Xây dựng mô hình đồng quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 67 - 70)

- Mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ

Với đặc tính nghề cá quy mô nhỏ ven bờ, đồng quản lý và quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng là những cách tiếp cận quản lý phù hợp và có thể giúp ngư dân từng bước hiểu rõ các vấn đề về bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Với sự tham gia vào quá trình quản lý, nhận thức của họ về bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản sẽ được nâng lên. Khi đó các biện pháp can thiệp và hỗ trợ của chính quyền sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy cần đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp tiếp cận ĐQL trong quản lý nghề

TP Hải Phòng Tỉnh

Thái Bình Tỉnh

ĐỒNG QUẢN LÝ - Phân vùng ven bờ khai thác. - Xây dựng năng lực, chủ thể quyền. - Xây dựng quy chế. - Xây dựng kế hoạch hành động.

- Thương thảo, trao quyền. - Thực hành đồng quản lý. - Giám sát đánh giá CHI HỘI NGHỀ CÁ HỘI NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ HỘI VIÊN/ NGƯ DÂN Trao quyền Hướng dẫn Hiệp hội UBND XÃ Ban ngành UBND HUYỆN Phòng NN&PTNT UBND TỈNH Sở NN&PTNT CHI CỤC KT&BVNLTS BAN ĐỒNG QUẢN LÝ

cá. Cần sớm ban hành hướng dẫn quốc gia vềáp dụng đồng quản lý trong nghề cá để cung cấp một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho các đơn vị trong ngành, các địa phương có cơ sở triển khai rộng rãi các mô hình đồng quản lý trong nghề cá. Việc ban hành văn bản pháp lý bổ sung về áp dụng đồng quản lý trong ngành thuỷ sản ở dạng thông tư hoặc chỉ thị cũng là một việc làm cần thiết.

Hiện nay các tàu lưới kéo ven bờ khai thác theo hình thức tận thu, tự phát, việc khai thác sai vùng, tuyến, khu vực cấm, mùa vụ khai thác vẫn còn khá phổ biến. Tại địa phương, việc kiểm soát các hoạt động còn lỏng lẻo. Tác giả đề xuất mô hình quản lý khai thác ven bờ thành phố Hải Phòng theo mô hình đồng quản lý như sau: Sở NN&PTNT, Chi cục KT&BVNLTS trao quyền, hướng dẫn cho Chi hội nghề cá thành phố, thành lập Chi hội nghề cá tại các xã. Ban đồng quản lý được thành lập tại các xã bao gồm Lãnh đạo xã phụ trách thủy sản, đại diện ngư dân các thôn/xóm có nghề lưới kéo ven bờ.

Việc trao quyền, hướng nghiệp và hội nghề nghiệp được thể hiện theo sơ đồ trên. Mô hình được thành lập tại các xã có tàu lưới kéo ven bờ tập trung, ban quản lý, quy chế hoạt động…

Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc tổ chức quản lý và khai thác hợp lý vùng ven bờ thành phố Hải Phòng.

Đối tượng áp dụng và khu vực quản lý

- Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, hoạt động khai thác vùng biển ven bờ.

- Khu vực quản lý: Vùng ven bờ thành phố Hải Phòng

Hộ ngư dân tham gia vào mô hình đồng quản lý có nhiệm vụ thực hiện theo quy chế, giám sát các hoạt động khai thác, các vi phạm trong vùng khai thác. Những công việc cụ thể cần tập trung thực hiện:

(1) Phân định ranh giới cụ thể trên bản đồ và thực tế vùng nước ven biển. Nhà nước giao vùng nước ven bờ và sát bờ cho cộng đồng ngư dân địa phương quản lý.

(2) Xây dựng các hợp tác xã nghề cá đúng tính chất, bảo đảm tự nguyện của ngư dân và tạo điều kiện phát huy vai trò của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã.

(3) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện nghề cá từng vùng.

(4) Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, nội dung của mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng và các biện pháp tổ chức thực hiện mô hình cho các cán bộ quản lý và ngư dân.

Trên cơ sở áp dụng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng sẽ vừa phát triển được các hợp tác xã đích thực, vừa quản lý được nguồn lợi hải sản trên cơ sở phát huy được tính tự giác của ngư dân tham gia mô hình, chính những ngư dân này có thể dễ dàng phát hiện ra những vi phạm về bảo vệ nguồn lợi trong vùng nước được giao quản lý một cách tốt nhất. Mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng sẽ làm được những điều mà mô hình quản lý trước đây không thực hiện được.

- Thành lập các tổ, đội khai thác hải sản ven bờ:

Tổ chức kết hợp giữa tàu đánh cá của hộ gia đình (khai thác truyền thống) với việc thành lập các tổ, đội khai thác, làm dịch vụ hậu cần nghề cá, có sự phân công, phân nhiệm cho từng tàu cá.

Khuyến khích ngư dân tham gia và các tổ, đội khai thác ven bờ theo tinh thần tự nguyện, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất.

Xây dựng quy chế hoạt động, gây dựng quỹ cho tổ đội. Các tàu cùng giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất trên biển, đời sống hang ngày.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)