nhân tạo theo phương pháp vuốt trứng và sẹ để thụ tinh nhân tạo (Hình 1.4)

Hình 1.4 Vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo cho cá hồi vân

Lựa chọn cá bố mẹ: Dựa vào đặc điểm ngoài của phần phụ sinh dục cá hồi vân

có thể đánh giá được mức độ thành thục của cá bố mẹ và khả năng đưa vào cho sinh sản nhân tạo Kiểm tra những cá thể cái có phần phụ sinh dục mầu hồng đỏ, mọng mà nhô hẳn ra bên ngoài, vuốt nhẹ thấy trứng chảy ra đó là những con đã sẵn sàng cho sinh sản Kiểm tra cá đực có thể dùng tay vuốt nhẹ theo 2 bên thành bụng thấy sẹ màu trắng đục chảy ra thì là những con đã sẵn sàng cho sinh sản

Thu trứng và thụ tinh: Trứng của cá được thu vào các dụng cụ thu trứng riêng sau đó vuốt sẹ của cá đực cho trứng và tinh trùng gặp nhau Phương pháp thụ tinh cho trứng cá hồi vân là thụ tinh khô Sau khi trộn đều thêm nước sạch vào rồi đảo lại và rửa trứng trước khi đưa trứng vào khay ấp

Trong quá trình sinh sản để giảm bớt vận động của cá giảm stress, thông thường các trang trại sản xuất giống cá hồi vân trên thế giới sử dụng một số thuốc để gây mê nhằm giảm vận động của cá bố mẹ Bồn chứa nước để đưa cá vào kiểm tra trước khi cho sinh sản được chuẩn bị với độ mặn 1‰ và sử dụng thuốc gây mê MSS 50 mg/l Trong bể này thường phải được trang bị thêm sục khí để đảm bảo lượng oxy hoà tan

Ấp trứng: Trứng cá hồi là trứng không dính, kích thước lớn và chìm trong

nước Có thể sử dụng nhiều loại dụng cụ ấp khác nhau để ấp trứng như máy ấp trứng kiểu Mỹ, máng ấp của Phần Lan… Tuy nhiên qua đánh giá thực tế và hiệu quả, hiện

Trang 21

nay dùng phổ biến nhất là hệ thống máng và khay ấp kiểu Phần Lan được mô tả như sau: Máng đỡ khay ấp rộng 40 - 50 cm, sâu 20 cm và chiều dài 3 - 4 m Khay ấp được thiết kế hình chữ nhật, có lỗ đục được đặt trên máng, khoảng cách từ đáy máng đến khay ấp khoảng 3 cm Các lỗ đục trên khay ấp có kích thước đảm bảo giữ được trứng chỉ cho cá bột mới nở đi qua theo dòng nước ở bên dưới máng Hiện nay, ở Việt Nam đang sử dụng khay ấp có thiết kế tương tự như ở Phần Lan

Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước, nhiệt độ thấp thì thời gian ấp kéo dài và khi nhiệt độ cao thì thời gian ấp rút ngắn (ví dụ ở 3,9oC thì thời gian ấp là

100 ngày, nếu ở nhiệt độ 14,4oC thì thời gian ấp là 21 ngày), nhiệt độ ấp trứng được tính bằng khoảng 370 độ ngày Ngoài nhiệt độ, hàm lượng ô xy hòa tan trong quá trình

ấp trứng rất quan trọng, trong trường hợp thiếu oxy (dưới 5 mg O2/L) tỷ lệ nở thấp, cá yếu, nhỏ và sinh trưởng chậm [21] Thực tiễn người ta thường kết hợp cung cấp ô xy với việc tạo dòng chảy trong quá trình ấp trứng, với lưu tốc thường là 5.000 lít cho 10.000 trứng/ngày Thời gian xác định được điểm mắt trên trứng đến khi trứng nở thường kéo dài, lợi dụng đặc điểm này có thể vận chuyển trứng đi xa mà vẫn đảm bảo

an toàn và hiệu quả Ưu điểm của phương pháp ấp trứng trong khay này thì trứng có thể quan sát, theo dõi và làm vệ sinh được dễ dàng

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài việc loại bỏ thường xuyên trứng không thụ tinh để hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trường, cần thường xuyên tiến hành tắm để phòng một số bệnh có thể xảy ra Có thể sử dụng formalin với tỷ lệ 1:600 trong vòng 15 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần để khống chế nấm phát triển Hay sử dụng cách khác để phòng bệnh như dùng dung dịch iodine 100 ppm/10 phút ngay khi đưa trứng vào ấp cũng có tác dụng phòng bệnh tốt

Ương cá giống: Cá mới nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng, được ương trong khay ấp trứng vài ngày trước khi chuyển sang bể ương Cá bột thường được ương trong các bể composit hoặc bể xi măng hình tròn hoặc hình chữ nhật đặt trong nhà Trong quá trình ương, mật độ cá và lưu tốc nước cần được điều chỉnh một cách hợp lý Kích thước bể tròn ương cá đường kính 2,0 m, độ sâu 0,5 – 0,6 m với bể hình chữ nhật dài 3 - 4 m, rộng 0,8 - 1,0 m và sâu 0,5 - 0,6 m

Mật độ ương cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hương thường dao động từ 3.000 – 5.000 con/m3 nước, thích hợp nhất và kinh tế nhất là mật độ 4.000 con/m3

Trang 22

Giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống thường ương ở mật độ 1.000 con/m3 [88] Tuy nhiên, ở nước ta, những vùng nuôi cá hồi vân thường ở trên núi cao, áp suất không khí loãng, hàm lượng oxy hoà tan thấp nên mật độ nuôi thường thấp hơn [6]

Lượng thức ăn và tần suất cho ăn phụ thuộc vào nhiệt độ và kích thước cá Cá còn nhỏ thường được cho ăn 5 - 6 lần/ngày sau đó giảm dần xuống còn 2 - 3 lần/ngày Thức ăn cho ương cá hồi vân thường là thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein trên 50% Thời gian ương khoảng 10 - 12 tuần, môi trường ương, chất lượng nước, điều kiện vệ sinh là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ương [75] Cá ương được định kỳ phân cỡ để chuyển sang ương giống lớn hoặc nuôi thương phẩm [88]

