Tiếp tục k ế thừa những kết quả quan trọng đã đạt được trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội đối với lĩnh vực tư pháp do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thực hiện trong
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRỊNH THỊ HẢI YẾN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRỊNH THỊ HẢI YẾN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung
HÀ NỘI - 2011
Trang 3- Thông điệp gốc : -
Gửi từ : [quanld@qh.gov.vn]
Gửi lúc : 21/09/2010 08:10 PM
Gửi tới : tund@qh.gov.vn;dungnq@qh.gov.vn;tinhbt@qh.gov.vn
Tiêu đề : Fw: Re: Trình ký Kế hoạch, kèm Đề cương B/c TKết công tác của UBTP nhkỳ K.XII (kèm 1+1 file).
Xin gửi lại Đ/c Tú file Kế hoạch số 4245/KH-UBTP12 ngày 18/9/2010 (đã được Đ/c CNUB cho ý kiến bổ sung 01
ý ở cuối văn bản, hồi 19.30, 3-21/9/2010), để trình Đ/c CNUB (kèm bản gốc) ký và cho phát hành vào đầu giờ Sáng mai (Thứ tư, ngày 22/9/2010)./R
Chương 1: TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN
TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
7
1.1 Về sự cần thiết thành lập Ủy ban Tư pháp của Quốc hội 7
1.3 Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội 10
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP
CỦA QUỐC HỘI
16
2.1 Về hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội
16
2.1.1 Viê ̣c quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020
16
2.1.2 Thư ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng xây dựng pháp luâ ̣t của Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội
2.2.2 Thư ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng giám sát tư pháp của Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội
32
Trang 42.3.1 Về hoa ̣t đô ̣ng đối ngoại và hợp tác quốc tế về lĩnh vực tư pháp
của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
56
2.3.2 Về mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng khác của Ủy ban Tư pháp của Quốc hô ̣i 58
Chương 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP
CỦA QUỐC HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
62
3.1 Một số kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội
công thành viên phụ trách chuyên môn theo từng lĩnh vực
trong pha ̣m vi nhiê ̣m vụ , quyền ha ̣n của Ủy ban
63
3.1.4 Luôn giư ̃ mối liên hê ̣ chă ̣t chẽ , thươ ̀ ng xuyên giữa Thường
trực Ủy ban tư pháp với thành viên Ủy ban Tư pháp, phát huy
dân chủ và trách nhiê ̣m của từng thành viên Ủy ban Tư pháp
và Vụ giúp việc
64
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về tổ chức và hoạt
động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hô ̣i trong thời gian tới
quyết để bảo đảm hiê ̣u quả hoạt động của Quốc hội , các cơ
quan của Quốc hội
78
3.2.6 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và
pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
79
Trang 5DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ năm 1991 khẳng định: Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó Trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quan điểm này đã được phát triển và hoàn thiện hơn Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VIII khẳng định:
Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp… [1, tr 48]
Như vậy, Quốc hội đặt trong mối quan hệ với các cơ quan hành pháp,
tư pháp vừa có sự phân công rành mạch về nhiệm vụ, quyền hạn, lại vừa có
sự thống nhất về thực thi quyền lực nhà nước của dân, do dân, vì dân Mối quan hệ đa chiều này cho thấy, để xây dựng một Nhà nước mạnh đòi hỏi các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải được hoàn thiện về tổ chức và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Với ý nghĩa đó, Nghị quyết của Đại hội
Đảng IX nhấn mạnh: "Phải kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng
cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội " [2, tr 146] Chủ trương của Đảng
nhanh chóng trở thành định hướng tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhiệm
kỳ khoá XII với nhiều đổi mới căn bản hơn
Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai Nghị quyết đại hội Đảng IX, đồng thời phân tích cụ thể những thời cơ cũng như thách thức trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định rõ:
Trang 7Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp… Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao [5]
Ngày 02 tháng 06 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Nghị quyết được ban hành đã kế thừa những nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và đề cập nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020 Trong Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn từ 2006 - 2010, nhằm góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân , chủ động hội nhập quốc tế
Để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, phúc đáp yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp Nghị
Trang 8quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 khẳng định "Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám
sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là lãnh đạo các cơ quan tư pháp…" [4]
Thể chế các yêu cầu nêu trên, tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội trong
đó có quy định thành lập Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Trên cơ sở đó, Ủy ban
Tư pháp của Quốc hội được thành lập và bắt đầu hoạt động khóa đầu tiên là khóa XII của Quốc hội Tiếp tục k ế thừa những kết quả quan trọng đã đạt được trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội đối với lĩnh vực
tư pháp do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thực hiện trong những nhiệm kỳ trước, ngay từ khi được thành lập, Ủy ban Tư pháp đã không ngừng phấn đấu tiếp tục đổi mới, tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động góp phần vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, về tổ chứ c và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XII còn có một số hạn chế cho nên hiệu quả hoạt động của Ủy ban Tư pháp trong thời gian q uan chưa đa ̣t được như mong muốn Những tồn tại, hạn chế này nếu không được khắc phục
sẽ là rào cản đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước Chính vì vậy, viê ̣c nghiên cứu đề tài "Tổ chức và hoạt động của Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội" có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc đổi mới
tổ chức và hoa ̣t động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới Nhận thức rõ tầm quan trọng và những tư tưởng mang ý nghĩa chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề này, đồng thời, xuất phát từ những đòi hỏi
của thực tiễn, việc chọn đề tài "Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành luật học là
hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn
Trang 92 Tình hình nghiên cứu
Ủy ban Tư pháp là Ủy ban được thành lập trên cơ sở chia tách Uỷ ban pháp luật của Quốc hội khóa XI Việc thành lập Ủy ban Tư pháp là để "thực hiện các nghị quyết của Đảng và thi hành Luật phòng, chống tham nhũng" và:
Thực hiện chủ trương từng bước đổi mới, hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; đồng thời định hướng nhân sự cho việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII Đây là vấn đề đã được nghiên cứu kỹ, được đặt ra từ lần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 [20, tr 3]
Cho đến thời điểm này , chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
mô ̣t cách toàn diê ̣n , có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội gắn liền với bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay để từ đó đưa ra những phương hướng cụ thể nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ba n Tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới , để đáp ứng được những đòi hỏi của thế giới thời
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế
3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn
về tổ chức và hoa ̣t động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội như : về sự cần thiết thành lập Ủy ban Tư pháp; về tổ chức , nhiê ̣m vụ và quyền ha ̣n của Ủy ban tư pháp; về thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng xây dựng pháp luâ ̣t , về hoa ̣t động giám sát tư pháp và về mô ̣t số công tác khác của Ủy ban Tư pháp; về mô ̣t số kinh nghiê ̣m về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XII ; từ đó,
đề ra phương hướng và đề xuất một số kiến nghi ̣ cụ thể trong việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện về tổ chức và hoa ̣t động của Ủy ban Tư pháp trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã
Trang 10đề ra cũng như yêu cầu của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về tổ chức , nhiê ̣m
vụ, quyền ha ̣n của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ; thực tra ̣ng về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và một số kinh nghiê ̣m , kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả , hiệu lực hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới
5 Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức , nhiê ̣m vụ và qu yền ha ̣n của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ; những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong nhiê ̣m kỳ khóa XII ; một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả , hiê ̣u lực hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới Luận văn tập trung sâu vào ba nội dung chính như sau:
Một là, tổ chức, nhiê ̣m vụ và quyền ha ̣n của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Hai là, thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Ba là, một số kinh nghiê ̣m và kiến nghi ̣ nhằm nâng cao hiê ̣u quả tổ chức và hoa ̣t động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách cụ thể, rõ ràng những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoa ̣t động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Trên cơ sở lý luâ ̣n, xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả , hiê ̣u lực hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong thời gian tới
Trang 11Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là thông tin khoa học tham khảo phục vụ quá trình đổi mới , hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp củ a Quốc hội nói riêng và tổ chức , hoạt động của Quốc hội Việt Nam nói chung, đồng thời, còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước
- Các phương pháp cụ thể bao gồm: phương pháp tổng kết, đánh giá thực tiễn các quy định của pháp luật; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp; kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các kết luận, đánh giá
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổ chức , nhiê ̣m vụ và quyền ha ̣n của Ủy ban Tư pháp của
Trang 12Chương 1 TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐ C HỘI
1.1 VỀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội được thành lập trong bối cảnh yêu cầu đổi mới toàn diê ̣n đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra cũng như yêu cầu của Quốc hội trong Nhà nư ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân , yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hội nhâ ̣p kinh tế quốc tế Chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nhìn chung vẫn chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân; quá trình giải quyết các vụ án vẫn còn để xảy ra oan sai, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, khắc phục việc ra bản án, quyết định oan sai, nâng cao uy tín của các cơ quan này trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, phúc đáp yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà một trong những giải pháp được đề cao là đẩy mạnh hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng khẳng định:
Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là của lãnh đạo các cơ quan tư pháp Thành lập Ủy ban tư pháp của Quốc hội để giúp
Trang 13Quốc hội thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ giám sát hoạt động tư pháp, trọng tâm
là việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử [4]
Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, thì một trong những việc quan trọng phải làm để thực hiện Nghị quyết này là cần "thành lập Ủy ban tư pháp của Quốc hội"
Thể chế hóa các yêu cầu nêu trên , tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XI đã thông qua Luâ ̣t sửa đổi, bổ sung một số điều của Luâ ̣t tổ chức Quốc hội trong đó có quy đi ̣nh thành lâ ̣p Ủy ban tư pháp của Quốc hội trên cơ sở chia tách Ủy ban pháp luật của Quốc hội Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội đã thành lập Ủy ban tư pháp để tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả, tính đúng đắn và tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các cơ quan này; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước
Từ khi được thành lập cho đến nay, căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan đồng thời kế thừa và phát huy kết quả hoạt động của Ủy ban Pháp luật các khóa trước, Ủy ban Tư pháp đã tăng cường đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong công tác lâ ̣p pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
1.2 VỀ TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN TƢ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII đã bầu Ủy ban tư pháp với 34 thành viên, bao gồm Chủ nhiệm, 04 Phó Chủ nhiệm, 03 Ủy viên Thường trực
và 26 Ủy viên khác Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và Ủy viên thường trực được tổ chức thành Thường trực Ủy ban tư pháp
Trang 14Trong số 34 thành viên Ủy ban có 05 đại biểu nữ, 01 đại biểu người dân tộc; 07 đại biểu là Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương; 03 đại biểu làm việc tại cơ quan Công an; 03 đại biểu làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân; 05 đại biểu làm việc tại Tòa án nhân dân, 01 đại biểu làm việc tại Đoàn luật sư; 05 đại biểu làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; 01 đại biểu làm việc tại Ban dân nguyện; 01 đại biểu công tác tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cơ cấu của Ủy ban
có các thành viên hoạt động trên lĩnh vực khác nhau, đa dạng về độ tuổi, vị trí
và kinh nghiệm công tác
Về cơ bản, việc cơ cấu thành viên Ủy ban Tư pháp đã kết hợp được nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, có sự đa dạng về độ tuổi, chức vụ và kinh nghiệm công tác nên đã có sự bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Đa số thành viên Ủy ban tư pháp đã hoặc đang công tác tại các cơ quan tư pháp, nhiều thành viên hoạt động kiêm nhiệm vì hiện nay đang đảm nhâ ̣n chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan tư pháp địa phương Do đó, chất lượng của các thành viên Ủy ban tư pháp tương đối đồng đều, am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của Ủy ban Tư pháp
Bô ̣ máy giúp viê ̣c cho Ủy ban tư pháp của Quốc hội là Vụ tư pháp cũng được thành lập theo Ng hị quyết số 02/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 24 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Vụ tư pháp là đơn vị có nhiệm vụ tham mưu, phục vụ các hoạt động của Ủy ban tư pháp Ban đầu số cán bộ, chuyên viên của Vụ tư pháp được chuyển từ số cán bộ, chuyên viên của Vụ pháp luật sang gồm 13 người Quá trình hoạt động bộ máy của Vụ tư pháp dần được hoàn thiện, đến nay số biên chế của Vụ là 26 người trong đó
có Vụ trưởng, 05 Phó vụ trưởng, 18 chuyên viên, 01 văn thư, 01 kế toán viên Lãnh đạo và chuyên viên của Vụ tư pháp cơ bản đều có trình độ đại học chuyên ngành pháp lý trở lên và có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, các đồng chí lãnh đạo Vụ đều đã là chuyên viên chính hoặc chuyên viên
Trang 15cao cấp, có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cao Hoạt động của Vụ tư pháp luôn gắn liền với các hoạt động của Ủy ban tư pháp trên các mặt công tác, về cơ bản Vụ tư pháp đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ Ủy ban Tư pháp Bên ca ̣nh đó , bộ máy giúp viê ̣c cho Ủy ban tư pháp tuy đã cố gắ ng nhưng do còn thiếu về số lượng cán bộ , chuyên viên , trình độ chuyên môn không đồng đều nên đáp ứng chưa đầy đủ , kịp thời yêu cầu hoạt động của Ủy ban tư pháp
1.3 VỀ NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN TƢ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
Uỷ ban tư pháp của Quốc hội khóa XII được thành lâ ̣p từ tháng 7 năm
2007 trên cơ sở chia tách Ủy ban pháp luâ ̣t của Quốc hội khóa XI Việc tách nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban pháp luật để thành lập Uỷ ban pháp luật
và Ủy ban Tư pháp là tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số
49 của Bộ Chính trị về công tác tư pháp và chiến lược cải cách tư pháp , đồng thời để nâng cao chất lượng hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội theo hướng chuyên môn hoá (chuyên sâu) theo lĩnh vực, theo ngành Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tư pháp được quy định trong Luật tổ chứ c Quốc hội năm 2001 (sửa đổi , bổ sung năm 2007), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật phòng, chống tham nhũng, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các văn bản pháp luật khác có liên quan Ngoài
ra Ủy ban tư pháp còn thực hiện một số nhiệm vụ do Đảng đoàn Quốc hội, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao
Theo quy định tại Điều 27a của Luật tổ chức Quốc hội (được sửa đổi,
bổ sung năm 2007), Ủy ban tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1 Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư
Trang 16pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp và các dự án khác
do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao;
2 Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng;
3 Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp;
4 Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5 Giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng;
6 Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về hình sự, tố tụng hình
sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp,
tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp [15, tr 2]
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban tư pháp , Thường trực Ủy ban tư pháp được tổ chức thành bốn nhóm công việc Chủ nhiệm Ủy ban tư
Trang 17pháp phụ trách chung , mỗi Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách một nhóm công việc của Ủy ban Tư pháp Cụ thể là:
Nhóm 1 (Nhóm điều tra, pháp luật hình sự và phòng, chống tham nhũng) có nhiệm vụ giúp Uỷ ban tư pháp nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo về hình sự,
tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra; công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm; phòng, chống tham nhũng, việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng và giám sát các lĩnh vực nói trên
Nhóm 2 (Nhóm truy tố) có nhiệm vụ giúp Uỷ ban tư pháp nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
về tố tụng hình sự; tổ chức bộ máy, biên chế của Viê ̣n kiểm sát nhân dân; thẩm tra báo cáo công tác của Viện trưởng Viê ̣n kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; Nhóm 3 (Nhóm xét xử) có nhiệm vụ giúp Uỷ ban tư pháp nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết về
tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và các dự án khác do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức bộ máy, biên chế của Toà án; thẩm tra báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; giám sát hoạt động của Toà án nhân dân Nhóm 4 (Nhóm thi hành án) có nhiệm vụ giúp Uỷ ban tư pháp nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết về thi hành án, bổ trợ tư pháp; thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; giám sát về tổ chức bộ máy và hoạt
động thi hành án, bổ trợ tư pháp Ba đồng chí Ủy viên thường trực
Ủy ban tư pháp được phân công về các nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 trên đây [21, tr 1]
Trang 18Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật tổ chức
Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội
đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các văn bản pháp luật khác có liên
quan, Thường trực Ủy ban tư pháp đã tổ chức thực hiện công việc của Ủy ban
theo chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định
Để thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ , quyền ha ̣n trên , Ủy ban tư pháp đã tiến hành
xây dựng Quy chế hoa ̣t đô ̣ng của Ủy ban tư pháp làm cơ sở phân công công
viê ̣c cho các thành viên Ủy b an tư pháp và Thường trực Ủy ban tư pháp Theo
sự phân công , Thường trực Ủy ban tư pháp thực hiê ̣n công viê ̣c một cách
khoa học , trách nhiệm rõ ràng , cụ thể của từng bộ phận , từng đa ̣i biểu chuyên
trách của Ủy ban tư pháp
Trong quá trình thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ của Ủy ban tư pháp , Thường trực
Ủy ban tư pháp có sự linh hoạt , tạo sự chủ động cho các thành viên Ủy ban tư
pháp thực hiện nhiệm vụ cũng như thu hút được sự tham gia của các thành
viên Ủ y ban tư pháp trong từng lĩnh vực hoa ̣t động cụ thể Thườ ng trực Ủy
ban tư pháp đã cố gắng bố trí thời gian , tổ chức các cuộc hội thảo , hội nghi ̣
mô ̣t cách hợp lý để ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho các thành viên Ủy ban tư pháp
có thể tham dự họp đông đủ các phiên họp thẩm tra các dự án luật , pháp lệnh
nhằm thực hiê ̣n tốt chế đô ̣ làm viê ̣c tâ ̣p thể và quyết đi ̣nh theo đa số Đối với
những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau , sau khi thảo luận dân chủ
Ủy ban tư pháp tiến hành biểu quyết làm cơ sở cho việc chuẩn bị báo cáo
thẩm tra của Ủy ban tư pháp
Để thực hiện nhiệm vụ theo Quy chế hoạt động của Ủy ban tư pháp ,
Vụ tư pháp cũng đã hình thành bốn nhóm công tác bao gồm: Nhóm điều tra -
phòng chống tham nhũng ; Nhóm truy tố; Nhóm xét xử, Nhóm Thi hành án và
bổ trợ tư pháp Mỗi nhóm trên có một Phó Vụ trưởng Vụ tư pháp phụ trách và
một số chuyên viên của Vụ tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực được
giao Vụ trưởng Vụ tư pháp chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban tư
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Trang 19pháp và Thường trực Ủy ban Tư pháp về thực hiện công việc chung của Vụ tư
pháp, Phó Vụ trưởng Vụ tư pháp chịu trách nhiệm trước Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp và Vụ trưởng Vụ Tư pháp về việc thực hiện công việc của nhóm
Các nhóm công tác trên của Vụ tư pháp tuy thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực
được phân công nhưng giữa các nhóm luôn có sự phối kết hợp để thực hiê ̣n
công viê ̣c của Nhóm mình
Về cơ bản , Vụ tư pháp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các mặt công
tác như: nghiên cứu, tham mưu, tổ chức phục vụ các hoạt động của Ủy ban
Tư pháp, Thường trực Ủy ban Tư pháp; nghiên cứu, đề xuất với Thường trực
Ủy ban Tư pháp về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ủy ban Tư pháp phụ trách và
các vấn đề khác có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Tư pháp,
Thường trực Ủy ban Tư pháp
Vụ tư pháp luôn phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan của Hội
đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ
quan, tổ chức hữu quan khác để phục vụ Ủy ban Tư pháp, Thường trực Ủy
ban Tư pháp và các công việc khác do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp giao Tập
thể Vụ tư pháp luôn đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Các cán bộ, chuyên viên của Vụ tư pháp
đã phát huy sự chủ động, tích cực trong việc nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến
tham mưu cho Thường trực Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Tư pháp trong việc
chủ trì thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh đồng thời
thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Ủy ban Tư pháp đối với tất cả các
công việc của Ủy ban Tư pháp
Tuy nhiên , hoạt động của Vụ tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn do số
lượng cán bộ , chuyên viên của Vụ tư pháp vẫn còn thiếu so với chỉ tiêu biên
chế nên chưa đáp ứng với yêu cầu công việc Do đây là nhiệm kỳ đầu tiên của
Ủy ban Tư pháp và trên cơ sở đó Vụ tư pháp được thành lập để giúp việc cho
Ủy ban Tư pháp nên việc phải tập trung nhiều cho công tác kiện toàn tổ chức
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Formatted: Font: Times New Roman, 14 pt,
German (Germany), Expanded by 0.1 pt
Trang 20bộ máy của Vụ tư pháp cũng ảnh hưởng đến kết quả việc thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn của Ủy ban Tư pháp và Vụ tư pháp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vâ ̣y, nhiê ̣m kỳ Quốc hội khóa XII (2007 - 2011) là nhiệm kỳ đầu tiên của của Ủy ban tư pháp Đa số thành viên Ủy ban tư pháp đều có kiến thức pháp luâ ̣t cả về lý luâ ̣n và thực tiễn ; các thành viên Ủy ban hoạt động theo chế đô ̣ kiêm nhiê ̣m công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau Vớ i cơ cấu , thành phần và chất lượng nêu trên , với tinh thần trách nhiê ̣m cao , các thành viên Ủy ban tư pháp đã có những đóng góp thiết thực , có hiệu quả vào hoạt
