1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm

116 2,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Một số nhà nghiên cứu về xã hội học cũng có những công trình nghiên cứu liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Giáo sư Tương Lai với bài viết "Đồng thuận xã hội" trên Tạp chí Tia sáng, thán

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN PHI LONG

HÒA GIẢI CƠ SỞ -

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN PHI LONG

HÒA GIẢI CƠ SỞ - QUA THỰC TIỄN Ở HUYỆN GIA LÂM

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn

Hà nội - 2012

Trang 3

1.3 Khái quát thể chế hòa giải ở cơ sở ở Việt Nam 27

1.3.2 Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1998 30

1.4 Hòa giải của một số nước trong khu vực và kinh nghiệm

đối với Việt Nam

41

Trang 4

1.4.4 Hòa giải ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 44

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

49

2.1 Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hưởng

đến hoạt động hòa giải của huyện Gia Lâm

49

2.2 Việc áp dụng các quy định về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn

huyện Gia Lâm

55

2.2.1 Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở 55 2.2.2 Những quy định của thành phố Hà Nội 61

2.3 Thực trạng về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở trên địa

bàn huyện Gia Lâm và những vấn đề đang đặt ra

LƯỢNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

83

3.1.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội

về hòa giải, xác định đó là một định chế xã hội phát huy

quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở

84

3.1.2 Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp huyện và 84

Trang 5

đội ngũ cán bộ tư pháp xã, thị trấn đối với công tác hòa giải

ở cơ sở

3.1.3 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở;

tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải

85

3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động phối hợp của chính quyền với các

đoàn thể, tổ chức chính trị trong thực hiện công tác hòa giải

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam

có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ Các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột

xã hội có chiều hướng gia tăng với những diện mạo mới, đòi hỏi phải được giải quyết bằng những phương thức thích hợp Hòa giải ở cơ sở là một trong những hình thức góp phần giải quyết hài hòa và có hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp đó

Hòa giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Công tác hòa giải ở cơ sở góp phần giữ ổn định trật tự xã hội, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình Nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa hàng xóm, láng giềng, giữa những người thân trong gia đình, dòng họ nhờ được kịp thời can thiệp, dàn xếp của những cán bộ hòa giải mà giải tỏa được những bức xúc, giữ được "tình làng, nghĩa xóm" và sự bình yên trong mỗi mái ấm gia đình Hơn nữa việc thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ

có tác dụng tích cực trong việc xây dựng xã hội bình yên, giàu mạnh, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân

Tại lớp tập huấn cán bộ tư pháp toàn quốc năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Các cô, các chú xét xử đúng là tốt, nhưng không phải xét xử thì càng tốt hơn" Hiểu đúng và đầy đủ lời dạy của Người thì hòa giải có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và cộng đồng dân cư Hòa giải có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn các bên có xích mích,

va chạm hay tranh chấp trở lại trạng thái quan hệ bình thường, tránh việc nhỏ trở thành việc lớn trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện với tinh thần "chín bỏ làm mười", nhằm hướng tới sự đoàn kết gắn bó bền vững, lâu dài trong mỗi cộng

Trang 7

đồng dân cư và toàn xã hội Vấn đề này đã được Đảng ta quan tâm và đã có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, được thể hiện rõ trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa VII) đó là: "Coi trọng vai trò hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở

cơ sở"

Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, tại Điều 127

quy định: "Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải

quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" [46] Hòa giải ở cơ sở thể hiện tính dân chủ trong

giải quyết tranh chấp; thông qua hòa giải ở cơ sở nhân dân thể hiện làm chủ của trong quá trình giải quyết các tranh chấp, xây dựng và củng cố tình làng, nghĩa xóm, góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật và những vấn đề bức xúc dễ dẫn đến "điểm nóng" Với phương châm giải quyết "thấu tình, đạt lý", hòa giải cơ sở là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình, giữa đạo đức và pháp luật, là phương thức thể hiện dân chủ và sự thể hiện tư tưởng

"lấy dân làm gốc"

Quá trình tổ chức thực hiện công tác hòa giải trên phạm vi cả nước, trong đó có địa bàn huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) cho thấy ở những xã, thị trấn nào làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an xã hội Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những "điểm nóng" về khiếu kiện

Vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở quan trọng như vậy, song thể chế pháp lý, cơ chế, chính sách cho tổ chức, hoạt động hòa giải còn nhiều bất cập Thực tế tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung

và trong phạm vi huyện Gia Lâm nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề trên cả

Trang 8

phương diện lý luận và thực tiễn Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết, góp phần thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, duy trì, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng quê hương Gia Lâm dân chủ, văn minh, giàu đẹp

Là một cán bộ của huyện Gia Lâm, có nhiều năm gắn bó với công tác hòa giải ở cơ sở, tác giả nhận thấy những giá trị to lớn mà công tác hòa giải đã mang lại Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở

cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, được sự gợi ý của Khoa Luật và Bộ môn

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hòa giải

cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực

hòa giải ở cơ sở, cụ thể: "Một số tham luận và kinh nghiệm công tác hòa giải

ở cơ sở năm 1996" của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (1997), "Công tác hòa giải ở cơ sở" do Luật gia Nguyễn Đình Hảo chủ biên (Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997), "Vì hạnh phúc của mọi nhà" do Phó tiến sĩ

Nguyễn Vĩnh Oánh và Luật gia Trần Thị Quốc Khánh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998) Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, nội dung mới chỉ đề cập những vấn đề

về thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, chưa đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận của công tác hòa giải ở cơ sở

Ngoài ra, còn một số sách hướng dẫn về nghiệp vụ công tác hòa giải ở

cơ sở mới chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở với tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chứ không đi vào nghiên cứu thực trạng,

Trang 9

phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở

như: "Hướng dẫn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở (tủ sách pháp luật xã,

phường, thị trấn)" - Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, năm

2000 do Tiến sĩ Dương Thanh Mai chủ biên, "Công tác hòa giải ở cơ sở" - Bộ

tài liệu tập huấn thống nhất về công tác hòa giải ở cơ sở dành cho cán bộ tư pháp và các hòa giải viên do Bộ Tư pháp xây dựng trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010" do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP),

cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Thụy Điển (Sida), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ

Na Uy và Chính phủ Ai Len tài trợ

Một số cuốn sách khác chỉ đề cập đến một khía cạnh con người của

công tác hòa giải ở cơ sở như: cuốn "Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp

tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở", trong khuôn khổ Dự

án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt

Nam đến năm 2010", Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005, cuốn "Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật" do Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội ấn

hành năm 2006,

Một số nhà nghiên cứu về xã hội học cũng có những công trình nghiên

cứu liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Giáo sư Tương Lai với bài viết "Đồng

thuận xã hội" trên Tạp chí Tia sáng, tháng 11 năm 2005; tác giả Nguyễn Thị

Lan với bài viết "Đồng thuận xã hội và việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở

nước ta hiện nay" đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 năm 2006; các bài

viết của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Dũng về "Giải quyết xích mích trong

nhóm gia đình: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính", "Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính", "Hòa giải ở nông thôn miền Bắc Việt Nam (giả thuyết dành cho một cuộc nghiên cứu)" đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 4 năm 2001, số 1

và số 3 năm 2002

Trang 10

Một số các bài viết trong Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 7 năm 2006 về công tác hòa giải ở Hải Phòng mới chỉ đề cập đến thực tiễn công tác hòa giải như kết quả, một số tồn tại cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả và chỉ trong phạm vi một địa bàn nhất định

