Việc nghiên cứu các loại hợp đồng thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế giúp chúng ta nắm bắt được các quy định của Luật Thương mại quốc tế
Trang 1Đại học Quốc gia Hà nội
Trang 2Đại học Quốc gia Hà nội
Luận văn thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trung Tín
Hà nội - 2009
Trang 3Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN
6
1.1.1 Định nghĩa hợp đồng thương mại quốc tế 6 1.1.2 Một số loại hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu 9 1.2 Khái niệm tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 15 1.2.1 Định nghĩa tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 15 1.2.2 Một số loại tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 18 1.3 Phương thức giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế bằng Tòa án
27
1.3.1 Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại quốc tế bằng tòa án
27
1.3.2 Vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại quốc tế bằng Tòa án
30
1.3.3 Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại quốc tế bằng Tòa án
32
Trang 4Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN THEO CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
38
2.1 Thẩm quyền của Tòa án giải quyết các tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế
38
2.1.1 Theo quy định của các công ước quốc tế 38 2.1.2 Theo quy định của pháp luật một số quốc gia 43 2.2 Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
quốc tế bằng tòa án
58
2.2.3 Tập quán thương mại quốc tế (Lex Mercatoria) 70
2.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng
tòa án theo quy định của các nước
72
2.3.1 Nguyên tắc chung trong việc giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế tại Tòa án các quốc gia
72
2.4 Một số vấn đề khác trong hoạt động giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án
82
Chương 3:THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA
ÁN VIỆT NAM
87
3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 87
Trang 53.1.1 Tình hình thụ lý, giải quyết án kinh doanh thương mại ở Tòa án 87 3.1.2 Những nhận xét chung về thực trạng thụ lý, giải quyết án kinh
doanh thương mại ở Tòa án
91
3.2 Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực
giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa
án Việt Nam
102
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng
cao năng lực giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương
mại có yếu tố nước ngoài
102
3.2.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải
quyết tranh chấp thương mại có yếu nước ngoài bằng Tòa án
103
3.2.3 Một số kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại có yếu
nước ngoài bằng Tòa án
105
Trang 63.2 Thực trạng thụ lý, giải quyết án tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế từ năm 2004 đến 200
90
Danh mục các biểu đồ
Số hiệu
sơ đồ
3.1 Mô hình tổ chức hệ thống Tòa án hiện tại khi xác định thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại
94
3.2 Mô hình tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân được hoàn
thiện
107
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế chung hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện đất nước, thừa nhận nhiều thành phần kinh
tế theo nền kinh tế thị trường Các quan hệ kinh tế trong nước cũng như các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng Điều đó cũng
có nghĩa là tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế tất yếu nảy sinh và cần phải có cơ chế giải quyết các tranh chấp đó một cách phù hợp và có hiệu quả Một trong các phương thức giải quyết đó là phương thức giải quyết tại Tòa án
Việc nghiên cứu các loại hợp đồng thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế giúp chúng ta nắm bắt được các quy định của Luật Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế, pháp luật các nước về hoạt động thương mại Điều này hết sức cần thiết cho các nhà lập pháp và thực thi pháp luật của chúng ta trong quá trình đổi mới, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế
Tuy nhiên, hợp đồng thương mại quốc tế là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến pháp luật các quốc gia khác nhau, và khi giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng này cần có cơ sở pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế cũng như các tập quán thương mại quốc tế để áp dụng
Trên cơ sở nghiên cứu chung về pháp luật thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở các quốc gia, đánh giá thực tiễn hoạt động của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Việc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện những luận cứ, cơ sở khoa học về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án
Trang 8ở các nước và Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là nhu cầu cấp thiết đối với công cuộc cải cách tư pháp của Nhà nước ta Từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và nâng cao chất lượng xét xử loại án tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng
2 Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản được quy định trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế
Nghiên cứu vấn đề này đã có một số học giả, chuyên gia pháp lý với những công trình khoa học như là: Đề tài cấp bộ năm 2003 của Tòa án nhân
dân tối cao về "Thẩm quyền của Tòa kinh tế trong việc thực hiện cải cách tư
pháp - những vấn đề lý luận và thực tiễn"; các luận án tiến sĩ, thạc sĩ có liên
quan đến thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại như
là: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Vinh: "Pháp luật giải quyết tranh
chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam", 2002; Luận án tiến sĩ của
Nguyễn Thị Hoài Phương: "Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt
Nam hiện nay", 2007; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Năm: "Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng tòa án Việt Nam thực trạng và giải pháp", 2007; các cuốn sách có liên quan như: "Giáo trình Luật Thương mại quốc tế", của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Nguyễn
Bá Diến chủ biên, 2005; "Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con
đường tòa án", của Nguyễn Vũ Hoàng, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004; "Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại hàng hải" của
Luật sư Nguyễn Chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Các công trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều nội dung với những khía cạnh khác nhau về giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại trong nền kinh tế thị
Trang 9trường ở Việt Nam hiện nay bằng phương thức Tòa án Các công trình đó cũng đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhất định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như hoạt động thực tiễn
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn ở phạm vi chung hoặc ở những khía cạnh khác mà chưa có công trình nào đề cập đến việc "giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án" Do đó, bằng việc tìm hiểu, phân tích quy định của pháp luật các nước và Công ước quốc tế cũng như những đánh giá thực tiễn Việt Nam về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Tòa án nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp, tôi đã chọn
đề tài "Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án"
