- Có giá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.. Xét
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THU HÀ
VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH
TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ
CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2007
Có thể tìm hiểu luận văn
Trang 3Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG
NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN
SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
6
1.1 Khái niệm công nhận và thi hành các bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài
1.2 Trình tự thủ tục và điều kiện công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
13
1.2.1 Trình tự và thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài
14
1.2.2 Các điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài
16
1.2.3 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về công nhận và thi
hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
18
1.2.3.1 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Anh và xứ Wale
18
1.2.3.2 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Cộng hòa Liên bang Đức
21
1.2.3.3 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa 22
Trang 41.2.3.4 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Thái Lan
24
1.2.3.5 Công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài tại Pháp
25
1.2.3.6 Công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài tại Thụy Điển
29
1.3 Cơ sở pháp luật của việc công nhận và thi hành Tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
30
1.3.3 Nguồn pháp luật quốc nội về công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
42
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG
NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
47
2.2.2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về công nhận và
thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
tại Việt Nam
62
2.2.2.1 Trình tự và thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
62
2.2.2.2 Các điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam 77
Trang 52.2.3 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 87 2.2.4 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí
và lệ phí Tòa án
88
2.3 Việc thực thi pháp luật về công nhận và thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
89
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI
HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
98
3.2.1 Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 103
3.2.3 Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi, bổ sung 108 2.3.4 Sửa đổi Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về
án phí, lệ phí Tòa án
109
2.3 Về thực thi pháp luật việc công nhận và thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
110
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay, Nhà nước ta
đã thi hành chính sách mở cửa, từng bước thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế Đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh việc chủ động phát triển đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng sức mạnh của mình, Nhà nước ta còn chủ trương không ngừng mở rộng các quan hệ quốc tế trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, tạo điều kiện cho việc thiết lập các giao lưu dân sự quốc tế ngày càng phát triển, đưa nền kinh tế Việt Nam hòa nhập, phát triển cùng sánh vai với các nước trong khu vực cũng như khẳng định vị thế của mình trên thế giới
Việt Nam đã là thành viên thuộc khối ASEAN, một tổ chức có vị thế của khu vực Đông Nam Á và năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thể hiện sự rộng mở hơn của Việt Nam trong quan hệ quốc tế Chúng ta đã ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế đa phương, song phương trên nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Điều đó khẳng định chủ trương của nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế, cùng các quốc gia thực hiện mục tiêu chung là tiến tới
ổn định, hòa bình và bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau trong quan hệ quốc tế với các quốc gia khác Tất cả hướng tới sự hòa bình, ổn định và thịnh vượng
Trong bối cảnh đó, các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển Sự phát triển các quan hệ ấy cũng kéo theo sự gia tăng các tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Trang 7Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên thúc đẩy quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển theo hướng phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc phân định thẩm quyền quốc tế và xác định chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp và vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài một cách phù hợp có một ý nghĩa rất quan trọng Song có một khâu cũng không kém phần quan trọng là việc công nhận
và thi hành quyết định mang tính chất dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và của Tòa án Việt Nam tại nước ngoài Bởi vì, nếu khâu này giải quyết không tốt thì các khâu trước đó như trên đã nêu dù có giải quyết tốt đến đâu cũng có thể chỉ có ý nghĩa về mặt đạo đức
Chính vì vậy, trong thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm giải quyết vấn đề phân định thẩm quyền quốc tế và chọn luật áp dụng để giải quyết các vấn đề trên, Nhà nước ta đã dành sự quan tâm thích đáng tới việc giải quyết vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định mang tính chất dân sự của Tòa án nước ngoài
Tuy nhiên, thực tế giải quyết việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Tòa án nước ngoài còn gặp nhiều lúng túng như: hiểu thế nào
là quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (?); trình tự, thủ tục công nhận và thi hành còn có nhiều vấn đề nan giải (?); các điều kiện công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Tòa án nước ngoài còn chưa được vận dụng một cách phù hợp
Các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề trên bao gồm Giáo
trình tư pháp quốc tế của Khoa Luật (do PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên),
Trường Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình tư pháp quốc tế (do TS Bùi Xuân Nhự chủ biên), Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình tư pháp quốc tế (do
TS Bùi Trung Tín chủ biên), Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân); Giáo
trình Tố tụng dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ; các bài tạp chí
Trang 8Tòa án nhân dân, Nhà nước và pháp luật…, một số luận văn như luận văn cao học: về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài; Luận văn tiến sĩ luật học về đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian qua Tuy nhiên, vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chưa được nghiên cứu một cách hệ thống
Trong thời gian từ năm 1980 đến nay Nhà nước ta đã ký được 15 hiệp định tương trợ tư pháp trong đó có qui định thực hiện tương trợ về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại Để thực hiện các hiệp định này, pháp luật quốc gia có những qui định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành công nhận và thi hành bán án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực, vấn đề công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài được qui định tại Pháp lệnh về công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài năm 1993 Khi Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực thì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm bảo bệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, pháp nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi tranh chấp đó được Tòa án nước ngoài giải quyết Tuy nhiên, việc áp dụng các qui định trong các văn bản kể trên về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng
Chính vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang là một nhu cầu bức xúc trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn
Trang 9Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, tác giả đã lựa chọn: "Vấn đề về
công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài" làm đề tài luận văn cao học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề công nhận