Còn đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài, cũng đã có những công trình nghiên cứu, khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp về hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam với tư cách là một phương thức giải quyết xung đột xã hội dưới dạng những tranh chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư, hoặc cũng có thể coi hòa giải là một khía cạnh của đời sống xã hội dân sự truyền thống của nông thôn Việt Nam Đó là các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả về

"Đánh giá xã hội dân sự ở Việt Nam"; Dự án điều tra của Viện Xã hội học -

Viện Khoa học xã hội Việt Nam; hoặc là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc về vấn đề này

Tuy nhiên đến nay chưa có những công trình nghiên cứu nào về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm Do đó, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ

sở và việc áp dụng chúng trên một địa bàn huyện ven đô, từ thực tiễn đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở là rất cần thiết

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: làm rõ vai trò và đặc điểm hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở

- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:

+ Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở, khái quát thể chế hòa giải ở cơ sở ở Việt Nam và tìm hiểu những điểm ưu việt của công tác hòa giải của một số nước trong khu vực

Trang 11

+ Nêu, phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ

chức hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học

5 Những điểm mới của luận văn

- Nghiên cứu về xung đột xã hội và nhu cầu giải quyết xung đột xã hội bằng hòa giải, khái niệm, đặc điểm, phạm vi của hòa giải ở cơ sở nhằm góp phần hoàn thiện những cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở

- Phát hiện những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, những tồn tại trong tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể

được khai thác, sử dụng trong nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở của các cơ quan tư pháp và có thể làm tài liệu tham khảo trong xây dựng Luật về tổ chức

và hoạt động hòa giải ở cơ sở đang được Bộ Tư pháp chủ trì trình Quốc hội

- Về mặt thực tiễn: Các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp, hòa giải viên

trong huyện Gia Lâm và những quận huyện khác của Hà Nội có thể khai thác, vận dụng những kết quả nghiên cứu của luận văn để tham mưu đề xuất những giải pháp với cơ quan có chức năng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của

Trang 12

công tác hòa giải ở cơ sở, vận dụng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở như: quản lý nhà nước, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng các chương trình phối hợp,

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hòa giải cơ sở

Chương 2: Thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện

Gia Lâm

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa

giải trên địa bàn huyện Gia Lâm

Trang 13

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÒA GIẢI CƠ SỞ

1.1 XUNG ĐỘT XÃ HỘI VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI BẰNG HÒA GIẢI

1.1.1 Xung đột xã hội và phương thức giải quyết xung đột xã hội

Trong xã hội luôn luôn tồn tại những mặt đối lập và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, đó là động lực của sự phát triển Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, gắn kết với nhau bởi những mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nhiều chiều cạnh Bên cạnh xu hướng đồng thuận trong xã hội, xung đột

xã hội là một xu hướng khác, diễn ra theo chiều "âm bản", là một trong trong những hệ quả của sự đa dạng phức tạp đó

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về xung đột xã hội Có quan điểm cho rằng: xung đột xã hội là sự mâu thuẫn căng thẳng nhất thể hiện sự xung khắc giữa các cộng đồng xã hội khác nhau - các giai cấp, các quốc gia, các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội,… do sự đối lập hoặc sự khác biệt đáng

kể về lợi ích, mục đích, khuynh hướng phát triển của chúng quyết định Xung đột xã hội nảy sinh và giải quyết trong tình huống xã hội cụ thể do xuất hiện vấn đề xã hội đòi hỏi phải được giải quyết Xung đột xã hội có các nguyên nhân, những người đại diện của mình (các giai cấp, các nhóm xã hội,…), có các chức năng, độ dài và mức độ căng thẳng nhất định

Quan điểm khác lại cho rằng, xung đột xã hội là tình trạng mâu thuẫn hoặc ngấm ngầm của các cấu thành xã hội có sự đối lập khách quan về các lợi ích, các mục đích và các khuynh hướng phát triển vốn không phù hợp với nhau, là sự đụng độ trực tiếp hay gián tiếp giữa các lực lượng xã hội trên cơ

sở phản kháng hay ủng hộ trật tự xã hội hiện tồn, là hình thức đặc biệt về mặt lịch sử của sự thống nhất mới về mặt xã hội

Trang 14

Xung đột xã hội, theo quan điểm khác - đó là tình huống khi các bên tác động lẫn nhau, theo đuổi những mục đích nào đó của mình mà những mục đích đó đối lập hoặc loại trừ nhau

Những khái niệm trên nhìn chung là phù hợp nhưng rộng và trừu tượng Trong những khái niệm đó không có chỗ cho những xung đột xã hội

"có quy mô hẹp hơn" chẳng hạn như các xung đột xã hội trong đời sống hàng ngày, các xung đột trong lao động, sản xuất, kinh doanh… Trong khi đó những hiện tượng xung đột này không thể không nói đến

Như vậy, xung đột xã hội là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội

khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người đại diện (các bên) của chúng Trong xã hội, những lực lượng đó là những chủ thể của

xã hội: những con người cụ thể như các cá thể (cá nhân), các nhóm, các tầng lớp xã hội, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội…

Khi những xung đột xã hội diễn ra dưới dạng các mâu thuẫn, tranh chấp, cần có phương thức điều hòa, giải quyết để xã hội trở lại một trật tự nhất định Về nguyên lý, cơ chế giải quyết xung đột xã hội có thể được phân thành hai loại: a) cơ chế tự giải quyết xung đột xã hội (việc giải quyết xung đột do chính các bên xung đột thực hiện); b) cơ chế giải quyết xung đột xã hội

có sự can thiệp của bên thứ ba

Hòa giải là một trong những phương thức có hiệu quả để giải quyết các xung đột đó Thực tế cho thấy, không thể tránh được mọi xung đột xã hội, nhưng yêu cầu quản lý xã hội và quản lý phát triển xã hội đặt ra là phải tránh được những thiệt hại mà các sự kiện xung đột xã hội có thể mang lại do không được kiểm soát

Có nhiều cách tiếp cập giải quyết xung đột xã hội bằng con đường hòa giải, trong số đó có những cách tiếp cận sau:

