- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.
2.2.4. Đối với Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí và lệ phí tòa án
án phí và lệ phí tòa án
Điều 33 của Nghị định qui định:
Cá nhân, tổ chức gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài... đều phải nộp lệ phí như sau:
- 500.000 đồng đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam;
- 1.000.000 đồng đối với cá nhân không thường trú tại Việt Nam, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam [13].
Cách qui định không đồng nhất mức lệ phí là không thỏa đáng, không phù hợp, không áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia mà trong quá trình hội nhập cần phải áp dụng.
Chúng ta có thể xem xét một ví dụ dưới đây để thấy sự bất hợp lý đã nêu: Công dân A nộp đơn yêu cầu công nhận và thi hành bản án bồi thường thiệt hại một tỷ đồng của Tòa án Cộng hòa Séc tới Bộ Tư pháp Việt Nam phải nộp 500.000 đồng lệ phí. Nhưng đối với công dân B nộp đơn xin công nhận
và thi hành bản án được bồi thường ba triệu đồng nhưng cũng phải nộp 500.000đồng. Thật không công bằng và bất hợp lý.
Tóm lại, với các điều ước quốc tế cũng như các văn bản pháp luật trong nước ban hành về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, phần nào đáp ứng được nhu cầu hội nhập của nước ta trong khu vực cũng như trên thế giới đặc biệt Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới. Bên cạnh những mặt đạt được cũng có những hạn chế do cả chủ quan và khách quan đã nêu. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những qui định đã lỗi thời, không phù hợp là cần thiết nhằm có những văn bản hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu mới, thời cuộc mới về việc đảm bảo tối thượng quyền con người qua việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.