Công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Pháp

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 31)

ngoài tại Pháp

Thực tiễn và lý luận tư pháp của Pháp trước năm 1964 cho thấy: để được công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Pháp thì phải tuân thủ năm điều kiện sau: Tòa án ra quyết định đó phải có thẩm quyền; trình tự tố tụng phải được thực hiện liên tục và hợp pháp; luật áp dụng phải phù hợp với qui tắc về luật xung đột của Pháp; việc áp dụng quyết định này không trái với trật tự công cộng tại Pháp; và không có sự vi phạm pháp luật nào. Trong quá trình kiểm tra để đảm bảo lợi ích của trật tự pháp lý và lợi ích của người Pháp.

Thẩm phán phụ trách việc công nhận và thi hành có thể xét xử lại hoặc thay đổi việc cho thi hành bản án quyết định nước ngoài.

Vậy trong trường hợp quyết định dân sự của nước ngoài nếu có liên quan đến cá nhân, pháp nhân của Pháp thì có thể bị xét xử lại hoặc thay đổi cơ chế thi hành nếu như nó trái với một trong năm điều kiện nêu trên. Điều này gây khó khăn cho bất kỳ một quyết định nào của Tòa án nước ngoài cần được công nhận và thi hành tại Pháp. Tuy nhiên, kể từ vụ án ngày 7/1/1964 của Tòa án Pháp đối với vụ án cấp dưỡng sau khi ly hôn của Munzer.c.Dame Munzer. Ngày 29/6/1926 một Tòa án ở NewYork đã ra quyết định cho ly hôn giữa hai vợ chồng Munzer.c và yêu cầu Munzer trả một khoản tiền trợ cấp cho vợ ông ta.

Anh ta chỉ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình trong vòng 4 năm với số tiền trợ cấp là 35 dolar mỗi tuần, tức là tới năm 1930 anh ta sẽ thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Một thời gian dài sau, ngày 10/4/1958, người chồng nhận được một bản án tương tự và yêu cầu anh ta phải trả một khoản tiền nợ về trợ cấp tính đến năm 1958 là 76.987 USD. Nhưng Munzer đã chuyển đến định cư tại Pháp, vợ anh ta yêu cầu Tòa án tại Nice thi hành

hai quyết định trên. Vợ anh ta chỉ nhận được quyết định cho thi hành bản án năm 1926, còn bản án năm 1958 thì không được chấp nhận bởi qui tắc "không có khoản tiền trợ cấp nào" Tòa án của Pháp dựa vào qui định của pháp luật dân sự Pháp theo Điều 2277 và trật tự công cộng quốc tế tại Pháp và yêu cầu tính hợp thức. Tòa án xem xét lại bản án trên. Tuy nhiên, việc xem xét của Tòa án Pháp lại bị phản đối mạnh mẽ cho nên phải từ bỏ việc xem xét lại bản án... điều đó đã trở thành tiền lệ cho các vụ án sau. Vì Tòa án của Pháp không thể là Tòa phúc thẩm của Tòa án đã tuyên hoặc ra quyết định mà có yêu cầu thi hành tại Pháp. Vậy là kể từ 7/1/1964, điều kiện và thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài Tòa án Pháp sẽ không được xem xét lại quyết định nước ngoài. Vì nếu như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Theo lý luận về tư pháp hiện đại của Pháp thì hoạt động công nhận và thi hành các quyết định của Tòa án nước ngoài chính là việc kéo dài hiệu lực pháp lý và hiệu lực thi hành các quyết định được tuyên ở các quốc gia mà có yêu cầu công nhận và thi hành tại Pháp. Các quyết định của nước ngoài có thể được công nhận và thi hành qua việc xem xét các điều kiện về tính hợp thức quốc tế và các quyết định nước ngoài có thể được công nhận và thi hành được phân ra làm ba loại: theo xuất xứ, theo đối tượng, theo bản chất. Dựa trên ba căn cứ trên thì quyết định nước ngoài nếu phù hợp sẽ được công nhận và thi hành.

Xuất phát từ căn cứ, xuất xứ thì quyết định của nước ngoài phải do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tuyên, khi mà đã thỏa mãn điều kiện về thẩm quyền. Bản chất của cơ quan quyền lực nước ngoài thì không quan trọng, quyết định thường là một bản án, kết quả của hoạt động tư pháp, nhưng vấn đề là nó có thể là một quyết định mang tính trừng phạt hoặc là một quyết định mang tính quản lý (ở Pháp có quyết định của ủy ban về giải quyết vụ nợ chồng chất (Điều L.311 - 12 Bộ luật Tổ chức tư pháp và Đạo luật năm 1991 sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật Tổ chức tư pháp của Pháp theo đó thẩm phán

phụ trách thi hành án thi hành quyết định của Ủy ban giải quyết vụ nợ chồng chất hoặc xét xử phúc thẩm các quyết định của Ủyban này đã đưa ra), có lẽ xuất phát từ đó mà Pháp có qui định về quyết định mang tính quản lý), hay là một quyết định "Divorce légeslatif" (tạm gọi là một quyết định cá nhân của cơ quan quyền lực nhà nước về vụ việc ly hôn). Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu của bản án hình sự, hay bản án quyết định thuộc Luật công mà có thể được công nhận và thi hành.