- Cách tiếp cận giải quyết xung đột căn cứ vào các quy định pháp

luật Theo cách tiếp cận này, trong xã hội cần phải có các cơ chế tiến hành các

Trang 15

cuộc tư vấn, các cuộc thương lượng tìm kiếm các quyết định có lợi cho tất cả các bên xung đột, tranh chấp, trong đó có các cơ chế hoạt động trong khuôn khổ của quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Cách tiếp cận giải quyết xung đột bằng sự đồng thuận Theo cách

tiếp cận này, khi có sự bất đồng giữa các bên xung đột về một vấn đề nào đó, xung đột cần được giải quyết theo sự chấp nhận của các bên Các xung đột ở mức độ cao hay thấp đều có thể điều chỉnh và giải quyết được một khi cả hai bên xung đột đều có hệ thống các giá trị chung Việc tìm kiếm một quyết định

mà cả hai bên xung đột đều chấp nhận được có khả năng trở thành hiện thực trên thực tế

- Cách tiếp cận tâm lý Có rất nhiều điều phụ thuộc vào những đặc

điểm nhân thân của những người tham gia vào việc đưa ra một quyết định trong thời gian xảy ra xung đột Đối với các chủ thể của cuộc xung đột, nếu nhận thức được việc mình thực hiện là không có triển vọng hoặc thiếu kinh nghiệm (thiếu hiểu biết), họ điều chỉnh hành vi của mình chủ yếu theo hướng làm giảm sự căng thẳng xã hội do tình huống xung đột gây ra

1.1.2 Triết lý hòa giải trong giải quyết tranh chấp, xích mích

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều hình thức hòa giải khác nhau: hòa giải

ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án, hòa giải lao động, hòa giải thương mại, kể cả thỏa thuận trong tố tụng hành chính và tố tụng hình sự cũng được coi là một biểu hiện của hòa giải Những cơ sở lịch sử - nhận thức của hòa giải ở Việt Nam

có thể phân tích dưới các biểu hiện sau:

Thứ nhất: Xét từ góc độ lịch sử - truyền thống và tâm lý xã hội, đối

với Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hòa giải là một hiện tượng

văn hóa Theo Hồ Chí Minh: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [37, tr 431]

Trang 16

Lịch sử cho thấy xã hội cổ truyền Việt Nam được mở rộng theo công thức Nhà - Làng - Nước Làng là đơn vị cơ sở cấu thành nên quốc gia, mang tính khép kín, tự quản rất cao Trong một cộng đồng làng xã khép kín, "phép vua thua lệ làng", người Việt xưa có thói quen ứng xử theo đạo đức, phong tục tập quán hơn là theo pháp luật Cách sống duy tình hơn duy lý đã làm cho họ rất ngại kiện tụng, coi việc phải đến chốn công đường là một điều bất đắc dĩ

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta thường dĩ hòa vi quý, hòa giải được xem là phương án tối ưu Nước có thời mất nhưng làng xã và truyền thống làng xã, trong đó có truyền thống hòa giải không bao giờ mất Đó là tiền đề lịch sử rất quan trong của việc tồn tại ý thức hòa giải trong tâm lý người Việt

Thứ hai: Hòa giải "là một nhu cầu của xã hội tự quản, hay nói đúng hơn là nhu cầu của xã hội dân sự, hòa giải dễ được chấp nhận vì không có người thắng người thua" [38], nếu có "thua thiệt" thì cũng là thua ít nhất,

nhưng lại chính là thắng nhiều nhất Hòa giải giúp cho việc giải quyết các tranh chấp, xích mích, vi phạm pháp luật vừa tiết kiệm thời gian, chi phí xã hội C Mác đã từng nói: Nếu xem xét mức độ phát triển nhất định của sản xuất, trao đổi và phân phối, các anh sẽ thấy một chế độ xã hội nhất định, một

tổ chức nhất định của gia đình, các tầng lớp, giai cấp, một xã hội dân sự Điều đó hoàn toàn phù hợp với định chế hòa giải Theo những quan niệm chung nhất, thì xã hội dân sự bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây:

a) Đó là tập hợp những cơ cấu tách khỏi phạm vi các thiết chế nhà

nước Nó bao gồm rất nhiều các hội, các đoàn thể được hình thành trên cơ sở

tự nguyện của công dân;

b) Đó là lĩnh vực thể hiện các lợi ích của xã hội nằm ngoài phạm vi

tác động trực tiếp của nhà nước; (quan hệ gia đình, đạo đức, văn hóa tinh thần, thông tin không mang tính chất chính trị)

c) Đó là tập hợp tất cả những người có quan hệ nhất định với nhau theo sự tự do thỏa thuận mà không có sự can thiệp của nhà nước

Trang 17

Xã hội dân sự đó chứa đựng những yếu tố, những hạt nhân hợp lý như hòa giải

Thứ ba: Hòa giải góp phần khôi phục, duy trì, củng cố sự đồng thuận,

đoàn kết trong xã hội Bởi lẽ hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp

mà mỗi bên đều chấp nhận nhượng bộ một phần quyền lợi của mình để đạt được thỏa thuận Mặt khác, hòa giải thành là dựa trên sự tự nguyện của các bên, không do ai áp đặt, cưỡng ép nên các bên sẽ tự giác thực hiện cam kết của mình Tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh nếu được giải quyết bằng con đường hòa giải thì kết quả của hòa giải thường mang tính bền vững

Thứ tư: Hòa giải góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của

các thành viên trong xã hội Khi hòa giải (dù là hình thức nào) đều phải vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên tranh chấp, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó có xử sự phù hợp với quy định pháp luật Trong nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh

do các bên không hiểu biết pháp luật, nên lầm tưởng rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, hoặc cho rằng hành vi của mình là đúng pháp luật Nếu các bên được giải thích pháp luật một cách cặn kẽ, tranh chấp có thể sẽ được giải quyết dứt điểm và nhanh chóng

Thứ năm: Hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống

tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Khi tiến hành hòa giải không chỉ dựa trên các quy định pháp luật, mà còn phải dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, truyền thống để tác động tới các bên tranh chấp Trong lịch

sử nước ta, hòa giải được xem như một phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột trong xã hội, được nhìn nhận như một nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt cần được bảo tồn và phát huy Đây là một hiện tượng xã hội - pháp luật - văn hóa đã thấm vào đời sống của nhân dân hàng thế kỷ nay, chi phối và tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động

Trang 18

của xã hội và nhà nước Tìm hiểu về cội nguồn, nhất là các truyền thống tốt đẹp, để từ đó có cách thức bảo tồn và phát huy, phát triển đã trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi dân tộc, trong đó có Việt Nam

Ngày nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam

có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ Các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột

xã hội có diện mạo mới, và như vậy đã và đang tạo tạo ra nhiều khả năng và

cơ hội cho hòa giải trong điều kiện mới

- Trong một xã hội dân chủ, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều loại quan hệ xã hội đan xen, nhiều nhóm lợi ích xã hội (cá nhân, tập thể, giai tầng, ngành nghề, địa phương ) cùng tồn tại Một

xã hội phát triển bền vững, nhất thiết phải có sự tham gia và tác động cùng chiều của nhiều loại định chế, thể chế xã hội khác nhau Do đó, nghiên cứu để

củng cố, phát triển hoạt động hòa giải với tư cách là một định chế giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột trong xã hội ngày càng trở nên cấp bách

