- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.
2.2.2.1. Trình tự và thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoà
tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Theo qui định của pháp luật Việt Nam, Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được hiểu là: bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Tòa án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.
Về nguyên tắc các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó mà không đương nhiên có hiệu lực trên
lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, muốn được thừa nhận và đưa ra thi hành như một bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam tuyên đã có hiệu lực thì phải qua một thủ tục tố tụng theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Đó là việc xét đơn yêu cầu của đương sự do Tòa án thực hiện.
Nếu đơn yêu cầu được chấp nhận thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam mới được thi hành theo qui định của Pháp lệnh thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, không phải mọi bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đều có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và thi hành mà chỉ có các trường hợp theo qui định tại Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự:
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam qui định công nhận và thi hành.
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
Trong thời điểm hiện nay việc bổ sung thêm qui định có đi có lại về công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài ở phạm vi rộng, không hạn chế việc nước đó và Việt Nam có tham gia hoặc ký kết điều ước quốc tế hay không, miễn là khi tiến hành phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và các nguyên tắc cơ bản khác của luật quốc tế hiện đại là một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Điều đó không những phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước như trong các văn kiện Đại hội Đảng đề ra mà còn phù hợp với thực tế cuộc sống. Hiện nay các nước Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, số lượng người Việt Nam
sinh sống và làm việc rất nhiều ví dụ như Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Canada... nếu chúng ta không xem xét công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì sẽ không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho công dân, pháp nhân Việt Nam trên lãnh thổ nước đó.
Như vậy, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được đưa ra thi hành tại Việt Nam sau khi đã được Tòa án Việt Nam công nhận hiệu lực của nó trên lãnh thổ Việt Nam và cho phép thi hành.
* Thẩm quyền nhận đơn và xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành
Theo qui định tại Điều 350 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, sau đó kiểm tra tính hợp pháp, tính hợp thức của giấy tờ, hồ sơ. Tiếp đến chuyển hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo qui định tại điều 34 và 35 Bộ luật tố tụng dân sự, thông báo kết quả giải quyết đơn yêu cầu, đơn kháng cáo. Việc nhận đơn chỉ được tiến hành trong trường hợp người phải thi hành án là cá nhân đang cư trú hoặc làm nhiệm vụ tại Việt Nam hoặc người đó có tài sản liên quan đến việc thi hành án tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu công nhận.
Về thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài theo qui định tại Điều 34 và 35 Bộ luật tố tụng dân sự: trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trước hết thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người phải thi hành án cư trú. Nếu người phải thi hành án không cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại Việt Nam thì việc xét đơn yêu cầu đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án.
Tuy nhiên về nguyên tắc, những bản án, quyêt định dân sự của Tòa án nước ngoài liên quan đến bất động sản như nhà ở, công trình xây dựng... tại
Việt Nam thì thẩm quyền xét đơn yêu cầu trong mọi trường hợp đều thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có bất động sản đó.
Trong trường hợp người phải thi hành án là pháp nhân thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
* Những qui định về thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu
- Thụ lý hồ sơ:
Sau khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm phải vào sổ thụ lý ngay và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có quyền yêu cầu người gửi đơn hoặc Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định dân sự đó giải thích những điều chưa rõ trong hồ sơ. Văn bản yêu cầu giải thích và văn bản trả lời các yêu cầu này được gửi thông qua Bộ Tư pháp của Việt Nam và Bộ Tư pháp của nước được Tòa án Việt Nam yêu cầu. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp Việt Nam thông qua Bộ Tư pháp của nước được yêu cầu gửi cho người gửi đơn hoặc Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời, Bộ Tư pháp Việt Nam có trách nhiệm gửi cho Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đã yêu cầu.
- Chuẩn bị xét đơn yêu cầu:
Sau khi đã thụ lý hồ sơ, trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý hồ sơ, tùy từng trường hợp cụ thể, thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã thụ lý hồ sơ chỉ định làm chủ tọa phiên tòa có thể ra một trong các loại quyết định sau:
+ Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc
nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan tổ chức đó đã được giải quyết theo qui định của pháp luật.
+ Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thi hành hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành.
+ Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu nếu không có căn cứ ra các quyết định nêu trên. Sau khi có quyết định này, Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định (trong trường hợp nếu cần sự giải thích của đương sự hoặc Tòa án nước ngoài thì thời hạn đó có thể kéo dài hai tháng). Tòa án có nghĩa vụ chuyển hồ sơ kèm quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong vòng mười lăm ngày trước ngày mở phiên họp, Viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm phân công kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa. Hết thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ cho Tòa án để phiên họp được mở đúng thời hạn tố tụng.