và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan hệ về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Đây là vấn
đề rất rộng bao gồm các khía cạnh ngoại giao, lịch sử, xã hội học, pháp lý Tác giả dừng ở việc xem xét các khía cạnh pháp lý từ góc độ của tư pháp quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở và phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu cụ thể như lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh
Trang 10- Phân tích một số vấn đề lý luận và nêu ra những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
- Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện quá trình công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
6 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Luận văn có một số ý nghĩa thực tiễn sau:
- Góp phần làm rõ hơn các cơ sở lý luận của việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Có giá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Có giá trị tham khảo đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong hoạt động công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Có giá trị tham khảo cho giảng dạy và học tập chuyên đề về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Có giá trị nâng cao kiến thức và tri thức của các cá nhân và pháp nhân Việt Nam cũng như nước ngoài về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 mục
Trang 111.1.1 Khái niệm bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Về mặt lý luận và thực tiễn tư pháp quốc tế, bản án, quyết định dân sự của Tòa án một nước không đương nhiên có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ nước ngoài, chúng chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia đó Các bản án, quyết định đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài liên quan đến vụ việc dân
sự muốn được thi hành phải tuân theo một thủ tục tư pháp đặc biệt để được công nhận và thi hành Điều này hoàn toàn xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Xuất phát từ tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà tư pháp quốc tế của mỗi nước có những hệ nguyên tắc riêng của mình Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế các
nước, tư pháp quốc tế Việt Nam cũng có các nguyên tắc cơ bản như: nguyên
tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa chế độ sở hữu khác nhau; nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam (nước sở tại) và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam; nguyên tắc công nhận quyền miễn trừ của quốc gia; nguyên tắc có đi có lại [15, tr 13-
17]
Đây là nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự quốc tế Theo các nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng, Tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được qui định trong pháp luật của từng
Trang 12nước hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước đó tham gia) Đây là quan điểm được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận
Hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, các quan hệ giao lưu dân sự, kinh
tế, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình… ngày càng đa dạng và phong phú Từ đó đòi hỏi các qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế ngày càng được hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh trong quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, đó là các quan hệ xã hội mang tính dân sự có yếu tố nước ngoài
Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được các quốc gia đặc biệt quan tâm và không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này Xét về bản chất, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của
cơ quan tư pháp của mỗi quốc gia và tuân theo trình tự, thủ tục đặc biệt, nhân danh cho nhà nước mình để xem xét công nhận và thi hành một bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, tức là mang tính quyền lực của quốc gia đó cho phép bản án, quyết định được thực thi trên lãnh thổ của quốc gia mình
Sở dĩ đặt vấn đề về công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài là do sự phát triển giao lưu dân sự quốc tế làm cho
vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều Những bản án, quyết định dân sự cần phải được thực hiện ở nước ngoài hoặc đối tượng của
vụ tranh chấp là tài sản đang ở nước ngoài, nếu nước ngoài hữu quan không công nhận thì không thể thi hành được bản án, quyết định dân sự đó Nếu bản
án, quyết định dân sự không được thi hành thì lợi ích chính đáng của các bên đương sự không được bảo vệ và ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển các quan hệ giao lưu dân sự quốc tế
Thực tiễn tư pháp trong nhiều năm qua đã chứng minh rằng muốn đẩy mạnh quan hệ kinh tế, buôn bán quốc tế, để thu lợi nhuận, các nước muốn bảo
vệ lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân của nhà nước mình thì cũng
Trang 13phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của công dân, pháp nhân của nhà nước nước ngoài Muốn làm được việc đó thì việc xem xét công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được đặt ra
Trước tiên, cần phải hiểu về khái niệm "Tòa án nước ngoài" Tòa án nước ngoài là cơ quan tài phán được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài - tương tự như Tòa án quốc gia sở tại
Tòa án là một trong những cơ cấu thiết chế của nhà nước, đại diện cho nhà nước thực thi những nhiệm vụ và chức năng do pháp luật qui định
Bản án, quyết định dân sự của tòa án là bản án, quyết định mà Tòa án nhân danh nhà nước để giải quyết các tranh chấp hoặc vụ việc phát sinh trong các quan hệ xã hội được pháp luật qui định
Theo quan niệm và thực tiễn của các nước, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là những bản án, quyết định mang tính chất tài sản và phi tài sản do Tòa án nước ngoài tuyên hoặc đưa ra Vậy bản án, quyết định này sẽ bao gồm các bản án dân sự như sở hữu, mua bán, tặng cho, thế chấp, cầm cố tài sản, thừa kế, quyền tác giả, phát minh sáng chế, đền bù thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng; bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, vấn đề cấp dưỡng; quyết định về tài sản trong vụ án hình sự, quyết định về giải quyết tranh chấp thương mại trong buôn bán quốc tế Theo quan điểm của các nước trên thế giới thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án là kết quả của việc áp dụng trình tự, thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, ngoài ra bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài về các vấn đề dân sự còn bao gồm cả các bản án, quyết định về các vấn
đề khác theo pháp luật quốc gia qui định
Một quốc gia hữu quan được yêu cầu công nhận và thi hành quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau khi tiến hành các trình tự thủ tục xem xét các điều kiện tính hợp pháp và hiệu lực của bản án do Tòa án nước ngoài tuyên, việc xác nhận hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
Trang 14ngoài tức là xác nhận quyền năng dân sự cũng như các quyền năng khác và nghĩa vụ của các bên đương sự trong bản án ở mức độ như bản án, quyết định
do Tòa án nước mình tuyên Việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là thể hiện thái độ của nhà nước hữu quan đối với quá trình xét xử và tính hệ quả của quá trình đó sẽ được áp dụng ở nước mình Việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau khi được công nhận sẽ được áp dụng theo một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ như là một bản án, quyết định của Tòa án trong nước và tuân theo pháp luật thi hành của quốc gia có tòa án xem xét và công nhận Như vậy, xét về mặt hình thức thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án ngoài sau khi được công nhận và thi hành sẽ như là bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước sở tại
Rõ ràng sự thay đổi khách quan các quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng
về chủ thể, khách thể, tính chất về quyền và nghĩa vụ của bên theo hướng tự
do ý chí, bình đẳng thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về tài sản đã không còn tiêu chí để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự, tiêu chí của hợp đồng cũng tương tự, những ngành luật này đều có nội dung bản chất pháp lý - tính tự nguyện, bình đẳng thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về tài sản và chính những đặc điểm chung này của bản chất pháp lý, những quan hệ pháp luật với nội dung là cơ sở cho một hình thức tố tụng gọi chung là "tố tụng dân sự" và tất nhiên đối với mỗi loại bản án thì sẽ có những nguyên tắc, thủ tục