- Trong đời sống quốc tế, xu hướng chung của thế giới hiện nay là muốn định chế hòa giải phải được tăng cường hơn nữa, thâm nhập sâu hơn nữa vào đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và xã hội Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, nhất là những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều học giả trên thế giới rất chú trọng nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án Hòa giải trở thành một hướng nghiên cứu rất cần thiết trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, hướng nghiên cứu của thế giới về hòa giải bao gồm:

Một là, nghiên cứu về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh

chấp nói chung;

Hai là, nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án;

Trang 19

Ba là, nghiên cứu so sánh về hòa giải và xu hướng phát triển của hòa

giải trên thế giới

Do đó, phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột trong xã hội thông qua con đường hòa giải có chiều hướng trở thành xu thế

của thời đại

Ở Việt Nam, những năm gần đây, hòa giải đã được quan tâm hơn rất nhiều Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị

về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đòi hỏi:

Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý;

Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó [29]

1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHẠM VI CỦA HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1.2.1 Khái niệm "hòa giải ở cơ sở"

Hòa giải cơ sở là một trong các hình thức hòa giải Vậy nên, để tìm

hiểu khái niệm "hòa giải ở cơ sở" cần tìm hiểu về "hòa giải" theo nghĩa chung

Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hòa giải:

- Quan điểm thứ nhất: Hòa giải như một hình thức, một quá trình giải quyết tranh chấp; hòa giải được coi là một chế định pháp luật, coi hòa giải như trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

tế, lao động (nghiêng về giới luật gia)

Trang 20

- Quan điểm thứ hai: Hòa giải được coi là hành vi thuyết phục các bên

tranh chấp xóa bỏ những bất đồng, mâu thuẫn (nghiêng về những nhà thực tiễn)

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa và Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp xuất bản

năm 2006 thì hòa giải "là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh

chấp của mình một cách ổn thỏa" [68, tr 365] Theo Từ điển Tiếng Việt của

Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1995, hòa giải được hiểu là

"hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một

cách ổn thỏa" [70] Theo quan niệm dân gian thông thường thì: hòa giải được

coi là hành vi hàn gắn rạn nứt, mâu thuẫn giữa các bên có mâu thuẫn

Trên thế giới cũng có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải Hòa giải được coi là hành vi của người trung gian giúp hai bên có mâu thuẫn giải

quyết những tranh chấp, bất đồng trên cơ sở tự nguyện: "Hòa giải là một quá

trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ" [Dẫn theo 2] Theo đây, người hòa giải không tham

gia, can thiệp vào việc thỏa thuận các giải pháp mà để các bên tranh chấp tự thỏa thuận, chọn lựa giải pháp Từ điển thuật ngữ của ILO/EASMAT về quan

hệ lao động và các vấn đề có liên quan thì cho rằng:

Hòa giải là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hòa những ý kiến bất đồng Bên thứ ba đóng vai trò người trung gian hoàn toàn độc lập với hai bên , không có quyền áp đặt , hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thỏa thuận được [Dẫn theo 2]

Quan niệm khác thì cho rằng: "Mục đích của hòa giải là chuyển cuộc

đấu tranh hai bên thành cuộc khảo cứu ba bên, nhằm kiến tạo một kết quả chung" [Dẫn theo 2]

Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước, về phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn có rất nhiều quan niệm về hòa giải Dựa trên những

Trang 21

khái niệm về hòa giải ở trên cũng như qua thực tiễn hoạt động hòa giải, có thể khái quát được đặc trưng của hòa giải cụ thể như sau:

- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên có mâu thuẫn có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian Bên thứ ba này không áp đặt ý chí của mình lên sự thỏa thuận của hai bên tranh chấp mà chỉ giải thích, thuyết phục, giúp hai bên đạt được sự thỏa thuận, chấm dứt bất đồng, mâu thuẫn Sự thỏa thuận đó của hai bên - chủ thể của tranh chấp, mâu thuẫn là kết quả được hình thành trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của mỗi bên, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội

Với nhiều quan niệm về hòa giải, các luật gia cho rằng rất khó có thể đưa ra một khái niệm hòa giải chung, thống nhất cho tất cả các loại hình hòa giải do các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân tiến hành trong đời sống xã hội Tuy nhiên, từ đặc trưng được rút ra ở trên, có thể đưa ra một

khái niệm về hòa giải như sau: Hòa giải là một quá trình giải quyết những bất

đồng, tranh chấp giữa các bên, quá trình đó có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung lập, giúp các bên đạt được sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thỏa thuận đó

Hiện nay, ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải với những phạm vi, đối tượng, phương pháp, trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải khác nhau như: hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình, hòa giải các tranh chấp lao động, hòa giải bằng trọng tài kinh tế, hòa giải ở cơ sở - hòa giải các tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân

Theo quy định của pháp luật, đối với các ngành luật như dân sự, kinh

tế, lao động, hôn nhân gia đình , hòa giải đều được coi là một nguyên tắc, một thủ tục bắt buộc khi giải quyết các tranh chấp Ví dụ: đối với luật dân sự,

sự bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên, quyền tự định đoạt, tự do giao kết hợp đồng dân sự là bản chất của các quan hệ pháp luật dân sự, do đó, các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và tự do thỏa thuận giải

Trang 22

quyết tranh chấp Vì vậy, một mặt hòa giải là nguyên tắc trong quan hệ dân

sự, mặt khác, hòa giải vừa là thủ tục bắt buộc của các cấp Tòa án trong quá trình giải quyết phần lớn các tranh chấp dân sự

Điều 12 Bộ luật Dân sự (được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005) quy định về nguyên tắc hòa giải như sau:

"Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng

vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự" [50]

Dưới góc độ của luật hình thức, hòa giải là thủ tục bắt buộc thể hiện thông qua trách nhiệm hòa giải thuộc về Tòa án Đây cũng là một trong những nguyên tắc được quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự (được Quốc hội

khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004): "Tòa án có trách

nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này" [49]

Hòa giải là hoạt động của Tòa án khi tiến hành giải quyết vụ kiện dân

sự Theo quy định tại khoản 1 Điều 180 của Bộ luật Tố tụng dân sự, hòa giải

là thủ tục bắt buộc ở thời điểm trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm để giải quyết vụ án dân sự

Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án dân sự Tòa án đều phải tiến hành hòa giải Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải đối với những vụ việc mà nếu hòa giải sẽ trái với mục đích xét xử của vụ án đó Đó là những vụ, việc được quy định tại Điều 181 Bộ luật Tố tụng dân sự như yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội

Khoản 1, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của

Trang 23

Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất [47]

