Điều ước quốc tế song phương

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 46)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.

1.3.2.2.Điều ước quốc tế song phương

Đến nay, pháp luật của mỗi nước tuy ở mức độ và hình thức khác nhau nhưng đều có qui định về thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành các bản án - quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Vấn đề này cũng được thỏa thuận qui định trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ các quyền dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại... của công dân, pháp nhân của mỗi nước thì các nước con ký kết các hiệp định về tương trợ tư pháp.

Hiệp định tương trợ tư pháp là điều quốc tế quan trọng, được ký kết với danh nghĩa nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ giữa quốc gia với nước ngoài về tương trợ tư pháp như lập, tống đạt giấy tờ, điều tra thu thập chứng cứ, công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.... Các hiệp định được ký kết đều xuât phát từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở phù hợp với pháp luật mỗi nước và pháp luật quốc tế.

Các hiệp định tương trợ tư pháp góp phần mở rộng quan hệ pháp lý quốc tế, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của công dân, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc giải quyết nhiều vấn đề pháp lý đa dạng và phức tạp về các ngành luật trong đó có vấn đề công nhận và thi hành các bản án quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trên cơ sở độc lập, chủ quyền, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Các hiệp định qui định các điều kiện, trình tự công nhận để một quyết định của nước này có thể được công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước khác.

Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thể hiện mối quan hệ giữa hai Tòa án của hai quốc gia và mối quan hệ giữa Tòa án của quốc gia hữu quan với đối tượng phải thi hành án. Và sự cưỡng chế này có thể xảy ra hoặc không xảy ra theo yêu cầu của nội dung bản án hoặc tùy thuộc vào thái độ của quốc gia hữu quan chấp nhận yêu cầu của nội dung bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại nước mình. Ví dụ: Một công dân Việt Nam xin ly hôn với một công dân Pháp, hai người đang sinh sống tại Pháp và được Tòa án Pháp giải quyết cho ly hôn đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng trong đó có một số tài sản chung của hai vợ chồng hiện đang tồn tại ở Việt Nam. Vậy muốn được giải quyết việc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng sau khi ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Pháp thì họ phải có đơn yêu cầu xin thi hành bản án cho ly hôn tại Pháp. Toà án có thẩm quyền xem xét và căn cứ vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay điều ước quốc tế đã được ký kết giữa hai quốc gia trên cơ sở đó sẽ công nhận và thi hành bản án, quyết định cho ly hôn và phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn... Hoặc công dân Việt Nam sau khi trở về nước chỉ yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận rằng người đó ly hôn và có đầy đủ tư cách theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam để kết hôn với người khác, hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam. Vậy trong trường hợp này việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ tùy thuộc vào thái độ của quốc gia hữu quan. Sẽ có ba trường hợp: nếu cả hai quốc gia đều là thành viên của một công ước quốc tế về vấn đề trên thì việc giải quyết sẽ tuân theo qui định của công ước; nếu hai bên có hiệp định tương trợ tư pháp thì sẽ giải quyết theo nội dung của hiệp định; và nếu cả hai bên không đồng thời là thành viên của một công ước quốc tế nào hoặc có điều ước quốc

tế song phương về vấn đề này thì sẽ giải quyết theo trình tự, thủ tục do pháp luật quốc gia qui định.

Tuy nhiên, xu hướng hiện nay thì các quốc gia cũng luôn cố gắng tham gia các điều ước quốc tế đa phương về lĩnh vực này và hoặc ít ra thì họ cũng cố gắng xúc tiến để ký kết các điều ước quốc tế đa phương trên tinh thần có lợi cho cả hai quốc gia.

Việc ký kết các hiệp định song phương là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trong việc mở rộng quan hệ giao lưu dân sự quốc tế nên được hầu hết các nước đặc biệt quan tâm và mong muốn ngày càng ký kết được nhiều Hiệp định trên mọi lĩnh vực trong đó có qui định về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 46)