để nghiên cứu với mong muốn luận văn này góp phần làm rõ thêm hoạt động quan trọng này
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn về hoạt động giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án Việt Nam
- Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế và Việt Nam
về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án;
+ Phân tích thực trạng giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế ở Tòa án Việt Nam;
+ Xây dựng các kiến nghị về những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại
có yếu tố nước ngoài của Tòa án
Trang 10- Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án nói chung ở các quốc gia và Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả giới hạn xem xét vấn đề cơ bản trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trên nền tảng phương pháp luận đó tác giả áp dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp
5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu những vấn đề liên quan
về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án (thẩm quyền, luật áp dụng, thủ tục tố tụng…) Phân tích những mặt tích cực và tồn tại trong phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án ở một số nước cũng như ở Việt Nam, so sánh các quy định đó ở một số nước điển hình và so sánh với phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài Đưa ra những kiến nghị mới nhằm hoàn thiện hơn nữa phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học và thực tiễn để phục vụ công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế ở Tòa án Việt Nam có hiệu quả hơn
- Làm cơ sở cho việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam của các bên tham gia hợp đồng
- Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập về hoạt động giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng thương mại
Trang 117 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng thương mại quốc
tế và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án
Chương 2: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng
tòa án theo các công ước quốc tế và pháp luật ở một số quốc gia
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế bằng Tòa án Việt Nam
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN
1.1 KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1 Định nghĩa hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế quốc tế Bởi vì ở bất
kỳ giai đoạn nào của quá trình từ sản xuất cho đến phân phối, chúng ta đều phải
sử dụng hợp đồng để tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại Nói cách khác, các quan hệ thương mại quốc tế chủ yếu được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng Trong thực tế có rất nhiều các quan niệm khác nhau về hợp đồng trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của quốc gia
Ở Việt Nam, trước đây đã sử dụng nhiều khái niệm pháp lý để chỉ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại như: Hợp đồng kinh doanh (Bản điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh kèm theo Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1957), Hợp đồng kinh tế (Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989), Hợp đồng thương mại… Tuy nhiên Luật Thương mại hiện hành không định nghĩa cụ thể
về hợp đồng thương mại mà chỉ quy định chung như "hoạt động thương mại" (Điều 1), "mua bán hàng hóa" (Điều 3), "mua bán hàng hóa quốc tế" (Điều 27)
Do đó, về hợp đồng thương mại, có thể căn cứ vào quy định về hợp đồng dân sự: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005)
Về mặt lý luận, hợp đồng trong thương mại là một loại hợp đồng dân sự, một loại hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng Với ý nghĩa như vậy, các quy định về hợp đồng dân sự tại Bộ luật Dân sự được áp dụng cho các loại hợp đồng nói chung, trong đó có các hợp đồng về thương mại và hợp đồng thương mại quốc tế
Trang 13Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp 1804 giải thích hợp đồng là một sự nhất trí và theo đó, một người hoặc một số người giao cho một người hoặc một số người khác nghĩa vụ phải làm hoặc không phải làm một việc gì đó
Dù quan niệm như thế nào về hợp đồng thì, về bản chất, hợp đồng là
sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên chủ thể trong xã hội, thông qua
đó xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Hợp đồng phải
có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của ít nhất là hai bên, ý chí phải tự nguyện và thống nhất
- Mục đích của hợp đồng nhằm đạt được kết quả pháp lý như đã định trước
- Sự thỏa thuận trong hợp đồng phải hợp pháp
- Phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng
Hợp đồng thương mại quốc tế, trước hết, cũng mang những đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung, đó là: sự thỏa thuận ý chí của ít nhất là hai bên chủ thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra, theo đó các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận Sự thỏa thuận trong hợp đồng phải hợp pháp và thể hiện được nội dung chính của hợp đồng Bên cạnh đó Hợp đồng thương mại quốc tế còn mang "tính chất thương mại" và có "tính chất quốc tế", hay còn gọi là "yếu tố nước ngoài"
Khác với các giao dịch dân sự là phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, mục đích mà các bên tham gia quan hệ thương mại thường hướng tới là lợi nhuận hoặc phục vụ các chính sách kinh tế xã hội Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu là các thương nhân Theo quy định của Luật Thương mại 2005, thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và
có đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 6) Có những hợp đồng thương mại đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân (hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại diện đại lý), có những hợp đồng chỉ cần ít nhất một bên là thương
Trang 14nhân (hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm) Quan hệ thương mại ở đây cũng được hiểu theo nghĩa rộng, đó là "cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối sản phẩm; đại diện thương mại;
ủy thác thu nợ; các dịch vụ cho thuê tài chính; xây dựng nhà máy; dịch vụ tư vấn; dịch vụ thiết kế; cho thuê bằng phát minh sáng chế; đầu tư; tài trợ; giao dịch ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng khai thác hoặc đấu thầu; liên doanh, liên kết và các hình thức hợp tác công nghiệp, thương mại khác; vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt, hoặc đường bộ" (Điều 1 Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế - UNCITRAL)
Yếu tố "quốc tế" của hợp đồng thương mại theo quy định của tư pháp quốc tế thường được hiểu là một trong các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (Công ước Viena 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế coi yếu tố
"quốc tế" là "trụ sở thương mại ở các nước khác nhau"); sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi chấm dứt mối quan hệ hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến hợp đồng ở nước ngoài (Công ước LaHay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình, yếu tố "quốc tế" được xác định: chủ thể có trụ
sở thương mại ở các nước khác nhau và đối tượng là hàng hóa được chuyển qua biên giới hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên được lập
ở những nước khác nhau)
Yếu tố "quốc tế" theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm
1997, là căn cứ vào quốc tịch của các bên tham gia quan hệ hợp đồng (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với thương nhân nước ngoài) Theo Luật Thương mại 2005: Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu Việc mua bán hàng hóa quốc tế phải thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Tóm lại, hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc
Trang 15bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng vận tải quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh
1.1.2 Một số loại hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu
Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ thương mại quốc tế, hợp đồng trong thương mại quốc tế được chia thành các loại chủ yếu: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng xây dựng, hợp đồng trung gian thương mại (hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa), hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại (hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch
vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa), hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư (hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh ) Trong thực tiễn thương mại quốc tế có các loại hợp đồng chủ yếu sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng hợp đồng được các bên chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong các hoạt động thương mại của mình
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài) Ngoài những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có tính quốc tế (yếu tố nước ngoài)
Theo định nghĩa tại Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì: "Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng
Trang 16hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau" (Điều 1)
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Công ước Viena 1980, gián tiếp định nghĩa: "Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau" (Điều 1)
Ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến với nhiều tên gọi như là: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (theo Công ước Viena 1980), hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương (theo Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp, nay là Bộ Công thương), hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
(Luật Thương mại 1997) và "Mua bán hàng hoá quốc từ được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu Mua bán hàng hoá quốc từ phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương" (Điều 27 Luật Thương mại 2005)
Như vậy có thể hiểu, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau
Các đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là: Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể là các thể nhân, pháp nhân, trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này Các chủ thể có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau; hàng hóa - đối tượng của hợp đồng có thể có sự dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng, chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập
Trang 17ở các nước khác nhau; nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau; đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong các bên; luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại và hàng hải và ở một số nước áp dụng tiền lệ pháp (án lệ)
Cụ thể, Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:
- Pháp luật quốc gia (chủ yếu là luật dân sự và thương mại của các quốc gia)
Pháp luật Việt Nam áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế bao gồm: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hàng hải
2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Các điều ước quốc tế chủ yếu sau:
+ Công ước LaHay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
+ Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế - Công ước Viena ký ngày ngày 11/4/1980, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau Áp dụng trong hai trường hợp cụ thể là: 1) Khi trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau là thành viên Công ước; 2) Khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luật được áp dụng là luật của các nước thành viên của Công ước;
Trang 18+ Công ước Roma ngày 19/6/1980, có hiệu lực ngày 01/4/1991 về luật
áp dụng đối với cỏc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Đây là một Điều ước quốc tế quan trọng được xây dựng trên cơ sở thống nhất các nguyên tắc của
Tư pháp quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế
+ Công ước Roma ngày 17/6/2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
+ Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại này chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, điều khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng và hạn ngạch Hiệp định trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam với các thương nhân trong Liên minh Châu Âu;
+ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký kết ngày 13/7/2000 tại Washington, D.C có hiệu lực từ ngày 11/12/2001.Theo đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hóa chính là hoạt động xuất nhập khẩu một cách tự
do từ lãnh thổ của một Bên sang lãnh thổ của Bên kia Hàng hóa xuất nhập khẩu được mở rộng cho mọi loại hàng hóa trừ các mặt hàng và một số chính sách do các bên đưa ra hạn chế cụ thể theo các phụ lục kèm theo
- Các tập quán thương mại quốc tế:
+ INCOTERMS (do phòng Thương mại quốc tế - ICC ban hành năm
1936, sử đổi bổ sung các năm 1953, 1967, 1980, 1990, và 2000) quy định về các điều kiện thương mại quốc tế;
+ Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500);
- Các án lệ (case law): Tùy theo hệ thống pháp luật của mình, ở một số nước áp dụng án lệ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ có yếu tố nước ngoài:
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận
Trang 19thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận
Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể
Pháp luật Việt Nam cho phép các thương nhân có quyền cung ứng dịch vụ như là: Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam
sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài Và quyền sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; do người không
cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài (Điều 75 Luật Thương mại 2005)
Như vậy, chủ thể của hợp đồng cung dịch vụ có yếu tố nước ngoài cũng giống như chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Nhưng đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ không phải là một hàng hóa cụ thể mà
là các dịch vụ mà theo thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ thực hiện dịch vụ và nhận thanh toán, bên khách hàng được hưởng dịch vụ và có nghĩa thanh toán phí dịch vụ
Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật quốc gia như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và trong một số trường hợp theo quy định của các Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam có tham gia
- Hợp đồng vận tải quốc tế:
Trang 20Vận tải quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, vượt ra ngoài biên giới, lãnh thổ quốc gia Trong thương mại quốc tế có nhiều hình thức vận tải như vận tải đường bộ, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt
Vận tải quốc tế được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng: Hợp đồng vận tải quốc tế Hợp đồng vận tải quốc tế là hợp đồng vận tải có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài, giống như hợp đồng thương mại quốc tế, đó