Như vậy, không phải mọi trường hợp phạm vào các tội nêu trong các điều luật nói trên của Bộ luật Hình sự đều khởi tố theo yêu cầu của người bị hại Theo quy định, chỉ được áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành vi phạm tội được nói đến ở khoản 1 của các điều luật nói trên Điều đó có nghĩa là việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ở mức nguy hiểm thấp nhất cho xã hội, tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Và khi người bị hại đã không yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án không tiếp tục tiến hành việc tố tụng và không bị

cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thì có thể tự dàn xếp với nhau

Hòa giải ở cơ sở là một hình thức của hòa giải Tuy nhiên, khác với

hình thức hòa giải khác, "hòa giải ở cơ sở" không có yếu tố "tư pháp", nghĩa

là không có sự tham gia của Tòa án mà được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở cơ sở thực hiện, pháp luật không quy định thời hạn tiến hành hòa giải tranh chấp do Tổ hòa giải tiến hành như các loại hình hòa giải khác, vì vậy, việc hòa giải chỉ kết thúc khi các bên đạt được kết quả hòa giải và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó

Dưới góc độ tiếp cận từ cơ cấu của hệ thống chính trị, thì Hòa giải ở

cơ sở tức là hoạt động hòa giải diễn ra ở cấp cơ sở, diễn ra ở cấp xã, phường,

thị trấn Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, cấp cơ sở được hiểu là cấp "gần dân nhất", cấp tiếp xúc và giải quyết trực tiếp những vấn đề với nhân dân - cấp xã, phường, thị trấn.Tuy nhiên, phạm vi, giới hạn của hòa giải ở cơ sở lại được giới hạn trong phạm vi, thẩm quyền của các cơ quan cấp cơ sở do pháp

Trang 24

luật quy định Việc tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua các Tổ hòa giải là hình thức triển khai hoạt động hòa giải trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền của mình của chính quyền cấp cơ sở

Dưới một góc độ tiếp cận khác, từ những văn bản pháp lý cũng có

những quy định về "hòa giải ở cơ sở"

Điều 127 Hiến pháp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 ghi nhận:

"Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những

vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật " [46]

Cụ thể hóa Điều 127 Hiến pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 1992, Điều 1 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 (có hiệu lực từ ngày 08 tháng 01 năm 1999) quy định:

Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư [65]

Điều 2, Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định:

Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm

và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn

xã hội trong cộng đồng dân cư [15]

Trang 25

Cũng như khái niệm " hòa giải" nói chung, khái niệm hòa giải ở cơ sở vẫn còn có nhiều vấn đề phải bàn luận Nếu xét dưới góc độ cơ cấu hệ thống chính trị như ở trên, nội hàm khái niệm " hòa giải ở cơ sở" còn chưa đầy đủ, chưa toát lên hết ý nghĩa nhân văn của hoạt động này ở cơ sở Nếu dẫn theo những quy định pháp lý hiện hành, khái niệm " hòa giải ở cơ sở" lại chưa rõ ràng, cụ thể

và còn mang tính ước lệ (chưa có "thước đo" thế nào là "tranh chấp nhỏ")

Từ những những cách tiếp cận khoa học về hòa giải ở cơ sở, có thể nói

rằng: Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên bằng việc vận dụng những quy

định của pháp luật cũng như những quy phạm đạo đức để giải thích, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp mà pháp luật cho phép được hòa giải trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội

1.2.2 Đặc điểm hòa giải ở cơ sở

Với ý nghĩa là phương thức giúp các bên thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế

vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, có thể rút ra một số đặc điểm của hòa giải ở cơ sở như sau:

Một là, hòa giải ở cơ sở là hoạt động thuyết phục vận động, giúp đỡ

các bên tranh chấp thông cảm hiểu nhau hơn, tự dàn xếp, thỏa thuận để xóa

bỏ tranh chấp, nối lại tình cảm gắn bó từ gia đình, xóm giềng, góp phần giữ gìn ổn định, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở xã, phường, thị trấn

Hai là, hòa giải ở cơ sở được tiến hành do một hoặc một số tổ viên tổ

hòa giải hoặc người có uy tín đối với các bên tranh chấp tiến hành gọi chung

là hòa giải viên Đây là những người nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, ở nhiều độ tuổi khác nhau, hoạt động không có lương, phụ cấp của Nhà nước khi tham gia hòa giải

Trang 26

Ba là, phạm vi của hoạt động hòa giải ở cơ sở là những tranh chấp nhỏ

trong cộng đồng dân cư được giới hạn theo quy định của pháp luật

Bốn là, hòa giải ở cơ sở không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp

phải tiến hành hòa giải, không nhất thiết phải lập biên bản nếu các bên không yêu cầu Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải không cố định, linh hoạt đảm bảo thuận lợi cho việc hòa giải hoặc phù hợp với nguyện vọng của các bên

Năm là, hòa giải ở cơ sở thường được thực hiện linh hoạt, có sự kết

hợp vận dụng quy định của pháp luật với phong tục, tập quán truyền thống, kinh nghiệm của dân gian, hiệu quả là có tính thuyết phục cao, mang lại kết quả ổn thỏa, lâu bền

Sáu là, hòa giải ở cơ sở là một biện pháp tốt để trực tiếp tổ chức tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý, xây dựng lối sống văn hóa cho mọi người

Có thể nói rằng, hòa giải ở cơ sở là một định chế xã hội mang đậm tính chất tự nguyện, là một biểu hiện của xã hội dân sự ở cơ sở Đó là toàn bộ đời sống xã hội trong lĩnh vực tự quản của công dân tự do và các tổ chức tự quản của họ Lĩnh vực tự quản đó nằm ngoài sự can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nước Yếu tố tự quản với những giá trị nhân văn của hòa giải sẽ là một biện pháp điều hòa những lợi ích trong các tranh chấp, xích mích, làm giảm thiểu sự khác biệt trong mỗi thành viên cộng đồng, góp phần tạo ra sự đồng thuận xã hội rộng rãi hiện nay

Bên cạnh đó, các yếu tố lịch sử, truyền thống, tâm lý dân tộc là những tiền đề rất quan trọng, là điều kiện cho hòa giải hình thành, tồn tại và phát triển Với bản chất và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc vì con người, hòa giải ở cơ sở vượt qua được những thay đổi của các thể chế chính trị, ngày càng khẳng định được vai trò, ý nghĩa to lớn của mình trong đời sống xã hội Đó chính là lý do tại sao hòa giải ở cơ sở được mọi người dân chấp nhận Đây cũng là một trong những đặc điểm của hòa giải ở cơ sở

Trang 27

1.2.3 Phạm vi hòa giải ở cơ sở

Với đặc điểm là phương thức giải quyết những việc vi phạm pháp luật

và tranh chấp nhỏ giữa các bên, giúp các bên thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, hoạt động hòa giải ở cơ sở cần được giới hạn trong một phạm vi nhất định nhằm bảo đảm sự tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên xích mích, tranh chấp, vừa không ảnh hưởng đến tính pháp chế của việc giải quyết các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong đời sống xã hội Cụ thể là:

