- Công ước La Hay ngày 01/03/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có qui định về thi hành án có liên quan đến án phí.
2.2.3. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm
Thi hành án là hoạt động chính tư pháp, là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ
tục do pháp luật qui định, nhằm làm cho tinh thần nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực trên thực tế.
Pháp lệnh ra đời góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và giải quyết những việc khác theo qui định của pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Nhưng qua thời gian áp dụng cũng bộc lộ những bất cập nhất định:
Thứ nhất, Pháp lệnh thi hành án dân sự còn mang nặng tư tưởng bao cấp, coi việc thi hành án là của Nhà nước. Do vậy, pháp luật không qui định về việc thu phí thi hành án, người được thi hành án không phải trả bất cứ một khoản lệ phí nào. Trong khi đó, trong quá trình tổ chức thi hành án, đặc biệt là việc tổ chức cưỡng chế, cơ quan thi hành án phải chịu chi phí rất tốn kém, việc thu khoản phí này từ người phải thi hành án rất hạn chế, hằng năm ngân sách nhà nước phải bù đắp.
Thứ hai, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 là văn bản pháp luật có hiệu lực cao điều chỉnh thi hành án dân sự nhưng cũng không có điều khoản nào qui định về trình tự thủ tục chuyển các khoản tiền ra nước ngoài trong trường hợp thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài tại Việt Nam sau khi được công nhận và thi hành.
Có thể nói, việc ban hành pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển của pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam. Nó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án theo một cơ chế mới chắc chắn. Pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung so với pháp lệnh thi hành án trước đây là phù hợp hơn, mang lại hiệu quả quan trọng trong công tác thi hành án dân sự. Pháp lệnh đã bao quát trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, lao động... Tuy nhiên, quyết định của Tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành vẫn chưa được qui định cụ thể. Chúng ta biết rằng, việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài như vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài,
vấn đề chi phí trong quá trình thi hành án như: chi phí bưu điện, các khoản chi phí giám định... rất cần được qui định cụ thể để việc thi hành được thuận lợi.
Tại Điều 69 qui định việc thi hành án có yếu tố nước ngoài như sau: "Các qui định của pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với việc thi hành án có liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có qui định khác". Việc qui định như vậy là quá chung chung chưa rõ ràng còn thiếu những qui định cần thiết trong lĩnh vực thi hành án có yếu tố nước ngoài, nên rất cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn.