Đánh giá về chất lợng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam_ Chi nhánh Hà Thành – Thực trạng và giải pháp (Trang 53)

dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầ ut và phát

2.2.3.Đánh giá về chất lợng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ

thức thanh toán tín dụng chứng từ

2.2.3.1. Kết quả đạt đợc

Sau 8 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và phát triển Hà Thành đã thu đợc những kết quả đáng khích lệ:

Chi nhánh Hà Thành luôn đợc đánh giá là cơ sở hoạt động tài trợ XNK năng động và hiệu quả. Biểu hiện:

- Doanh số phát hành L/C cũng nh giá trị thanh toán L/C qua chi nhánh liên tục tăng trởng qua các năm từ 2003 trở lại đây và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị L/C đợc phát hành qua toàn hệ thống NHĐT&PTVN

- Trong nhiều năm qua tỷ lệ thanh toán bằng phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn chiếm từ 75 – 82% trong tổng các phơng tiện thanh toán.

Từ khi đợc thành lập, phòng thanh toán quốc tế đã đợc trang thiết bị hệ thống nối mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT với 500 ngân hàng phục vụ thanh toán nhanh chóng an toàn với những nỗ lực đó cộng với sự giúp đỡ từ NHĐT&PTVN đặc biệt là từ phía khách hàng, uy tín và vị thế của chi nhánh Hà Thành dần đợc nâng cao trên thị trờng trong nớc và quốc tế. Số lợng doanh nghiệp XNK đợc ngân hàng tài trợ ngày càng tăng và trở thành những khách hàng chủ yếu của chi nhánh.

Uy tín của chi nhánh ngày càng đợc nâng cao. Số lợng khách hàng xin tài trợ theo phơng thức tín dụng chứng từ ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong số các khách hàng xin tài trợ XNK. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nớc thông thờng chiếm khoảng 70% tổng số khách hàng, chi nhánh thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng, u đãi những khách hàng lớn, tổ chức nối mạng trực tiếp với khách hàng tạo điều kiện cho mở L/C thuận lợi, chính xác, khách hàng không phải tới chi nhánh.

Hoạt động tài trợ XNK theo phơng thức tín dụng chứng từ đang khẳng định vai trò là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại quan trọng nhất của chi nhánh Hà Thành. Thực tế cho thấy phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn đang là phơng thức thanh toán chủ đạo, phù hợp với yêu cầu thanh toán của đa số khách hàng tại chi nhánh trong nhiều năm qua.

Đặc biệt, Chi nhánh còn có mức phí dịch vụ hấp dẫn, thấp hơn tơng đối so với một số ngân hàng khác có uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nh: Vietcombank, Eximbank, Agribank. Đây là một lợi thế giúp Chi nhánh thu hút đ- ợc nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là những khách hàng có giao dịch với giá trị lớn vì mức phí tối đa mà Chi nhánh đa ra thấp hơn hẳn mức phí của các ngân hàng khác.

STT Loại phí BIDV Vietcombank Eximbank Agribank 1. Phát hành L/C 0,03%/tháng trị giá L/C 0,05%/tháng trị giá L/C 0,075%/ tháng trị giá L/C 0,1%/ tháng trị giá L/C

Tối thiểu 10 USD 50USD 10 USD 30 USD

Tối đa 300 USD 500 USD 250 USD 400 USD

2. Thông báo

L/C 20 USD 20 USD 15 USD 15 USD

3. Thanh toán L/C 0,2% trị giá bộ chứng từ 0,2% trị giá Bộ chứng từ 0,2% trị giá bộ chứng từ 0,15% trị giá bộ chứng từ

Tối thiểu 5 USD 20 USD 20 USD 15 USD

Tối đa 200 USD 500 USD 350 USD 200 USD

Ngoài ra, Chi nhánh còn xúc tiến tăng cờng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán của Chi nhánh. Cho đến nay Chi nhánh đã có quan hệ đại lý với hơn 690 ngân hàng tại hơn 70 quốc gia. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh ngày càng nâng cao đợc uy tín của mình trên thị trờng quốc tế và tạo dựng đợc niềm tin đối với khách hàng.

Cùng với nội dung đổi mới, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lợng tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn mới phát sinh, trong những năm qua nợ quá hạn tài trợ XNK của Chi nhánh liên tục giảm, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng chung.

Có đội ngũ nhân viên với trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc. Nhận thức rõ đợc môi trờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những khó khăn riêng mà Chi nhánh đang phải đối mặt, đội ngũ cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh nói chung và nhân viên phòng Tài trợ thơng mại nói riêng đã không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ bản thân. Đồng thời Ban Lãnh đạo NHĐT&PTVN cũng rất quan tâm chú trọng tới việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ, tiêu chuẩn hoá cán bộ và kiểm tra cán bộ hàng năm, có cơ chế trả lơng và cơ chế tạo động lực hợp lý sự quan tâm đó càng làm tăng c… ờng mối quan hệ tốt đẹp giữa đội ngũ nhân viên với Ngân hàng và giúp Ngân hàng thu

hút thêm đợc những lao động giỏi, tài năng về với Ngân hàng.

2.2.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a. Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù hoạt động tài trợ XNK theo phơng thức TDCT của Chi nhánh đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ để có thể nâng cao chất lợng hoạt động này. Nhìn nhận một cách khách quan, những tồn tại và hạn chế của Chi nhánh bao gồm :

Thứ nhất, do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Sự chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra tại các Ngân hàng thơng mại có ảnh hởng lớn đến hoạt động tài trợ XNK. ở nớc ta, từ năm 2000 đến đầu năm 2011, tỷ giá giữa đồng USD và VND có chiều hớng tăng, điều này cho thấy đồng nội tệ bị mất giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì nhà xuất khẩu đợc lợi thông qua chênh lệch tỷ giá, trong khi đó nhà nhập khẩu lại bị thua thiệt do phải nhập khẩu từ nớc ngoài với tỷ giá cao của đồng ngoại tệ; nh vậy tỷ giá tăng cũng ảnh hởng lớn đến kho dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng và của Nhà nớc

Thứ hai, có sự chênh lệch khá rõ rệt trong cơ cấu khách hàng tài trợ của chi nhành. Khách hàng là các nhà nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng, còn số lợng khách hàng xuất khẩu rất khiêm tốn. Đây là một hạn chế lớn bởi giao dịch với các nhà xuất khẩu đặc biệt là doanh nghiệp lớn, thờng xuyên thực hiện các hợp đồng ngoại thơng với giá trị cao sẽ đem lại cho chi nhánh nhiều thuận lợi; tuy nhiên thực tế thì hoạt động tài trợ chủ yếu dành cho các nhà nhập khẩu. Cơ hội đến với các chi nhánh từ các doanh nghiệp xuất khẩu lớn th- ờng ít hơn so với doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, hiểu đợc thực tế các doanh nghiệp lớn thờng là các đơn vị thực hiện hoạt động xuất khẩu có uy tín cao, có năng lực tài chính tốt, chi nhánh có thể yên tâm tài trợ cho họ. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu khi có nguồn thu ngoại tệ về, nếu cha có nhu cầu thông thờng họ sẽ gửi ngay tại ngân hàng cấp tài trợ hoặc bán lại cho ngân hàng, ngân hàng có thể coi đây là nguồn thu ngoại tệ có chi phí thấp cho mình. Do vậy, chi nhánh Hà Thành ngày càng có những u đãi nhất định cho

khách hàng xuất khẩu đến xin tài trợ, hay sử dụng chính sách u tiên về lãi suất cho họ. Kết quả là số lợng khách hàng xuất khẩu đến xin tài trợ có tăng lên nhng đa số là các doanh nghiệp nhỏ.

Thứ ba, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt của các Ngân hàng thơng mại khác, hoạt động thanh toán XNK nói chung và hoạt động tài trợ XNK theo phơng thức tín dụng chứng từ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn từ phía thị trờng và từ phía khách hàng. Do vậy, lợi nhuận từ hoạt động tài trợ XNK, cụ thể là tài trợ XNK bằng L/C còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ so với lợi nhuận của các Ngân hàng. Hoạt động tài trợ XNK bằng phơng thức tín dụng chứng từ đã phát huy tác dụng song vẫn còn những bất cập cần đợc hoàn thiện.

Thứ t, trong thời gian tới, chi nhánh phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng thơng mại khác, cùng với sự phát triển của thị trờng tiền tệ, thị trờng chứng khoán, thị trờng ngoại hối, đòi hỏi chi nhánh phải có những định hớng, những chính sách thích hợp trong từng thời kỳ cho hoạt động của ngân hàng nói chung và phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao; đồng thời chi nhánh phải đa dạng hóa các nghiệp vụ thanh toán XNK cũng nh tài trợ XNK, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác tài trợ XNK bằng phơng thức tín dụng chứng từ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hòa nhập vào thị trờng thế giới một cách vững chắc, có nh vậy chi nhánh mới có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trờng hiện nay.

b. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại Nguyên nhân chủ quan:

Bên cạnh những nguyên nhân nằm ngoài sự kiểm soát của chi nhánh, thì nguyên nhân thuộc về chính bản thân ngân hàng cũng ảnh hởng rất nhiều đến chất lợng thanh toán TDCT của chi nhánh Hà Thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất: Quy mô hoạt động thanh toán L/C hàng xuất khẩu của chi nhánh cha phát triển tơng xứng với quy mô hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu. Sự mất cân đối trong thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu dẫn đến thực tế là việc thanh toán L/C nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn mua bán ngoại

tệ và đi vay. Điều đó làm cho ngân hàng dễ gặp rủi ro ngoại tệ khi tỷ giá trên thị trờng biến động.

Thứ hai: mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, cha mang tính tập trung, cha có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban dẫn đến thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao.