riêng là do đặc trưng của ngành luật đó
Ở các quốc gia khác nhau có cách hiểu về luật dân sự không giống nhau Có quốc gia chỉ phân chia hệ thống pháp luật của mình ra làm hai bộ phận là Luật công và Luật tư Luật công là Luật điều chỉnh những quan hệ liên quan tới công quyền (một bên là đại diện cho nhà nước) Đó là luật bao gồm Luật nhà nước, Luật hành chính, Luật hình sự Luật tư là là Luật điều chỉnh các quan hệ không liên quan tới công quyền (các bên đều là cá nhân, pháp nhân; trong trường hợp nếu một bên là cơ quan nhà nước tham gia thì
Trang 15khi đó cơ quan ấy tham gia quan hệ với tư cách là một pháp nhân công quyền chứ không phải là người đại diện cho công quyền) Đó là Luật dân sự hiểu theo nghĩa rộng (Luật này bao gồm Luật dân sự hiểu theo nghĩa hẹp, Luật thương mại, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình ) Có quốc gia phân chia pháp luật của mình ra làm các ngành Luật khác nhau như: Luật nhà nước, Luật hành chính, Luật dân sự Dù cho các văn bản pháp luật có khác nhau về tên gọi, dù cho cách phân chia các ngành luật, các bộ phận pháp luật có khác nhau trong khoa học pháp lý , song ở các quốc gia đều hầu như giống nhau ở cách quan niệm về các phương pháp điều chỉnh cơ bản đối với các nhóm quan
hệ đặc thù như: Lĩnh vực luật nhà nước - hành chính được áp dụng chủ yếu phương pháp mệnh lệnh, lĩnh vực luật hình sự - phương pháp quyền uy, lĩnh vực Luật dân sự theo nghĩa rộng (luật tư) - thỏa thuận, tự định đoạt
Do vậy, các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài về cơ bản cũng là các bản án, quyết định về lĩnh vực quan hệ mà pháp luật điều chỉnh bằng các biện pháp dựa trên sự thỏa thuận, định đoạt của đương sự như quan niệm của quốc gia sở tại Tuy nhiên, do chế độ chính trị - xã hội, trình
độ phát triển, phong tục, tập quán, truyền thống ở các quốc gia khác nhau, cho nên có những vụ việc ở quốc gia này coi là tội phạm (hình sự) song ở quốc gia khác lại coi là dân sự (ví dụ: quan hệ về mua bán súng đạn) Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ở đây được hiểu là bản án, quyết định "dân sự" theo pháp luật của quốc gia có Tòa
án tuyên hay ra quyết định hay theo pháp luật của quốc gia sở tại (nơi bản án, quyết định cần được công nhận và thi hành) (?) Theo chúng tôi, việc bản án, quyết định đó có phải là bản án, quyết định dân sự hay không của Tòa án nước ngoài cần phải được hiểu là theo pháp luật nước ngoài nơi bản án, quyết định dân sự đó được tuyên hoặc đưa ra Bởi việc gọi nó theo đúng tên là một chuyện còn việc công nhận và thi hành hay không là chuyện khác Ví dụ, nếu theo pháp luật quốc gia nơi cần công nhận và thi hành, bản án và quyết định trên bị coi là các bản án, quyết định mang tính hành chính hoặc hình sự thì chúng có thể vì thế mà không được công nhận và thi hành
Trang 16Vấn đề tiếp theo là quyết định dân sự nào của Tòa án nước ngoài được coi là bản án dân sự, quyết định dân sự nào của Tòa án nước ngoài được coi là
"quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài" (?) Trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự hoặc các yêu cầu dân sự của cá nhân, pháp nhân, Tòa án nước ngoài cũng như Tòa án quốc gia sở tại có thể đưa ra các quyết định khác nhau (ví dụ: quyết định đình chỉ vụ kiện, quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định về thực chất vụ việc ) Vậy bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ở đây là các quyết định nào (?) Theo chúng tôi, việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ở đây cần được hiểu là các quyết định dân sự về thực chất vụ việc Vấn
đề tiếp theo là quyết định dân sự nào trong số quyết định ấy được coi là "bản án", quyết định nào - "quyết định" Theo quan điểm chung, khi Tòa án giải quyết các tranh chấp mang tính chất dân sự giữa các bên đương sự, phán quyết cuối cùng về thực chất vụ việc mà Tòa án nước ngoài đưa ra được gọi
là bản án dân sự của Tòa án nước ngoài (ví dụ, các phán quyết về các tranh chấp dân sự như: về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, sở hữu trí tuệ, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ) Khi Tòa án giải quyết các yêu cầu dân
sự, quyết định cuối cùng về thực chất vụ việc mà Tòa án nước ngoài đưa ra được gọi là quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (ví dụ, quyết định về hạn chế năng lực hành vi dân sự, quyết định tuyên bố một người mất tích )
Bản án dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án được tuyên ngoài lãnh thổ của nước được yêu cầu công nhận; bản án dân sự của Tòa án nước ngoài
là kết quả của quá trình giải quyết một vụ án dân sự tuân theo trình tự tố tụng dân sự do pháp luật nước tuyên bản án qui định
Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ nước được yêu cầu công nhận Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thể hiện sự công nhận việc thỏa thuận của các đương sự tại Tòa án nước tuyên đó; hoặc là phần quyết định về tài sản trong bản án hình sự, hành chính trong bản án của Tòa án nước tuyên phán quyết
Trang 171.1.2 Định nghĩa công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài
Về nguyên tắc các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đã tuyên bản án, quyết định
đó mà thôi Nếu muốn có hiệu lực tại nước khác thì cần phải thông qua một thủ tục pháp lý rất đặc biệt đó là thủ tục công nhận và thi hành Có những bản
án, quyết định dân sự chỉ cần được công nhận không cần cho thi hành nhưng
có những bản án, quyết định đòi hỏi phải được công nhận và thi hành Để hiểu
rõ về bản chất công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài để làm cơ sở lý luận giúp chúng ta nghiên cứu sâu về vấn đề này trước tiên cần làm rõ định nghĩa về công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Về khái niệm "công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài", theo Từ điển Việt Nam: "công nhận" là sự thừa nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc với thể lệ, luật pháp, còn "thi hành" là việc làm cho điều gì đó trở thành có hiệu lực trên thực tế
điều đã được chính thức quyết định [46, tr.299, 510]
Qua các nghiên cứu trên có thể đưa ra khái niệm chung về công nhận
và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hiệu lực của bản án, quyết định đó như bản án, quyết định mà tòa án nước mình tuyên và đưa bản án, quyết định
đó ra thi hành trên thực tế
Hiện nay các quốc gia đẩy mạnh sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực tạo thuận lợi cho các cá nhân, pháp nhân trong nước liên kết, hợp tác với cá nhân, pháp nhân của các nước khác Điều đó đã làm cho các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài rất phát triển Các bản án, quyết định dân sự đó cần được thi hành khi người phải thi hành cứ trú hoặc làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến thi hành án là pháp nhân có trụ sở chính ở nước ngoài (trừ trường
Trang 18Do vậy, nếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tuyên
có hiệu lực, song không được thi hành trên thực tế thì quyết định ấy sẽ trở nên
vô nghĩa, nếu bên phải thi hành án không tự nguyện thi hành Như vậy chúng
ta có thể không những không bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của đương sự, không bảo vệ được lợi ích của nhà nước mà còn không phát triển được các quan hệ dân sự quốc tế trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay Nếu điều đó xảy
ra chúng ta phải chấp nhận một thực tế xã hội: có vi phạm pháp luật nhưng không bị xử lý, không làm phát sinh hậu quả pháp lý bất lợi cho các chủ thể của các xử sự đó Sự mất an toàn pháp lý này sẽ kìm hãm các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng) phát triển
Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là ý chí của một quốc gia có chủ quyền Theo lý luận của Công pháp quốc tế, không một quốc gia nào hay tổ chức quốc tế nào có thể ép buộc một quốc gia có chủ quyền phải công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài trên lãnh thổ của mình Nhưng xét trên bình diện quốc tế, tại Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970 về nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, thì các quốc gia - Chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế hiện đại - phải có nghĩa vụ hợp tác với nhau mà trong đó có sự hợp tác về pháp luật nhằm đấu tranh, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật Hơn thế, cũng xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, quốc gia có thể vì mục đích của mình
có quyền quyết định trong từng trường hợp công nhận và thi hành tại lãnh thổ của mình các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Xét trên cơ sở lý luận về nhà nước và pháp luật thì bất kỳ nhà nào cũng phải có chức năng xã hội, nâng đỡ các chủ thể pháp luật được tự do, bình đẳng cùng có lợi khi tham gia vào bất kỳ một quan hệ xã hội nào đó mới
là kế sách trị quốc thích hợp
Trang 191.2 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
Sau khi bản, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được đưa ra cần được công nhận và thi hành tại quốc gia sở tại, bản án - quyết định đó có thể được công nhận và thi hành theo hai cách:
Thứ nhất, bên phải thi hành tự nguyện thi hành, trong thời gian mà pháp
luật qui định (đối với bản án, quyết định không cần quốc gia sở tại công nhận
Thứ hai, bên phải thi hành không tự nguyện thực thi bản án, quyết
định cần được công nhận và thi hành cưỡng bức tại quốc gia sở tại
Trong trường hợp thứ hai, bản án - quyết định của Tòa án nước ngoài cần được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại công nhận và thi hành cưỡng chế Đối với trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cần được công nhận (ví dụ như việc ly hôn) trong mọi trường hợp việc công nhận trên cần được tiến hành bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền
1.2.1 Trình tự và thủ tục công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Để yêu cầu Tòa án nước sở tại công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, đương sự phải gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền (theo qui định của pháp luật nước được yêu cầu công nhận) Trong khoảng thời gian nhất định (theo pháp luật nước được yêu cầu công nhận) cơ quan có thẩm quyền đó sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu công nhận xem xét
Theo qui định của hầu hết các nước trên thế giới đều có những qui định sau:
Thứ nhất, đối với yêu cầu công nhận và thi hành, là người được thi
hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu người phải thi hành cư trú tại nước được yêu cầu công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc
Trang 20tài sản có liên quan đến việc thi hành có tại nước được yêu cầu công nhận bản
án, quyết định vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền nhận đơn yêu cầu
Thứ hai, đối với yêu cầu không công nhận những bản án, quyết định
của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại nước được yêu cầu công nhận là đương sự, người có lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải có những nội dung sau:
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành là pháp nhân thì phải ghi tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân đó;
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành án; nếu người phải thi hành án là pháp nhân thì ghi tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân đó Trong trường hợp người phải thi hành không
cư trú hoặc làm việc tại nước được yêu cầu công nhận hoặc pháp nhân không
có trụ sở chính tại nước được yêu cầu công nhận thì phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại nước được yêu cầu công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
- Nội dung yêu cầu của người được thi hành Trong trường hợp bản
án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì phải ghi
rõ phần đã được thi hành và phần còn lại phải thi hành tiếp
Việc xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án hay của cơ quan nào đó
là do pháp luật mỗi nước qui định tại pháp luật quốc gia
Ví dụ: ở Pháp thì pháp luật qui định cơ quan có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài là Tòa án; ở Anh thì pháp luật qui định bản án, quyết định dân sự của Tòa án
Trang 21nước ngoài muốn được công nhận và thi hành phải được đăng ký tại Tòa án tối cao của Anh ở Luân Đôn; ở các nước Đông Âu và Nga qui định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại
Như vậy, những qui định về thể thức, trình tự, nội dung của vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì tùy điều kiện quốc gia ở mỗi thời điểm chính trị, lịch sử cũng như các mối giao lưu dân sự quốc tế sẽ có những qui định phù hợp nhưng về cơ bản đều dựa trên những qui định chung đã được tư pháp quốc tế ghi nhận
1.2.2 Điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho đến nay, pháp luật của mỗi nước tuy ở mức độ và hình thức khác nhau đều có qui định điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc
tế cũng như các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự quốc tế
Về nguyên tắc chung các điều kiện mà các quốc gia áp dụng để xem xét công nhận và thi hành một bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài bao gồm:
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước nơi đã tuyên;
Theo điều kiện này, bản án, quyết định dân sự chỉ có giá trị pháp lý trên thực tế khi có hiệu lực pháp luật Đây là điều kiện được qui định trong pháp luật của nhiều quốc gia Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì chưa có tính chất bắt buộc các bên có quyền và nghĩa vụ phải chấp hành Khi bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được yêu cầu công nhận tại một nước khác thì nước được yêu cầu công nhận chỉ công nhận bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước đã tuyên Bởi nếu
Trang 22cả việc được chấp hành tại nước đó cũng không được công nhận làm sao thể được công nhận tại nước ngoài Điều kiện này đưa ra nhằm tôn trọng qui định pháp luật nước ngoài, tuân thủ nguyên tắc Luật quốc tế
Ví dụ: Pháp luật nước nước Anh qui định các bản án, quyết định dân
sự muốn được đăng ký tại Tòa án Tối cao của Vương quốc Anh ở Luân Đôn phải bảo đảm một số yêu cầu nhất định trong đó có qui định: bản án, quyết định dân sự đó phải có hiệu lực pháp luật theo quyết định của nước đã tuyên;
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước Đông Âu với nhau hay giữa các nước Đông Âu với Nga cũng có qui định về điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong đó có ghi nhận: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đó phải có hiệu lực theo pháp luật của nước đã tuyên
- Tòa án nước ngoài là Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp theo pháp luật của nước nơi bản án, quyết định dân sự đó được yêu cầu công nhận;
Mỗi vụ việc, tranh chấp xảy ra được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền theo qui định của pháp luật từng nước Chẳng hạn, tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản là cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện giữa các Tòa án, giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các
vụ việc dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình, giảm bớt phiền phức cho đương sự Theo
đó mà các quốc gia qui định điều kiện: Tòa án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp là Tòa án có thẩm quyền theo qui định của pháp luật nước được yêu cầu công nhận
- Tòa án của nước ngoài khi xét xử vụ án đã bảo đảm đầy đủ các quyền tố tụng cho đương sự theo pháp luật của nước nơi đó;
Quyền lợi hợp pháp của các đương sự chỉ được bảo vệ khi các quyền
tố tụng của họ được bảo đảm nghiêm chỉnh theo pháp luật, nếu bớt đi một
Trang 23quyền năng nào thì quyền lợi của họ đã bị vi phạm Việc Tòa án nước đã tuyên bảo đảm các quyền tố tụng cho đương sự thể hiện sự khách quan, công bằng, minh bạch trong khi giải quyết vụ việc Như vậy, bảo đảm tốt nhất cho các bên đương sự thể hiện nguyện vọng của mình, đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, lập luận để bảo vệ được quyền lợi của mình, hiểu được hơn quyền và nghĩa vụ của mình Điều kiện này được các quốc gia rất tán thành nên được ghi nhận trong pháp luật quốc gia hay điều ước quốc tế Ví dụ pháp luật Đức, pháp luật Mỹ có qui định điều kiện này