đô ̣ng của Ủy ban trên các mă ̣t công tác , góp phần làm cho hoạt động thẩm tra , giám sát của Ủy ban tư pháp vừa có cơ sở thực tiễn vừa có căn cứ khoa học Tuy nhiên , phần đông các thành viên Ủy ban tư pháp hoa ̣t đô ̣ng kiêm nhiê ̣m nên trong mô ̣t số phiên họp toàn thể , số thành viên tham gia không đông đủ , điều này đã ảnh hưởng tới viê ̣c thực hiê ̣n nguyên tắc làm viê ̣c tập thể, quyết
đi ̣nh theo đa số
Về bộ máy giúp viê ̣c cho Ủy ban tư pháp , tuy số lượng biên chế còn ít ,
đa số là cán bộ chuyên viên trẻ nhưng Vu ̣ tư pháp đã phu ̣c vụ tốt cho các hoa ̣t
đô ̣ng của Ủy ban tư pháp Mọi hoạt động của Vụ tư pháp luôn bám sát vào nhiê ̣m vụ của Ủy ban tư pháp và đã hoàn thành tốt nhiê ̣m vụ được giao với tinh thần trách nhiê ̣m cao nhất
Trang 21Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
2.1 VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
2.1.1 Viê ̣c quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Ngày 02 tháng 06 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Nghị quyết được ban hành đã kế thừa những nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và đề cập nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020 Trong Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn từ 2006 - 2010, nhằm góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế
Nghị quyết số 49-NQ/TW xác định rõ trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội (ĐĐQH) là "lãnh đạo việc thể chế hoá các chủ trương, định hướng, nội dung, nhiệm vụ cải cách tư pháp"
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị của Nghị quyết số 49-NQ/TW, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW cụ thể là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực tư pháp, bao gồm: Hoàn thiện pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Hoàn thiện pháp luật về thi hành án; Chuẩn bị trình Quốc hội ban hành Luật bồi thường thiệt
Trang 22hại cho người bị oan, sai do cơ quan nhà nước, cán bộ công chức gây ra; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp như: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra; Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp như: luật sư, giám định tư pháp, cảnh sát hỗ trợ tư pháp, công chức, trợ giúp pháp lý, v.v ; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, giám sát việc phòng, chống tham nhũng
2.1.2 Thƣ ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng xây dƣ̣ng pháp luâ ̣t của Ủy ban tƣ pháp của Quốc hội
- Như ̃ng kết quả đạt được trong hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban tư pháp của Quốc hội
Hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban tư pháp trong thời gian qua luôn luôn được quan tâm phát triển Ủy ban tư pháp xác định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp, nhất là liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, nhiều văn bản còn thiếu đã gây ra những khó khăn, làm giảm hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và bổ trợ tư pháp; do
đó, nhiệm kỳ này Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực để thực hiện
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Ủy ban tư pháp của Quốc hội đã chủ trì thẩm tra, chỉnh lý và hoàn thiện đối với 30 dự
án, trong đó có 9 dự án luật (06 dự án luật mới, 03 dự án luật sửa đổi, bổ sung), 8 dự án pháp lệnh (03 dự án pháp lệnh mới, 05 dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung), 01 dự thảo nghị quyết, 12 Tờ trình (kèm theo dự thảo nghị quyết), trong đó có 7 dự án Luật, 5 dự án Pháp lệnh, 13 dự thảo Nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; 02 dự án luật đã được Quốc hội
Trang 23xem xét, cho ý kiến, 03 dự án Pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến (Phụ lục số 1) [22, tr 1]
Trong số các dự án luật do Ủy ban Tư pháp chủ trì thẩm tra có 07 dự
án phải thực hiện theo quy trình Quốc hội xem xét và thông qua tại hai kỳ họp, nhiều dự án luật có số chương, điều luật lớn, phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều vấn đề mới phức tạp liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp như Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật lý lịch tư pháp, Luật trọng tài thương mại, Luâ ̣t tố tụng hành chính Một số dự án luật, pháp lệnh sau khi trình do chưa đáp ứng yêu cầu, các cơ quan soạn thảo phải chỉnh sửa toàn diện và Ủy ban tư pháp phải tổ chức họp toàn thể nhiều lần để thẩm tra như Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh chi phí giám đi ̣nh , định giá, chi phí cho người làm chứng , người phiên di ̣ch trong tố tụng, v.v
(Ví dụ : Dự án Pháp lê ̣nh thủ tu ̣c bắt giữ tàu biển được đưa vào
Chương trình xây dựng luâ ̣t , pháp lệnh của Quốc hội khóa XI Ngày 11/ 10/
2007, Ủy ban tư pháp đã tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án Pháp
lê ̣nh thủ tu ̣c bắt giữ tàu biển theo Tờ trình số 142/TTr-TANDTC ngày 28/9/2007 và đã có Báo cáo thẩm tra số 155/UBTP12 ngày 18/10/2007 về dự
án Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tại phiên họp thứ ba ngày 19/ 10/ 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Pháp lê ̣nh này để cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp ngày 19/ 10/2007, dự án Pháp lê ̣nh thủ tu ̣c bắt giữ tàu biển đã được chỉnh lý la ̣i vàTòa án nhân dân tối cao có Tờ trình số 28/TTr-TANDTC ngày 07/ 3/ 2008 Ủy ban Tư pháp đã họp phiên toàn thể lần thứ hai vào ngày 19/ 3/ 2008 để thẩm tra dự án Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển theo Tờ trình số 28/TTr-TANDTC ngày 07/ 3/ 2008 của Tòa án nhân dân tối cao
Trang 24Qua thảo luận, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, dự thảo Pháp lệnh đã bổ sung thêm 33 điều mới so với dự thảo Pháp lệnh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp ngày 19/ 10/ 2007 Nhiều nội dung trong dự thảo Pháp lệnh vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và chưa có ý kiến góp ý của Chính phủ
và các cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Do vậy, Ủy ban Tư pháp đã đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục chỉnh lý dự án Pháp lệnh, lấy ý kiến đóng góp của Chính phủ và các cơ quan có liên quan để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua
Ngày 4/ 4/ 2008, Ủy ban Tư pháp có Công văn số 1037/UBTP12 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kèm theo tổng hợp ý kiến của Ủy ban Tư pháp và các đại biểu tham dự cuộc họp thẩm tra dự án Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển bao gồm 21 nội dung của dự thảo Pháp lệnh cần phải được xem xét làm
rõ Tiếp thu ý kiến thẩm tra lần hai của Ủy ban Tư pháp và ý kiến đóng góp của Chính phủ, các cơ quan có liên quan, Tòa án nhân dân tối cao đã có Tờ trình số 80/TTr-TANDTC ngày 30/ 6/ 2008 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển Ngày 14/ 7/ 2008, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ ba để thẩm tra dự án Pháp lê ̣nh thủ tu ̣c bắt giữ tàu biển theo Tờ trình số 80/TTr-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao Sau phiên họp thẩm tra lần thứ ba, ngày 14/ 7/ 2008, Tòa án nhân dân tối cao tiếp thu nhiều ý kiến của Ủy ban Tư pháp và chỉnh lý lại Tờ trình số 80/TTr-TANDTC ngày 30/ 6/ 2008 kèm theo dự thảo Pháp lệnh và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Tờ trình số 91/TTr-TANDTC ngày 16/7/ 2008
và dự thảo Pháp lệnh mới
Ủy ban tư pháp đã có Báo cáo thẩm tra số 1552/UBTP12 ngày 27 tháng 7 năm 2008 Báo cáo này nêu ra 15 nội dung đã được Tòa án nhân dân tối cao tiếp thu , chỉnh lý trong dự thảo Pháp lệnh mới và những nội dung còn có ý
Trang 25kiến khác nhau theo Tờ trình số 91/TTr-TANDTC ngày 16/7/2008 và dự thảo Pháp lệnh mới
Ngày 28/7/2008, Ủy ban Thường vụ Quốc h ội đã thảo luận , cho ý kiến về dự án Pháp lê ̣nh thủ tu ̣c bắt giữ tàu biển và đ a số ý kiến của Ủy ban Thườ ng vụ Quốc hội đều tán thành với các nội dung nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp Dự án Pháp lê ̣nh t hủ tục bắt giữ tàu biển đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét , thông qua ngày 27/8/2008.)
Ngoài các dự án luật , pháp lệnh , các Tờ trình và Nghị quyết kèm theo Tờ trình được Ủy ban tư pháp thẩm tra chủ yếu là của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao , Viện trưởng Viê ̣n kiểm sát nhân dân tối cao có nội dung về các vấn đề như thực hiện tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện;
về bổ sung biên chế của ngành Tòa án, Viện kiểm sát trong các năm, vềthay đổi thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao , Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao , vv Trong số các Tờ trình mà Ủy ban tư pháp đã thẩm tra thì có nhiều Tờ trình về vấn đề liên quan đến những nội dung lớn, phức tạp nên đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu kỹ cả về
lý luận lẫn thực tiễn , kết quả thông qua các đợt giám sát , khảo sát của Ủy ban
tư pháp với các cơ quan này để có thông tin chính xác giúp cho việc thẩm tra, đánh giá các nội dung trên được sâu sắc và toàn diê ̣n
(Ví dụ, để chuẩn bị cho phiên họp thẩm tra của Ủy ban tư pháp về Tờ trình và Đề án của Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ sung biên chế và số lượng Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp năm 2009 và 2010, ngày 04/02/2009, Thườ ng trực Ủy ban tư pháp đã tiến hành khảo sát về tình hình biên chế của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nô ̣i và một số Tòa án nhân dân quâ ̣n, huyê ̣n, thị xã thuộc thành phố Hà Nội Qua nghiên cứu , Ủy ban Tư pháp nhất trí về sự cần thiết phải bổ sung biên chế và số lượng Thẩm phán Toà án các cấp Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhận thấy việc bổ sung biên chế và số lượng Thẩm phán Toà án các cấp cần phải phù hợp với thực tiễn , viê ̣c phân
Trang 26bổ biên chế là để đảm bảo giải quyết công việc, theo đó đơn vị nào thiếu thì được bổ sung, đơn vị nào thừa thì phải cắt giảm Do đó, việc bổ sung biên chế
và số lượng Thẩm phán Toà án các cấp không nên tăng đồng đều mang tính chất bình quân mà chỉ nên tăng biên chế và Thẩm phán ở những đơn vị hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết án do có nhiều án mà có ít Thẩm phán, Thư ký và cán bộ văn phòng Mặt khác, cũng phải xem xét đến khả năng tuyển dụng cán bộ của ngành Toà án để phân bổ biên chế cho phù hợp Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cần đề ra các giải pháp để khắc phục
đồng thời , để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn việc phân bổ biên chế năm
2009, 2010 và các năm tiếp theo Đồng thời , Báo cá o thẩm tra đưa ra các tiêu
chí và phương pháp xác định biên chế đối với Toà án nhân dân cấp huyện,
Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân tối cao Ủy ban tư pháp cho rằng , cần phải có lô ̣ trình thực hiê ̣n viê ̣c bổ sung biên chế Ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tư pháp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành
Ủy ban Tư pháp đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng biên chế của toàn ngành Tòa án nhân dân năm 2009 và năm 2010 là 13.524 biên chế (bổ sung 1.500 biên chế), trong đó Thẩm phán là 5.436 biên chế (bổ sung 508 biên chế Thẩm phán cấp huyện); Tòa án nhân dân tối cao có
722 biên chế (bổ sung 119 biên chế), trong đó Thẩm phán là 120 biên chế; Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 3.711 biên chế (bổ sung 112 biên chế), Thẩm phán là 1.118 biên chế; Tòa án nhân dân cấp huyện là 9.091 biên chế (bổ sung 1.269 biên chế), trong đó Thẩm phán là 4.198 biên chế (bổ sung 508 biên chế) Biên chế Tòa án quân sự giữ nguyên với tổng biên chế là 315 biên chế, trong đó Thẩm phán là 141 biên chế
Dự thảo Nghi ̣ quyết về viê ̣c bổ sung biên chế và số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân , Tòa án quân sự các cấp năm 2009 và năm 2010 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét , thông qua ngày 23/2/2009)
Trang 27Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, số lượng các dự án luật, pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết và tờ trình do Ủy ban tư pháp chủ trì thẩm tra và phối hợp thẩm tra là khá lớn nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, Ủy ban tư pháp đã cố gắng tập trung trí tuệ và thời gian để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình Để phục vụ công tác thẩm tra, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Ủy ban tư pháp đã tổ chức nhiều hoạt động khảo sát thực tiễn tại nhiều địa phương, tổ chức hội thảo trong nước và quốc tế, thu thập ý kiến các chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, tổ chức các buổi làm việc với các cơ quan có thẩm quyền Trên cơ sở đó, các thành viên Ủy ban Tư pháp
đã sắp xếp, dành nhiều thời gian tham gia công tác xây dựng pháp luật và Ủy ban tư pháp đã tổ chức nhiều phiên họp toàn thể Ủy ban và Thường trực Ủy ban
Tư pháp để thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Tờ trình So với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban tư pháp cơ bản đã hoàn thành số lượng các dự án luật, pháp lệnh được phân công, bảo đảm đúng quy trình cho ý kiến , xem xét và thông qua Luật của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Một số dự án luật như Luật phòng, chống mua bán người tuy thuộc Chương trình chuẩn bị của nhiệm kỳ nhưng đã được tích cực chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ chín nhiệm kỳ khóa XII này Tại các phiên họp thẩm tra, các nội dung được thảo luận dân chủ, các
ý kiến của đa số, thiểu số thành viên Ủy ban Tư pháp đều được thể hiện đầy
đủ trong Báo cáo thẩm tra Trong quá trình thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, Ủy ban Tư pháp đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác, mời đại diện của các cơ quan này phối hợp thẩm tra theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các ý kiến của các cơ quan đã được Ủy ban Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc
Nhìn chung , các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đã tập trung đánh giá những vấn đề cơ bản của dự án như về việc chuẩn bị dự án, về
Trang 28những vấn đề còn ý kiến khác nhau, về các nội dung cụ thể của dự án, về bảo đảm tính thống nhất của dự án trong hệ thống pháp luật Việt Nam v.v Đồng thời, các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp luôn thể hiện đúng đắn các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, mang tính phản biện và thể hiện rõ quan điểm của Ủy ban Tư pháp, có cơ sở thực tiễn và khoa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác lập pháp và chú trọng việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp
và tính thống nhất của hệ thống pháp luật Do được chuẩn bị công phu, các báo cáo thẩm tra của Ủy ban đều có chất lượng tốt và trở thành cơ sở quan trọng để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định Một số dự án được Ủy ban Tư pháp đánh giá việc chuẩn bị chưa đạt yêu cầu về chất lượng, chưa bảo đảm đúng trình tự thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu theo các kiến nghị của Ủy ban
tư pháp và chỉnh sửa lại dự án để Ủy ban Tư pháp tiếp tục thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Những dự án được Ủy ban tư pháp đánh giá đã đáp ứng được các yêu cầu và đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét đều được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhất trí và chỉ đạo Ủy ban tư pháp chuẩn bị việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luâ ̣t, pháp lệnh
Công tác nghiên cứu , tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và chỉnh lý vào dự thảo luật, pháp lệnh được Ủy ban tư pháp tiến hành một cách chủ động, nghiêm túc, theo đúng sự phân công và chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội , theo quy đi ̣nh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan để hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh có chất lượng tốt nhất trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trong hoạt động xây dựng pháp luật, giai đoa ̣n tiếp thu , chỉnh lý , hoàn thiện dự án Luật , pháp lệnh là giai đoạn Ủy ban tư pháp và Thường trực Ủy ban Tư pháp phải tập trung nhiều nhất công sức, trí tuệ để vừa tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo
Trang 29luật, pháp lệnh đồng thời vừa phải chuẩn bị báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh
lý dự thảo luâ ̣t, pháp lệnh theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thực tế cho thấy các dự án mà Ủy ban Tư pháp chủ trì chỉnh lý, hoàn thiện đều có sự thay đổi lớn về chất lượng từ kết cấu, bố cục đến hầu hết nội dung các điều khoản như Luật tố tụng hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự (Dự thảo Luật trọng tài thương mại trình Quốc hội thông qua tăng thêm 2 chương
8 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến; dự thảo Luật tố tụng hành chính tăng thêm 4 chương 101 điều) Trong quá trình chỉnh
lý các dự án luâ ̣t, pháp lệnh, Ủy ban Tư pháp đã thường xuyên đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả, bảo đảm các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chất lượng tốt Đối với một số dự án luật lớn, Thường trực Ủy ban tư pháp còn kịp thời báo cáo xin ý kiến và đề xuất Ủy ban Thườ ng vụ Quốc hội những giải pháp cụ thể để xử lý về mô ̣t số nội dung lớn và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của các dự án luật
Việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án thường được tiến hành nhiều lần, các vấn đề của dự án đều được xem xét, chỉnh lý kỹ cả về nội dung và kỹ thuật văn bản, góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng
dự án Trong quá trình chỉnh lý dự án luâ ̣t , pháp lệnh , Ủy ban Tư pháp luôn đấu tranh bảo vệ các đường lối, quan điểm của Đảng, chống các biểu hiện cục
bộ, bảo đảm tính khách quan vì lợi ích chung Ý kiến tham gia của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan hữu quan khác đã được Ủy ban
Tư pháp nghiên cứu kỹ , tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ Các báo cáo giải trình, tiếp thu luôn được Ủy ban Tư pháp chuẩn bị chu đáo , kỹ lưỡng, có tính thuyết phục cao được Quốc hội , Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội tán thành cao Ủy ban tư pháp đã chú trọng việc giải quyết những vấn đề có sự đan xen của nhiều lĩnh vực, bảo đảm được sự thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật, hoàn thiện về thể thức, kỹ thuật văn bản
Trang 30Để phục vụ cho việc nghiên cứu , chỉnh lý , hoàn thiện các dự án luâ ̣t , pháp lệnh , Thường trực Ủy ban tư pháp đã phối hợp với Đoàn thư ký kỳ họp chỉ đạo và tổ chức việc tập hợp , tổng hợp đầy đủ , chính xác các ý kiến của đa ̣i biểu Quốc hội thảo luận ta ̣i tổ và ta ̣i hội trường ; phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan trong việc báo cáo Ủy ban Thườ ng vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn của dự án còn có nhiều ý kiến khác nhau giữa đại biểu Quốc hội, Ủy ban Tư pháp và cơ quan trình dự án , làm cơ sở định hướng cho việc chỉnh lý dự án Trong trường hợp cần thiết , để làm rõ thêm về một số vấn đề của dự án luâ ̣t , pháp lệnh , Ủy ban Tư pháp tổ chức làm việc trực tiếp với các cơ quan , tổ chức, cá nhân có liên quan thảo luâ ̣n, cho ý kiến Sau khi dự án luật, pháp lệnh được thông qua, Thường trực Ủy ban tư pháp tham gia với Thường trực Ủy ban Pháp luật để rà soát, hoàn thiện dự án luâ ̣t, pháp lệnh trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực
Nhìn chung , công tác tiếp thu, chỉnh lý các dự án luâ ̣t, pháp lệnh , Ủy ban Tư pháp đã bảo đảm chất lươ ̣ng tốt , bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, đấu tranh với những biểu hiện vì lợi ích cục bộ của bộ, ngành Hầu hết
ý kiến của Ủy ban Tư pháp đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận; được các cơ quan hữu quan tiếp thu một cách toàn diện Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật đã giúp việc hoàn thiện một bước hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp, hoàn thiện tổ chức các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, giải quyết nhiều vấn
đề bức xúc trong công tác thi hành án hình sự, thi hành án dân sự Bằng thái
độ làm việc nghiêm túc và đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ và bảo đảm nguyên tắc hoạt động trong quá trình chỉnh lý nên cơ bản các dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật, pháp lệnh Ủy ban tư pháp chuẩn bị giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội , các đại biểu Quốc hội tán thành Nhiều dự án luật lớn được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu tán thành cao (Luật trọng tài thương mại đạt tỷ
Trang 31lệ đại biểu tán thành là 85,8%, Luật thi hành án hình sự là 86,61%) Đối với việc soạn thảo các dự thảo nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, Ủy ban Tư pháp đã thực hiện đúng tiến độ thời gian và bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua
Về công tác phối hợp thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội chủ trì, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Ủy ban tư pháp đã phối hợp thẩm tra 15 dự án luật, 02 dự án pháp lệnh (Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Công vụ; Luật quốc tịch (sửa đổi); Luật đăng ký giao dịch bảo đảm; Luật thủ tục hành chính; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ; Luật thanh tra (sửa đổi); Luật viên chức, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật khiếu nại; Luật tố cáo; Luật lưu trữ; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam…) Để triển khai nhiệm vụ này, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã tổ chức nghiên cứu, họp Thường trực Ủy ban để chuẩn bị
ý kiến tham gia bằng văn bản hoặc cử đại diện Thường trực Ủy ban Tư pháp tham dự và phát biểu ý kiến tại các phiên họp thẩm tra của các Ủy ban khác của Quốc hội Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Tư pháp tổ chức họp thẩm tra và phát biểu ý kiến bằng văn bản về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội (nội dung liên quan đến lĩnh vực tư pháp),
về báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng năm Ngoài ra, đối với một số dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do các Uỷ ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra, nhất là có nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ủy ban Tư pháp, mặc dù không được Ủy ban Thường vụ
Trang 32Quốc hội phân công phối hợp thẩm tra nhưng Thường trực Ủy ban Tư pháp
đã cố gắng chủ động nghiên cứu chuẩn bị ý kiến để Chủ nhiệm Ủy ban phát biểu ý kiến tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Qua công tác phối hợp thẩm tra, tham gia ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh do các Ủy ban khác của Quốc hội chủ trì, Ủy ban Tư pháp đã góp phần tích cực trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật Nhiều ý kiến của Ủy ban Tư pháp trong báo cáo phối hợp thẩm tra đã được các Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và cơ quan soạn thảo đồng tình, tiếp thu nghiêm túc
- Những hạn chế trong hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban Tư pháp còn một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, sự phối hợp giữa Ủy ban Tư pháp với Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao , Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ và hàng năm chưa được thường xuyên, chặt chẽ để làm rõ sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản, tính đồng bộ, khả thi, thứ tự ưu tiên cũng như điều kiện xây dựng dự án và thi hành văn bản khi được thông qua
