- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.
2.2.2.2. Các điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoà
Việt Nam, pháp luật vẫn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua hai cấp xét xử. Tuy nhiên đối với những bản án, quyết định này, pháp luật nước ta không áp dụng thủ tục Giám đốc thẩm và tái thẩm. Bởi lẽ, Tòa án Việt Nam khi xét đơn yêu cầu không được quyền xét lại nội dung bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà chỉ xem xét các điều kiện phù hợp để công nhận hay không công nhận. Một bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài chỉ được đưa ra thi hành tại Việt Nam khi đã có quyết định công nhận và thi hành của Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.
Có thể nói, những qui định cụ thể về thể thức, trình tự nội dung của vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì mỗi quốc gia tùy vào quan điểm chính trị, ở mỗi thời điểm phát triển của lịch sử cũng như phụ thuộc vào các mối quan hệ của quốc gia đó trong giao lưu dân sự quốc tế sẽ được thực hiện khác nhau. Và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
2.2.2.2. Các điều kiện để được côn g nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Bên cạnh việc qui định những nguyên tắc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 còn qui định những điều kiện để bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được công nhận hay từ chối. Những điều kiện cần thiết đó chúng ta có thể hiểu một cách gián tiếp thông qua Điều 356 của Bộ luật tố
tụng dân sự 2004 về những trường hợp không công nhận. Đây là những trường hợp qui định cụ thể về những trường hợp mà bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài bị Nhà nước Việt Nam hạn chế, không tiến hành công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự dưới đây thì các loại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau nếu không nằm trong những trường hợp này tại Điều 356 sẽ được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận. Qui định như vậy nhằm nhấn mạnh thái độ từ chối công nhận của Nhà nước Việt Nam đối với loại bản án quyết định không đủ điều kiện và cũng không liệt kê riêng rẽ từng trường hợp cụ thể Bộ luật đã đưa một cách khái quát nhất các trường hợp mà Tòa án Việt Nam không công nhận và thi hành sau đây:
Thứ nhất: bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật theo qui định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
Một bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên chỉ có hiệu lực pháp luật thì mới có giá trị bắt buộc đối với các đương sự trong vụ án (trừ trường hợp pháp luật có qui định khác). Do vậy, bản án, quyết định dân sự do Tòa án nước ngoài tuyên khi chưa có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước có Tòa án ra quyết định đó thì không được công nhận tại Việt Nam.
Thứ hai: Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải đảm bảo đầy đủ quyền tố tụng dân sự của đương sự. Để làm được điều đó trong quá trình tố tụng tòa án phải triệu tập hợp lệ những người có liên quan đến Tòa án.
Cho đến nay Nhà nước ta chưa có một văn bản nào qui định rõ ràng, cụ thể về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự quốc tế. Mà những qui định này nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật và trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia như: Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, các Hiệp định tương trợ tư pháp … Nhìn chung việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam được dựa vào nguyên tắc cơ bản tố tụng dân sự quốc tế Việt Nam và nhiệm vụ chức năng của Tòa án Việt Nam. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam nói chung được xác định như sau:
+ Khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về việc đó thì tuân theo nguyên tắc đã thống nhất trong điều ước quốc tế.
+ Trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam được xác định theo các qui định của pháp luật Việt Nam.
Thứ tư: Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
Để nhanh chóng ổn định các quan hệ xã hội, do vậy, một bản án, quyết định chỉ được xét xử một lần (trừ trường hợp pháp luật có qui định khác).
Thứ năm: Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật qui định mà kết thúc thời gian đó, thì chủ thể được hưởng quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó không yêu cầu thi hành án, quyết định đó không yêu cầu thì hành án (trừ trường hợp pháp luật có qui định khác) thì sẽ không được công nhận và thi hành bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài tuyên. Qui định này để cao tinh thần tự bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Thứ sáu: Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia thực chất là trật tự công nhận của quốc gia. Việc gạt bỏ không công nhận và thi hành, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam không phải vì bản thân hành vi công nhận và thi hành đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam như trường hợp này mà vì hậu quả của việc công nhận và thi hành trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật Việt Nam.