- Trước khi bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, chưa có bản án, quyết định dân sự nào về cùng một vụ việc hay tranh chấp đó đã được Tòa án nơi được yêu cầu tuyên hoặc công nhận;
Một vụ việc hay tranh chấp chỉ được giải quyết một lần, không thể có cùng một vụ việc mà được giải quyết tại nhiều nơi, điều này bảo đảm được quyền lợi cho các bên đương sự, không gây chồng chéo cho các cơ quan giải quyết Điều kiện này không những bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho các bên đương sự mà còn đảm bảo được trật tự pháp luật
- Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không trái với pháp luật và trật tự công cộng nơi được yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự đó
Chủ quyền quốc gia là một quyền tối thượng của mỗi quốc gia mà theo Luật quốc tế các quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng Một bản án hay quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không thể được công nhận khi
nó đi ngược lại pháp luật và trật tự công cộng tại nước được yêu cầu công nhận Pháp luật quốc gia và trật tự công cộng chính là nguyên tắc cơ bản của mỗi quốc gia là nền tảng của pháp luật quốc gia nên việc công nhận một bản
án, quyết định của Tòa án nước ngoài trái với pháp luật và trật tự công cộng nơi được yêu cầu công nhận là trái với nguyên tắc cơ bản của quốc gia nó sẽ gây hậu quả xấu đối chính quốc gia công nhận Chính vì thế đây là điều kiện
Trang 24không thể thiếu trong qui định pháp luật của các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, các nước Đông Âu
1.2.3 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề công nhận
và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
1.2.3.1 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Anh và xứ Wales [47]
Điểm đầu tiên trong việc quyết định một bản án của nước ngoài có thể
có hiệu lực tại Anh hay không là phải xem xét bản án đó có phải là của nước
là thành viên của công ước Bruxelles hoặc công ước Lugano (gọi tắt là Công ước) hay một công ước khác hay không
Theo các Công ước Bruxelles và Lugano và đạo luật về quyền tài phán dân sự và bản án năm 1982, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định Một bản án được ban hành ở bất kỳ một nước nào là thành viên của Công ước
có thể có hiệu lực tại bất kỳ một nước thành viên khác của công ước Một bản
án phải là quyết định của một tòa án và có thể là một phán quyết về việc đền
bù chi phí Các bản án tạm thời cũng có thể có hiệu lực, kể cả lệnh của Tòa án hiện hành thông báo cho tất cả các bên Các công ước đã được thể chế hóa thành Luật pháp của nước Anh bởi đạo luật về quyền tài phán dân sự và bản
án năm 1982 Các bản án được Tòa án các nước ký công ước phải được đăng
ký và cho thì hành ở Anh và Wales, các thủ tục đăng ký chủ yếu được qui định như sau:
- Bác yêu cầu thi hành phải nộp đơn xin đăng ký bản án nước ngoài dưới hình thức một bản giải trình có tuyên thệ với chánh án của Tòa án
- Nếu Chánh án của Tòa án đã bằng lòng với đơn đó, ông ta sẽ ra lệnh đăng ký bản án nước ngoài, lệnh đó phải qui định thời hạn để bên phải thi hành có thể xin kháng nghị việc đăng ký Lệnh đăng ký cũng phải nêu rõ rằng việc thi hành bản án sẽ không được thực hiện cho đến khi hết thời hạn đó
Trang 25Thông báo về giấy đăng ký phải được gửi cho bên phải thi hành và phải nêu rõ đầy đủ chi tiết của bản án đã được đăng ký Bên phải thi hành phải được Tòa án nhắc nhở về quyền kháng án của mình
- Nếu các bên phải thi hành không kháng án trong thời gian qui định thì Tòa án sẽ ra lệnh phải thi hành bản án
Các Công ước qui định rằng mỗi nước thành viên của Công ước phải công nhận các bản án của nước thành viên khác của công ước (gọi tắt là bản
án công ước) Thông thường thì không có việc xem xét lại vụ việc trước khi bản án được công nhận Thực tế thì các vụ việc thường không được phân biệt một cách dễ dàng và có nhiều vấn đề mà bên phải thi hành có thể xem xét khi
cố gắng chống lại một bản án Công ước, ví dụ: bản án có phải là bản án công ước hay không? Công ước có hiệu lực tại nước ban hành và tại nước thi hành vào thời điểm xin thi hành hay không; bản án có được đưa ra bởi Tòa án hay không; việc Tòa án nước ngoài nắm quyền tài phán có vi phạm các qui định của Công ước điều chỉnh quyền tài phán đối với các tranh chấp hay không
Không có bản án nước ngoài nào có thể được thi hành nếu: bản án đó
đi ngược lại chính sách chung (trật tự chung) của nước Anh; bản án được đưa
ra một cách sai trái và người phải thi hành không được cung cấp tài liệu khởi
tố trong thời gian chuẩn bị bào chữa của mình; bản án mâu thuẫn với một bản
án giữa cùng các bên được đưa ra ở nước Anh hay ở xứ Wales hay ở bất kỳ một nước thành viên nào của Công ước và bản án đó có thể được công nhận ở nước Anh; bản án có liên quan đến thu nhập, thuế quan, hay các vấn đề hành chính, tình hình hoặc khả năng pháp lý của con người, các quyền đối với tài sản phát sinh từ việc kết hôn, di chúc và thừa kế, phá sản hoặc không có khả năng trả nợ, an ninh xã hội, hoặc việc xét xử của trọng tài Nếu nước ra bản án không phải là một bên ký kết của cả hai Công ước thì người ta phải xem xét
có một thỏa thuận song phương theo đạo luật hành chính tư pháp năm 1920 (gọi tắt là Đạo luật năm 1920), các nước tham gia ký kết thỏa thuận song
Trang 26phương sẽ phải có luật pháp riêng của mình về việc công nhận và thi hành bản án Tại Anh các Đạo luật có liên quan quan trọng nhất của nghị viện là Đạo luật năm 1920 và năm 1933 Đạo luật năm 1920 cho phép các bản án liên quan đế tiền án của các Tòa dân sự được đăng ký tại Tòa án cấp cao và phải được thi hành Đạo luật năm 1933 cũng đưa ra một hệ thống đăng ký thi hành bản án
Một bản án nước ngoài có thể hoặc không thể được đăng ký để thi hành theo các Đạo luật thùy thuộc vào việc Tòa án có quyền tài phán theo qui định trong đạo luật hay không, điều đó có nghĩa là bên phải thi hành án phải cư trú tại nước ra quyết định; có trụ sở chính tại nước ra bản án; đồng ý đưa vụ việc ra Tòa án có quyền tài phán; tình nguyện tham gia vào quá trình
tố tụng đó
Bản án nước ngoài phải là chung thẩm về một khoản tiền cụ thể, chứ không phải là về các khoản thuế và tiền phạt không được đưa ra do sai lầm hoặc vi phạm một thỏa thuận trọng tài hoặc một thỏa thuận về quyền tài phán
Khi không có hiệp định song phương một nguyên đơn nước ngoài sẽ phải kiện ở nước Anh trên cơ sở một bản án nước ngoài, có thể là bản án sẽ không bị Tòa án của Anh yêu cầu xem xét lại và nguyên đơn nước ngoài thường sẽ có thể nhận được một bản án tóm tắt Tuy nhiên, quyền tài phán sẽ
là quan trọng và các qui tắc sẽ tương tự trong các Đạo luật năm 1920 và năm
1933 sẽ được áp dụng để quyết định
Ở Mỹ, các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận ở Mỹ phải đáp ứng một số yêu cầu, về cơ bản giống như ở Anh và xứ Wales, nhưng không buộc phải đăng ký tại bất kỳ nơi nào, ngoài ra theo quan điểm của pháp luật Mỹ trên cơ sở có đi có lại và quyết định của Tòa
án tối cao, thì quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ cũng được thừa nhận (nếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án Mỹ được công nhận và thi hành tại
Trang 27nước ngoài) thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án quốc gia đó cũng được công nhận và thi hành tại Mỹ
1.2.3.2 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Cộng hòa Liên bang Đức
Theo Điều 328 Bộ luật tố tụng dân sự Đức, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ bị gạt bỏ nếu nằm trong các trường hợp sau:
- Vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Đức theo pháp luật Đức
- Bị đơn là công dân, pháp nhân Đức không được tham gia tố tụng, không được gọi ra Tòa, hoặc không được thông báo hợp lệ
- Tòa án nước ngoài tuân theo những qui định xung đột đối lập với qui định xung đột của Đức
- Việc công nhận gây hậu quả trái với đạo đức mục đích của pháp luật Đức
- Việc công nhận không tuân theo nguyên tắc có đi có lại
Để thực hiện công việc cưỡng chế quyết định của Tòa án nước ngoài cần có giấy chấp nhận của Tòa án Đức, giấy chấp nhận chỉ có khi mà bị đơn