là chủ thể tham gia hợp đồng không cùng quốc tịch, không cùng nơi cư trú hoặc nơi đóng trụ sở; Việc giao kết hợp đồng thực hiện ở nước ngoài; Hàng hóa, hành khách là đối tượng của hợp đồng được vận chuyển qua biên giới quốc gia
Hợp đồng vận tải quốc tế có mối quan hệ hữu cơ với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người mua và người bán còn hợp đồng vận tải điều chỉnh quan hệ giữa người thuê chở (có thể là người mua hoặc người bán tùy theo hợp đồng mua bán) với người chuyên chở Trong nhiều trường hợp, hợp đồng mua bán còn bao gồm cả hợp đồng vận tải hoặc có các điều khoản vận tải [18, tr 355]
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là văn bản thỏa thuận, theo đó, bên chuyển giao công nghệ giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng công nghệ cho bên được chuyển giao với những điều kiện nhất định về quyền và nghĩa vụ của các bên, phạm vi lãnh thổ, thời gian thủ đắc đối tượng công nghệ…
Luật Thương mại quốc tế hiện đại quy định hợp đồng chuyển giao công nghệ là một trong những loại hình của giao dịch thương mại Các giao dịch thương mại này được quy định tại Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL, Pháp lệnh về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc
Trang 21gia trong thương mại quốc tế 2002, Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Hình thức, nội dung và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ thường được quy định cụ thể và chặt chẽ trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và thương mại [18, tr 483-484]
Trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng công nghệ và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng công nghệ
- Hợp đồng tín dụng quốc tế:
Hợp đồng tín dụng quốc tế là văn bản thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay về việc cấp tín dụng và các điều kiện vay trả nợ Thông thường một hợp đồng tín dụng phải rõ phần hướng dẫn, khoản vay, các điều kiện, rút tiền, lãi suất, hoàn trả, hủy và thanh toán, phí cam kết, bảo đảm cam kết với những khoản vay có bảo đảm, những thay đổi về pháp luật, thanh toán, lỗi, bồi thường, luật áp dụng…
Tín dụng thương mại quốc tế thường gắn với quan hệ mua bán hàng hóa và hình thức thanh toán hàng hóa đó Trong tín dụng thương mại có hai loại là tín dụng cấp cho người xuất khẩu (do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu dưới hình thức tiền ứng trước để nhập hàng hóa hoặc để thực hiện hợp đồng) và tín dụng cấp cho người nhập khẩu (do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản) [18, tr 575; 578]
Trên đây là một số loại hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng được các thương nhân, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế
1.2 KHÁI NIỆM TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.2.1 Định nghĩa tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Trang 22Khái niệm "Tranh chấp" được hiểu là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng (tranh cãi) về các yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia [92]
Tranh chấp trong thương mại là hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Tranh chấp thương mại có bản chất của tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong xã hội nói chung
Tranh chấp trong thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ thương mại mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng thương mại gồm có các đặc điểm sau:
- Có quan hệ hợp đồng thương mại tồn tại giữa các bên tranh chấp;
- Chủ thể của tranh chấp hợp đồng thương mại chủ yếu là các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân;
- Có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên kia;
- Có sự bất đồng quan điểm của các bên về sự vi phạm hoặc việc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm;
- Có yếu tố tài sản, gắn liền với lợi ích của các bên và phát sinh tranh chấp trực tiếp từ quan hệ hợp đồng;
- Các bên tranh chấp có quyền tự định đoạt và giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận
Tranh chấp (trong hoạt động thương mại) có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước
Trang 23dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài [87, Điều 2]
Hoạt động thương mại, được hiểu theo nghĩa rộng như Luật mẫu UNCITRAL, là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng;
tư vấn; kỹ thuật; li-xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm, thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật
Còn tại Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định, tranh chấp thương mại là tranh chấp giữa các bên trong một giao dịch thương mại (khoản 4 Điều 9)
Như vậy, tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế cũng là những tranh chấp trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung, nhưng phải có các dấu hiệu quốc tế như đã phân tích trên và có hoạt động thương mại thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng Tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế khác với các tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau bởi các chủ thể luôn phải là thương nhân (tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh) và các chủ thể có quan hệ với nhau thông qua một giao dịch là hợp đồng thương mại
Về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong thương mại quốc tế, các bên tham gia quan hệ này thường là những chủ thể ở các nước khác nhau, có sự khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại, sự thiếu hiểu biết
và tin cậy lẫn nhau như bạn hàng trong nước Các điều kiện khách quan ngoại cảnh cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên Hoặc
Trang 24ngay trong ý thức chủ quan của các bên về việc tuân thủ hợp đồng, sự bất cẩn của bên bán, bên mua hoặc do bên vận chuyển cũng làm phát sinh tranh chấp hợp đồng thương mại giữa các bên [18, tr 582]
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự quản lý hoạt động thương mại của mỗi quốc gia Hệ thống pháp luật của nước này có những quy định khác với nước khác về hình thức của các loại hợp đồng, nội dung chính của từng loại hợp đồng, địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, hoặc quy định về thẩm quyền xét xử các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế ở các nước khác nhau
Như vậy, có thể khái quát tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng
1.2.2 Một số loại tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
- Tranh chấp từ việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế, có thể là:
i) Các tranh chấp từ nghĩa vụ giao hàng của người bán (không giao hàng, giao hàng chậm, không giao hoặc giao chậm chứng từ liên quan, giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa…)
Theo quy định của Công ước Vienna 1980 về mua bán hàng hóa quốc
tế, nếu không giao hàng đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng thì người bán bị coi là vi phạm điều khoản cơ bản của hợp đồng (Điều 30)
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các bên thường có thể thỏa thuận với nhau về việc gia hạn thêm một thời gian hợp lý nếu đến hạn giao hàng mà người bán chưa thực hiện việc giao hàng Tuy nhiên, nếu hết thời gian bổ sung này mà bên bán vẫn không giao hàng hoặc đang trong thời gian bổ sung nhưng bên bán tuyên bố không giao hàng thì bên mua có quyền hủy hợp đồng