Để có thể được công nhận và thi hành tại Pháp quyết định của Tòa án nước ngoài thì đối tượng của quyết định đó là đối tượng của Tư pháp. Những quyết định mang tính trừng phạt hoặc có đối tượng thuộc luật công mà tùy từng trường hợp do tính hiệu quả của công việc và chứng minh rõ hiệu lực cụ thể thì có thể được công nhận và thi hành bởi một hoạt động tư pháp. Xuất phát từ ý nghĩa: phát triển mối quan hệ tư pháp giữa các quốc gia, hay là sự công nhận và thi hành này không những đảm bảo lợi ích của quốc gia yêu cầu mà còn đảm bảo lợi ích của quốc gia được yêu cầu.

Chế độ công nhận và thi hành quyết định của nước ngoài được áp dụng đối với các án kiện, các vụ tranh chấp giữa các bên. Ví dụ như: công nhận và thi hành án kiện về sở hữu, chiếm hữu quản lý tài sản, quyết định về giám hộ, hoặc là sự xác nhận nuôi con nuôi...

Việc công nhận và thi hành một bản án nước ngoài được xử lý khác biệt tùy thuộc vào bản án đó được đưa ra bởi một Tòa án của một nước không có Công ước nào được áp dụng với Pháp hoặc bởi một Tòa án của một nước là thành viên của Cộng đồng Châu Âu hay không.

Luật pháp của Pháp qui định rằng một bản án nước ngoài là chung thẩm về thương mại có thể được công nhận và thi hành ở Pháp thông qua việc đệ đơn lên một Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng. Đây là một thủ tục tương đối nhanh chóng và không tốn kém, nó do một thẩm phán của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng xem xét, thẩm phán phụ trách sẽ gửi giấy triệu tập bằng văn

bản tới bên phải thi hành biết việc có đơn yêu cầu thi hành. Thẩm phán sẽ yêu cầu bên thắng kiện đệ trình bản gốc của bản án kèm theo một bản dịch sang tiếng Pháp và các tài liệu khác có liên quan. Sau khi xem xét các điều kiện do luật Pháp qui định: Tòa án đưa ra bản án có thẩm quyền, luật áp dụng phù hợp với tư pháp của Pháp, thủ tục tố tụng không mâu thuẫn với các nguyên tắc luật tố tụng tại Pháp và với các chính sách quốc tế chung liên quan đến thủ tục xét xử của Tòa án. Bản án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Pháp, không có sự gian lận trong việc ra quyết định, nếu thấy rằng quyết định của Tòa án nước ngoài thỏa mãn các yêu cầu, thẩm phán xem xét công nhận sẽ ra quyết định công nhận và thi hành, đồng thời gửi văn bản yêu cầu thi hành cho thẩm phán phụ trách thi hành án. Thẩm phán phụ trách thi hành án sẽ hướng dẫn trình tự, thủ tục thi hành án cho người có nghĩa vụ thi hành án và giải thích các quyền và nghĩa vụ cho các bên đương sự.

Tuy nhiên, các bản án nước ngoài ở bất kỳ nước thành viên nào ở cộng đồng châu Âu và nằm trong phạm vi của Công ước Bruxelle ngày 27/9/1968 hoặc trong phạm vi của Công ước Lugano ngày 16/9/1988 về thi hành các bản án về dân sự và thương mại đôi bên sẽ được công nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn các bản án nước ngoài khác.

Thủ tục công nhận được đơn giản hóa trong các trường hợp như vậy. Và vì thế một lệnh công nhận có thể được ban hành trong vài tuần lễ. Thêm vào đó, tùy thuộc vào hai Công ước đã nêu trên, Tòa án nói chung cũng không thẩm tra tài phán thích hợp của Tòa án hoặc rằng Tòa án đã áp dụng luật theo đúng Luật tư pháp quốc tế tại Pháp hoặc một luật pháp dẫn đến kết quả tương tự hay không. Các tòa án của Pháp chỉ yêu cầu rằng các qui tắc của Pháp về các thủ tục tố tụng và chính sách quốc tế chung tại Pháp phải được các bản án nước ngoài tôn trọng phạm vi Công ước.

Pháp cũng tham gia một số các Hiệp định song phương với các nước khác và vì thế khi kiểm tra một bản án được gửi tới trong phạm vi của một

hiệp định song phương. Các Tòa án Pháp sẽ áp dụng những yêu cầu cụ thể đối với việc công nhận và thi hành các bản án được qui định bởi hiệp định đó.

Một phần của tài liệu Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)