1.3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị

Trong quá trình nuôi, cá hồi vân thường ít bị bệnh nếu môi trường được quản lý tốt Tuy nhiên, khi chất lượng nước suy giảm, chế độ dinh dưỡng kém, mật độ nuôi quá cao,… cá dễ bị nhiễm bệnh Theo FAO [44], cá hồi vân nuôi thường bị mắc một

số bệnh như: Bệnh đốm trắng do ký sinh trùng (Ichthyothirius sp., và Trichodina sp.)

thường xảy ra vào mùa hè [33] Cá hồi vân mẫn cảm với nhiều vi khuẩn như

Flavobacterium spp., Aeromonas spp., Renibacterium spp., Myxosoma spp [15, 37,

59, 74, 122] Bên cạnh đó, cá cũng mắc một số bệnh do vi rút như bệnh hoại tử hồng cầu (IHN - Infectious Hematopoietic Necrosis Virus), hoại tử tuyến gan tụy (IPN - Infectious Pancreatic Necrosis Virus) cũng làm cá chết hàng loạt [58, 119] Cá cũng thường mắc bệnh do ký sinh trùng như sán lá ký sinh ở mắt [33, 34] Cho đến nay, những bệnh này là mối lo lớn đối với nghề nuôi cá hồi trên thế giới

Nhìn chung, các loại bệnh nhiễm khuẩn trên cá hồi có thể điều trị hiệu quả bằng các loại kháng sinh như Furanace (10 – 15 mg/L; trong 60 phút), Oxytetracycline (10 –

50 mg/L/ngày, 10 ngày liên tục), hay Sulfisoxazole (88 mg/kg/ngày, 10 ngày liên tục) [129](Wood, 1974) Cá bị bệnh do nấm có thể được điều trị bằng hỗn hợp các loại kháng sinh Sulfisoxazole, Doxycycline, Ninocycline, Tetracycline [128]

1.4 Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Trên thế giới

Cá hồi vân nói riêng và cá hồi nói chung đang được nuôi phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới Theo thống kê của FAO [45] sản lượng cá hồi vân trên thế giới đạt trên 600.000 tấn và không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây Hiện nay, Phần

Trang 23

Lan vẫn là một trong những nước đi đầu về công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá hồi vân nhất, với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 10.000 tấn [7] Năm

2010, sản lượng cá hồi vân nuôi trên toàn thế giới đã đạt trên 700.000 tấn Cá hồi vân hiện được nuôi phổ biến ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản và Úc

Hình 1.5 Sản lượng cá hồi vân nuôi trên thế giới

Trước nhu cầu ngày càng cao về con giống, trong khi đó, mùa sinh sản của cá hồi vân thường ngắn, chỉ từ 1 - 2 tháng Do đó, việc giải quyết nhu cầu con giống quanh năm là một vấn đề khó khăn trong việc phát triển nghề nuôi cá hồi vân Chính vì thế, đã có nhiều nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá hồi vân được thực hiện nhằm nâng cao tỷ lệ sống đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi

Hình 1.6 Những nước sản xuất cá hồi vân chính trên thế giới

Do sự khác biệt về nhiệt độ và chu kỳ quang khác nhau theo vùng địa lý, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân dựa trên sự điều chỉnh 2 yếu tố này [23, 39, 86] Người ta đã tiến hành thay tăng giảm nhiệt độ và chu kỳ quang để cho đẻ tập trung cá hồi nhằm thu được số lượng trứng lớn [29, 90, 91] Theo đó, nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh sản của cá hồi vân trong suốt quá trình

Trang 24

sinh sản được điều chỉnh tăng dần từ 6 - 13oC theo thời gian nuôi [20, 82] Nhiêt độ trên 13oC sẽ kìm hãm sự thành thục của buồng trứng và làm giảm tỷ lệ sống của trứng

cá hồi Đại Tây Dương [117]

Cá hồi vân không sinh sản tự nhiên trong các hệ thống nuôi, do đó, người ta thường thu trứng từ những con cá cái thành thục tốt để tiến hành thụ tinh nhân tạo Mặc dù cá hồi vân bắt đầu sinh sản khi đạt 2+ nhưng cá ở tuổi này ít được sử dụng để sinh sản nhân tạo cho đến khi chúng đạt 3+ hoặc 4+ Số lượng cá bố mẹ cần sử dụng phụ thuộc vào lượng cá bột hoặc cá giống mà các trại sản xuất cần Đã có rất nhiều nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công cá hồi vân nói riêng và cá hồi nói chung bằng phương pháp thụ tinh khô Trứng được lấy từ những con cái thành thục (đã được gây mê) bằng cách vuốt nhẹ theo bụng cá từ vây ngực xuống lỗ sinh dục, số lượng trứng thu được thường là 2.000 trứng/kg cá cái cho vào chậu khô và giữ khô nhằm cải thiện

tỷ lệ thụ tinh Đồng thời, tinh trùng cũng được thu bằng phương pháp tương tự cùng thời điểm trước khi thụ tinh cho trứng [44]

Ngoài phương pháp trên thì hiện nay, phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách

sử dụng tinh đông viên (bảo quản trong tủ lạnh hoặc nitơ lỏng) thụ tinh cho trứng trái

vụ hoặc không đủ lượng tinh tươi cũng cho hiệu quả cao Hiện nay, cả trứng và tinh trùng đã được bảo quản thành công, đặc biệt, trứng có thể bảo quản và thụ tinh thành công trong vòng 6 – 7 ngày Tinh trùng cá hồi vân được bảo quản ở tỷ lệ 1 : 3 trong hỗn hợp có chứa chất bảo quản và chất chống đông sau khi rã đông thụ tinh cho hiệu quả lên đến 80 - 84% Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tinh tươi để thụ tinh cũng chỉ đạt tỷ lệ 76% [35]

Trang 25

Đầu năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh SaPa bước đầu đã cho sinh sản thành công đối tượng này, điều này đã mở ra triển vọng mới trong việc chủ động cung cấp con giống cho nhu cầu nuôi thương phẩm Cá hồi vân là đối tượng nuôi đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao Trước tình hình nhu cầu giống ngày càng cao, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cho sinh sản nhân tạo thành công và đáp ứng tốt nhu cầu về con giống cho nuôi thương phẩm

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân tại Sapa cho thấy, cá hồi vân nuôi ở nước ta cho hệ số thành thục cao nhất 17,3 - 18,6% vào tháng 12, noãn bào phát triển đến giai đoạn IV từ tháng 10 đến tháng 12 Mùa sinh sản chính được dự báo vào tháng

12 và tháng 1 hàng năm Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ được chia thành 2 giai đoạn: nuôi

vỗ tích cực (tháng 7 đến tháng 9) và nuôi vỗ thành thục (tháng 10 đến tháng 11 hoặc tháng 12) Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn sinh sản và ấp trứng từ 10 - 12oC, khi nhiệt

độ tăng cao vào đầu mùa xuân trứng thoái hoá rất nhanh Sức sinh sản tuyệt đối đạt trên 5.300 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối khoảng 3.300 trứng/kg cá cái Sức sinh sản thực tế đạt từ 1.700 – 2.200 trứng/kg cá cái

Nghiên cứu ảnh hưởng của kích dục tố trong sinh sản nhân tạo cá hồi vân cho thấy, có thể sử dụng HCG với liều lượng 3.000 UI/kg cá cái hay kết hợp giữa não thùy thể cá chép (2 mg) và HCG (500 UI) hay LRHa (30 μg + 10 mg DOM) cho 1 kg cá cái đều cho hiệu quả kích thích sinh sản tốt Thời gian hiệu ứng thuốc ngắn, tỷ lệ đẻ đều đạt 100%, tỷ lệ thụ tinh đạt trên 80% và tỷ lệ nở đạt khoảng 65% Trong trường hợp không sử dụng kích dục tố mà chỉ tạo dòng chảy mạnh trong bể phải mất từ 24 - 48 giờ thì việc sinh sản mới hoàn tất, tuy nhiên các chỉ tiêu sinh sản đều đạt mức thấp Do đó

sử dụng kích dục tố cho sinh sản sẽ góp phần rút ngắn được thời gian và nguồn nước cấp thiếu do mùa vụ sinh sản thường là cao điểm mùa khô ở các tỉnh miền núi phía Bắc Để phù hợp với thực tế sản xuất, hạ giá thành và dễ tìm kiếm thì HCG (3000 UI)

và LRHa (30 μg + 10 mg DOM) nên được lựa chọn để kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân ở nước ta

Ngoài ra, nghiên cứu khả năng sử dụng thức ăn sản xuất trong nước để nuôi vỗ

cá hồi vân bố mẹ cũng được nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh SaPa

Cá bố mẹ được nhập từ Phần Lan về và được nuôi bằng 5 loại thức ăn thử nghiệm có hàm lượng protein và lipid dao động từ 36 – 45% và 12 – 22% Kết quả nghiên cứu

Trang 26

cho thấy, cá bố mẹ sử dụng các thức ăn này cho kết quả về tỷ lệ đẻ khá cao từ 47 - 91%, tỷ lệ thụ tinh đạt 82 - 85% và tỷ lệ nở đạt 56 - 76% Thức ăn có hàm lƣợng protein 45% và lipid 16% cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ đẻ trên 91%, tỷ lệ thụ tinh đạt 85% và tỷ lệ nở đạt 74,3% [4]

Trang 27

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Tháng 02 năm 2009 đến tháng 10 năm 2012

Địa điểm nghiên cứu: Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Thôn Klong klanh, xã Đa Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Ngoài ra, việc ấp trứng cá được thực hiện tại Trạm ấp trứng cá tại thôn Quảng Thừa, phường 4, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Đối tượng nghiên cứu: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykis Walbaum, 1792), bao

gồm tất cả các giai đoạn như: cá bố mẹ, trứng, cá hương và cá giống

Trang 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân

- Trong thí nghiệm này, một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản của cá hồi vân được xác định bao gồm: Phân biệt đực cái, tuổi thành thục, kích thước thành thục, hệ

số thành thục, sức sinh sản, mùa vụ sinh sản, quá trình phát triển tuyến sinh dục,… của

cá hồi vân nuôi trong điều kiện tỉnh Lâm Đồng

NGHIÊN CỨU CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ HỒI VÂN

(Oncorhynchus mykis Walbaum, 1792) TẠI LÂM ĐỒNG

Thử nghiệm sinh sản nhân tạo:

Phân tích số liệu, kết luận và đề xuất ý kiến

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản:

Trang 29

+ Cá thí nghiệm: Cá hồi vân đưa vào thí nghiệm đạt 1 - 2 năm tuổi, khối lượng trung bình 500 – 1.600 g/con Đây là nguồn cá giống nhập về từ Mỹ, ấp nở từ trứng đã thụ tinh nuôi trong thời gian 1 – 2 năm Sau đó, tiến hành chọn những con có kích thước lớn, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng,… đưa vào nuôi vỗ và theo dõi đặc điểm sinh học sinh sản trong điều kiện nuôi tại Lâm Đồng

Hình 2.2 Ao nuôi vỗ cá hồi bố mẹ

+ Hệ thống nuôi: Cá được nuôi trong các ao lót bạt hình tròn, đường kính 12 m,

độ sâu 1,5 m tương ứng với thể tích là 140 m3 Nước được cung cấp trực tiếp, liên tục

từ nguồn nước suối với lưu tốc ổn định trong khoảng 0,2 – 0,3 m3/phút

+ Mật độ nuôi 2 con/m3, thức ăn nhập khẩu Skreeting (Pháp) có hàm lượng protein (39 – 41%), lipid (22 – 24%) và kích cỡ (6 – 8 mm) tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cá Tỷ lệ cho ăn dao động từ 1,3 – 1,7% khối lượng thân tùy thuộc vào nhiệt độ nước (thường là 16oC, tăng khi nhiệt độ tăng), kích cỡ (giảm khi cỡ cá tăng)

và khả năng ăn mồi của cá

+ Chăm sóc và quản lý: Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường nước: nhiệt độ nước (2 lần/ngày), hàm lượng ôxy hòa tan, pH, hàm lượng NH3 và H2S (1 tuần/lần) hoặc khi có sự cố bất thường về thời tiết và môi trường nước Đồng thời, thường xuyên theo dõi hoạt động ăn mồi, tình trạng sức khỏe của cá nhằm phát hiện và xử lý các sự

cố một cách kịp thời Duy trì các yếu tố môi trường trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng và thành thục sinh dục của cá Các yếu tố môi trường nước được đo bằng các thiết bị và dụng cụ thông thường: nhiệt độ (nhiệt kế, độ chính xác 1oC), hàm lượng oxy được đo bằng máy đo oxy chuyên dụng (độ chính xác 0,1 mg oxy/L), pH đo bằng test pH (độ chính xác 0,1 đơn vị), NH3 và H2S (test NH3 và H2S độ chính xác 0,01 mg/L)

Trang 30

Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học sinh sản:

Phân biệt đực cái:

Tiến hành quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái bên ngoài khi cá đã thành thục sinh dục Các căn cứ để phân biệt đực cái có thể dựa vào đặc điểm của đầu cá, cơ quan sinh dục ngoài, màu sắc của cá,…

Sự phát triển tuyến sinh dục:

Hàng tháng, tiến hành thu và giải phẫu 5 cá đực và 5 cá cái 2 – 3 tuổi để phân tích và xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản Cá được xác định khối lượng (độ chính xác 10 g) trước khi giải phẫu kiểm tra Sau đó, tiến hành giải phẫu, thu và cân tuyến sinh dục nhằm xác định hệ số thành thục sinh dục Mẫu tuyến sinh dục được cắt ở 3 phần (đầu, giữa và cuối) rồi cố định trong dung dịch Bouin để phân tích tổ chức học

Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục

Phương pháp làm tiêu bản tổ chức tuyến sinh dục (buồng trứng và buồng sẹ) được thực hiện theo quy trình của Lightner [68] bao gồm các bước sau:

(1) Chuẩn bị mẫu: Lấy mẫu ra khỏi cồn, cắt nhỏ mẫu sao cho khối mô chỉ dày

28 mm Đánh dấu các mẫu để tránh nhầm lẫn, cho mẫu vào các bình cố định

Rút nước mẫu nghiên cứu: sau khi lấy mẫu ra khỏi dung dịch cồn 70o, ngâm trong cồn 95% trong 4 giờ, ngâm trong cồn 100% trong 4 giờ, ngâm trong Methyl Salicylate 12 - 24 giờ Thấm trong parafin nóng chảy ở 65oC trong ít nhất 6 tiếng

(2) Đúc mẫu trong Parafin: Sử dụng máy đổ parafin đã nóng chảy vào khuôn

đã chứa mẫu, để trên dàn lạnh khoảng 30 phút cho mẫu parafin đông cứng lại Lấy dao gọt khối parafin chứa mẫu thành hình thang hoặc hình chữ nhật

(3) Cắt lát mẫu: Gắn khối parafin lên đế gỗ và dán nhãn Gắn đế gỗ có mẫu vào máy microtom, cắt lát có độ dày 5 - 7 micron Đưa lát cắt vào nước ấm (40 - 45oC) khoảng 1 - 2 phút để lát cắt giãn, không bị nhăn Dùng lam sạch lấy lát cắt ra khỏi nước và sấy trên máy sấy ở nhiệt độ 45 - 60oC trong 1- 4 giờ

(4) Nhuộm Hematoxin và Eosin: Trước hết làm mất parafin bằng Xilen I trong

5 phút, Xilen II trong 5 phút Sau đó làm no nước mẫu bằng Ethanol 100% 2 - 3 phút, Etanol 95% 2 - 3 phút, Etanol 95% 2 - 3 phút, Etanol 80% 2 - 3 phút, Etanol 80% 2 - 3 phút, Etanol 50% 2 - 3 phút, mỗi nồng độ lặp lại hai lần Nhúng trong nước 3 - 6 lần

Trang 31

Cuối cùng nhuộm Hematoxin - Mayer trong 4 - 6 phút, rửa qua nước chảy nhẹ 4 - 6 phút và nhuộm Eosin trong 2 phút

(5) Làm trong mẫu: Ngâm mẫu trong dung dịch Xilen I trong 2 - 3 phút, Xilen

II trong 2 – 3 phút Để khô và đậy lamen bằng keo dán Boncanada, ghi nhãn trên lamen là khâu cuối cùng

Đọc tiêu bản các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đực và cá cái trên kính hiển vi quang học có độ phóng đại 40 lần Các giai đoạn phát triển của buồng trứng được phân chia theo bậc thang phát triển của 2 tác giả Sakun & Butskaia [99]

Đường kính của noãn bào, nhân được đo bằng trắc vi thị kính (micrometter) gắn trên thị kính ở vật kính 10 hoặc 40 Mỗi buồng trứng tiến hành đo trên 3 tiêu bản cắt ở

ba vị trí khác nhau (đầu, giữa và cuối tuyến sinh dục) Mỗi tiêu bản đo tất cả các trứng trong ba thị trường Xác định các thị trường khác nhau bằng cách di chuyển tiêu bản nhờ giá giữ và hai ốc dịch chuyển Tùy theo kích thước của trứng mà số trứng được đo trên mỗi tiêu bản dao động từ 30 - 100 trứng Kích thước của noãn bào và nhân được tính theo công thức:

L = 0,1 * (A/n)

Trong đó L: Chiều dài thực của mẫu (noãn bào) (mm)

A: Số vạch trên trắc vi thị kính đếm được

n: Bội giác của vật kính

Kích thước của các trứng ở mỗi pha phát triển của noãn bào được đo trên 30 trứng Đo đường kính của các hạt lipid (không bào), nang trứng cũng tương tự Hình ảnh của các tiêu bản được chụp bằng máy ảnh Olympus Camedia C7070 Wide Zoom ở