Thứ hai, hầu hết các dự án được gửi sang Ủy ban Tư pháp để thẩm tra
chậm so với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gây khó khăn, bị động cho việc tổ chức nghiên cứu, thẩm tra; một số dự án được chuẩn bị không tốt, thiếu đánh giá tác động, tổng kết thực tiễn hoặc có đánh giá, tổng kết nhưng hình thức, nhiều quy định không phù hợp, thiếu khả thi do
đó đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để chỉnh lý, hoàn thiện
Thứ ba, phiên họp thẩm tra của toàn thể Ủy ban Tư pháp thường thiếu
nhiều thành viên, có phiên vắng tới 1/3 tổng số thành viên đã làm ảnh hưởng
Trang 33tới việc thảo luận, tranh luận và nhất là bảo đảm nguyên tắc làm việc tập thể
và quyết định theo đa số Các phiên họp toàn thể Ủy ban để thẩm tra thường không thể kéo dài để đi sâu vào tất cả các nội dung, chương điều cụ thể mà chủ yếu chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn thuộc chính sách , chủ trương, đường lối, những vấn đề mà ý kiến còn khác nhau Do đó, khi ra Quốc hội thảo luận , bên cạnh ý kiến thẩm tra của Ủy ban , các thành viên Ủy ban tư pháp còn nêu nhiều nội dung cụ thể khác của dự án
Thứ tư, các đồng chí trong Thường trực Ủy ban Tư pháp chưa có điều
kiện về thời gian để tham gia nhiều vào quá trình chỉnh lý mà thường phân công cho 01 đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban và Ủy viên Thường trực Ủy ban cùng cán bộ của Vụ tư pháp phối hợp để thực hiện
Thứ năm, việc tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà hoạt động
thực tiễn chưa được nhiều; chưa xây dựng được đội ngũ cộng tác viên cho công tác xây dựng pháp luật; quá trình chỉnh lý còn thiếu sự tham gia đầy đủ, thường xuyên đại diện có thẩm quyền của cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan hữu quan gây khó khăn cho việc trao đổi ý kiến, nhất là việc bảo đảm tiến độ và phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau
Thứ sáu, công tác tham gia thẩm tra với các Ủy ban khác của Quốc hội
chủ yếu do mô ̣ t đồng chí trong Thường trực Ủy ban Tư pháp thực hiện , phát biểu với tư cách cá nhân; việc tham gia bằng văn bản với tính chất là ý kiến của tập thể Thường trực Ủy ban Tư pháp còn ít và hạn chế
- Nguyên nhân cu ̉a những hạn chế trong hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban tư pháp của Quốc hội
Những ha ̣n chế nêu trên trong hoạt động xây dựng pháp luâ ̣t của Ủy ban tư pháp là do nh iều dự án luật, pháp lệnh chuẩn bị chậm, thường gửi đến Ủy ban Tư pháp gần ngày tổ chức phiên họp thẩm tra nên đã gây khó khăn không nhỏ đến chất lượng hoạt động thẩm tra Đối với một số dự án, sau khi
Trang 34Ủy ban Tư pháp đã thẩm tra, cơ quan trình dự án la ̣i tiếp thu ngay ý kiến thẩm tra của Ủy ban tư pháp để soa ̣n thảo la ̣i tờ trình và dự t hảo mới nên đã gây nhiều khó khăn cho viê ̣c chuẩn bi ̣ , hoàn thiện báo cáo thẩm tra Trong quá trình họp chỉnh lý dự án luật , pháp lệnh , nhiều trường hợp cơ quan hữu quan cử người dự ho ̣p không đúng thành phần , không đủ thẩm quyền quyết đi ̣nh nên đã làm cho công tác chỉnh lý gặp khó khăn , kéo dài thời gian , hiê ̣u quả không cao Công tác tham gia phối hơ ̣p thẩm tra với các Ủy ban khác còn ha ̣n chế do khối lươ ̣ng công viê ̣c của Ủy ban tư pháp hiê ̣n nay là khá nhiều
2.2 VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI
2.2.1 Cơ sơ ̉ lý luâ ̣n , mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và hâ ̣u quả của giám sát hệ thống tƣ pháp
- Cơ sơ ̉ lý luận của giám sát hê ̣ thống tư pháp
Giám sát là một h oạt động mang tính quyền lực nhà nước vừa là một phương thức đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiê ̣n đúng trong pha ̣m
vi, thẩm quyền , hình thức mà pháp luật đã quy định cho mỗi thiết chế quyền lực trong thực tiễn hoa ̣ t đô ̣ng [18, tr 196] Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Nam "Quyền lự c nhà nước là thống nhất , có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong viê ̣c thực hiê ̣n các quyền lâ ̣p pháp , hành pháp và tư pháp " (Điều 2 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001) Chính các yêu cầu thống nhất , phân công, phối hơ ̣p là cơ sở cần thiết phải có sự giám sát của Quốc hội đối với hoa ̣t động hành pháp và tư pháp
Môngtécxkiơ từng khẳng đ ịnh: Khi mà quyền lâ ̣p pháp , quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện nguyên lão thì sẽ không còn
gì là tự do nữa , vì người ta sợ rằng chính ông ta hay Nghị viện ấy chỉ đặt ra luâ ̣t đô ̣c tài để thi hành một cách độc tài
Cũng không còn gì là tự do nếu tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công
Trang 35dân Quan tòa sẽ là người đă ̣t ra luâ ̣t Nếu quyền tư pháp nhâ ̣p l ại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của người đàn áp Nếu một người hay một tổ chức quý tô ̣c hoă ̣c của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết Cả ba quyền lực này (lâ ̣p pháp, hành pháp, tư pháp) do răng buô ̣c với nhau mà dường như nghỉ ngơi hay bất động Tuy nhiên, vớ i tính tất yếu của mo ̣i sự vâ ̣t là vâ ̣n đô ̣ng nên cả ba quyền lực buô ̣c phải đi tới mà đi tới một cách nhịp nhàng
Yêu cầu tăng cường giám sát nói chung và giám sát đối với hoa ̣t động
tư pháp được nhấn ma ̣nh trong nhiều văn kiê ̣n của Đảng (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX , X, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết Bô ̣ Chính tri ̣)
Trong Nghi ̣ quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 "về mô ̣t số nhiê ̣m vụ tro ̣ng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới ", Bộ Chính tri ̣ nhấn ma ̣nh nhiê ̣m vụ giám sát của Quốc hội tâ ̣p trung vào viê ̣c chấp hành pháp luâ ̣t trong lĩnh vực bắt giữ , tạm giữ , tạm giam , truy tố, xét xử, thi hành
án và giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lươ ̣c cải cách tư pháp đến năm 2020 yêu cầu đổi mới , nâng cao chất lươ ̣ng chất vấn và trả lời chất vấn đối với hoa ̣t động của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp Quốc hội về hoạt động tư pháp sau khi nghe báo cáo và t rả lời chất vấn Tăng cường và nâng cao hiê ̣u lực giám sát viê ̣c chấp hành pháp luâ ̣t của các cơ quan tư pháp và đ ể cho việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền đạt được hiệu quả cao thì nhất thiết phải có
hệ thống kiểm tra, giám sát được tổ chức một cách khoa học
- Mục đích và ý nghĩa của hoạt động giám sát hệ thống tư pháp
Bảo đảm tính nghiêm minh, hiệu quả của hoạt động giám sát là yếu tố quan trọng của chế độ dân chủ đại diện, nhằm thực hiện trên thực tế các
Trang 36nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật; thể hiện sự kiểm tra, giám sát của xã hội công dân đối với hoạt động và nhất là việc chấp hành pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng bảo đảm tính đúng đắn, tuân thủ pháp luật trong hoạt động của Nhà nước; hạn chế và loại bỏ tệ quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật; duy trì và củng cố pháp chế; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, công dân
Hoạt động giám sát hệ thống tư pháp b ảo đảm cho Hiến pháp , luâ ̣t, nghị quyết của Quốc hội , pháp lệnh , nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chấp hành nghiêm chỉnh v à thống nhất trong cả nước ; bảo đảm tính thống nh ất của hệ thống pháp luật ; phát hiện và xử lý hành vi trái pháp luật , gây thiê ̣t ha ̣i nghiêm tro ̣ng đến lợi ích của Nhà nước , quyền và lơ ̣ i ích hợp pháp của công dân ; góp phần đổi mới tổ chức và hoạt đô ̣ng của các cơ quan tư pháp; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp
Thông qua hoa ̣t đô ̣ng giám sát tư pháp đã "trực tiếp góp phần khắc phục những hạn chế và chấn chỉnh về mặt tổ chức , hoạt động , nâng cao hiệu lực và hiê ̣u quả hoa ̣t động của các cơ quan tư pháp , xây dựng nền tư pháp trong sa ̣ch, vững ma ̣nh " [24, tr 225]
Đồng thời, hoạt động giám sát tư pháp có tác động trở lại hoạt động lập pháp, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng việc qua giám sát phát hiện sự bất cập , chồng chéo , mâu thuẫn , không phù hợp với thực tế hoặc còn thiếu cơ chế điều chỉnh trong các quy định của pháp luật
- Yêu cầu đổi mơ ́ i hoạt động giám sát hệ thống tư pháp
+ Bảo đảm công khai, khách quan: yêu cầu này phải bảo đảm ở tất cả các khâu từ theo dõi , xem xét đến đánh giá , từ thu thâ ̣p thông tin đến kiến nghi ̣ + Bảo đảm đúng thẩm quyền , trình tự, thủ tục giám sát
Trang 37+ Không làm cản trở hoa ̣t đô ̣ng bình thường củ a các cơ quan , tổ chức ,
cá nhân chịu sự giám sát ; bảo đảm nguyên tắc hoạt động của các cơ quan này , nhất là nguyên tắc độc lâ ̣p chỉ tuân theo pháp luâ ̣t trong hoa ̣t động xét xử
- Hâ ̣u quả của hoạt động giám sát hê ̣ thống tư pháp
Theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t thì tùy theo chủ thể thực hiê ̣n quyền giám sát mà hậu quả giám sát có thể là :
+ Yêu cầu khắc phục , sửa chữa những vi pha ̣m pháp luâ ̣t
+ Trực tiếp hủy bỏ hoă ̣c kiến nghi ̣ , đề nghị , yêu cầu hủy bỏ một số phần hay toàn bộ văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t , nghị quyết trái với Hiến pháp , luâ ̣t, nghị quyết của Quốc hội ; pháp lệnh , nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
+ Trên cơ sở hoa ̣t đô ̣ng giám sát tư pháp , Quốc hội đã ki ̣p thời yêu cầu các cơ quan tư pháp phát huy những ưu điểm , khắc phục những nhược điểm trong hoa ̣t đô ̣ng này , ban hành các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t để hoàn thiê ̣n
cơ sở pháp lý cho hoa ̣t động tư pháp và giám sát hoạt động tư pháp
2.2.2 Thƣ ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng giám sát tƣ pháp của Ủy ban tƣ pháp của Quốc hội
- Thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp đối với hoạt động của các
cơ quan tư pháp
Thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội mặc dù đã được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật phòng chống tham nhũng, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan, nhưng khi thực hiện thẩm quyền này trong một số trường hợp và đối với một
số đối tượng thì vẫn còn những quan điểm và ý kiến khác nhau Thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp về mặt lý luận cần làm rõ trên một số phương diện sau đây:
Trang 38+ Hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp là hoạt động do chính Ủy ban Tư pháp thực hiện, không thể có ủy quyền
Đối với nhiều hoạt động khác trong xã hội, giữa các chủ thể có thể ủy quyền cho nhau, ủy quyền trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
ủy quyền giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, kinh tế…; người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền tiến hành các hoạt động nhân danh người ủy quyền, nhưng đối với hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp thì không thể
có ủy quyền vì:
● Hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp là việc thực hiện quyền lực nhà nước được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận; được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban Tư pháp Do đó, Ủy ban Tư pháp là chủ thể duy nhất trực tiếp thực hiện thẩm quyền giám sát và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhân dân về việc thực hiện thẩm quyền này;
● Do tính chất quan trọng và phức tạp của thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp mà việc thực hiện thẩm quyền đó đòi hỏi phải có năng lực chủ thể đặc biệt mà chỉ có Ủy ban Tư pháp mới có khả năng thực hiện và được pháp luật thừa nhận;
● Bản chất thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp là thực hiện quyền lực nhà nước (quyền hạn) nhưng cũng là việc thực hiện nghĩa vụ pháp
lý tương ứng mà Ủy ban Tư pháp phải bảo đảm thực hiện và chịu trách nhiệm trước Quốc hội và nhân dân về việc thực hiện đó
+ Mọi hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp phải được tiến hành trong phạm vi và chức năng của Quốc hội; phải xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Tư pháp do Hiến pháp và pháp luật quy định và nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí và vai trò đó, theo đó mọi hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp phải được tiến
Trang 39hành trong khuôn khổ các nguyên tắc hoạt động của Quốc hội; phải đặt việc thực hiện các quy định về thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, tuyệt đối không có sự lấn sân sang các lĩnh vực hoạt động khác của Nhà nước;
+ Mọi hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, gắn bó với nhân dân, phát huy sự tham gia của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân
+ Phải đặt việc thực hiện các quy định về thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp trong tổng thể các quy định về sự phân công, phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, tuyệt đối trách sự trùng lặp, chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ;
+ Thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp theo bản chất của cơ quan đại diện phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan và đặt dưới sự phân công, chỉ đạo của Quốc hội, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội
Thẩm quyền giám của Ủy ban Tư pháp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhưng được quy định tập trung tại Điều 27a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội Theo đó, Ủy ban Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Trang 40kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - và xã hội thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách
Giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng
Các thẩm quyền trên đây được thực hiện qua các phương thức hoạt động giám sát quy định tại Điều 27 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và cách thức thực hiện thẩm quyền theo mỗi phương thức cũng được quy định cụ thể tại các điều 29, 30, 31, 32, 33 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội Thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp đối với hoạt động của cơ quan tư pháp được quy định toàn diện trên các phương diện từ thẩm tra các báo cáo, giám sát văn bản quy phạm pháp luật đến giám sát hoạt động, giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết, tổ chức Đoàn giám sát xem xét, xác minh hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan, người có thẩm quyền báo cáo Tuy nhiên, thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp trong lĩnh vực nào và với phạm vi tới đâu thì qua thực tiễn thi hành có những vấn đề đã được thống nhất nhưng có những vấn đề vẫn còn có
ý kiến, quan điểm khác nhau
Nghiên cứu về thẩm quyền giám sát của Ủy ban Tư pháp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp ở trung ương hay cả hoạt động của các cơ quan
tư pháp ở địa phương là vấn đề còn tranh luận: Có ý kiến cho rằng Ủy ban Tư pháp chỉ giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Chính phủ (trong công tác điều tra tội phạm và thi hành án), vì nếu Ủy ban Tư pháp giám sát cả các cơ quan tư pháp ở địa phương sẽ dẫn đến sự chồng chéo về chức năng giám sát của Ủy ban với chức năng của các cơ quan điều tra, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
và chức năng giám đốc xét xử của Tòa án Ý kiến khác lại cho rằng, Ủy ban
Tư pháp có thẩm quyền giám sát tất cả các cơ quan tư pháp ở trung ương và