Sửa đổi Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí của Tòa án

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 118 - 120)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.

3.2.4. Sửa đổi Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí của Tòa án

án phí, lệ phí của Tòa án

Đóng án phí, lệ phí là nghĩa vụ của đương sự khi yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. Muốn được công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì một trong các điều kiện để được xem xét thụ lý trước khi xét công nhận là việc đương sự phải nộp một khoản tiền theo qui định tại Nghị định này. Tuy nhiên tại Điều 33 của Nghị định này đưa ra các mức khác nhau giữa đối tượng phải nộp là cá nhân, pháp nhân nước ngoài và cá nhân, pháp nhân là người Việt Nam về cùng một yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài là không hợp lý. Nhà nước ta luôn nhấn mạnh đến việc bảo vệ

quyền lợi của người nước ngoài như công dân Việt Nam, và mong muốn các quốc gia khác đối xử công dân Việt Nam như công dân nước họ. Quan hệ quốc tế là quan hệ rất nhạy cảm. Qui định về mức đóng án phí, lệ phí như vậy không phù hợp, các nước khác có thể cho rằng đó là sự phân biệt đối xử, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. Vì thế cần phải sửa đổi qui định này là mức đóng án, phí, lệ phí như nhau mà không có sự phân chia đối tượng phải nộp khi yêu công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi qui định tại Điều 33 của Nghị định theo hướng áp dụng giá ngạch đối với những bản án liên quan đến tài sản nhưng phải thấp hơn nhiều so với giá ngạch án dân sự trong nước để phần nào bù đắp chi phí hợp lý cho Ngân sách nhà nước hiện nay còn nhiều khoản phải chi.

Ngoài ra, Nhà nước ta chưa thật sự chú trọng đến việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Không có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chỉ qui định vấn đề này trong Bộ luật tố tụng dân sự và rải rác trong các văn bản pháp luật khác nên cần có những văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn, rõ ràng hơn để có cơ sở xem xét việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được thấu tính, đạt lý.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì Tòa án đóng vai trò quan trọng vì việc xét công nhận và thi hành chủ yếu được diễn ra tại Tòa án. Nên việc tiếp tục hoàn thiện các qui định của pháp luật liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân [23] có ý nghĩa rất quan trọng trong việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)