Ngư trường và nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 26 - 30)

- Ngư trường khai thác thành phố Hải Phòng được xác định theo các điểm theo phụ lục I phân vùng, phân tuyến khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam của Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ

chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Theo đó vùng khai thác theo ngư trường vùng biển của thành phố được xác định: là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm: điểm số 2 có vị trí tại vĩ độ 200 43’ 08’’ và kinh độ 1070 27’ 22’’; điểm số 3 có vị trí tại vĩ độ 200 36’ 52’’ và kinh độ 107012’ 25’’, điểm số 4 có vị trí tại vĩ độ 190 20’ 51’’ và kinh độ 1050, được thể hiện cụ thể phân vùng khai thác theo hình như sau : [11].

Hình 1.4. Phân vùng khai thác vùng biển thành phố Hải Phòng [22]

Vùng biển Hải Phòng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Những nghiên cứu gần đây đã thống kê được 124 loài cá biển thuộc 89 giống nằm trong 56 họ phân bố ở vùng biển quanh đảo Cát Bà (Bùi Đình Chung 1999). Các họ phong phú về số lượng loài là cá Khế (Carangidae) với 9 loài; họ cá Liệt (Leiognathidae) với 8 loài; họ cá đù (Sciaenidae) đã bắt gặp 7 loài; họ cá bàng chài (Labridae) bắt gặp 6 loài và họ cá bống (Gobiidae) bắt gặp 5 loài. Có 15 họ có số lượng loài từ 2 đến 4 loài. Trong các năm 2003 và 2004, Đỗ Văn Khương và nkk (2005) đã khảo sát thành phần loài hải sản ở vùng biển quanh đảo Cát Bà và đã xác định được 215 loài và nhóm loài hải sản thuộc 72 họ khác nhau. Trong đó có 173 loài

cá, 26 loài giáp xác, 14 loài động vật thân mềm và 2 loài sam biển. Cá rạn san hô chiếm ưu thế với 79 loài thuộc 58 giống nằm trong 37 họ cá khác nhau [22].

Các họ cá biển bắt gặp nhiều là cá khế, cá bống, cá hồng, cá phèn, cá lượng, cá chai, cá đù, cá mối và cá trích. Ngoài ra còn có một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm he, mực nang, mực ống và cua bơi. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phòng mang đặc điểm nguồn lợi hải sản Vịnh Bắc Bộ, với thành phần loài phong phú và không có loài hoặc nhóm loài chiếm ưu thế tuyệt đối trong thành phần sản lượng khai thác [22].

Từ năm 2001 đến năm 2005, dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam đã thực hiện 4 chuyến khảo sát nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, khu vực điều tra bao phủ hầu hết vùng biển Hải Phòng, sử dụng lưới kéo đáy (Đặng Văn Thi và nnk. 2005). Kết quả khảo sát đã xác định được 515 loài/nhóm loài thuộc 10 nhóm sinh thái lớn và nhóm loài khác nhau.Trong số này, nhóm cá đáy có số lượng loài cao nhất (234 loài), tiếp theo là nhóm cá rạn san hô (117 loài), cá nổi - 86 loài; nhóm giáp xác - 47 loài, nhóm chân đầu - 27 loài, nhóm ốc và hai mảnh vỏ có 6 loài và 1 loài sam biển. Theo thống kê của Phạm Thược (2005) tại Vịnh Bắc Bộ có 28 loài tôm. Họ tôm he (Penaeidae) phong phú nhất về thành phần loài và chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng khai thác [22].

- Nguồn lợi bao gồm các nhóm loài cá nổi như cá chim, cá nhụ, cá thu, cá trích, cá lầm, cá chỉ vàng và mực ống, mực nang, bạch buộc ... và các loài cá tầng đáy như họ cá mối, cá trai, cá bơn, cá dưa thường cư trú và sinh sản vùng gần bờ; vùng cồn rạn san hô như: Cá song, cá hồng, cá tráp ... và các loài tôm he, tôm bộp, tôm sắt, tôm chì... [22]. - Đối tượng khai thác chính của nghề lưới kéo ven bờ chủ yếu là các loại cá tầng đáy bao gồm [22].

+ Họ cá mối, họ cá liệt, cá phèn, cá trai, cá dưa, cá ghim, cá bơn …. + Các loại tôm he, tôm rảo, tôm sắt, tôm đất ….

+ Các loại mực như mực ống, mực nang, bạch tuộc … + Các loại hải sản như ghẹ, ốc … và nhuyễn thể có giá trị.

Năng suất khai thác ở khu vực đảo Cát Bà và lân cận biến động khá mạnh giữa các năm và các mùa vụ khai thác. Đối với lưới kéo cá, năng suất khai thác trung bình đạt 76,8 kg/giờ ở chuyến điều tra tháng 11, 12/2001 đại diện cho mùa gió Đông Bắc;

tuy nhiên ở chuyến điều tra tháng 5, 6/2001 đại diện cho mùa gió Tây Nam, năng suất đánh bắt chỉ đạt 26,7 kg/giờ.

Đối với lưới kéo tôm, năng suất khai thác thấp hơn. Năng suất khai thác trung bình dao động trong khoảng 4,6 – 12,4 kg/giờ ở các năm 2002 đến 2004. Năng suất khai thác ở mùa gió Tây Nam thường cao hơn so với ở mùa gió Đông Bắc.

Một số ngư trường khai thác chính

- Vùng biển Hải Phòng theo tài liệu kinh tế biển là vùng có trữ lượng thuỷ sản lớn, là ngư trường trọng điểm của cả nước. Trữ lượng thuỷ sản cho phép khai thác hàng năm 4- 5 vạn tấn ở các ngư trường. Là một trong những khu vực có mật độ phân bố của các loài hải sản khá cao so với các khu vực khác ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ [35]. Các ngư trường khai thác chính ở vùng biển Hải Phòng và các vùng lân cận bao gồm:

+ Ngư trường Bạch Long Vĩ: Đây là ngư trường khai thác truyền thống của nghề lưới kéo đáy. Năng suất khai thác cao tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đông và Đông Bắc đảo Bạch Long Vỹ, độ sâu ngư trường từ 30-50m. Các loài chiếm sản lượng cao trong sản lượng khai thác ở ngư trường Bạch Long Vĩ là: cá miễn sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, ngoài ra các loài cá hồng, cá trác, cá bạc má cũng là những đối tượng thường xuyên xuất hiện trong sản lượng khai thác.

+ Ngư trường Cát Bà – Bắc Long Châu: ở khu vực này đối tượng khai thác chính là các loài tôm, trong đó tôm he, tôm sắt và tôm rảo là những đối tượng chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng tôm khai thác được. Đây cũng là ngư trường khai thác cá hồng, cá song và một số loài cá kinh tế khác.

+ Ngư trường Nam Long Châu: là ngư trường khai thác cá trích, cá hồng, cá mối và cá phèn. Ngư trường này kéo dài từ phía Nam đảo Long Châu đến cửa Ba Lạt.

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)