Nguồn pháp luật quốc nội về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 48)

- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.

1.3.3. Nguồn pháp luật quốc nội về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoà

quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài

Pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản của tư pháp quốc tế, bởi đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phần lớn phát sinh giữa các thể nhân và pháp nhân. Chính vì vậy, các qui phạm pháp luật trong văn bản pháp luật quốc gia giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc điều chính các quan hệ của tư pháp quốc tế. Tuy theo đặc điểm của từng quốc gia, các qui phạm tư pháp quốc tế có thể được tập trung trong một đạo luật riêng biệt (Nhật Bản, Thái Lan...) hoặc được qui định rải rác trong các văn bản pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động... (Pháp, Hà Lan....) hay được ghi nhận tại các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật (Đức, Ý...).

Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều công nhận và bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể. Hiện nay, do các quan hệ dân sự trong đời sống quốc tế ngày càng phát triển, yêu cầu công nhận và thi hành

các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trở nên hết sức cần thiết nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển của giao lưu dân sự quốc tế. Việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ngoài việc căn cứ vào các điều ước quốc tế mà các bên hữu quan là thành viên thì còn căn cứ vào luật pháp của từng nước.

Các nước có thể qui định về việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự không giống nhau nhưng về cơ bản vẫn dựa trên những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế.

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn nói chung, các bản án, quyết định dân của Tòa án nước ngoài chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi Tòa án đã đưa ra các bản án, quyết định đó. Các bản án, quyết định đó không thể có hiệu lực pháp luật ở nước ngoài nếu như nó không được nước ngoài đó cho phép công nhận và thi hành. Như vậy, việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ được qui định theo một trình tự thủ tục đặc biệt trong pháp luật của mỗi quốc gia. Pháp luật quốc gia là một văn bản quan trọng để điều chỉnh các hoạt động này. Chẳng hạn ở Pháp, để công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đòi hỏi phải qua thủ tục tố tụng đặc biệt, tức là phải có giấy chấp nhận. Đây là văn bản pháp lý về công nhận và cho phép thi thành một bản án - quyết định dân sự cụ thể của Tòa án nước ngoài trên lãnh thổ nước Pháp. Giấy chấp nhận phải do cơ quan có thẩm quyền của Pháp cấp mà thường là Tòa án của Pháp.

Khác với pháp luật của Pháp, pháp luật nước Anh qui định rằng các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận ở Anh phải được đăng ký tại Tòa án tối cao của Anh ở Luân Đôn và phải theo nguyên tắc có đi có lại. Trong trường hợp không bảo đảm nguyên tắc có đi có lại, nếu nguyên đơn vẫn muốn bảo vệ lợi ích của mình thì phải viết đơn kiện mới đề nghị Tòa án Anh xét xử.

Có thể thấy các qui định về vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại các nước đều được qui định trong văn bản pháp luật quốc gia chủ yếu là Bộ luật tố tụng dân sự .

Giống như các nước, Việt Nam qui định vấn đề này trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản có liên quan như Hiến pháp; Pháp lệnh thi hành án, Luật tổ chức Tòa án, Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí và lệ phí Tòa án...

Việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được qui định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là văn bản pháp luật có trình độ cao, nó tạo ra hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự nói chung các vấn đề về công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nói riêng một cách nhanh chóng và kịp thời.

Nhờ có các văn bản pháp luật trong nước mà các cơ quan có thẩm quyền xác định được đúng đối tượng được công nhận và thi hành, thẩm quyền giải quyết, trình tự tố tụng, căn cứ để công nhận hay từ chối đối với yêu cầu công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Từ đó có một phán quyết chính xác, công minh đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia giao lưu dân sự quốc tế. Do xác định được sự cần thiết của một Bộ luật phù hợp với thời kỳ mới, có tầm quan trọng rất lớn trong việc mở rộng quan hệ quốc tế nên Việt Nam đã nỗ lực cho ra đời Bộ luật tố tụng dân sự, tạo một bước ngoặt trong việc khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật quốc gia.

Việc ban hành các văn bản pháp luật trong nước là một bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia nói chung và các qui định điều chỉnh quan hệ có nhân tố nước ngoài nói riêng, là sự kế thừa những tinh hoa trong lĩnh vực lập pháp của dân tộc và quốc tế. Đó là những tiền đề

cho việc nghiên cứu, xác định những vấn đề liên quan đến việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Có thể nói, muốn đi sâu nghiên cứu pháp luật mỗi nước cụ thể về việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì trước tiên phải xem xét các lý luận cơ bản về vấn đề này trong tư pháp quốc tế, đây được coi như là "kim chỉ nam" trong các qui định của pháp luật quốc gia. Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là các nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế. Nhờ đó có thể hiểu những khái niệm chung nhất, cơ bản nhất để áp dụng đối với vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Khi nghiên cứu qui định của các điều ước quốc tế đa phương và song phương cho thấy việc đàm phán, tham gia, ký kết các điều ước quốc tế mang lại rất nhiều mặt tích cực cho quốc gia nói chung, bảo vệ quyền lợi tối cao của con người nói riêng. Hiệu quả của việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài vì thế được nâng cao. Nghiên cứu pháp luật của một số nước phát triển để có những học tập, rút kinh nghiệm từ việc qui định của họ về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. Tham gia các điều ước quốc tế đa phương, ký kết được nhiều điều ước quốc tế song phương và hoàn thiện pháp luật quốc gia là mong muốn của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhằm phát triển các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển việc học tập kinh nghiệm các nước cũng như sớm tham gia được các điều ước quốc tế đa phương về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài là cần thiết. Muốn vậy, chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng pháp luật Việt Nam về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài để hoàn thiện pháp luật trong nước về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)