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được qui định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó Tòa án của Việt Nam chỉ công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi việc công nhận và cho thi hành này phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam; trên nguyên tắc có đi có lại và việc thi hành chỉ được thực hiện sau khi đã được Tòa án của Việt Nam công nhận và cho thi hành. Việc tuân thủ các nguyên tắc này không chỉ thể hiện chủ quyền của Việt Nam và còn phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Về các nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam Bộ luật tố tụng dân sự qui định:
1. Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
b) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam qui định công nhận và thi hành.
...
3. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài... có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
4. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài...chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và thi hành;
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
6. Tòa án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận.
Như vậy, điều kiện để Tòa án Việt Nam tiến hành công nhận và thi hành trên lãnh thổ của Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải trong trường hợp giữa Việt Nam và nước đương sự yêu cầu có ký kết điều ước quốc tế. Bộ luật có điểm mới là có qui định áp dụng nguyên tắc có đi có lại mà không đòi hỏi phải có điều kiện ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Qui định này được ghi nhận nhằm đảm bảo được các quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân trong quan hệ dân sự và thể hiện ý chí của Nhà nước ta là mọi hành vi pháp luật cần phải được xử lý. Vấn đề này đã khẳng định tại văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn là Hiến pháp năm 1992, Điều 3 qui định: "nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân".
Hiện nay chúng ta mới chỉ ký được với các nước 15 hiệp định tương trợ tư pháp (trong đó nhiều có những hiệp định chưa có hiệu lực). Vì vậy việc
ban hành Bộ luật tố tụng dân sự có qui định về công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là rất cần thiết. Nhu cầu công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ngày một tăng cùng với sự phát triển quan hệ ngoại giao, quan hệ dân sự quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu bức xúc này nên việc ghi nhận áp dụng nguyên tắc có đi có lại mà không đòi hỏi điều kiện ký kết, gia nhập điều ước quốc tế có liên quan là phù hợp. Nguyên tắc này được nhiều nước áp dụng trong lĩnh vực công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài như Nhật Bản, Nga, các nước Đông Âu... Nhà nước ta chấp nhận nguyên tắc có đi có lại đảm bảo được sự tôn trọng lẫn nhau có tính chất hai chiều giữa các quốc gia khi tiến hành công nhận bản án, quyết định dân sự của nhau không trên cơ sở điều ước quốc tế. Việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại mà không đòi hỏi điều kiện ký kết, gia nhập điều ước quốc tế có liên quan, xét dưới góc độ công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế thì chủ quyền quốc gia không bị xâm phạm mà còn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước Việt Nam và các đương sự có liên quan, đảm bảo được sự tối cao của hoạt động tư pháp thậm chí tránh được những bất lợi không đáng có như: Tòa án nước ngoài sẽ áp dụng nguyên tắc
báo phục quốc - trả đũa nếu như Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của nước họ. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới nên phải việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam như một chính sách ngoại giao tổng thể. Qui định này đã góp phần tạo được môi trường pháp lý bảo vệ một cách triệt để các cá nhân, pháp nhân khi tham gia các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó trong thời gian áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã bộc lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất, tại Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự qui định về niệm: "Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài" và thông qua đó xác định rõ phạm vi điều chỉnh của pháp luật: "Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Tòa án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự ". Việc qui định bản án hành chính cũng có thể được coi là bản án mang tính chất tài sản có thể được công nhận thì không phù hợp, bởi lẽ theo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính là: kỷ luật vật chất, quyết định về tài sản trong vụ án hành chính là kết quả của quá trình tố tụng hành chính, nên không qui định công nhận và thi hành các bản án hành chính. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, còn quyết định về tài sản trong vụ án hình sự được giải quyết theo hình thức tố tụng dân sự cho việc đưa qui định này vào là sự kế thừa của Pháp lệnh năm 1993 về vấn đề này.
Thứ hai, Điều 356 của Bộ luật qui định những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và thi hành tại Việt Nam.
1. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo qui định của pháp luật của nước có Tòa án ra bản án, quyết định đó.
2. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
3. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam. 4. Về cùng một vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
5. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
6. Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Qua việc xem xét kỹ lưỡng nội dung của từng khoản trong điều luật này thấy sự vướng mắc tại khoản thứ hai. Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ, đây là một qui định chưa thật đầy đủ khi áp dụng vào pháp luật tố tụng của nước ta vì bản thân của việc có mặt tại phiên tòa do được triệu tập hợp lệ chính là việc đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nếu như ở một quốc gia mà hình thức tranh tụng trước tòa là phổ