VỀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 106 - 111)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.

3.1. VỀ CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ

Các điều ước quốc tế có vai trò quan trọng trong việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngòa. Bởi vì, các điều ước quốc tế có thể điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan tới công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. Chúng không chỉ giải quyết các vấn đề về trình tự, thủ tục và các điều kiện xét công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà còn đặt ra nghĩa vụ của các quốc gia phải đảm bảo sao cho các qui định của điều ước được đưa vào cuộc sống. Khi vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được đặt ra thì khi đó có sự phát sinh trách nhiệm của các quốc gia hữu quan. Trách nhiệm của quốc gia ở đây là trách nhiệm pháp lý quốc tế trước các quốc gia ký kết khác, đặc biệt là trước quốc gia mà cá nhân và pháp nhận của họ có các quyền bị vi phạm. Như vậy, các điều ước quốc tế không chỉ tạo ra một cơ chế đảm bảo thi hành trong nội bộ quốc gia (do các bên tự quyết định) mà cong tạo ra một cơ chế đảm bảo thi hành mang tính chất quốc tế (quốc gia ký kết này có nghĩa vụ phải đảm bảo công nhận và thi hành bản án, quyết định của quốc gia ký kết khác, đổi lại, quốc gia ký kết này có quyền yêu cầu quốc gia khác phải đảm bảo công nhận và thi hành bản án, quyết định của quốc gia mình).

Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế thường thể hiện tính phổ biến ở các quốc gia nên đảm bảo cho việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài ở các nước có sự tương đồng. Đây là điều kiện khách quan để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các

pháp nhân và cá nhân của các quốc gia. Đó chính là một trong số các điều kiện pháp lý thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế của các quốc gia.

Các hiệp định là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền của các nước hữu quan cùng nhau công nhận và bảo đảm tuân thủ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân, pháp nhân nước ký kết này trên lãnh thổ của nước ký kết kia, từ đó có sự điều chỉnh ổn định các quan hệ trong một thời gian dài, bảo vệ đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân, pháp nhân nước ta tại lãnh thổ của nước ký kết hữu quan. Với việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp, chúng ta đã và đang có thêm những điều kiện thuận lợi để hợp tác chặt chẽ và ổn định với các nước ký kết trong công tác tương trợ tư pháp.

Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, quyền con người là tối cao đòi hỏi chúng ta cần khắc phục những nhược điểm trong việc ký kết các điều ước quốc tế song phương và nghiên cứu, xem xét để tiến tới tham gia các điều ước quốc tế đa phương về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Mỗi quốc gia có một đặc thù riêng bởi các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội nên khi ký kết các điều ước quốc tế song phương họ cũng đưa ra những qui định phù hợp với điều kiện đó. Thường các quốc gia phát triển, có trình độ pháp lý cao khi đàm phán, ký kết điều ước quốc tế song phương họ đã định sẵn được khung của Hiệp định đó. Điều này vừa mang tính chủ động vừa bảo đảm được tính chặt chẽ của một văn bản pháp lý.

Ở nước ta, chúng ta chưa có được sự chủ động ấy, chúng ta còn bỡ ngỡ với công tác tự soạn thảo trước nội dung một hiệp định nào đó trước khi đàm phán, ký kết điều ước với quốc gia khác. Sự thụ động này đã làm hạn chế việc đưa ra những qui định phù hợp với thực tế Việt Nam, không thiết thực khi áp dụng. Các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết với các nước khác đều do phía nước ngoài chuẩn bị sẵn về nội dung nên tạo ra sự không thống nhất về những qui định trong các hiệp định.

Lợi ích từ việc tham gia, ký kết các điều ước quốc tế là rất lớn. Việc tham gia các điều ước quốc tế đa phương là mong muốn của Nhà nước ta, nhưng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội hiện tại chúng ta chưa thể ra nhập được điều ước quốc tế đa phương nào về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, nhưng trong tương lai gần chúng ta sẽ nỗ lực để đạt được điều đó. Trước mắt Nhà nước ta cố gắng ký kết được nhiều hơn nữa các điều ước quốc tế song phương vì nó phổ biến hơn và tính tới được những đặc điểm cụ thể của quốc nước ta và nước ký kết.

Với xu thế phát triển hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục với tình trạng không có qui định riêng của mình về nội dung của điều ước sẽ bị các quốc gia khác đánh giá xấu về trình độ chuyên môn. Chúng ta có đội ngũ tri thức giỏi không thua kém các nước, có các nhà nghiên cứu luật lành nghề, có một nền tảng chính trị vững chắc chúng ta cần phải nâng tầm tri thức của quốc gia trên trường quốc tế.

Muốn vậy, chúng ta phải khắc phục được những yếu điểm đó. Trước tiên, đối với các hiệp định song phương Nhà nước ta cần chủ động phạm vi đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan đến việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Sự chủ động đó giúp chúng ta đưa ra các qui định phù hợp với thực tế, có tính khả thi. Từ đó mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự yêu cầu công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

Một số hiệp định tư pháp Nhà nước ta ký kết với nước khác trước đây đã quá lâu đã trở nên lạc hậu so với thời cuộc mới, một số hiệp định thì được ký kết với nước mà công dân Việt Nam ít cư trú và làm việc nên việc tồn tại các hiệp định này trở nên hình thức.