- Trình tự xét đơn:
+ Đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà đương sự không yêu cầu cưỡng chế thi hành án tại Việt Nam thì Tòa án sẽ tiến hành công nhận mà không cần một thủ tục xem xét nào thêm nếu không có đương sự nào phản đối theo khoản 5 Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự: "Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập" với nước ngoài hữu quan. Trong thực tiễn, chúng ta đương nhiên công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án các nước với trường hợp này mà không cần điều kiện Việt Nam và nước đó có ký kết hoặc cùng nhau thừa nhận điều ước quốc tế về vấn đề này hay không.
+ Đối với các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà đương sự có yêu cầu cưỡng chế thi hành án tại Việt Nam hoặc đương sự yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền phải mở phiên họp công khai để xem xét nhằm công nhận hoặc không công nhận yêu cầu đó.
Trong giai đoạn này ngoài việc xem xét nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Tòa án cần phải tiến hành một số công việc khác như: xác minh về nơi cư trú của người phải thi hành, tài sản liên quan đến việc thi hành…
Theo qui định tại Điều 355 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
Về Hội đồng xét đơn yêu cầu: Thành phần Hội đồng xét đơn yêu cầu
gồm 3 thẩm phán trong đó có 1 thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Về qui định những người tham gia phiên họp: Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phải tham gia phiên họp. Nếu Viện kiểm sát vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên họp. Trong trường hợp này chậm nhất là một tháng kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp Tòa phải mở lại phiên họp xét đơn yêu cầu.
Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Tòa án xét đơn yêu cầu vắng mặt hoặc sau khi hai lần triệu tập hợp lệ mà họ vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì phiên họp vẫn được tiến hành.
Phiên họp xét đơn yêu cầu:
Một thành viên của Hội đồng xét đơn yêu cầu công bố đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và các giấy tờ kèm theo với các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự, các qui định khác của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia các qui định về vấn đề này.
Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có mặt tại phiên tòa để trình bày ý kiến của mình.
Kiểm sát viên tham gia phiên họp phát biểu ý kiến về yêu cầu của làm đơn và các vấn đề khác có liên quan đến việc xét đơn yêu cầu.
Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận kín và quyết định theo đa số. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam hoặc ra quyết định không công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Nếu đương sự yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thì hội đồng xét đơn ra quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc quyết định bác đơn yêu cầu của đương sự.
Việc xét đơn phải được ghi vào biên bản. Biên bản chỉ được coi là hợp pháp khi có chữ ký của chủ tọa và thư ký phiên họp.
Các đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên Tòa án nhân dân tối cao các quyết định của Hội đồng xét đơn yêu cầu theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Trong trường hợp phải hoãn phiên họp, thì Tòa án phải mở lại phiên họp chậm nhất là ba mươi ngày sau kể từ ngày hoãn.
Như vậy, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được đưa ra thi hành tại Việt Nam sau khi thông qua một quá trình thủ tục tố tụng theo qui định của pháp luật Việt Nam mà cuối cùng là một quyết định của Tòa án có thẩm quyền về việc có công nhận không. Sau khi đã được Tòa án có
thẩm quyền của Việt Nam công nhận hiệu lực của bản án hay quyết định của Tòa án nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì nó sẽ được thi hành.
* Quyền và nghĩa vụ của đương sự khi gửi đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Theo qui định của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 thì người được thi hành án hoặc đại diện hợp pháp của họ khi gửi đơn yêu cầu công nhận hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam hoặc đương sự, người có lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ khi gửi đơn tới Bộ Tư pháp, nếu không được miễn lệ phí thì phải nộp một khoản tiền như sau:
+ 50.000 đồng đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam.
+ 1.000.000 đồng đối với cá nhân không thường trú tại Việt Nam, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam.
Lệ phí này phải nộp một lần tại Bộ Tư pháp cùng với đơn yêu cầu. Bộ Tư pháp có nghĩa vụ chuyển đơn và tòa bộ hồ sơ vụ việc kèm chứng từ thu lệ phí cho Tòa án có thẩm quyền trong hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ. Đồng thời gửi bản sao phiếu gửi cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để biết và thực hiện theo thẩm quyền. Mọi tài liệu có trong hồ sơ vụ việc phải được đánh số thứ tự và ghi cụ thể trong phiếu gửi.
Trong thực tiễn hiện nay, do các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước đều thừa nhận chế định miễn việc án phí cho công dân, pháp nhận nước ký kết này trên lãnh thổ nước ký kết kia thi tham gia tố tụng, nên qui định thu lệ phí này đương nhiên không được áp dụng khi công