độ phóng đại 100, 400, hoặc 1000

Xác định tỷ lệ trứng ở các pha phát triển của noãn bào trong mỗi tháng bằng cách đếm số trứng của mỗi pha trên tiêu bản Có thể đếm trực tiếp trên kính hoặc đếm trên hình ảnh chụp của các tiêu bản của các buồng trứng trong tháng Mỗi buồng trứng

sử dụng 3 tiêu bản của 3 phần đầu, giữa, cuối để đếm Số trứng đếm và số tiêu bản dùng để đếm tương tự như đo đường kính của trứng

+ Xác định tuổi tham gia sinh sản, mùa vụ và hệ số thành thục sinh dục: Tiến hành nuôi vỗ và cho đẻ cá hồi vân cái và đực ở độ tuổi 1+ và 2+ Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục 1 tháng/lần (5 cái và 5 đực) trong thời gian 12 tháng để xác định mùa

Trang 32

vụ sinh sản, kích cỡ sinh sản, tuổi sinh sản và hệ số thành thục sinh dục của cá trong điều kiện tại Lâm Đồng

2.2.2.2 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân

- Lựa chọn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được kéo từ ao nuôi cá bố mẹ lên, dựa quan sát hình thái bên ngoài và kết hợp với vuốt trứng, sẹ để có thể lựa chọn nhanh cá đực, cá cái đáp ứng yêu cầu sinh sản Cá đực, cá cái đã thành thục sẽ được tách riêng ở những

bể khác nhau để chuẩn bị cho việc thu sản phẩm sinh sản (trứng, sẹ) Cá bố mẹ được lựa chọn cần có những đặc điểm sau:

+ Cá cái: Bụng to, mềm, có phần phụ sinh dục màu hồng đỏ, mọng, nhô hẳn ra bên ngoài Vuốt nhẹ hai bên thành bụng thấy có trứng chảy ra là những con cái đã đến thời điểm có thể thu trứng

+ Cá đực: Bụng mềm, phần phụ sinh dục lồi ra ngoài, vuốt nhẹ 2 bên thành bụng thấy có sẹ màu trắng sữa chảy ra và tan nhanh trong nước là những con có thể thu sẹ cho sinh sản

- Thu sản phẩm sinh sản, thụ tinh, ấp trứng:

+ Trước lúc thu trứng, tinh trùng, cá bố mẹ cần phải được gây mê bằng cách ngâm vào bể nước có chứa thuốc mê Bể có thể tích khoảng 50 – 60 L nước, chứa thuốc mê MSS 222 (30 – 40 ppm) kết hợp với muối ăn (1‰), sục khí liên tục đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 6 mg/L Thời gian gây mê cá bố mẹ khoảng 30 - 40 giây

+ Thu trứng, tinh trùng, thụ tinh và ấp trứng: Lau khô cá, vuốt trứng và tinh trùng riêng, sau đó tưới tinh trùng lên trứng và trộn đều Sau khoảng 30 giây, bổ sung nuớc vào vừa đủ ngập trứng và trộn tiếp Cả quá trình khoảng 20 phút Lúc này trứng hấp thụ nước và tăng kích thước khoảng 20% Sau đó cấp thêm nước, rửa trứng và đưa vào khay ấp

Khay ấp được sử dụng kiểu khay ấp của Phần Lan Trong quá trình ấp, trứng hỏng được hút ra 4 lần/ngày, bể ấp được xi phông 1 lần/ngày Dòng nước chảy trong

bể được điều chỉnh nhẹ nhàng để không làm trứng xáo trộn Giữ nhiệt độ dao động trong khoảng 12 - 13oC trong suốt quá trình ấp Cứ 2 - 3 ngày tiến hành ngâm trứng trong dung dịch iodine với tỷ lệ 1:600 (5 – 10 phút) để phòng bệnh (chủ yếu là nấm và

vi khuẩn)

Trang 33

Tiến hành xác định một số chỉ tiêu sinh sản như: Sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản thực tế, tỷ lệ cá cái đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất trứng, năng suất ra bột,…

2.2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương từ giai đoạn cá bột lên cá giống

Quá trình ương giống cá hồi vân được chia thành 2 giai đoạn: Từ cá bột thành

cá hương 3 - 4 gam/con; từ cá hương thành cá giống 10 – 12 g/con

Giai đoạn cá bột lên cá hương:

Bố trí thí nghiệm

Hình 2.3 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá bột lên cá hương

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống

của cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hương

1000 con/m2 1500 con/m2 2000 con/m2

Trang 34

Hình 2.4 Bể ương cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hương

+ Bể thí nghiệm: Sử dụng bể composite hình chữ nhật có thể tích 0,4 m3 (2 x 0,5 x 0,4 m) Mức nước trong bể ương được duy trì trong khoảng 0,2 - 0,3 m tăng dần theo sự gia tăng kích thước của cá Bể ương được lắp đặt hệ thống nước chảy tự động với lưu tốc nước 10 – 15 L/phút Toàn bộ hệ thống bể ương được đặt trong nhà có mái che nhằm ổn định các yếu tố môi trường trong suốt quá trình thí nghiệm

+ Nguồn giống: Cá bột đưa vào thí nghiệm là nguồn trứng đã thụ tinh được nhập từ Mỹ Trứng được nhập về khi ở giai đoạn xuất hiện điểm mắt, được ấp nở trong khoảng thời gian 7 ngày để nở ra cá bột Tuy nhiên, do nguồn trứng này được thu từ những cá bố mẹ khác nhau, đẻ khác thời điểm nên thời gian để chúng nở hoàn toàn thành cá bột thường kéo dài từ 7 – 12 ngày Sau 12 ngày tiếp theo, cá bột tiêu hóa hết lượng noãn hoàng dự trữ và bắt đầu chuyển sang sử dụng thức ăn ngoài Khi đó, tiến hành thu vớt cá để bố trí vào các bể thí nghiệm Nguồn nước: Dùng chung nguồn nước ương cá giai đoan từ bột lên hương Cá đưa vào thí nghiệm là những cá thể khỏe mạnh, vận động linh hoạt, đồng đều về kích cỡ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không dị hình, không có biểu hiện bệnh

