Tăng cường công tác quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 76)

- Lắp đặt thiết bị quản lý tàu cá

Việc cấm hoạt động các tàu cá khó thực hiện, kích thước mắt lưới vi phạm, cần thiết phải giám sát các tàu lưới kéo. Hầu hết các tàu ven bờ chỉ trang bị bộ đàm, liên lạc tầm gần, thiếu các trang thiết bị hàng hải, giám sát. Tác giả đề xuất việc lắp các thiết bị giám sát, xác định vị trí tàu cá; sử dụng hệ thống theo dõi tàu cá bằng vệ tinh đối với các tàu cá cỡ lớn; cần đánh dấu tất cả các tàu làm nghề lưới kéo đáy theo vùng hoạt động, khuyến khích các kế hoạch tự nguyện theo dõi, báo cáo cho cơ quan quản lý.Việc lắp các thiết bị giúp cho cơ quan quản lý, ngư dân xác định được vị trí tàu cá đang hoạt động, khi tàu khai thác vào các vùng biển vi phạm, khu vực cấm khai thác, hạn chế khai thác sẽ cơ quan quản lý quản lý tốt hơn các tàu thuyền. Cần có cơ chế, chế tàu cho việc lắp đặt các thiết bị như:

+ Đề xuất hỗ trợ 70% chi phí lắp đặt ban đầu cho các tàu thuyền. + Các tàu khi tham gia khai thác luôn bật thiết bị phát tín hiệu. + Thực hiện nghiêm việc báo cáo khi di chuyển ngư trường.

Việc thực hiện thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ NN&PTNT về hạn chế tàu lưới kéo ven bờ chưa được thực hiện triệt để do chế tài xử phạt còn thấp. Các tàu vi phạm khi bị xử lý vẫn nộp phạt và tiếp túc các hoạt động khai thác cấm. Nguyên nhân do lợi ích kinh tế mang lại từ nghề lưới kéo đảm bảo sinh kế cho ngư dân, kinh phí xử phạt còn thấp.

Cần kiểm soát các hoạt động theo vùng, tuyến khai thác, quản lý nhóm tàu lưới kéo ven bờ, đặc biệt là nhóm tàu lưới kéo công suất dưới 20 cv. Cần có một số giải pháp như sau:

- Tăng cường thực hiện công tác quản lý, thanh tra, giám sát các hoạt động nghề cá ven bờ theo các quy định hiện hành.

- Rà soát lại các tàu lưới kéo ven bờ, đặc biệt là nhóm tàu dưới 20 cv, tiến hành cấp giấy phép đăng ký cho các tàu thuyền theo đúng quy định.

- Các tàu dưới 20 cv vẫn đang hoạt động, áp dụng chuyển đổi nghề nghiệp bắt buộc, không quá 5 năm các tàu phải tự chuyển đổi hoặc giải bản.

- Tăng cường tuần tra, giám sát các hoạt động khai thác. Xử phạt cao nếu tàu thuyền vi phạm các quy định về phân vùng phân tuyến, vi phạm đối tượng và mùa vụ khai thác.Khoanh các vùng có bãi đẻ, quy định mùa vụ cấm khai thác, thông báo đến các ngư dân về việc không tham gia khai thác trong mùa sinh sản.

- Đối với các cơ sở đóng sửa tàu thuyền: Quản lý chặt chẽ, sau 5 năm kể từ ngày cấp mới giấy phép khai thác, không cho sửa chữa, cải hoán các tàu cá công suất 20 cv. Không cho các tàu cá cải hoán, chuyển đổi từ nghề khác qua nghề lưới kéo.

- Thực hiện sơn vỏ tàu hoạt động theo giấy phép được cấp trên các ngư trường: Trên cơ sở phân chia vùng biển theo tuyến, giấy cấp phép cho các chủ tàu, tiến hành sơn vỏ tàu theo các màu quy định, từ đó tạo thuận lợi cho các lực lượng quản lý, kiểm soát và bảo vệ dễ dàng phát hiện các tàu vi phạm quy định trên các tuyến biển. Mỗi vùng biển được giới hạn bởi các tuyến sẽ được ấn định cho những cỡ tàu nhất định được phép hoạt động, nhằm hạn chế việc khai thác quá mức ở vùng ven bờ, tránh tình trạng các tàu cỡ lớn vẫn vào sát bờ đánh bắt quá nhiều tôm cá con, cạnh tranh với các

tàu cỡ nhỏ.Quản lý chặt chẽ số tàu thuyền tham gia đánh bắt hải sản theo đúng quy định về phân vùng phần tuyến, khai thác.

