Giải pháp khuyến ngư, khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 70 - 73)

3.3.4.1. Giải pháp khuyến ngư

Do trình độ ngư dân ven biển còn hạn chế, chưa thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Vì vậy cần có nâng cao nhân thức của ngư dân dưới các hình thức như sau:

- Xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật làm công tác quản lý thủy sản; chính sách hợp đồng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành thủy sản cho huyện, thành phố với điều kiện sau khi học xong phải về phục vụ cho ngành thủy sản của địa phương.

- Phát triển mạng lưới cộng tác viên khuyến ngư tới các cộng đồng dân cư. Cùng với những hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng, công tác khuyến ngư phải tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp các cơ quan chức năng phát hiện các hành động sai phạm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá cho số lao động khai thác chưa qua đào tạo nhằm đảm bảo yêu cầu cho hoạt động khai thác hải sản trên biển. Thường xuyên bổ sung kiến thức cho các thuyền trưởng, nhất là kiến thức về máy móc và trang thiết bị hàng hải.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân về các phương pháp tổ chức trong sản xuất đối với các tổ hợp tác sản xuất trên biển, phương pháp quản lý một số mô hình cộng đồng của các địa phương khác trong nước để ngư dân học tập và đúc rút kinh nghiệm.

- Tổ chức đào tạo nghề và hướng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm cho những hộ ngư dân làm nghề khai thác phải chuyển sang một số nghề khác như nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt... để người dân nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, phương pháp sản xuất, tổ chức quản lý để sớm ổn định sản xuất và đời sống bằng nghề mới.

- Công tác tuyên truyền thực hiện cần được triển khai đồng bộ, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, chính quyền các địa phương, cộng đồng ngư dân ven biển. Tuyên truyền đến ngư dân ven biển, học sinh các trường trên địa bàn huyện về công tác bảo vệ nguồn lợi, ảnh hưởng của nghề lưới kéo ven bờ đến nguồn lợi và môi trường sinh thái vùng biển.

- Thông báo rộng rãi các vùng cấm khai thác, hạn chế khái thác trên vùng biển. Các loại nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi đã bị cấm đến cộng đồng ngư dân ven biển.

- Xây dựng phóng sự trên truyền hình, gương người tốt việc tốt trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Phổ biến rộng rãi về việc cắm phao tiêu đánh dấu phân chia vùng biển khai thác, dấu hiệu nhận biết phao tiêu.

- Tổ chức in ấn panô, áp phích, tờ rơi cấp phát tờ rơi cho tất cả chủ tàu, thuyền trưởng hoạt động khai thác hải sản; dán tại các điểm công cộng, vui chơi, tại Ủy ban nhân dân, hội trường thôn xóm, bảng tin trong các cộng đồng ngư dân; căn cứ vào số lượng bến cá, cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, tổ chức treo panô và đặt tại khu vực này để mọi người dân đều có thể biết và thực hiện. Nội dung tuyên truyền bao gồm các nội dung chính như: Quy định về loại tàu được hoạt động, loại tàu và loại nghề không được hoạt động tại vùng ven bờ; vùng biển được hoạt động, các quy định bị xử lý khi không chấp hành các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng hải sản trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trường và nguồn lợi hải sản.

- Xây dựng và quản lý tốt các khu bảo vệ nguồn lợi hải sản nhằm bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học của các loài thuỷ sinh tự nhiên nói chung và các loài quý hiếm nói riêng. Tuyên truyền, giáo dục ngư dân nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường.

3.3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ: - Thiết kế, cải tiến ngư cụ:

+ Quy định về các thông số kỹ thuật đối với lưới kéo, sử dụng các chất liệu nhẹ (nguyên vật liệu làm lưới, dây giềng chì, phao…) để giảm tác động của lưới đối với môi trường.

+ Quy định với kích thước tối thiểu ở đụt lưới nhỏ nhất là 40mm, khuyến khích sử dụng kích thước mắt lưới lớn hơn

+ Nghiên cứu thiết kế lưới có tính chọn lọc tốt hơn đối với đụt lưới

+ Xây dựng và thực hiện thiết kế ngư cụ bao gồm các thiết bị thoát rùa, thoát cá con và sản phẩm khai thác không mong muốn khác

+ Khuyến khích giảm thời gian kéo lưới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu áp dụng và lắp đặt thiết bị thoát cá con

Qua thực tế, các sản phẩm khai thác của lưới kéo ven bờ hầu hết vi phạm quy định về bảo vệ nguông lợi thủy sản.

Để hạn chế đánh bắt các đối tượng cá con, chưa trưởng thành, các đối tượng không mong muốn, cần có các nghiên cứu thiết bị thoát cá con được lắp đặt tại tại phần chứa cá của lưới kéo đáy có kích thước mắt lưới lớn hơn hay sử dụng dạng lưới mắt vuông hoặc một số loại thiết bị khác có khả năng giải thoát cho các đối tượng không mong muốn đánh bắt. Hiện nay kích thước mắt lưới tại phần đụt của lưới kéo hầu hết vị phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kết quả điều tra nghề lưới kéo cho thấy tỷ lệ cá con, cá tạp chiếm 60-80% tổng sản lượng khai thác. Điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, gây suy giảm nguồn lợi. Các loại cá con, cá thể chưa đến tuổi trưởng thành bị khai thác quá mức.

Mức độ ảnh hưởng của các nghề lưới kéo đến nguồn lợi ven bờ là rất lớn. Vì vậy cần thiết phải lắp đặt thiết bị cá con cho nghề lưới kéo ven bờ để giảm thiểu việc ảnh hưởng đến nguồn lợi.

- Nghiên cứu, cải tiến nâng cao khả năng chọn lọc của ngư cụ đối với các đối tượng khai thác. Thực hiện quá trình khai thác đảm bảo tính bền vững.

- Xây dựng mẫu lưới cải tiến, hạn chế tỷ lệ cá con, áp dụng kỹ thuật hoạt động trong nghề cá có trách nhiệm.

- Áp dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đánh bắt thủy sản và tăng thu

nhập cho bà con ngư dân. Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản, cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác và bảo quản thủy sản; các cơ quan chuyên môn cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho ngư dân về tính hiệu quả của các tiến bộ khoa học và công nghệ trong khai thác và bảo quản thủy sản để nâng cao hiệu quả chuyến biển.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 70 - 73)