và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại
Trang 25Việc quy định nghĩa vụ của bên bán phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức quy định trong hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người mua trong việc có đủ cơ
sở pháp lý để làm thủ tục nhận hàng và thanh toán tiền hàng
Ví dụ 1: Trường hợp vi phạm nghĩa vụ giao hàng của bị đơn trong vụ
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa:
Nguyên đơn: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An Trụ sở: 98 đường Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Vinh, Nghệ An, Việt Nam
Bị đơn: Công ty Summit Prakasa Asia Ltd Singapore Trụ sở: 11 Collyer Quay # 14.01 the Arcade Singapore 049137 Văn phòng đại diện tại Việt Nam - P1203 - 6B Láng Hạ, Hà Nội
Theo đó, ngày 25.8.2004 đại diện hợp pháp của hai pháp nhân trên đã
ký hợp đồng số SPA/UREA/VTN-627/2004 để mua bán 7.000 tấn phân đạm Urea, hợp đồng này hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam Nội dung chính của hợp đồng là:
- Tên hàng hóa: phân đạm Urea Trung Quốc đóng bao
- Số lượng: 7.000 tấn (+/- 10%) do bên bán chọn
- Ký mã hiệu bao bì: in 7 hàng chữ màu xanh, 2 hàng chữ "Use no hooks" và "OT" in màu đỏ
- Đơn giá: 229 USD/tấn CFR FO cảng Cửa Lò, Việt Nam
- Giá trị hợp đồng: 1.603.000 USD (+/- 10%) Một triệu sáu trăm linh
ba ngàn đô la Mỹ, cho phép cộng trừ 10%
- Phương thức thanh toán: Tín dụng thư xuất trình chứng từ
- Địa điểm xếp hàng/giao hàng: một cảng ở Trung Quốc/cảng Cửa
Lò, Việt Nam
- Thời hạn L/C chậm nhất ngày: 05.9.2004
Trang 26- Điều khoản phạt: bên mua không mở L/C hoặc bên bán không giao hàng thì sẽ trả một khoản tiền phạt tương đương 2% trị giá hợp đồng
- Địa điểm tố tụng tại Việt Nam và ngôn ngữ tố tụng bằng Tiếng Anh
- Thỏa thuận chọn Trọng tài: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Thực hiện hợp đồng trên, ngày 30.8.2004, Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An yêu cầu và Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Nghệ An (Incombank Nghệ An) đã mở L/C số 440LCB200400025 để nhập khẩu lô hàng trên Sau khi mở L/C nguyên đơn đã báo cho bị đơn biết Bị đơn cũng xác nhận đã nhận được L/C và yêu cầu sửa đổi một số nội dung như là: Cảng
dỡ hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, số lượng 6.500 tấn (+/- 10%) Những thay đổi này bên Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An chấp nhận Phía Summit thông báo họ đã thuê tàu Long Biên để giao hàng, dự kiến tàu đến cảng Longkou (Trung Quốc) để xếp hàng từ ngày 15 đến ngày 17.9.2004
Trên cơ sở hợp đồng với Công ty Summit, ngày 08.9.2004, Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An đã ký hợp đồng để bán cho Công ty cổ phần Vật
tư nông nghiệp Pháp Vân số lượng 5.000 tấn phân Urea Trung Quốc, đơn giá: 3.850.000 đồng/tấn, hạn giao hàng là trong tháng 9 năm 2004 Công ty Pháp Vân đã thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An là 19.250.000.000 đồng
Tuy nhiên, đến ngày 10.10.2004, là thời hạn cuối cùng mà bị đơn phải giao hàng theo hợp đồng cho Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An, nhưng Công ty Summit đã không có hàng giao cho nguyên đơn Vì vậy nguyên đơn phải ký hợp đồng khác mua hàng với đơn giá cao hơn để giao hàng cho Công
ty Pháp Vân
Bị đơn cho rằng việc không giao hàng cho nguyên đơn là vì nguyên đơn không thực hiện nghĩa vụ mở L/C đúng thời hạn mà Summit yêu cầu Trong khi đó giá phân Urea trên thị trường thế giới tăng đột biến nên phía bị đơn đã không thực hiện được việc giao hàng Bị đơn đã bán số hàng hóa trên
Trang 27cho một thương nhân khác với đơn giá cao hơn so với hợp đồng với Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An và chấm dứt hợp đồng với nguyên đơn
Tuy nhiên, phía nguyên đơn và ngân hàng Công thương Việt Nam có các bằng chứng thể hiện đã mở L/C chính thức trước thời hạn mà người thụ hưởng là Công ty Summit yêu cầu Hai lần sửa đổi tiếp theo nguyên đơn cũng
đã hoàn thành đầy đủ theo yêu cầu của phía bị đơn và phù hợp với các quy định tại UCP 500.1993 ICC
Chính vì vậy, ngày 13.10.2004, nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc không giao hàng theo hợp đồng với số tiền thiệt hại là 236.500 USD VIAC đã thụ lý và giải quyết vụ việc, ra phán quyết buộc Công
ty Summit phải bồi thường thiệt hại cho Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An 236.559,33 USD
Ngày 27.9.2005, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên họp và quyết định bác yêu cầu hủy Quyết định trọng tài theo yêu cầu của Summit
Do có kháng cáo của bị đơn, ngày 06.01.2006 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội họp và quyết định hủy phán quyết của VIAC
Ngày 09.01.2006, Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An khởi kiện Công ty Summit tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Về thẩm quyền: Vấn đề đặt ra ở đây là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận Trọng tài, song quyết định của Trọng tài
đã bị Tòa án hủy Do đó bên có quyền đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án là có cơ sở pháp lý (khoản 6 Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại)
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ vào các quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam tại điểm a, khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân
sự để giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài: bị đơn có Văn phòng đại diện tại Việt Nam (phòng 1203 tòa nhà Fotuna số 6B Láng Hạ, Hà Nội); và
Trang 28điểm a, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có tài sản để khởi kiện (tài khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) để thụ lý giải quyết
vụ việc trên
Về nội dung, quyết định của Tòa án thành phố Hà Nội: Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Công ty Summit phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An là 242.862 USD [68]
Như vậy, trường hợp trên cho thấy, Công ty Summit đã có tình không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận của hợp đồng đã ký với Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An do giá hàng hóa tại thời điểm đó trên thị trường
có sự tăng đột biến (giá bán theo hợp đồng với Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An là 229 USD/tấn, còn giá bán cho thương nhân khác ngày 05.10.2004 với giá 266 USD/tấn) Chính vì thế, Summit đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An để giao hàng cho người khác hưởng chênh lệch bán giá cao hơn Do đó, Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An yêu cầu Tòa án buộc bị đơn bồi thường thiệt hại do hành vi cố tình không giao hàng là đúng quy định của pháp luật
ii) Các tranh chấp phát sinh do bên mua vi phạm nghĩa vụ (nhận hàng chậm hoặc không nhận hàng, không trả tiền…) Bên mua đã không nhận hàng đúng thời gian quy định hoặc tuyên bố không nhận hàng, hoặc vi phạm nghĩa
vụ thanh toán tiền mua hàng hóa trong một thời gian làm thiệt hại đến người bán, vì vậy pháp luật quy định cho người bán có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này
iii) Các tranh chấp phát sinh liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa
Có thể người chuyên chở hàng hóa khiếu nại một trong hai bên hợp đồng mua bán hàng hóa là người thuê vận tải về việc: không kịp thời chỉ định cảng xếp,
dỡ hàng, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, hoặc bên thuê vận tải hoặc người bảo hiểm khiếu nại người chuyên chở về việc cung cấp phương tiện
Trang 29không kịp thời, không đủ khả năng chuyên chở, không bảo quản hàng hóa theo quy định, giao hàng không đúng đối tượng hoặc giao hàng thiếu vận đơn
- Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận tải quốc tế:
+ Tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa như là tranh chấp về tầu, cảng, cầu cảng, tranh chấp liên quan đến bốc, dỡ hàng hóa, tranh chấp liên quan đến vận đơn;
+ Tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý như: tranh chấp về trách nhiệm đối với tai nạn hành khách, hành khách bị bắt giữ tại cảng mà tàu ghé vào, tranh chấp về hành lý của hành khách bị hư hỏng, mất mát, giao chậm, thiếu;
+ Tranh chấp liên quan đến đại lý tàu biển và môi giới hàng hải: tranh chấp tiền cảng phí và đại lý phí;
+ Tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển gồm: Tranh chấp về tài phán và luật áp dụng, tranh chấp về việc giao hàng không thu hồi vận đơn gốc; tranh chấp về việc giao hàng cho người cầm vận đơn giả; Tranh chấp về việc chuyển giao rủi ro hàng hóa khi vận đơn đã trong tay người nhận hàng, tranh chấp về vận đơn đã ghi "cước đã trả trước"
Về mục đích của điều khoản tài phán và luật áp dụng trong vận đơn là thể hiện ý chí đơn phương, dành quyền tài phán cho cơ quan giải quyết tranh chấp nơi chủ tàu có trụ sở và gạt bỏ thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp của các quốc gia khác mà lẽ ra theo luật lệ, ở đó cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ vận đơn Thực tiễn thương mại hàng hải quốc tế rất nhiều các tranh chấp liên quan tới quyền tài phán và luật áp dụng
để giải quyết tranh chấp về vận đơn đường biển
Ví dụ 2: Vụ việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về
việc Đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển bằng
đường biển, giữa: nguyên đơn Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PIJICO) với
Trang 30bị đơn là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) và Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin (VINASHINLINES)
Nội dung vụ việc: Ngày 25/3/2005, Tổng công ty lương thực miền Bắc (VINAFOOD 1) ký hợp đồng thuê tàu với VINASHIN để vận chuyển lô hàng gạo từ Việt Nam sang Cu Ba, tàu được chỉ định vận chuyển là VINASHIN SUN thuộc quyền quản lý của VINASHINLINES
Ngày 22/4/2005, tàu VINASHIN SUN đã phát hành vận đơn số 08/ALP/05 vận chuyển lô hàng gạo với tổng trọng lượng 9.000 tấn được đóng thành 180.000 bao từ cảng Sài Gòn đến một hoặc hai cảng an toàn tại Cu Ba Bên được thông báo là Alimport, Havana - Cu Ba Cùng ngày Vinafood1 cũng
ký hợp đồng bảo hiểm số 05/HNO/HHA/1120/0083 với PIJICO bảo hiểm rủi ro cho lô hàng trên vì: Tại hợp đồng ngoại thương giữa Vinafood1 và Alimport được mua bán theo phương thức CIF (là tiền hàng + bảo hiểm và cước vận chuyển) nên Vinafood1 đã mua bảo hiểm cho lô hàng từ cảng đi cho đến cảng
dỡ, phù hợp pháp luật và tập quán thương mại quốc tế
Ngày 11 và 23 tháng 6 năm 2005, tàu VINASHIN SUN đã lần lượt cập cảng Havana và Nuevitas của Cu Ba để dỡ toàn bộ lô hàng Sau khi hoàn tất việc dỡ hàng phát hiện tổn thất Theo biên bản giám định thì thiếu hụt 131.528 tấn gạo
Ngày 12/9/2005, trên cơ sở đơn bảo hiểm đã được Vinafood1 ký hậu chuyển nhượng hợp pháp, Alimport yêu cầu PIJICO thanh toán tiền bảo hiểm tổn thất đối với lô hàng gạo là 60.815,30USD PIJICO đã tiến hành bồi thường cho Alimport 60.732,86USD
Sau đó PIJICO với tư cách là người thế quyền Alimport khởi kiện VINASHIN và VINASHINLINES phải bồi thường toàn bộ tổn thất về lô hàng gạo bị thiếu hụt nêu trên
Trang 31Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã căn cứ Điều 159 và 245 Bộ luật
Tố tụng dân sự; khoản 1 các Điều 81, 108, 112, 214 Bộ luật hàng hải 1990 chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của PIJICO, buộc VINASHINLINES
phải bồi thường cho PIJICO 59.334,13USD [66]
Như vậy, khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, người vận chuyển và phát hành vận đơn phải chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa được ghi trên vận đơn kể từ khi phát hành vận đơn cho đến khi giao hàng cho người thụ hưởng được ghi trên vận đơn Người vận chuyển có trách nhiệm chăm sóc chu đáo hàng hóa và chịu trách nhiệm về các tổn thất do hư hỏng, mất mát hàng hóa từ khi bốc lên tàu cho đến khi giao cho người nhận hàng Người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường tổn thất hàng hóa, nếu không chứng minh được rằng mình không có lỗi gây ra tổn thất đó Trường hợp này, chủ tàu VinashinSun
đã thiếu trách nhiệm, có lỗi trong việc làm mất mát hàng hóa gây thiệt hại cho Alimport vì vậy phải bồi thường các thiệt hại như trên là có căn cứ
- Các tranh chấp liên quan đến tư cách pháp lý của chủ thể ký kết hợp đồng:
Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế có thể là thể nhân, pháp nhân có sự khác nhau về quốc tịch, nơi cư trú, trụ sở thương mại ở những nước khác nhau Do đó pháp luật các nước khác nhau cũng có những quy định khác nhau về tư cách của chủ thể khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế dễ dẫn đến những xung đột, phát sinh tranh chấp
- Các tranh chấp liên quan đến hình thức của hợp đồng:
Hình thức của hợp đồng thương mại, tùy theo từng hệ thống pháp luật khác nhau mà có những quy định khác nhau về cách xác định hình thức hợp đồng như thế nào là hợp pháp Pháp luật của Đức yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũng như để hạn chế phương pháp chứng cứ; ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (Common law)
Trang 32thì hình thức văn bản bắt buộc đối với các hợp đồng có giá trị; ngược lại một
số nước theo hệ thống luật lục địa (Civil law) như Pháp, Thụy Sỹ thì tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản, chỉ cần sự thỏa thuận ý chí chung của các bên đã được coi là đủ điều kiện để hình thành nên hợp đồng mà không cần quy định bắt buộc là bằng hình thức gì
Mặc dù được soạn thảo bằng văn bản hay những thỏa thuận bằng lời nói thì hình thức hợp đồng đều đóng vai trò "hòn đá tảng" cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh - thương mại của mỗi bên chủ thể Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên đã giao kết hợp đồng với nhau và đã tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại, song khi có tranh chấp nhỏ xảy ra thì một trong các bên lợi dụng tính thiếu chặt chẽ của hợp đồng để thu lợi riêng cho mình, làm thiệt hại cho các bên đối tác Hình thức của hợp đồng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan
hệ kinh doanh thương mại đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý khi có tranh chấp xảy ra
Ví dụ 3, vụ việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (do bên mua không thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán) thụ lý số
91/2007/TLST - KDTM ngày 21/6/2007 của Tòa án nhân dân Tthành phố Hà Nội, giữa: Nguyên đơn Công ty Welcome Trading Co.Pte, Ttd (Singapore) thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa số V011/405, bán cho bị đơn là Công
ty cổ phần công nghiệp Tự Cường (Hà Nội) 200 tấn nhôm thỏi với giá 1.957USD/tấn Hợp đồng hai bên ký gửi cho nhau bằng Fax ngày 25/4/2005
và thỏa thuận bên mua đặt cọc 20% giá trị hợp đồng trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng và 80% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng chuyển khoản ngay sau khi bên bán đưa ra thông báo giao hàng tạm thời Tuy nhiên bị đơn đã không thực hiện nghĩa vụ đặt cọc nhưng nguyên đơn vẫn chuyển hàng đầy đủ đến kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và toàn bộ chứng từ giao hàng Nguyên đơn và Công ty kho hàng đã gửi các văn bản yêu cầu bị đơn
Trang 33thành công các văn bản cho bị đơn Song, bị đơn không đến nhận hàng và từ chối thanh toán, do đó nguyên đơn phải ký hợp đồng bán cho bên thứ 3 để tránh tổn thất, tuy nhiên giá bán thấp hơn giá bán cho bị đơn là 33.455,17USD và phải chịu phí lưu kho là 1.358,42USD Tổng cộng là 34.813,59USD
Phía bị đơn thừa nhận có việc ký hợp đồng qua Fax mà không nhận được bản gốc hợp đồng Bị đơn không thực hiện việc đặt cọc, hết 3 ngày theo quy định trong hợp đồng mà bị đơn không nhận được phản hồi của nguyên đơn có tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa hay không Do đó, theo bị đơn thì đương nhiên hợp đồng không có hiệu lực Bị đơn cũng thừa nhận sau khi ký hợp đồng xong, bị đơn không liên hệ gì với nguyên đơn kể cả việc thông báo cho nguyên đơn biết việc bị đơn không thực hiện hợp đồng
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã căn cứ vào các khoản 2 Điều 24
và 27, khoản 3 Điều 292; Điều 302; Điều 303 Luật Thương mại 2005 và Điều 405
Bộ luật Dân sự 2005, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn phải bồi thường đầy đủ thiệt hại cho nguyên đơn số tiền 34.813,59USD [67]
Ở ví dụ nêu trên, phía bị đơn, Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường (Việt Nam) khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân bằng hình thức Fax, (một loại hình thức khác có giá trị tương đương với hình thức hợp đồng bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005) Bị đơn do không hiểu biết pháp luật nên cho rằng chỉ nhận qua Fax thì chưa có hợp đồng Do đó bị buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên nguyên đơn vì hợp đồng đã được giao kết và có hiệu lực
Như vậy, hình thức hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các hợp đồng thương mại Doanh nhân Việt Nam khi ký kết hợp đồng, đặc biệt
là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì dấu hiệu hình thức có tính bắt buộc các bên phải tuân thủ Bởi, khi có sự vi phạm về hình thức hợp đồng thì hợp đồng có thể bị tuyên hủy do vô hiệu hoặc nếu các bên không có sự hiểu
Trang 34biết về pháp luật của đối tác quy định về hình thức của loại hợp đồng mình giao kết sẽ dẫn đến phát sinh tranh chấp, gây ra những thiệt hại không mong muốn
1.3 PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TÒA ÁN
1.3.1 Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng tòa án
Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau Những phương thức thường được áp dụng là giải quyết bằng thương lượng, giải quyết bằng hòa giải, giải quyết bằng trọng tài và giải quyết bằng tòa án Mỗi phương thức giải quyết khác nhau lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Đôi khi các phương thức giải quyết trên lại đan xen, hỗ trợ cho nhau trong quá trình giải quyết vụ việc
Ở phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, trọng tài mang tính thỏa thuận tự nguyện, quyền lực của Trọng tài viên là quyền lực theo hợp đồng do các bên tranh chấp giao cho, còn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng phương thức tòa án thì quyền lực đó là quyền lực nhà nước - quyền tư pháp, nhân danh nhà nước
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước Cơ quan tài phán nhà nước có quyền nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành Do đó, trên thực tiễn đã có nhiều các Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế thành lập và hoạt động, song phương thức giải quyết bằng Tòa án vẫn có vài trò quan trọng và thường được các bên lựa chọn như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phương thức thương lượng và hòa giải không có hiệu quả cũng như không muốn giải quyết bằng trọng tài Đây cũng chính là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án
Trang 35- Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Tòa án:
+ Bản án, quyết định của Tòa án được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế của Nhà nước Mục đích hàng đầu của nguyên đơn khi khởi kiện là yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được đáp ứng Chính vì vậy,
sự bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt trong cơ chế thi hành phán quyết của các loại cơ quan tài phán
Sở dĩ phán quyết của Tòa án có tính cưỡng chế bởi Tòa án được quyền nhân danh Nhà nước để giải quyết bất đồng của các bên, thông qua đó bảo vệ quyền lợi, tài sản của cá nhân, công dân, tổ chức… theo quy định của pháp luật
Khi bị đơn không tự giác thi hành bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án có quyền tổ chức cưỡng chế buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa án Với đặc điểm này, hiệu lực thi hành phán quyết của Tòa án sẽ cao hơn phán quyết Trọng tài
+ Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án như: Kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định
+ Đương sự có thể kháng cáo, yêu cầu Tòa án xét xử lại, nếu thấy phán quyết của Tòa án không thỏa đáng Với cơ chế nhiều cấp xét xử, pháp luật cho phép đương sự thực hiện quyền kháng cáo đối với những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án xét xử sơ thẩm Ngay cả khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn có quyền khiếu nại, người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Xét ở khía cạnh tích cực, trình tự xét xử nhiều
Trang 36cấp cho phép xem xét lại phán quyết của Tòa án một cách chắc chắn trước khi cho thi hành
- Những hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án:
Bên cạnh những ưu điểm như trên, phương thức giải quyết hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án cũng có những nhược điểm như là:
+ Thủ tục tố tụng chặt chẽ, không khỏi khiến cho các thương gia cảm thấy bị gò bó và đôi khi quá cứng nhắc, vụ án có thể kéo dài do xét xử nhiều cấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại của các bên
+ Tòa án xét xử công khai nên khó bảo đảm bí mật, uy tín kinh doanh của thương nhân
+ Quyền tự định đoạt của đương sự bị hạn chế so với tố tụng Trọng tài Khi một tranh chấp xảy ra, các thương nhân thường e ngại phải theo kiện trước một Tòa án nước ngoài vì đi lại tốn kém, luật pháp và thủ tục tố tụng của nước ngoài không nắm bắt được, hoặc còn nghi ngại về sự vô tư, khách quan của thẩm phán nước ngoài đó
Như vậy, có thể thấy ở phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án có những ưu và nhược điểm nhất định Do
đó tùy từng trường hợp, từng vụ việc, các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại có thể lựa chọn thủ tục tố tụng tòa án của một quốc gia giải quyết
1.3.2 Vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhiều và sâu rộng như hiện nay, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế không còn
là vấn đề xa lạ, mới mẻ nữa, nó là hiện thực diễn ra hàng ngày ở các nền kinh tế của các quốc gia, nhà nước khác nhau Ở các hợp đồng thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn những tranh chấp, bất đồng có thể xảy ra vì nhiều lý do khách quan và
Trang 37chủ quan nêu trên và lợi ích của các bên thường đối nhau, quyền lợi thường đi liền với nghĩa vụ, do đó khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng làm phương hại đến lợi ích đối tác tất yếu dẫn đến tranh chấp Lúc này vai trò của cơ quan
tài phán nhà nước (Tòa án) trong việc giải quyết tranh chấp được thể hiện Đó là:
- Duy trì trật tự pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh tế, thương mại
Xuất phát từ bản chất pháp lý, Tòa án nhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại Vì vậy hình thức này thể hiện vai trò của nhà nước trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại của các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên và duy trì trật tự, kỷ cương trong quan hệ thương mại Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án cũng có ý nghĩa điều tiết hoạt động kinh tế, thương mại, bảo đảm sự bình ổn, phát triển có định hướng và cạnh tranh lành mạnh của các đối tác, bạn hàng Ở góc độ quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại, về giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án góp phần xây dựng các quy định về tài phán kinh tế, thương mại, tạo ra cơ chế pháp lý phù hợp để việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng cho nền kinh tế
Khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài, các thương nhân quan tâm hàng đầu là môi trường pháp lý của quốc gia, nơi ký kết hợp đồng hay nơi mà hợp đồng có liên quan Bởi, đó là một trong những yếu tố quyết định cho việc tìm kiếm lợi nhuận từ hợp đồng và bảo vệ thành quả kinh doanh thương mại của mình Thực tiễn phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế cho thấy:
Trang 38Các nước tìm kiếm việc cung cấp các nguồn đầu tư và thương mại thừa nhận là có sự hấp dẫn của chính thể chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy Điều này cộng với các yêu cầu hoạt động kinh doanh quốc tế đã đem lại một xu thế phát triển từng bước hướng tới sự hài hòa hóa pháp luật về tài phán kinh tế và thực tiễn tài phán kinh tế trên bình diện quốc tế [26, tr 1-4]
Quá trình xem xét, quyết định ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, các chủ thể của hợp đồng không thể không quan tâm đến cơ chế giải quyết tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng đó Nhà kinh tế học người Mỹ, P.A Samuaelson
đã chỉ ra rằng: "Khuôn khổ pháp lý có hiệu quả và chấp nhận được đối với nền kinh tế thị trường bao gồm các quy định về quyền tài sản, luật về hợp đồng và hệ thống các quy định về giải quyết tranh chấp " [59, tr 130] Điều này cũng được kiểm nghiệm bởi thực tiễn của Việt Nam tại thời điểm hiện nay, các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại ở Việt Nam phần lớn đều thống nhất rằng, nhược điểm của môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam là hệ thống pháp luật còn yếu và chưa rõ ràng
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế khi bị vi phạm hoặc có tranh chấp xảy ra Là chỗ dựa pháp lý vững chắc cho các doanh nhân
Bất kỳ chủ thể kinh doanh nào khi tham gia thương trường cũng đều quan tâm đến sự an toàn pháp lý, đặc biệt là khi tham gia quan hệ thương mại với các bên nước ngoài Do đó, đòi hỏi mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế lâu dài đều phải quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật: gồm cả luật nội dung
và hình thức Cụ thể là luật nội dung các quan hệ thương mại và tố tụng dân
sự, thương mại Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Tòa án phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong giải quyết tranh chấp giữa các đương sự "Cơ quan tài phán (Tòa án) phải là nơi mọi người có quyền tự
do liên hệ trong trường hợp quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm, mọi người đều có thể nhận được sự bảo hộ cần thiết của pháp luật" [45, tr 38] Bên cạnh
đó, thông qua hoạt động xét xử của Tòa án cũng nhằm giáo dục ý thức pháp
Trang 39luật cho công dân và giới thương nhân, ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng
1.3.3 Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án
a Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cũng như thỏa thuận về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Đối với thẩm quyền trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc
tế thì thỏa thuận trọng tài chính là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định Trung tâm trọng tài cụ thể có thẩm quyền thụ lý vụ việc Còn đối với thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế,
về nguyên tắc, thẩm quyền xét xử của Tòa án là do pháp luật quy định Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận chọn Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết vụ, việc Đây cũng
là một cơ sở pháp lý được xem xét khi xác định thẩm quyền giữa Trọng tài hay Tòa án hoặc giữa Tòa án các quốc gia trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn Tòa án xét xử (giải quyết tranh chấp) là một điều khoản chứa đựng trong một bản hợp đồng được các bên tham gia ký kết đồng
ý lựa chọn một Tòa án nào đó và trao cho Tòa án này xét xử bất kỳ bất kỳ tranh chấp nào có thể phát sinh từ hợp đồng đã được ký kết đó Cơ sở cho điều khoản lựa chọn Tòa án có hiệu lực là điều khoản này phải được sự đồng thuận của các bên tham gia ký kết
Tuy nhiên, thỏa thuận chọn Tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mới chỉ là sự thống nhất giữa các bên chủ thể, chứ nó không có giá trị "bắt buộc" hay đương nhiên "tạo nên thẩm quyền" cho Tòa án được lựa chọn Tòa án có thẩm quyền hay không sẽ phụ thuộc vào tư pháp quốc tế của
Trang 40nước đó (phần quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án) Do đó, các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cần nghiên cứu tư pháp quốc tế nước mà có Tòa án được lựa chọn để giải quyết tranh chấp từ hợp đồng Tuy nhiên, xu thế phổ biến hiện nay pháp luật các nước cho phép chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế được lựa chọn Tòa án nước ngoài giải quyết tranh chấp từ hợp đồng [2]
- Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế về thẩm quyền của toà án hay trọng tài giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng thương mại quốc tế là căn cứ pháp lý quan trọng để phân định thẩm quyền giữa tòa án và trọng tài thương mại quốc tế Việc xác định ranh giới thẩm quyền của toà án
và trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế có ý
nghĩa quan trọng
Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng không phải bao giờ sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài giữa các bên cũng đồng nghĩa với việc loại trừ thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp mà các bên đã có thỏa thuận trọng tài Về nguyên tắc, Tòa án phải từ chối thụ lý vụ việc nếu như một trong các bên tranh chấp yêu cầu kèm theo bằng chứng là thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên, nguyên tắc này không phải là không có ngoại lệ Ví dụ, việc từ chối thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp trên chỉ được thực hiện khi yêu cầu về việc đó của một bên không chậm hơn tuyên bố giải thích đầu tiên của bên đó về thực chất vụ tranh chấp được gửi cho Tòa án (Điều 6 Công ước châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế năm 1961) Trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài, bị đơn không phản đối việc đưa tranh chấp ra Tòa án trước đơn giải thích đầu tiên với Tòa án về thực chất vụ việc tranh chấp hoặc
là trước khi Tòa án thông qua quyết định đầu tiên của mình
Quyết định của Tòa án như vậy được thừa nhận trong thực tiễn thương mại quốc tế trên cơ sở nguyên tắc đánh mất quyền viện dẫn vào thỏa thuận