+ Nguồn nước cấp: Nước suối trong rừng chảy qua hệ thống ống dẫn bằng nhựa tổng hợp Trước khi đưa vào bể ương, nước được lọc qua lớp mút mịn Lưu tốc nước cấp cho mỗi bể ấp khoảng 10 - 15 L/phút

+ Mật độ ương: Cá hồi vân được bố trí ương ở 3 mật độ khác nhau 1.000, 1.500

và 2000 con/m2 Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp, thời gian thí nghiệm cho giai đoạn này là 60 ngày

+ Thức ăn: Trong quá trình ương, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp nhập ngoại Skretting (Pháp) với hàm lượng protein (54 – 55%), lipid (16 – 18%) và kích thước (0,4 – 1,1 mm) thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá

+ Khẩu phần thức ăn: Cá được cho ăn với tỷ lệ 4 – 6% khối lượng thân/ngày tùy theo nhiệt độ môi trường (thường là 16oC, tăng khi nhiệt độ nước tăng), kích cỡ (giảm khi kích cỡ cá tăng) và khả năng ăn mồi của cá Khẩu phần thức ăn được chia làm 6 –

8 lần ăn/ngày

Giai đoạn cá hương lên cá giống:

Bố trí thí nghiệm:

Trang 35

+ Bể thí nghiệm: Sử dụng bể composite hình tròn có đường kính 2 m, độ sâu 0,8 m tương ứng với thể tích 1,8 – 2,0 m3 Mức nước trong bể ương được duy trì trong khoảng 0,3 - 0,5 m tăng dần theo sự gia tăng kích thước của cá Bể ương được lắp đặt

hệ thống nước chảy tự động với lưu tốc nước 10 – 15 L/phút Toàn bộ hệ thống bể ương được đặt trong nhà có mái che nhằm ổn định các yếu tố môi trường trong suốt quá trình thí nghiệm

Hình 2.5 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá hương lên cá giống

+ Nguồn nước cấp: Nước suối trong rừng chảy qua hệ thống ống dẫn bằng nhựa tổng hợp Trước khi đưa vào bể ương, nước được lọc qua lớp mút mịn Lưu tốc nước cấp cho mỗi bể ấp khoảng 10 - 15 L/phút

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi vân giai đoạn cá hương lên cá giống

200 con/m2 300 con/m2 400 con/m2

Trang 36

Hình 2.6 Bể ương cá hồi vân giai đoạn cá hương lên cá giống

+ Nguồn giống: Cá đưa vào thí nghiệm được ấp nở tương tự như thí nghiệm trên và ương cho đến khi đạt giai đoạn cá hương (3 – 4 g/con) Khi đạt kích cỡ này, tiến hành thu vớt cá để bố trí vào các bể thí nghiệm Cá đưa vào thí nghiệm là những

cá thể khỏe mạnh, vận động linh hoạt, đồng đều về kích cỡ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không dị hình, không có biểu hiện bệnh

+ Mật độ ương: Cá hồi vân được bố trí ương ở 3 mật độ khác nhau 200, 300 và

400 con/m2 Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp, thời gian thí nghiệm cho giai đoạn này là 40 ngày

+ Thức ăn: Trong quá trình ương, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp nhập ngoại Skretting (Pháp) với hàm lượng protein (52%), lipid (18%) và kích thước (1,5 – 1,9 mm) thay đổi tùy theo kích cỡ cá

+ Khẩu phần thức ăn: Cá được cho ăn với tỷ lệ 3 - 4% khối lượng thân/ngày tùy theo nhiệt độ môi trường (thường là 16oC, tăng khi nhiệt độ nước tăng), kích cỡ (giảm khi kích cỡ cá tăng) và khả năng ăn mồi của cá Khẩu phần thức ăn được chia làm 4 –

6 lần ăn/ngày

Chăm sóc quản lý:

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước, chỉ tiêu ôxy hòa tan (2 lần/ngày, 7 giờ và

14 giờ), pH, hàm lượng NH3 và H2S (1 tuần/lần) hoặc khi có dấu hiệu bất thường (mưa gió, cá hoạt động bất thường,…) bằng các dụng cụ đo môi trường thông dụng (Nhiệt

kế, test oxy, pH, NH3 và H2S) Hàng ngày, bể ương được tiến hành xi phông, chà rửa thành và đáy nhằm loại bỏ thức ăn thừa và cá chết, giữ cho môi trường bể nuôi luôn trong sạch và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh

Tốc độ sinh trưởng của cá được xác định định kỳ (10 ngày/lần) bằng cách thu ngẫu nhiên 30 con trong mỗi bể ương Khối lượng cá được xác định bằng cân điện tử

có độ chính xác 0,1 g

2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu:

Hệ số thành thục Gonado Somatic Index - GSI (%):

100

x BW GW

Trang 37

Trong đó: GSI – Hệ số thành thục

GW – Khối lượng tuyến sinh dục (g)

BW – Khối lượng cơ thể cá (g) Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute Fecundity - AF): Sức sinh sản tuyệt đối là toàn

bộ số trứng trong buồng trứng ở giai đoạn IV Sức sinh sản tương đối (Relative Fecundity - RF) là số trứng trên một gam khối lượng cơ thể, theo công thức sau:

BW

AF

RF (trứng/g) Xác định số lượng trứng ở buồng trứng bằng cách lấy 3 mẫu ở 3 phần khác nhau (đầu, giữa, cuối) của buồng trứng với khối lượng ≤ 1g/mẫu Đếm tất cả các trứng

có trong mẫu, lấy trung bình số trứng/1g buồng trứng

Năng suất trứng (trứng/kg cá cái):

Năng suất trứng = Số trứng thu được / KL cá cho đẻ (trứng/kg cá cái)

Năng suất cá bột (cá bột/kg cá cái):

Năng suất cá bột = Số cá bột thu được / KL cá cái cho đẻ (cá bột/kg cá cái) Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối AGR (g/ngày):

1 2

1 2

t t

W W

Tốc độ sinh trưởng tương đối WG (%):

1

1 2

W

W W

Trong đó: W1, W2 – Khối lượng cá ở thời điểm t1, t2 (g)

t1, t2 – Thời điểm cân cá lần trước và lần sau (ngày)

Tỷ lệ sống (%):