Thứ ba: Các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động tài trợ XNK còn nghèo nàn: Trong phơng thức thanh toán TDCT, ngân hàng có thể cung cấp rất nhiều hình thức tài trợ khác nhau, chỉ tính riêng trong nghiệp vụ phát hành L/C đã có đến hàng chục loại L/C, tơng ứng với đó có thể có rất nhiều hình thức tài trợ phát hành L/C khác nhau. Nhng thực tế hiện nay Chi nhánh hầu nh chỉ phát hành loại L/C không huỷ ngang trả ngay hoặc trả chậm, còn các loại L/C đặc biệt nh L/C điều khoản đỏ, L/C chuyển nhợng thì vẫn còn xa… lạ. Vì thế Chi nhánh cha đáp ứng đợc nhu cầu tài trợ của những khách hàng thực hiện mua bán XNK qua trung gian hoặc các thơng vụ hàng đổi hàng hoặc nhận hàng gia công chế biến vốn đang là hình thức đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch XNK của Việt Nam.

Thứ t: trình độ chuyên môn của đội ngũ thanh toán viên còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc phân loại khách hàng của MB cha đợc đầy đủ và nhiều chính xác, dẫn đến nhiều trờng hợp ngân hàng xác định mức ký quỹ cho khách hàng không hợp lý, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố còn sai lệch nhiều so với giá trị thực tế. Điều đó tạo ra nhiều kẽ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng, làm ngân hàng phải tốn kém cả thời gian và tiền của không đáng có.

Trên đây là những tồn tại của NHĐT&PTVN, do đó ngân hàng phải sớm thừa nhận và sửa đổi để nâng cao chất lợng thanh toán TDCT nói riêng và TTQT nói chung, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng khác đang trên đà phát triển trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam.

tế: do mới triển khai thực hiện cha lâu nên thanh toán quốc tế và tài trợ XNK vẫn còn là hoạt động mới mẻ của Chi nhánh, kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế, lợng khách hàng có nhu cầu tài trợ XNK đến với Chi nhánh cha đông đảo vì thế Chi nhánh còn ch… a đợc các doanh nghiệp trong nớc tin cậy và các ngân hàng nớc ngoài biết đến. Khách hàng của Chi nhánh trong lĩnh vực tài trợ thơng mại chủ yếu là những khách hàng truyền thống, đã có quan hệ lâu dài trong các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán trong nớc…

Nguyên nhân khách quan:

Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, mọi hoạt động của Chi nhánh đều chịu sự chi phối bởi những nhân tố khách quan nh môi trờng pháp lý, môi trờng kinh tế xã hội, môi trờng cạnh tranh…

- Môi trờng pháp lý: Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng ở Việt Nam còn thiếu, có nhiều bất cập và cha đồng bộ. Mặc dù đã có luật ngân hàng nhng các Nghị định của chính phủ và các Thông t hớng dẫn thực hiện chậm ban hành, điều kiện thực thi luật còn cha đầy đủ. Hiện nay, các bên tham gia phơng thức tín dụng chứng từ đều lấy UCP 600 của ICC làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn thực hiện hợp đồng thơng mại quốc tế, tuy nhiên UCP 600 chỉ là một quy phạm mang tính chất tuỳ ý, không phải là một văn bản luật nên khi tranh chấp xảy ra các bên th- ờng rất lúng túng trong việc đa ra quyết định mức xử lý. Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan hải quan của Việt Nam cha ổn định, nhiều lần đợc sửa đổi bổ sung cho nên khó áp dụng. Bên cạnh đó, quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều điểm cha rõ ràng, hay thay đổi, điều đó đã khiến cho thao tác nghiệp vụ TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng tại các NHTM, không ngoại trừ Ngân hàng Đầu t và phát triển gặp nhiều khó khăn.

- Về môi trờng kinh tế xã hội: Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn: lãi suất, tỷ giá có nhiều biến động, kim ngạch XNK tăng trởng liên tục nhng mức tăng cha cao, đặc biệt là trong xuất khẩu bởi những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các

loại nông sản nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Những yếu tố bất ổn đó gián tiếp tác động đến doanh số và thu nhập từ hoạt động tài trợ XNK thông qua nhu cầu tài trợ của khách hàng.

- Về môi trờng cạnh tranh: Chi nhánh mới chỉ bắt đầu hoạt động kinh doanh đối ngoại kể từ năm 2003 – thời điểm mà môi trờng cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động này bắt đầu trở nên khốc liệt. Số lợng ngân hàng tham gia thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên nhanh chóng.Tính đến năm 2003 số ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế đã lên đến 50 ngân hàng. Mặc dù doanh số thanh toán quốc tế qua ngân hàng cũng có sự tăng trởng rõ rệt nhng qua số lợng các ngân hàng tham gia có thể thấy đợc mức độ cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Trong đó có những “ông lớn” là những đối thủ cạnh tranh thực sự của NHĐT&PTVN nh: Ngân hàng Ngoại thơng với thế mạnh về uy tín, kinh nghiệm do đã từng là ngân hàng duy nhất đợc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với thế mạnh về

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam_ Chi nhánh Hà Thành – Thực trạng và giải pháp (Trang 53)