cư trú hoặc có tài sản liên quan đến vụ việc cần giải quyết hiện đang tồn tài tại Đức Tòa án Đức không yêu cầu kiểm tra giá trị pháp lý của các bản án đó Tuy nhiên, có yêu cầu đặt ra là: quyết định đó cần phải được công nhận theo pháp luật của Tòa án nước ngoài và để công nhận thì phải tuân theo pháp luật của Tòa án nước ngoài và để công nhận thì phải tuân theo những điều kiện kể trên, ngoài ra còn phải có hiệu lực pháp luật ở nước đã tuyên
1.2.3.3 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Singapo [47]
Trang 28Các bản án của Tòa án nước ngoài có thể được công nhận và thi hành ở Singapore bằng cách đăng ký theo pháp luật hiện hành hoặc khởi kiện chung
Đăng ký theo luật; các luật cơ bản qui định việc đăng ký các bản án nước ngoài là đạo luật thi hành các bản án của các nước trong khối cộng đồng (RECJA), và đạo luật thi hành các bản án nước ngoài (REFJA) Theo REFJA, các bản án liên quan đến một khoản tiền được ban hành bởi các Tòa án cao cấp thuộc các nước trong khối cộng đồng Anh có thể được thi hành RECJA
áp dụng cho 12 quốc gia lãnh thổ bao gồm Liên hợp Vương quốc Anh, Malayxia, Newzealand, Australia và Pakitan
Một đơn xin được thi hành của nước trong khối cộng đồng thường phải đưa ra trong vòng 12 tháng sau ngày ra bản án, đơn xin đăng ký được đưa ra bởi một bên và trong các trường hợp khẩn cấp có thể được xem xét trong cùng ngày nộp đơn, khi đã đăng ký, một thông báo đăng ký sẽ được cấp cho người thi hành bản án và người đó có quyền nộp đơn lên Tòa để tòa không cho thi hành bản án Lệnh đăng ký bản án sẽ qui định một thời gian kể
từ sau khi thông báo đăng ký đã được cung cấp và trong khoảng thời gian đó đơn xin thông báo yêu cầu không thi hành bản án đó (nếu có) thì phải nộp lên Tòa Sau thời gian này hết hạn (giả sử không có đơn yêu cầu xin hủy bỏ bản
án nào được nộp lên Tòa) hoặc khi một đơn xin không cho bị bác bỏ thì bản
án được đăng ký có thể được thi hành giống như bất cứ bản án nào khác được đưa ra bởi Tòa án của Singapo
Theo RECJA, bản án của nước trong khối cồng đồng sẽ được đăng ký nếu: Tòa án đã ra bản án đó không có thẩm quyền tài phán; người phải thi hành án là một người vừa không tiến hành công việc kinh doanh vừa không phải là người cư trú bình thường trong phạm vi nước có quyền tài phán ra bản
án, đã không tình nguyện xuất hiện trước hoặc đồng ý đệ trình vụ việc lên quyền tài phán của Tòa án đó; người phải thi hành bản án là bị đơn trong vụ kiện đã không được tống đạt một cách hợp lệ bởi Tòa án đã không có mặt tại
Trang 29phiên tòa; bản án chỉ ra rằng đang có kháng án; hoặc bản án không thể được công nhận vì các lý do về chính sách của Singapo hoặc những lý do tương tự bởi Tòa án Singapo
Thi hành án theo luật chung, các bản án nước ngoài không thuộc phạm
vi của RECJA có thể được thi hành theo luật chung nếu: bản án về một khoản tiền nhất định, bản án là cuối cùng và chung thẩm; Tòa án nước ngoài có thẩm quyền tài phán theo tinh thần của luật về xung đột pháp luật
Nói chung, các Tòa án nước ngoài sẽ có thẩm quyền tài phán nếu người phải thi hành bản án đồng ý đệ trình vụ việc lên quyền tài phán của Tòa
án đó; là nguyên đơn hoặc bị phản kiện trước Tòa án nước ngoài; tình nguyện xuât hiện ở Tòa án nước ngoài; và thường trú tại nước đó trong thời gian tiến hành tố tụng
Tuy nhiên, các Tòa án địa phương có thể từ chối thi hành bản án nước ngoài nếu phát hiện thấy có sự gian lận hoặc thi hành bản án đi ngược với chính sách chung của Singapo
1.2.3.4 Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Thái Lan [47]
Không có một điều khoản nào trong Bộ luật dân sự và tố tụng của Thái Lan đề cập đến việc thừa nhận và thi hành bản án nước ngoài tại Tòa án Thái Lan Các luật sư Thái Lan dường như cho rằng Thái Lan là một quốc gia độc lập và khi không có một hiệp định giữa chính phủ Thái Lan và một chính phủ nước ngoài (cho dù là song phương hay đa phương) Một Tòa án của Thái Lan không có trách nhiệm phải thừa nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài.Vì thế, mặc dù vấn đề này chưa được đưa ra thử nghiệm trước Tòa án tối cao của Thái Lan, nếu được thực nghiệm thì có lẽ Tòa án tối cao của Thái Lan sẽ từ chối việc công nhận và thi hành một bản án của Tòa án nước ngoài
Trang 30Để cho phép một Tòa án của Thái Lan công nhận và thi hành một bản
án nước ngoài thì hoặc là Chính phủ Thái Lan phải ký một hiệp định với một Chính phủ nước ngoài hoặc là phải sửa đổi lại Bộ luật dân sự và tố tụng Chính phủ Thái Lan đặc biệt là Bộ Tư pháp không đặt vấn đề này lên mục tiêu hàng đầu Một trong số các quan chức của Bộ Tư pháp nói rừng: Ông không hy vọng sẽ có một hành động nào của Bộ Tư pháp về vấn đề này trong một tương lai gần
Vì không có một điều khoản rõ ràng nào nên việc xem xét lại Hiến pháp và Bộ luật dân sự và tố tụng được công bố gần đây của Thái Lan cho thấy rằng không có khả năng một Tòa án của Thái Lan sẽ thực hiện việc công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài bằng một hành động đơn phương hoặc trên nguyên tắc trao đổi lẫn nhau theo Luật pháp quốc tế Vì thế, tiền lệ của Tòa án tối cao về vấn đề này không được thiết lập
Vì một bản án nước ngoài không được công nhận và thi hành ở Thái Lan nên một người có quyền yêu cầu thi hành bản án sẽ phải đệ trình vụ kiện lại từ đầu ở Tòa Thái Lan Tuy nhiên, nếu khiếu nại đó đã được công nhận và thi hành bởi một tòa án nước ngoài thì bản án nước ngoài đó có thể được đệ trình lên một Tòa án của Thái Lan như là một bằng chứng của một khiếu nại
đã được xét xử ở nước ngoài Trong một số trường hợp, một Tòa án của Thái Lan có thể công nhận một bản án nước ngoài như là một bằng chứng có tính thuyết phục
Sẽ chẳng có giá trị gì ngay cả Tòa án của Thái Lan đã được phép công nhận và thi hành một bản án nước ngoài mà không phải sửa đổi gì, các luật có liên quan thì Tòa án của Thái Lan có thể không có đủ khả năng để hoàn toàn công nhận một bản án của Tòa án nước ngoài vì bản án đó có thể bị ảnh hưởng bởi các điều hạn chế sau: Cơ sở mà theo đó bản án nước được đưa ra không trái với đạo lý và trật tự khung của người Thái Lan và biện pháp giải quyết được đưa ra trong bản án nước ngoài được pháp luật Thái Lan thừa nhận Luật pháp Thái Lan không thừa nhận việc đền bù thiệt hại mang tính
Trang 31chất trừng phạt vì thế các bản án nước ngoài sẽ chắc chắn không được các Tòa án Thái Lan thừa nhận
1.2.3.5 Công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Pháp
Thực tiễn và lý luận tư pháp của Pháp trước năm 1964 cho thấy: để được công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Pháp thì phải tuân thủ năm điều kiện sau: Tòa án ra quyết định đó phải có thẩm quyền; trình tự tố tụng phải được thực hiện liên tục và hợp pháp; luật áp dụng phải phù hợp với qui tắc về luật xung đột của Pháp; việc áp dụng quyết định này không trái với trật tự công cộng tại Pháp; và không có sự vi phạm pháp luật nào Trong quá trình kiểm tra để đảm bảo lợi ích của trật tự pháp lý và lợi ích của người Pháp
Thẩm phán phụ trách việc công nhận và thi hành có thể xét xử lại hoặc thay đổi việc cho thi hành bản án quyết định nước ngoài
Vậy trong trường hợp quyết định dân sự của nước ngoài nếu có liên quan đến cá nhân, pháp nhân của Pháp thì có thể bị xét xử lại hoặc thay đổi cơ chế thi hành nếu như nó trái với một trong năm điều kiện nêu trên Điều này gây khó khăn cho bất kỳ một quyết định nào của Tòa án nước ngoài cần được công nhận và thi hành tại Pháp Tuy nhiên, kể từ vụ án ngày 7/1/1964 của Tòa
án Pháp đối với vụ án cấp dưỡng sau khi ly hôn của Munzer.c.Dame Munzer Ngày 29/6/1926 một Tòa án ở NewYork đã ra quyết định cho ly hôn giữa hai vợ chồng Munzer.c và yêu cầu Munzer trả một khoản tiền trợ cấp cho vợ ông ta
Anh ta chỉ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình trong vòng 4 năm với số tiền trợ cấp là 35 dolar mỗi tuần, tức là tới năm 1930 anh ta sẽ thực hiện xong nghĩa vụ của mình Một thời gian dài sau, ngày 10/4/1958, người chồng nhận được một bản án tương tự và yêu cầu anh ta phải trả một khoản tiền nợ về trợ cấp tính đến năm 1958 là 76.987 USD Nhưng Munzer
đã chuyển đến định cư tại Pháp, vợ anh ta yêu cầu Tòa án tại Nice thi hành
Trang 32hai quyết định trên Vợ anh ta chỉ nhận được quyết định cho thi hành bản án năm 1926, còn bản án năm 1958 thì không được chấp nhận bởi qui tắc "không