Trang 38

Tỷ lệ sống = (Số cá khi kết thúc thí nghiệm / Số cá ban đầu) x 100%

Phương pháp xử lý số liệu:

Toàn bộ số liệu thu được ở các thí nghiệm xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân bố mẹ Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (oneway – ANOVA) và kiểm định Duncan test được sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về giá trị trung bình của các thông số giữa các nghiệm thức trong từng thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ

lệ sống của cá hồi vân giai đoạn từ cá bột lên cá giống

Số liệu được trình bày trong báo cáo là giá trị Trung bình (TB) ± Độ lệch chuẩn (SD) và Trung bình (TB) ± Sai số chuẩn (SE)

Trang 39

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân

3.1.1 Phân biệt đực cái

Việc phân biệt cá hồi vân đực cái bằng đặc điểm hình thái ngoài có ý nghĩa quan trọng trong tuyển chọn và sinh sản nhân tạo loài cá này Bằng mắt thường, không thế phân biệt được cá hồi vân đực, cái cho đến khi cá thành thục và chuẩn bị bước vào mùa sinh sản Khi thành thục, cá hồi vân có thể phân biệt đực cái khá dễ dàng thông qua những dấu hiệu hình thái đặc trưng xuất hiện trên đầu, trên cơ quan sinh dục ngoài

và màu sắc cơ thể cá

Cá cái thành thục sinh dục có phần phụ sinh dục lồi nhô hẳn ra bên ngoài, tròn

và có màu hồng đỏ Dọc theo cơ quan đường bên và nắp mang có vân màu hồng Màu sắc của cá sáng Khi đã thành thục bụng cá to và mềm Phần đầu cá cái trong hơn và hàm trên dài gần bằng hàm dưới (Hình 3.1)

Cá đực thành thục, toàn thân cá có màu sậm hơn cá cái, kể cả ở các vây Hai bên nắp mang và dọc cơ quan đường bên có vân màu hồng đỏ sậm, bụng cá nhỏ hơn Phần phụ sinh dục lồi, nhô ra ngoài, nhọn và có màu hồng Đầu cá đực nhọn và phần hàm dưới kéo dài hơn so với hàm trên (Hình 3.1)

Hình 3.1 Cơ quan sinh dục ngoài (a) và hình dạng đầu (b) của cá hồi vân

đực (1) và cái (2) 3.1.2 Quá trình phát triển tuyến sinh dục

Trong nghiên cứu này, sự phát triển tuyến sinh dục của cá hồi vân được chia làm

6 giai đoạn theo phương pháp phân chia của Nikolski (1963) và Sakun & Butskaia [99] Kết quả theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá hồi vân cái trong 1 năm nuôi tại

Trang 40

Lâm Đồng cho thấy, tuyến sinh dục của loài cá này trải qua đầy đủ 6 giai đoạn tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác cũng trên loài cá này [116, 120, 130]

Giai đoạn I:

Về tổ chức học: Noãn sào ở giai đoạn này gồm có các noãn nguyên bào và các noãn bào non thuộc thời kỳ sinh trưởng về nguyên sinh chất Giai đoạn này chỉ tồn tại

1 lần trong đời và tồn tại ở những cá thể thành thục sinh dục lần đầu

Về ngoại hình: Noãn sào là 2 dải mỏng dài, trong suốt chạy dọc 2 bên cột sống

Hệ thống mạch máu trên bề mặt buồng trứng không có hoặc rất mờ nhạt Quan sát bằng mắt thường chưa thể phân biệt được đực hay cái, để phân biệt phải dựa vào mẫu nhuộm kiểm tra trên kính hiển vi Thời gian của giai đoạn này dài ngắn khác nhau tùy theo điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và môi trường sống [99] Đối với điều kiện nuôi tại Lâm Đồng, thời gian của giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 1 tháng (Hình 3.2A)

Hình 3.2 Buồng trứng giai đoạn I (A) và tinh sào giai đoạn I (B)

Buồng sẹ cũng có dạng sợi chỉ mảnh trong suốt Tế bào sinh tinh ở dạng tinh nguyên bào Giai đoạn này cũng chỉ có ở thời kỳ ấu niên (Hình 3.2 B)

Giai đoạn II:

Về tổ chức học: Đại đa số các tế bào sinh dục trong buồng trứng ở giai đoạn II

là những noãn bào thuộc thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất (Noãn bào thuộc pha 2

và 3) hoặc một số đã kết thúc sinh trưởng nguyên sinh chất (Cuối pha 3) Phân tích tiêu bản lát cắt tế bào trứng và đo kích thước của noãn bào cho thấy noãn bào đang tăng dần về mặt kích thước và có thể phân biệt đực, cái vào cuối của giai đoạn phát triển