* Những vụ, việc được tiến hành hòa giải

Hòa giải cần được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, gồm:

a) Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà,

sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung

b) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất

Tổ hòa giải với tư cách là một thiết chế xã hội không mang tính quyền lực chỉ hòa giải các tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự là tranh chấp nhỏ Căn cứ để coi tranh chấp này là tranh chấp nhỏ không nhất thiết dựa vào giá trị tranh chấp Có những trường hợp tuy giá trị tranh chấp tương đối lớn, nhưng vẫn có thể hòa giải được vì tình tiết sự việc đơn giản, rõ ràng, không đòi hỏi người giải quyết tranh chấp phải có kiến thức chuyên môn và trình độ pháp lý cao; mức độ mâu thuẫn không quá gay gắt, có thể

Trang 28

thuyết phục được các bên tranh chấp thỏa thuận mà không trái với các nguyên tắc do pháp luật quy định

c) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình như: thực hiện quyền và nghĩa vụ vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng

d) Những việc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính

Tranh chấp phát sinh từ vi phạm pháp luật mà theo quy định những vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ

Như vậy, việc hòa giải được tiến hành đối với các tranh chấp phát sinh

từ những vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những vi phạm

đó chưa đến mức xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự

Đó là những vi phạm pháp luật nhỏ, nghĩa là vi phạm pháp luật thuộc loại này

có thể có các yếu tố cấu thành tội phạm song chưa tới mức nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi gây ra là chưa đáng kể

* Những vụ, việc không được hòa giải

Trong quá trình hòa giải, vụ việc sau:

a) Căn cứ nguyên tắc mọi hành vi phạm tội phải bị xử phạt, Tổ hòa giải không được tiến hành hòa giải các tội phạm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố

ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an

Trang 29

ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b) Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính

Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính gồm:

- Hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính;

- Hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào

cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính

c) Vi phạm pháp luật và các tranh chấp mà theo quy định của pháp luật thì không được hòa giải

Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không được hòa giải bao gồm:

- Kết hôn trái pháp luật: kết hôn trái pháp luật là những trường hợp

như: tảo hôn (nam dưới 20 tuổi, nữ dưới 18 tuổi); việc kết hôn bị ép buộc, cưỡng ép, vi phạm nguyên tắc tự nguyện; việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn như: đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi

- Gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước: người nào có nhiệm vụ trực

tiếp trong công tác quản lý tài sản nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất

Trang 30

mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên thì xử lý bằng biện pháp hình sự, không tiến hành hòa giải

- Tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật, là giao dịch vi

phạm một trong những điều kiện sau:

+ Người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch đó

Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân

sự Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 21, 22, 23), người chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự Khi một người

do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình họ thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,

cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện (Điều 130 Bộ luật Dân sự năm 2005)

Trang 31

+ Mục đích và nội dung của giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội như giao dịch mua bán thuốc phiện, ma túy, mại dâm…thì vô hiệu (Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005)

+ Người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện, bị lừa dối hoặc cưỡng ép

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình Khi người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện, bị lừa dối hoặc cưỡng ép, giao dịch đó trái pháp luật

+ Hình thức giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật

* Tranh chấp về lao động

Theo quy định tại Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV của Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002 về giải quyết tranh chấp lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006, tranh chấp lao động được hiểu như sau:

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động Tranh chấp lao động bao

Trang 32

gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động [51]

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân (Điều 165)

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

về quyền gồm Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Tòa án nhân dân (Điều 168)

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động (Điều 169)

Như vậy, các tranh chấp lao động không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ hòa giải cơ sở ở thôn, xóm, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư

Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc hòa giải để trốn tránh xử lý bằng biện pháp hình sự, hành chính

1.3 KHÁI QUÁT THỂ CHẾ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ Ở VIỆT NAM

1.3.1 Thời kỳ trước năm 1945

Với bản chất nhân văn sâu sắc, hòa giải ở cơ sở có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời Hoạt động hòa giải hình thành và phát triển trường tồn gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được kế thừa và phát huy, thể hiện truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc ta

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, các vị vua rất chú trọng đến việc đem lại cho người dân cuộc sống yên ổn bằng con đường hòa giải ở cơ

sở, tránh việc kiện tụng, gây mất trật tự, an ninh chính trị

Trang 33

Đời Lê Dụ Tông, trong thể lệ cử kiện có ghi rằng: "Tri huyện là viên

quan gần gũi với dân, khi thấy hai bên nguyên bị mới bắt đầu kiện nhau, thì nên xem xét tất cả, rồi đem lý lẽ sự việc hiểu khuyên dụ cho họ nghe ra, khuyên đi bảo lại để cảm hóa họ, hòa giải hai bên " [35, tr 288]

Trong Chỉ dụ của vua Lê Huyền Tông đã ghi:

Riêng các xã trưởng, nếu trong làng có sự tranh tụng, phải

vô tư phân xét và hòa giải Không được xui nguyên giục bị rồi lại tự nắm lấy việc phân xử Cũng không được tự đặt ra những luật lệ riêng rồi dựa vào những luật lệ ấy mà chiếm đoạt tài sản khiến cho các nạn nhân phải bán nhà đất cho khánh kiệt, cô lập họ, không cho tham dự các buổi tập hợp, hội hè mà trái phép nước [1, tr 228]

Thông sức của Ngự Sử Đài năm Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719) đã quy định:

Các Huyện lệnh được trao cho trách nhiệm gần dân, lời kêu của hai bên lúc đầu đều đã qua mình xét đoán; bấy giờ lòng tranh tức của hai bên chưa phân, phí tổn theo kiện chưa mấy, còn có thể đem lẽ phải vạch cho họ hiểu, khuyên đi bảo lại khiến hai bên hòa giải, đó cũng là một cách làm cho thôi kiện [20, tr 299-300]

Trước năm 1945, dưới chế độ phong kiến rồi đến chế độ thực dân nửa phong kiến, do tính tự quản của làng xã khá cao, việc hòa giải những mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân chủ yếu do các hương ước, khoán ước của mỗi làng quy định Nghiên cứu hương ước một số làng, có thể thấy vấn đề hòa giải được quy định khá chặt chẽ. Trong các bản hương ước hay lệ làng đó,

xu hướng giải quyết nội bộ các mâu thuẫn, tranh chấp bằng con đường hòa giải đã trở thành nguyên tắc của làng xã

Trong khoán ước lập ngày 21 tháng Giêng năm Vĩnh Hựu (1739) đời

Lê Ý Tông của xã Dương Liễu, huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai (nay thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây), ở điều khoản thứ 10 có ghi như sau:

Trang 34

Bản xã có người nào đánh nhau chửi nhau, cho phép trình báo các chức sắc hàng xã để khuyên giải phân xử phải trái Nếu như người nào không làm theo như thế, mà lại đem bẩm báo lên nha môn, khi xét xử thấy đúng như lời khuyên giải phân xử của hàng xã, thì bắt phạt người ấy 3 quan tiền cổ Nếu ai không trình báo với các hàng chức sắc ở xã để phân xử phải trái, lại bẩm báo

thẳng lên quan trên thì cũng xử phạt như thế [73]

Còn khoán ước làng Đông Ngạc (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội) được soạn năm 1937 bằng chữ Quốc ngữ dành tới 4 điều quy định về hòa giải Trong đó, Điều thứ 60 và Điều thứ 61 quy định:

Trong làng có ai kiện cáo về dân sự hay thương sự trước hết phải trình hội đồng hòa giải, nếu ai không tuân mà tự tiện vào trình quan ngay thì hội đồng sẽ phạt 0$,20 đến 1$,00 Viên Chánh hương hội tiếp ai trình thì phải mở hội đồng, lấy lẽ chính đáng và tình thân

ái hòa giải cho hai bên, nếu hòa giải xong thì cứ theo trong luật mà làm hòa giải, chứng thư giao cho lý trưởng trình quan sở tại [73]

Trong bản hương ước của làng Quỳnh Đôi có từ thế kỷ 18, tại Điều 73

có ghi:

Trong làng cốt lấy sự không kiện nhau là quý, phàm ai có

sự gì uất ức phải trình làng để làng xét xử, không được đưa nhau đi kiện ở quan Nếu làng xét xử không được rõ ràng công bằng thì mới đưa nhau đến quan xử, quan xử y như làng xử thì làng phạt lợn 1 con giá là 3 quan Nếu không trình làng đi kiện ở quan, làng cũng phạt như vậy [59]

Trong thời kỳ Pháp thuộc, trong quá trình giải quyết các việc hộ và thương sự, hòa giải được xem là một giai đoạn bắt buộc Chế định hòa giải này được quy định tại "Bộ Bắc Kỳ pháp viện biên chế" Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trong thời gian đầu, chế định hòa giải này được

Trang 35

phép tạm thời áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự và thương sự tại Tòa án theo quy định tại Sắc lệnh số 90/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp

duy nhất cho toàn quốc: "Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất

cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này" [8] Theo đó, Chánh án Tòa án sơ

cấp có nhiệm vụ chính là hòa giải và chỉ khi hòa giải không thành mới đưa ra xét xử Đối với việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Đệ nhị cấp thì ông Chánh án Tòa án sơ cấp thử hòa giải, nếu hòa giải không thành thì chuyển hồ

sơ lên cho Tòa Đệ nhị cấp xử

1.3.2 Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1998

Sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về hòa giải Chế định hòa giải được ghi nhận tại các văn bản pháp luật về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành tư pháp Trong giai đoạn này, Ban Tư pháp xã (gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một ủy viên Ủy ban hành chính xã) và Thẩm phán Tòa án sơ cấp (từ năm 1950 gọi là Hội đồng hòa giải thuộc Tòa án nhân dân huyện) có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự Như vậy, việc quản lý hoạt động hòa giải giai đoạn này thuộc nhiệm vụ của ngành tư pháp

Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 về tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946

về ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định, Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ

"hòa giải tất cả các việc về dân sự, thương sự Nếu hòa giải được, ban tư pháp có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những người đương sự ký" [9] Biên bản hòa giải thành của Tư pháp xã có hiệu lực tư chứng thư

Trang 36

Bên cạnh đó, chế định hòa giải của Tòa án sơ cấp (trước năm 1950) và Tòa án nhân dân huyện (sau năm 1950) cũng được quy định trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946 Theo đó, Thẩm phán sơ cấp khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự phải đòi hai bên đến để thử hòa giải (Điều 9) Các việc về dân sự và thương sự thuộc thẩm quyền của Tòa án Đệ nhị cấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải (Điều 12) Biên bản hòa giải của Tòa án sơ cấp có hiệu lực công chứng thư

Năm 1950, Hội nghị tập huấn Tư pháp toàn quốc năm 1950 được tổ chức ở Việt Bắc Tại Hội nghị này, Hồ Chủ tịch đã nói: Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn

Thực hiện lời dạy trên của Bác, các văn bản Sắc lệnh, Thông tư quy định về hòa giải đã được ban hành như Sắc lệnh số 85/SL ngày 22 tháng 5

năm 1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng quy định: "Tòa án nhân

dân huyện họp thành Hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả các việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình" [11, Điều 9]

Từ năm 1960 đến năm 1981, để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước ta trong giai đoạn mới - giai đoạn miền Bắc bước vào thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, các cơ quan nhà nước đã được tổ chức, sắp xếp lại Do những điều kiện lịch sử, Bộ Tư pháp thời kỳ này giải thể Do

đó, nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải được chuyển cho Tòa án nhân dân tối cao thực hiện Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1959, Điều 16 Luật tổ chức Tòa án

nhân dân năm 1960 quy định: "Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh,

thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hòa giải những vụ tranh chấp về dân sự và hướng dẫn công tác hòa giải ở xã và khu phố" [41]

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị

xã, huyện, khu phố:

Trang 37

Trong khi thực hiện thẩm quyền mới, các Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố phải luôn chú ý đầy đủ đến việc hòa giải, giáo dục nhân dân và xây dựng tư pháp xã Cần

đề phòng khuynh hướng đưa ra xét xử nhiều việc mà thiếu kiên trì hòa giải, giáo dục các đương sự và nhân dân [4]

Như vậy, có thể thấy rằng, chế định hòa giải vẫn được duy trì và phát triển và nó đã trở thành nhiệm vụ chính của cơ quan tư pháp bên cạnh chức năng xét xử của mình Tờ trình của Bộ Tư pháp lên Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng đã nêu rõ nhiệm vụ chính của cơ quan tư pháp không những là xét xử mà còn là hòa giải những vụ xích mích ở địa phương để bớt sự tranh tụng Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trong việc giải quyết các tranh chấp mới phát sinh, giảm tải các vụ việc phải giải quyết ở các cấp Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số 02/TC ngày 26 tháng 02 năm 1964 về việc xây dựng Tổ hòa giải và kiện toàn Tổ tư pháp xã, khu phố Tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Tổ hòa giải được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư Đây là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận sự tồn tại của Tổ hòa giải - một tổ chức xã hội thể hiện tính chất tự quản của nhân dân, giúp đỡ cho các bên giải quyết những xung đột, tranh chấp không phải bằng con đường phân xử mà trên cơ sở giải thích, thuyết phục các bên

Theo Thông tư số 02/TC, những việc thuộc nhiệm vụ của Tổ hòa giải gồm: những việc tranh chấp về dân sự, những việc ly hôn, vận động nhân dân ngăn chặn những vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình như cưỡng hôn, tảo hôn, lấy vợ lẽ, ngược đãi vợ con , dàn xếp những việc cãi, chửi nhau, đánh nhau nhỏ nhặt và gian tham vặt, giáo dục nhân dân tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước Tổ hòa giải không có nhiệm vụ điều tra những việc phạm pháp hình sự Những khi phát hiện những việc phạm pháp hình sự thì Tổ hòa giải phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân hành chính xã hoặc Ban hành chính khu phố biết

Trang 38

Sự ra đời của Tổ hòa giải với việc được thành lập ở thôn, xóm, liên xóm hoặc theo đường phố đã đánh dấu sự chuyển giao trong công tác hòa giải

từ chỗ mang tính chất chính quyền - Ban Tư pháp xã chuyển sang tính chất tự quản, dân chủ trực tiếp của nhân dân - Tổ hòa giải, một tổ chức xã hội của nhân dân được duy trì và phát triển cho đến ngày nay

Thực hiện Nghị định số 143/HĐBT ngày 22 tháng 11 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và tổ chức Bộ Tư pháp, ngay sau khi được thành lập lại năm 1982, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn hoạt động của Tổ hòa giải từ Tòa án nhân dân tối cao chuyển sang

Thực hiện nhiệm vụ hòa giải, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/TT ngày 06 tháng 01 năm 1982 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là tư pháp huyện và xã và Công văn

số 527/QLTP ngày 28 tháng 8 năm 1984 Theo đó, các cơ quan tư pháp này trực tiếp quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải Ban Tư pháp có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hòa giải về mặt pháp lý và kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải Có thể nói đây là tiền đề cho việc xây dựng, kiện toàn tổ chức

Tổ hòa giải ở cơ sở

Từ năm 1982 đến năm 1987, trong phạm vi cả nước, các Tổ hòa giải

đã được thành lập ở các thôn, xóm, ấp, tổ dân phố Hoạt động hòa giải đã trở thành một phong trào sâu rộng và có hiệu quả tốt, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa và giải quyết những tranh chấp ở cơ sở, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

Từ năm 1988 đến năm 1992, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở nhiều cơ sở bị giảm sút, có nơi một số

Tổ hòa giải bị tan rã và hầu như không hoạt động hoặc có hoạt động, nhưng hiệu quả không cao Rất ít nơi còn duy trì đủ hệ thống tư pháp từ tỉnh đến xã,

tổ chức hoạt động hòa giải địa phương đó vẫn được duy trì và phát triển như thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 39

Một trong những nguyên nhân về tổ chức, trực tiếp tác động, dẫn đến tình trạng trên là các Phòng Tư pháp cấp huyện bị giải thể do việc tinh giản biên chế Trong khi đó, Tư pháp xã lại không có cán bộ chuyên trách và Sở

Tư pháp không đủ lực lượng cán bộ để đảm đương nhiệm vụ xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động hòa giải đến từng thôn, xã

Từ năm 1992, hoạt động hòa giải từng bước được củng cố và phát triển bằng việc ghi nhận tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất - Hiến pháp

năm 1992 và các văn bản khác có liên quan: "Ở cơ sở, thành lập các tổ chức

thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" [46, Điều 127]

Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 6 tháng 10 năm 1992 cũng

quy định: "Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết

những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân Tổ chức và hoạt động của tổ chức này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định" [42]

Ở Trung ương, Bộ Tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ về quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hòa giải (Điều 2, Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ) Ở địa phương, các cơ quan Tư pháp (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp) được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động các Tổ hòa giải trong phạm

vi địa phương (Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1993 của

Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương) Để tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hòa giải, trên cơ sở những văn bản pháp luật mới, Bộ Tư pháp một mặt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trước đây giải thể Phòng Tư pháp khẩn trương thành lập lại; củng cố, kiện toàn Tư pháp xã, để quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải ở cơ sở, mặt khác tổ chức Hội nghị chuyên đề toàn quốc (tháng

8 năm 1994) về Tư pháp xã và Tổ hòa giải để tổng kết, đánh giá tình hình tổ

Trang 40

chức và hoạt động hòa giải toàn quốc trong thời gian qua, đồng thời trao đổi kinh nghiệm và đề ra những biện pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hòa giải ở các địa phương trong thời kỳ mới - thời kỳ hệ thống ngành

tư pháp lại được tổ chức hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương

Hoạt động hòa giải đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật và giảm đáng kể các vụ việc phải đưa lên Tòa án nhân dân huyện giải quyết, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn

1.3.3 Thời kỳ từ năm 1998 đến nay

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải, từ tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải trong những thời gian trước, từ thực trạng pháp luật hiện hành về lĩnh vực này, ngày 25 tháng 12 năm 1998, Ủy ban Thường

vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (có hiệu lực từ ngày 8 tháng 01 năm 1999) Ngày 18 tháng 10 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một

số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1999) Đây là hai văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao quy định đầy đủ và đồng bộ các vấn đề về tổ chức và hoạt động hòa giải ở

cơ sở như hình thức, nguyên tắc, phạm vi hòa giải; vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong công tác hòa giải; quản lý nhà nước về công tác hòa giải; các quy định về cơ cấu Tổ hòa giải cũng như tiêu chuẩn, thủ tục bầu, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ viên Tổ hòa giải; hoạt động hòa giải, khen thưởng và xử lý vi

phạm Sự ra đời của hai văn bản này thể hiện tính kế thừa, tính liên tục của

truyền thống hòa giải ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ tổ viên Tổ hòa giải và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội khác, cơ quan nhà nước, đơn

vị lực lượng vũ trang và công dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở

Ngày đăng: 25/03/2015, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ làng xóm Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (1997), Tài liệu hướng dẫn Tập huấn trọng tài lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn Tập huấn trọng tài lao động
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và xã hội
Năm: 1997
3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
4. Bộ Tư pháp (1982), Thông tư số 08/TT ngày 06/01 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 08/TT ngày 06/01 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 1982
5. Bộ Tư pháp (2002), Quyết định số 584/2002/QĐ-BTP ngày 25/12 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành tư pháp giai đoạn 2002- 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 584/2002/QĐ-BTP ngày 25/12 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành tư pháp giai đoạn 2002-2007
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2002
6. Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1993), Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương
Tác giả: Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
Năm: 1993
7. Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (2005), Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT- TP-NV ngày 05/5 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương
Tác giả: Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ
Năm: 2005
12. Chính phủ (1993), Nghị định số 38-CP ngày 04/6 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 38-CP ngày 04/6 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1993
13. Chính phủ (1998), Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
14. Chính phủ (1999), Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
15. Chính phủ (1999), Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
16. Chính phủ (2003), Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
17. Chính phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
18. Chính phủ (2004), Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
20. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều Hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
21. Bùi Quang Dũng (2002), "Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân - phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính", Xã hội học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân - phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính
Tác giả: Bùi Quang Dũng
Năm: 2002
22. Đảng bộ huyện Gia Lâm (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Đảng bộ huyện Gia Lâm
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2010
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w