Xây dựng Luật thi hành án

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 115)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.

3.2.2. Xây dựng Luật thi hành án

* Sự cần thiết phải ban hành Luật thi hành án

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính đã chỉ rõ: "Sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành án theo hướng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án về Bộ Tư pháp". Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định "theo hướng gọn đầu mối". Đây là những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự nói chung và công tác thi hành án liên quan đến thi hành bản án, quyết định dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc ban hành Luật thi hành án trong thời gian tới là rất cần thiết, nó sẽ

tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự.

* Quan điểm chỉ đạo Luật thi hành án

Một là, cần quán triệt quan điểm, thể chế hóa đường lối chủ trương, chính sách của Đảng.

Trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối chính sách của Đảng để thể chế thành hệ thống các qui phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nếu chúng ta thực hiện tốt công cụ pháp luật thì đường lối, chính sách của Đảng được triển khai nhanh chóng cụ thể và trên qui mô lớn. Đồng thời qua đó kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả thực hiện các đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng ta.

Hai là, bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án là một nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ nội dung thi hành án.

Nguyên tắc này thể hiện quyền lực nhà nước, tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiên nghiêm chỉnh những phán quyết của Tòa án - cơ quan nhà nước duy nhất có thẩm quyền nhân danh Nhà nước khi tuyên phán quyết, cơ quan nhân danh Nhà nước thể hiện tính công lý, công bằng xã hội.

Ba là, Luật thi hành án phải tạo cơ chế quản lý tập chung thống nhất đối với công tác thi hành án khắc phục tình trạng phân tán kém hiệu quả trong việc thi hành các phán quyết của Tòa án. Phải có chương trình chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan tư pháp - Tòa án - Viện kiểm sát - Công an và các cơ quan có liên quan.

Bốn là, Việc ban hành Luật thi hành án phải kế thừa và phát triển pháp luật và thực tiễn đáng ghi nhận ở nước ta trong những năm qua, đồng thời chọn lọc học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới về công tác thi hành án.

- Qui định về nguyên tắc thi hành án có yếu tố nước ngoài;

- Qui định về bảo đảm chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành qua biên giới;

- Qui định về cơ chế chuyển quyết định công nhận và thi hành của Tòa án Việt Nam đối với bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài cho cơ quan thi hành án;

- Có qui định riêng về một số vấn đề về thủ tục thi hành án, như: trả đơn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án... trong quá trình do cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài khi được công nhận và thi hành tại Việt Nam...

Trước khi ban hành Luật thi hành án, để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trước mắt thì hiện nay cần có Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004:

+ Về việc chuyển tiền, tài sản có được từ việc thi hành án ra nước ngoài: Một bản án, quyết định của Tòa án được coi là thi hành xong không chỉ dừng lại ở thời điểm người được thi hành đã nhận được khoản tiền, tài sản đó. Đối với việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì cơ quan thi hành án cấn tiến hành những thủ tục chuyển tiền, tài sản từ Việt Nam ra nước ngoài tới cá nhân, tổ chức nước ngoài được thi hành án. Các thủ tục đó được tiến hành trong thời gian bao lâu, cơ quan thi hành án của Việt Nam phải tiến hành việc chuyển tài sản đó như thế nào? phương thức chuyển tiền, tài sản ra sao? Chi phí vận chuyển do ai chịu?... Cần phải gấp rút có hướng dẫn cụ thể.

+ Nếu trong trường hợp người được thi hành án là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện không có mặt tại Việt Nam thì việc qui định họ phải theo dõi điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hay không, Nghị định cần qui định cụ thể.

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)