+ Thực hiện Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11/8/2010 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

Tàu cá hoạt động tại vùng khơi có công suất máy chính từ 90 cv trở lên, phải đánh dấu nhận biết bằng cách sơn 02 vạch màu vàng cam phản quang, thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, sơn hết chiều cao cabin, mỗi vạch sơn có chiều rộng từ 20 – 30 cm, khoảng cách của 02 vạch sơn cách nhau 30 - 40 cm; đối với tàu không có cabin thì sơn 02 vạch ở hai bên mạn tàu, sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký, chiều rộng 20 - 30cm, khoảng cách hai vạch sơn 30 – 40 cm.

Đối với tàu cá hoạt động tại vùng vùng lộng có công suất máy chính từ 20 cv đến dưới 90 cv, phải sơn 01 vạch màu vàng cam phản quang, thẳng đứng hai bên cabin tàu; vạch sơn có chiều rộng từ 20 – 30 cm, chiều cao hết chiều cao cabin tàu; đối với tàu không có cabin thì sơn ở hai bên mạn tàu, sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký, chiều rộng 20 - 30 cm. Đối với tàu khai thác thủy sản lắp máy dưới 20 cv hoặc không lắp máy, không phải đánh dấu tàu. Theo quy định, tất cả các tàu cá đều không được sơn cabin trùng với màu của vạch sơn đánh dấu, tức là màu vàng cam.

+ Các chủ tàu thuyền có trách nhiệm sơn tàu theo đúng quy định; Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương xử lý những trường hợp không chấp hành quy định về đánh dấu tàu cá và các trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền khai thác thủy sản trên vùng bờ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các cảng cá, bến cá, chợ thủy sản đầu mối đã có, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc lên cá, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy hoạt động thương mại, cung cấp nguyên nhiên liệu cho tàu thuyền khai thác, cải thiện thu nhập và đời sống của ngư dân.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Số tàu thuyền lưới kéo ven bờ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên còn chiếm tỷ lệ cao, hiện nay chiếm tới 63% tổng số tàu cá ven bờ toàn thành phố. Các tàu công suất dưới 20 cv hầu hết không qua đăng ký, đăng kiểm. Phương thức khai thác vi phạm quy định về kích thước mắt lưới.

Một số khó khăn trong quản lý nghề lưới kéo ven bờ hiện nay như: năng lực khai thác lớn, áp lực khai thác lên nguồn lợi và môi trường sinh thái cao, nhận thức của ngư dân thấp, thiếu nguồn lực để thực hiện và duy trì công tác, mâu thuẫn gia tăng giữa các nghề khai thác, khai thác ngoài vùng quy định của các tàu lưới kéo, kích thước mắt lưới ở đụt lưới nhỏ, khai thác các loài có nguy cơ, đang bị đe dọa và loài cần được bảo vệ, đánh bắt quá nhiều các loài cá có giá trị thấp và cá con của các loài có giá trị kinh tế cao, phá hủy nghiêm trọng các bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên …

Đời sống ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, thu thập không ổn định. Trình độ học vấn của thấp, hầu hết chưa qua các lớp đào tạo nghề nghiệp. Việc quản lý tàu lưới kéo ven bờ, đặc biệt là nhóm tàu dưới 20 cv còn gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề chuyển đổi tàu lưới kéo dưới 90 cv sang ngành nghề thích hợp khác là một yêu cầu bức thiết đối với các cấp chính quyền và cộng đồng ngư dân ven biển. Để việc chuyển đổi nghề khai thác có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và có tính khả thi trong việc triển khai trên diện rộng, việc ban hành những chính sách hợp lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích ngư dân trong việc chuyển đổi nghề đóng vai trò rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc thành công của vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản.