Ngày đăng: 05/03/2015, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
54. Hokanson, K.F.R., McCormick, J.H., Jones, B.R. and Tucker, J.H. (1973). Thermal requirements for maturation, spawning, and embryo survival of the brook trout, Salvelinus fontinalis. Journal of the Fisheries Research Board of Canada, 30:p. 975-984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salvelinus fontinalis
Tác giả: Hokanson, K.F.R., McCormick, J.H., Jones, B.R. and Tucker, J.H
Năm: 1973
55. Holm, C.J., Refstie, T. and Bo, S. (1990). The Effect of fish density and feeding regimes on individual growth rate and mortality in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Aquaculture, 89: p. 225-232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss)
Tác giả: Holm, C.J., Refstie, T. and Bo, S
Năm: 1990
57. Irwin, S., O'Halloran, J. and FitzGerald, R.D. (1999). Stocking density, growth and growth variation in juvenile turbot, Scophthalmus maximus (Rafinesque).Aquaculture, 178: p. 77-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scophthalmus maximus
Tác giả: Irwin, S., O'Halloran, J. and FitzGerald, R.D
Năm: 1999
60. Jorgensen, E.H., Christiansen, J.S. and Jobling, M. (1993). Effects of stocking density on food intake, growth performance and oxygen consumption in Arctic charr (Salvelinus alpines). Aquaculture, 110: p. 191-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salvelinus alpines)
Tác giả: Jorgensen, E.H., Christiansen, J.S. and Jobling, M
Năm: 1993
64. Kurtoglu, I.Z., Okumus, I. and Celikkale, M.S. (1998). Analysis of Reproductive Performance of Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss) Broodstock in a Commercial Farm in Eastern Black Sea Region. Tr. J. of Veterinary and Animal Sicences, 22: p. 489-496 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Kurtoglu, I.Z., Okumus, I. and Celikkale, M.S
Năm: 1998
65. Lefrancois, C., Claireaux, G., Mercier, C. and Aubin, J. (2001). Effect of density on the routine metabolic expenditure of farmed rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Aquaculture, 195: p. 269-277 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss)
Tác giả: Lefrancois, C., Claireaux, G., Mercier, C. and Aubin, J
Năm: 2001
69. Liley, N.R., Tamkee, P., Tsai, R. and Hoysak, D.J. (2002). Fertilization dynamics in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss): Effect of male age, social experience, and sperm concentration and motility on invitro fertilization. Can J Fish Aquat Sci, 59: p. 144-152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Liley, N.R., Tamkee, P., Tsai, R. and Hoysak, D.J
Năm: 2002
71. Lorestany, R., Ahmadi, M.R. and Kalbasi, M.R. (2006). Effect of male age in Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss W., 1792) on duration of sperm motility, spermatocrite and eyed egg rate production. Iranian Scientific Fisheries Journal, 15: p. 119-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Lorestany, R., Ahmadi, M.R. and Kalbasi, M.R
Năm: 2006
74. Michel, C. (1979). Furunculosis of salmonids: vaccination attempts in rainbow trout (Salmo gairdneri) by formalin-killed germs. Ann Rech Vet, 10: p. 33-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salmo gairdneri
Tác giả: Michel, C
Năm: 1979
75. Molony, B. (2001). Environmental requirements and tolerances of Rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) and Brown trout (Salmo trutta) with special reference to Western Australia: A review. Fisheries Research Report, 130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss") and Brown trout ("Salmo trutta
Tác giả: Molony, B
Năm: 2001
76. Moradyan, H., Karimi, H., Gandomkar, H.A., Sahraeian, M.R., Ertefaat, S. and Sahafi, H.H. (2012). The Effect of Stocking Density on Growth Parameters and Survival Rate of Rainbow Trout Alevins (Oncorhynchus mykiss). World Journal of Fish and Marine Sciences 4, 5: p. 480-485 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss)
Tác giả: Moradyan, H., Karimi, H., Gandomkar, H.A., Sahraeian, M.R., Ertefaat, S. and Sahafi, H.H
Năm: 2012
78. Nepal, A.P., Yamada, T. and Karna, M.K. (1998). Determination of optimum stocking density of rainbow trout, Oncorhynchus mykiss, in Present Status of Fisheries Research, Development and Education in Nepal, Pradhan, B.R., Wagle, S.R., Osamu, Y. and Masakazu, T., Editors. NARC &amp; JICA. p. 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss", in "Present Status of Fisheries Research, Development and Education in Nepal
Tác giả: Nepal, A.P., Yamada, T. and Karna, M.K
Năm: 1998
80. North, B.P., Turnbull, J.F., Ellis, T., Porter, M.J., Miguad, H., Bron, J. and Bromage, N.R. (2006). The impact of stocking density on the welfare of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Aquaculture, 5: p. 466-479 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss)
Tác giả: North, B.P., Turnbull, J.F., Ellis, T., Porter, M.J., Miguad, H., Bron, J. and Bromage, N.R
Năm: 2006
82. Pankhurst, N.W., Purser, G.J., Van Der Kraak, G., Thomas, P.M. and Forteath, G.N.R. (1996). Effect of holding temperature on ovulation, egg fertility, plasma levels of reproductive hormones and in vitro ovarian steroidogenesis in the rainbow trout Oncorhynchus mykiss. Aquaculture, 146: p. 277-290 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Pankhurst, N.W., Purser, G.J., Van Der Kraak, G., Thomas, P.M. and Forteath, G.N.R
Năm: 1996
84. Papoutsoglou, S.E., Papaparskeve-Papoutsoglou, E. and Aklexis, M.N. (1987). Effect of density on growth rate and production of rainbow trout (Salmo gairdneri Richardson) over a full rearing period. Aquaculture, 66: p. 9-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salmo gairdneri
Tác giả: Papoutsoglou, S.E., Papaparskeve-Papoutsoglou, E. and Aklexis, M.N
Năm: 1987
86. Pornsoping, P., Unsrisong, G., Vearasilp, T., Wessels, S. and Hửrstgen-Schwark, G. (2007). Reproductive performance of female rainbow trout Oncorhynchus mykiss (Walbaum) kept under water temperatures and photoperiods of 13 o C and 51 o N latitude. . Aquaculture Research, 12: p. 1265-1273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Pornsoping, P., Unsrisong, G., Vearasilp, T., Wessels, S. and Hửrstgen-Schwark, G
Năm: 2007
88. Rai, A.K., Basnet, S.R., Bhujel, R.C. and Lamsal, G.P. (2005). Rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) culture in the himalayan kingdom of nepal: A Success Story. Apaari Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Rai, A.K., Basnet, S.R., Bhujel, R.C. and Lamsal, G.P
Năm: 2005
94. Root, L. (1994). Rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). S.D. Department Game, Fish &amp; Parks. Rapid City, SD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss)
Tác giả: Root, L
Năm: 1994
95. Ross, R. and Watten, B.J. (1998). Importance of rearing-unit design and stocking density to the behavior, growth and metabolism of lake trout (Salvelinus namaycush). Aquacult. Eng., 19: p. 41-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salvelinus namaycush)
Tác giả: Ross, R. and Watten, B.J
Năm: 1998
96. Rowe, D.K. and Chisnall, B.L. (1995). Effects of oxygen, temperature and light gradients on the vertical distribution of rainbow trout, Oncorhynchus mykiss, in two North Island, New Zealand, lakes differing in trophic status. New Zealand J.Mar. Freshwater Res, 29: p. 421-434 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncorhynchus mykiss
Tác giả: Rowe, D.K. and Chisnall, B.L
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w