Chúng ta có chính sách kêu gọi Việt kiều đầu tư về nước nhưng chúng ta lại không có những qui định bảo hộ thích đáng thì kết quả không thể như mong đợi, đặc biệt ở các nước phát triển cộng đồng người Việt hiện nay rất đông và thành đạt họ luôn hướng về Tổ quốc.

Vì thế, chúng ta cần ký kết thêm với các quốc gia nơi có rất nhiều công dân Việt Nam cư trú, học tập, làm ăn buôn bán như: Ôtrâylia, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Nauy... hơn nữa với điều kiện Mỹ đã bỏ cấm vận với Việt Nam và ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cần phải mở rộng việc ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia khác như các nước thuộc khối ASEAN, các nước trên thế giới trong đó có qui định về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Khi các hiệp định này được ký kết thì giao lưu dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng được thúc đẩy mạnh mẽ. Các phát sinh về lĩnh vực dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình... trong tương lai sớm được xử lý. Các cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước nhận thấy sự đảm bảo về mặt pháp lý về bảo hộ quyền lợi của mình để yên tâm làm ăn, sinh sống ở các quốc gia đó. Sự bảo hộ đó không chỉ có quyền tài sản mà còn có quyền nhân thân. Đồng thời từ đó quan hệ giữa các quốc gia hữu quan cũng cởi mở hơn, thân thiện hơn, tránh những xung đột đáng tiếc.

Do thực tế, các hiệp định tương trợ tư pháp nước ta ký kết với nước ngoài là do phía nước ngoài chuẩn bị sẵn nên các hiệp định không có sự thống nhất được. Về mặt nội dung, những điều khoản ký kết trong các Hiệp định tương trợ tư pháp không mang tính đồng nhất, sơ sài, có qui định thừa, có qui định lại thiếu nên khi áp dụng vào một vụ việc cụ thể khó tìm được cơ sở pháp lý đầy đủ, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho hoạt động công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài không đạt hiệu quả.

Do vậy, Nhà nước nên đưa ra một hiệp định khung về tương trợ tư pháp làm cơ sở đàm phán với các nước, trong đó có vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải bao gồm:

- Qui định các loại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được yêu cầu công nhận tại Việt Nam.

- Nội dung của những vấn đề công nhận và thi hành.

- Thể thức, thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về vấn đề này. - Trình tự, thủ tục tiến hành công nhận.

- Pháp luật áp dụng.

- Thi hành các quyết định về án phí.

- Trách nhiệm pháp lý của các quốc gia khi vi phạm cam kết.

Khi có qui định khung như trên có những qui định cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho việc ký kết được nhanh chóng, thể hiện được trình độ pháp luật của Việt Nam, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và ngược lại.

Đặc biệt, khi thực hiện tương trợ tư pháp nên qui định theo xu thế chung của tư pháp quốc tế là không thừa nhận chế định miễn cược án phí như các hiệp định trước đây đã ký kết.

Vấn đề hợp tác quốc tế không chỉ là công việc của một cơ quan chuyên môn mà đòi hỏi phải có sự phối - kết hợp của nhiều cơ quan liên quan. Chẳng hạn việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, mặc dù cơ quan có thẩm quyền xét yêu cầu công nhận thuộc về Tòa án nhưng muốn đạt hiệu quả công tác này thì cần sự phối hợp từ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Lãnh sự quán...

Chính vì vậy, Bộ Ngoại giao cần phối hợp với Bộ Tư pháp tiến hành hệ thống hóa, tổ chức rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm công tác ký kết và thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp mà nhà nước ta đã ký trong thời gian qua. Trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng, những dự báo mang tính chiến lược. Bộ ngoại giao và Bộ Tư pháp phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch về công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ở từng giai đoạn phát triển của đất nước trình các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cho ý kiến,

thông qua. Thông báo dự trù kế hoạch để các cơ quan, các cấp, bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện. Hoạt động này, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển các điều ước quốc tế cả về chất lượng và số lượng, khẳng định được vị thế của Việt Nam trước khu vực và thế giới.

Song song với việc ký kết các điều ước quốc tế song phương, chúng ta cần nghiên cứu khả năng tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp. Thực tiễn nghiên cứu pháp luật các nước phát triển việc tham gia vào các hiệp định tương trợ tư pháp đa phương về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã đảm bảo được quyền lợi của công dân, pháp nhân nước mình kịp thời hơn, ví dụ như nước Thụy Điển là nước rất chú trọng vào việc tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp. Việc tham gia vào các Công ước như vậy cho phép chúng ta có được phạm vi các nước rộng lớn về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Đồng thời, chúng ta phải chú trọng đến các điều ước quốc tế có nhiều nước trên thế giới tham gia, ký kết hoặc phê chuẩn mà các qui phạm công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài như: Công ước Lahay ngày 1/2/1971 về việc công nhận và thi hành các bản án của Tòa án nước ngoài trong các vụ dân sự và thương mại, Công ước ngày 1/6/1970 về việc công nhận ly hôn và ly thân... Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay sự hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một sự đòi hỏi khách quan trong đó có sự hợp tác trong lĩnh vực pháp luật nói chung, vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài nói riêng.

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)