2. Khuyến nghị

Rà soát, thống kê lại số tàu lưới kéo ven bờ, đặc biệt là nhóm tàu công suất dưới 20 cv.

Tăng cường vai trò của của cộng đồng trong việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn với trách nhiệm của cộng đồng, giảm dần vai trò quản lý trực tiếp của nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả khai thác bền vững nguồn lợi hải sản.

Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Khuyến khích và nhân rộng việc áp dụng các mẫu lưới có tính chọn lọc cao. Nâng

cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong hoạt động nghề cá theo hướng khai thác hải sản có trách nhiệm và mang tính bền vững

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách, xây dựng mô hình chuyển đổi nghề cụ thể cho các tàu lưới kéo ven bờ. Khuyến khích, tạo cơ chế cho việc chuyển đổi từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu các chủ tàu thuyền thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc đánh dấu tàu cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như các quy định khác nói chung trong lĩnh vực khai thác thủy sản trên biển, nhằm kiểm soát chặt chẽ các phương tiện, đưa việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản.

Trong thời gian tới, cần tập trung nghiên cứu, thiết kế, cải tiến ngư cụ khai thác; giao quyền quản vùng nước ven bờ cho cộng đồng ngư dân, giảm áp lực khai thác vung biển ven bờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Quốc hội (2003), Luật thủy sản.

2. Bộ Thuỷ sản (2006), Thông tư 02/2006/TT-BTS Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

3. Bộ Thuỷ sản (2007), Thông tư 02/2007/TT-BTS Hướng dẫn thực hiện Nghị định số

66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư 48/2011/TT-BNN quy

định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân việt nam trên các vùng biển.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Thông tư số 62/2008/TT-BTS, ngày 20/5/2008. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT- BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Thông tư số 48/2010/TT- BNNPTNT, ngày 11/ 8/2010, Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

8. Chính phủ (2012), Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/ 2012 về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thuỷ sản.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 25/2013/TT- BNNPTNT ngày 10/5/2013, qui định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của chính phủ về quản lý hoạt động khai thác

thuỷ sản của tổ chức, cá nhân việt nam trên các vùng biển và qui định chi tiết điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 89/2011/TT- BNNPTNT, ngày 29/12/2011, hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm.

11. Chính phủ (2010), Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động KTTS của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;

12. Chính phủ (2012), Quyết định số 188/2012/QĐ-TTg ngày 13/02/1012 của TTCP phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.

13. Chính phủ (1998), Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02/1/1998 của Thủ tướng Chính

phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản.

14. Chính phủ (2013), Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.

15. Chính phủ (2013), Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

16. Chính phủ (2005), Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

17.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Quyết định số 2760/QĐ-BNN- TCTS về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

18. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thành phố Hải Phòng (2014), Báo

cáo thống kê tàu thuyền nghề cá giai đoạn 2009 -2014.

19. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thủy Nguyên (2014), Báo cáo

thống kê tàu thuyền nghề cá giai đoạn 2009 -2014.

20. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2009), Điều tra thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản của Việt Nam, Báo cáo tổng kết dự án.

21. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2013), Quy hoạch tổng thể Phát triển thủy

22. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2014), Quy hoạch phát triển Kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, Báo

cáo tổng kết dự án.

23. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2009), Điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế -

xã hội - văn hóa của làng cá nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để quy hoạch tổng thể làng cá việt nam nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, Báo cáo tổng kết dự án.

24. Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài,

Viện Nghiên cứu Hải sản.

25. Viện nghiên cứu Hải sản (2011), Nghiên cứu xây dụng quy trình công nghệ dự báo

ngư trường khai thác hải sản ngắn hạn ở vùng biển Hải Phòng và lân cận.

26. Nguyễn Phong Hải (2003),“Nghiên cứu áp dụng thiết bị thoát cá con kiểu JTED cho

nghề lưới kéo tôm ven bờ tỉnh Kiên Giang”.

27.Phan Trọng Huyến (2004) Luận án Tiến sĩ, Thực trạng và một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nghề lưới kéo xa bờ khai thác tại vùng biển Tây Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)