có khoản tiền trợ cấp nào" Tòa án của Pháp dựa vào qui định của pháp luật dân sự Pháp theo Điều 2277 và trật tự công cộng quốc tế tại Pháp và yêu cầu tính hợp thức Tòa án xem xét lại bản án trên Tuy nhiên, việc xem xét của Tòa án Pháp lại bị phản đối mạnh mẽ cho nên phải từ bỏ việc xem xét lại bản án điều đó đã trở thành tiền lệ cho các vụ án sau Vì Tòa án của Pháp không thể là Tòa phúc thẩm của Tòa án đã tuyên hoặc ra quyết định mà có yêu cầu thi hành tại Pháp Vậy là kể từ 7/1/1964, điều kiện và thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài Tòa án Pháp sẽ không được xem xét lại quyết định nước ngoài Vì nếu như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Theo lý luận về tư pháp hiện đại của Pháp thì hoạt động công nhận và thi hành các quyết định của Tòa án nước ngoài chính là việc kéo dài hiệu lực pháp lý và hiệu lực thi hành các quyết định được tuyên ở các quốc gia mà có yêu cầu công nhận và thi hành tại Pháp Các quyết định của nước ngoài có thể được công nhận và thi hành qua việc xem xét các điều kiện về tính hợp thức quốc tế và các quyết định nước ngoài có thể được công nhận và thi hành được phân ra làm ba loại: theo xuất xứ, theo đối tượng, theo bản chất Dựa trên ba căn cứ trên thì quyết định nước ngoài nếu phù hợp sẽ được công nhận và thi hành
Xuất phát từ căn cứ, xuất xứ thì quyết định của nước ngoài phải do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tuyên, khi mà đã thỏa mãn điều kiện về thẩm quyền Bản chất của cơ quan quyền lực nước ngoài thì không quan trọng, quyết định thường là một bản án, kết quả của hoạt động tư pháp, nhưng vấn
đề là nó có thể là một quyết định mang tính trừng phạt hoặc là một quyết định mang tính quản lý (ở Pháp có quyết định của ủy ban về giải quyết vụ nợ chồng chất (Điều L.311 - 12 Bộ luật Tổ chức tư pháp và Đạo luật năm 1991 sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật Tổ chức tư pháp của Pháp theo đó thẩm phán
Trang 33phụ trách thi hành án thi hành quyết định của Ủy ban giải quyết vụ nợ chồng chất hoặc xét xử phúc thẩm các quyết định của Ủyban này đã đưa ra), có lẽ xuất phát từ đó mà Pháp có qui định về quyết định mang tính quản lý), hay là một quyết định "Divorce légeslatif" (tạm gọi là một quyết định cá nhân của cơ quan quyền lực nhà nước về vụ việc ly hôn) Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu của bản án hình sự, hay bản án quyết định thuộc Luật công mà có thể được công nhận và thi hành
Để có thể được công nhận và thi hành tại Pháp quyết định của Tòa án nước ngoài thì đối tượng của quyết định đó là đối tượng của Tư pháp Những quyết định mang tính trừng phạt hoặc có đối tượng thuộc luật công mà tùy từng trường hợp do tính hiệu quả của công việc và chứng minh rõ hiệu lực cụ thể thì có thể được công nhận và thi hành bởi một hoạt động tư pháp Xuất phát từ ý nghĩa: phát triển mối quan hệ tư pháp giữa các quốc gia, hay là sự công nhận và thi hành này không những đảm bảo lợi ích của quốc gia yêu cầu
mà còn đảm bảo lợi ích của quốc gia được yêu cầu
Chế độ công nhận và thi hành quyết định của nước ngoài được áp dụng đối với các án kiện, các vụ tranh chấp giữa các bên Ví dụ như: công nhận và thi hành án kiện về sở hữu, chiếm hữu quản lý tài sản, quyết định về giám hộ, hoặc là sự xác nhận nuôi con nuôi
Việc công nhận và thi hành một bản án nước ngoài được xử lý khác biệt tùy thuộc vào bản án đó được đưa ra bởi một Tòa án của một nước không
có Công ước nào được áp dụng với Pháp hoặc bởi một Tòa án của một nước
là thành viên của Cộng đồng Châu Âu hay không
Luật pháp của Pháp qui định rằng một bản án nước ngoài là chung thẩm về thương mại có thể được công nhận và thi hành ở Pháp thông qua việc
đệ đơn lên một Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng Đây là một thủ tục tương đối nhanh chóng và không tốn kém, nó do một thẩm phán của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng xem xét, thẩm phán phụ trách sẽ gửi giấy triệu tập bằng văn
Trang 34bản tới bên phải thi hành biết việc có đơn yêu cầu thi hành Thẩm phán sẽ yêu cầu bên thắng kiện đệ trình bản gốc của bản án kèm theo một bản dịch sang tiếng Pháp và các tài liệu khác có liên quan Sau khi xem xét các điều kiện do luật Pháp qui định: Tòa án đưa ra bản án có thẩm quyền, luật áp dụng phù hợp với tư pháp của Pháp, thủ tục tố tụng không mâu thuẫn với các nguyên tắc luật tố tụng tại Pháp và với các chính sách quốc tế chung liên quan đến thủ tục xét xử của Tòa án Bản án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Pháp, không có sự gian lận trong việc ra quyết định, nếu thấy rằng quyết định của Tòa án nước ngoài thỏa mãn các yêu cầu, thẩm phán xem xét công nhận sẽ ra quyết định công nhận và thi hành, đồng thời gửi văn bản yêu cầu thi hành cho thẩm phán phụ trách thi hành án Thẩm phán phụ trách thi hành án sẽ hướng dẫn trình tự, thủ tục thi hành án cho người có nghĩa vụ thi hành án và giải thích các quyền và nghĩa vụ cho các bên đương sự
Tuy nhiên, các bản án nước ngoài ở bất kỳ nước thành viên nào ở cộng đồng châu Âu và nằm trong phạm vi của Công ước Bruxelle ngày 27/9/1968 hoặc trong phạm vi của Công ước Lugano ngày 16/9/1988 về thi hành các bản án về dân sự và thương mại đôi bên sẽ được công nhận một cách
dễ dàng và nhanh chóng hơn các bản án nước ngoài khác
Thủ tục công nhận được đơn giản hóa trong các trường hợp như vậy
Và vì thế một lệnh công nhận có thể được ban hành trong vài tuần lễ Thêm vào đó, tùy thuộc vào hai Công ước đã nêu trên, Tòa án nói chung cũng không thẩm tra tài phán thích hợp của Tòa án hoặc rằng Tòa án đã áp dụng luật theo đúng Luật tư pháp quốc tế tại Pháp hoặc một luật pháp dẫn đến kết quả tương tự hay không Các tòa án của Pháp chỉ yêu cầu rằng các qui tắc của Pháp về các thủ tục tố tụng và chính sách quốc tế chung tại Pháp phải được các bản án nước ngoài tôn trọng phạm vi Công ước
Pháp cũng tham gia một số các Hiệp định song phương với các nước khác và vì thế khi kiểm tra một bản án được gửi tới trong phạm vi của một
Trang 35hiệp định song phương Các Tòa án Pháp sẽ áp dụng những yêu cầu cụ thể đối với việc công nhận và thi hành các bản án được qui định bởi hiệp định đó
1.2.3.6 Công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Thụy Điển
Ở Thụy Điển vấn đề này được qui định ở rất nhiều văn bản khác nhau, không có một văn bản chung thống nhất về vấn đề này Tuy nhiên theo qui định của pháp luật Thụy Điển một bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận và thi hành tại Thụy Điển nếu như không có
cơ sở pháp luật (tức là văn bản trong nước hoặc các Hiệp định song phương hoặc đa phương mà Thụy Điển tham gia cho phép công nhận và thi hành)
Thụy Điển cũng không có một văn bản nào qui định vấn đề công nhận
và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đối với các nước chưa ký hoặc tham gia cùng với Thụy Điển điều ước quốc tế về vấn đề này
Tuy nhiên có một số ngoại lệ đó là: Trong vấn đề hôn nhân gia đình
mà cụ thể đối với các bản án, quyết định ly hôn do Tòa án nước ngoài tuyên đều có thể được xem xét công nhận tại Thụy Điển không phụ thuộc vào nước
đó có ký kết hoặc tham gia cùng với Thụy Điển Hiệp định tương trợ tư pháp
về vấn đề này hay không ở những nội dung cụ thể sau:
+ Công nhận về mặt nhân thân: công nhận hai người đã chấm dứt quan hệ vợ chồng
+ Công nhận các quyết định về con nuôi
+ Công nhận các quyết định về cấp dưỡng
Để được công nhận bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện như có căn cứ xác đáng để xem xét việc ly hôn ở nước đó hoặc là vù vợ hoặc chồng là công dân của nước đó hay là vì vợ hoặc chồng có địa chỉ thường trú ở nước đó Hơn nữa việc công nhân các bản án, quyết định
ly hôn của Tòa án nước ngoài không được đi ngược lại lời ích công của Thụy
Trang 36Điển Khái niệm "lợi ích công" rất rộng, nó có thể bao gồm cả trường hợp khi bản án, quyết định được tuyên khi vắng mặt người có lợi ích liên quan không được tống đạt các giấy tờ liên quan đến vụ kiện một cách kịp thời
Riêng các vấn đề liên quan đến tài sản khi ly hôn thì vẫn chưa được công nhận tại Thụy Điển nếu không có Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề này
Trong vấn đề thương mại thì các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài về nguyên tắc không được công nhận nếu không được trái pháp luật qui định Có một ngoại lệ duy nhất, đó là bản án được việc trên cơ sở Hiệp định liên quan trong đó qui định về Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó Những bản án này dẽ được xem xét công nhận tại Thụy Điển
Ở Thụy Điển chỉ có duy nhất Tòa đệ nhị cấp (Tòa phúc thẩm) ở Stockhom mới có quyền thụ lý các đơn xin công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài khi được công nhận thì có giá trị như một bản án, quyết định của Tòa án Thụy Điển
1.3 CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
1.3.1 Khái niệm chung
Hiện nay thực tiễn tư pháp quốc tế đã cho thấy xu thế chung của các quốc gia là chuyển đối đầu sang đối thoại nhằm xích lại gần nhau hơn, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi Chính vì vậy, việc ký kết và tham gia các văn bản điều ước quốc tế song phương và đa phương ngày càng nhiều Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động tư pháp nhằm tạo cơ sở cho các cơ quan tư pháp của các quốc gia trong việc xét xử, giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và trong việc thi hành các bản án đó để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự là công dân, pháp nhân của mình ở nước ngoài và ngược lại
Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là một trong những vấn đề thuộc về tố tụng dân sự quốc tế, tố tụng dân
Trang 37sự quốc tế là phần đặc biệt của tư pháp quốc tế Bản án, quyết định dân sự của quốc gia hữu quan phải phù hợp với đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế, đó là các quan hệ mang tính tài sản và nhân thân phi tài sản có yếu tố nước ngoài (các quan hệ dân sự, kinh tế thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình mang yếu tố nước ngoài )
Các qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế sẽ hướng các quan hệ này phát triển bình thường và ổn định
Bên cạnh đó, về phương diện khoa học pháp lý, các nguyên tắc của Luật quốc tế hiện đại là tư tưởng pháp lý mang tính chất chỉ đạo buộc các quốc gia khi thiết lập các quan hệ phải tuân thủ Tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động tư pháp nói chung và vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nói riêng của các quốc gia với nhau có những nguyên tắc chi phối trực tiếp đến quan điểm của các quốc gia khi thỏa thuận ký kết các văn bản, điều ước quốc tế hoặc đơn phương đưa ra các qui định về vấn đề này Sự chi phối của các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ lợi ích công dân, pháp nhân mỗi nước trên lãnh thổ nước khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia của mỗi nước đó trong quan hệ quốc
tế
Đó là những nguyên tắc:
- Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau: Việc hợp tác giữa các quốc gia phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc chung của luật quốc tế hiện đại không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và bình đẳng, cùng
có lợi, tôn trọng chủ quyền của nhau nhằm bảo vệ hào bình, an ninh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội không gây phương hại cho lợi ích của bất kỳ quốc gia nào
- Nguyên tắc tự nguyện thực hiện cam kết quốc tế (Pacta Sunt Servanda): Hiến chương Liên hợp quốc qui định: " tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc thực hiện một cách có thiện chí những cam kết theo Hiến
Trang 38chương Liên hợp quốc nhằm bảo đảm cho mọi thành viên được hưởng những quyền ưu việt do họ là thành viên của Liên hợp quốc" Những cam kết của các quốc gia trong phạm vi quan hệ quốc tế đều phải được thực hiện trong các điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia Thực tiễn cho thấy, việc các quốc gia hợp tác tích cực để ký được các văn bản điều ước quốc tế đa phương, song phương đã rất quan trọng - song việc thực hiện nó một cách thiện chí, có hiệu quả cho mỗi quốc gia và cho cả cộng đồng lại là vấn đề quan trọng, thiết thực hơn, có ý nghĩa quyết định sự bình ổn, phát triển của đời sống cho toàn xã hội
- Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người: Theo luật quốc tế, một trong những yếu tố xác định sự độc lập của một quốc gia trong quan hệ quốc tế là dân cư tức yếu tố con người Con người là điều kiện quyết định chính, quan trọng nhất cho sự tồn tại bền vững và phát triển đi lên của mỗi quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung Chính vì vậy, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người là điều kiện quan trọng để đảm bảo hào bình, an ninh cho mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế Trong mọi thời điểm, cùng với vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ quyền con người trở thành một trong những vấn đề quan tâm số một của mỗi quốc gia và tư pháp quốc tế
- Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia: Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình Các quốc gia khác không có quyền
áp đặt, can thiệp, không có một thế lực hoặc cơ quan nào đứng trên quốc gia
có quyền áp đặt ra pháp luật và bắt buộc quốc gia thực hiện Quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, các qui định của điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết, hoặc tham gia, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điều ước quốc tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại
Trang 39Những nguyên tắc nêu trên của tố tụng dân sự quốc tế luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo sở vững chắc để làm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế Những nguyên tắc đó hoàn toàn phù hợp với nội dung và tinh thần của các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế
Yêu cầu công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài thường phát sinh từ sự phát triển và mở rộng các quan hệ kinh
tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội và quan hệ hợp tác nhiều mặt với nước ngoài Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được coi như một giai đoạn tố tụng dân sự đặc biệt của mỗi nước và là phương tiện phục vụ thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hoạt động tư pháp giữa các nước trong mọi thời điểm Chính vì vậy, nó cần phải dựa trên các cơ sở pháp luật nhất định như trên để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế phát sinh về việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Giống như vai trò của nguyên tắc luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các quan hệ giao lưu dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Xuất phát từ tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tư pháp các nước, tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau: Trong quá trình giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại quốc tế, có rất nhiều chủ thể thuộc các chế độ sở hữu khác nhau cùng tham gia
Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác
Trang 40lý giữa các chủ thể thuộc các chế độ xã hội khác nhau khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế Trong các văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật quốc tịch, Luật hôn nhân và gia đình đều thể hiện tinh thần của nguyên tắc này
Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau được phát sinh từ một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại: nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam (nước
sở tại) và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam
Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại (nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người), tư pháp quốc
tế của phần lớn các quốc gia cũng như của Việt Nam không qui định sự phân biệt đối xử giữa công dân nước sở tại và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Khoản 2 Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định: "Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có qui định khác" Như vậy, theo nguyên tắc này, tất cả người nước ngoài cư trú, làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực theo thông lệ quốc tế, người nước ngoài tại Việt Nam cũng bị hạn chế một số quyền nhất định theo qui định của pháp luật Việt Nam
Tất cả các quyền và lợi ích chính đáng của người nước ngoài tại Việt Nam được pháp luật Việt Nam bảo hộ Về cơ bản không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam