Thủy Nguyên
3.1.1. Hiện trạng tàu thuyền và cơ cấu nghề nghiệp TP Hải Phòng
Từ phụ lục [I], có thể xây dựng biểu sản lượng và lao động khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng như sau:
Hình 3.1. Tàu thuyền và lao động khai thác TP Hải Phòng giai đoạn 2009-2013 Giai đoạn 2009-2013, tổng số tàu thuyền TP Hải Phòng tăng từ 3.920 lên 4.006 chiếc; tổng công suất tăng nhanh đạt 3,7%/năm, từ 91.410 cv lên tới 120.041 cv.
Sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng thời gian qua; năm 2009 đạt 36,6 nghìn tấn đến năm 2013 tăng lên đạt 47,8 nghìn tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,5%/năm. Trong cơ cấu sản lượng khai thác, sản phẩm cá các loại chiếm tới trên 60%, tôm chiếm trên 5% tổng sản lượng khai thác toàn thành phố. Sản lượng cá có tốc độ tăng nhanh nhưng giá trị các đối tượng khai thác không cao, sản phẩm thường ít đối tượng có giá trị kinh tế cao.
Lao động khai thác thủy sản có xu hướng tăng chậm, từ 14.800 người năm 2009 lên đạt 15.300 người năm 2013. Nguyên nhân do có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khai thác sang các ngành nghề khác.
Bảng 3.1. Tàu thuyền thành phố Hải Phòng theo nhóm công suất
TT Theo nhóm
công suất (cv) Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013
1 Loại < 20 chiếc 2595 2670 2656 2652 2652 2 Loại 20 - <50 chiếc 442 498 670 623 630 3 Loại 50 - <90 chiếc 565 393 249 273 266 4 Loại 90 - <150 chiếc 250 264 277 280 271 5 Loại 150 - <250 chiếc 58 78 84 121 134 6 Loại 250 - <400 chiếc 5 21 32 40 48 Tổng số chiếc 3.920 3.929 3.973 3.994 4.006 [18] Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất >90 cv tăng nhanh, đặc biệt là nhóm từ 150-250 cv tăng rất nhanh với tốc độ 23,8%/năm. Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của thành phố, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Trung ương. Nhóm tàu <20 cv tăng rất nhanh đạt 11,4%/năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven bờ vốn đang suy giảm; tuy nhiên nhóm tàu này trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần do nguồn lợi ven bờ đang bị suy giảm; Nhóm tàu 20-90 cv cũng có xu hướng giảm dần và ổn định, từ 1.007 chiếc năm 2009 xuống 896 chiếc năm 2013. Vì vậy cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu đội tàu khai thác nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản theo hướng bền vững.
Bảng 3.2. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới kéo theo nhóm công suất TP Hải Phòng
Đơn vị:Tàu
STT Năm Nhóm công suất Tổng số
tàu <20 CV 20 - <50 CV 50 -<90 CV 90-<250 CV 1 2009 208 122 70 55 455 2 2010 205 175 108 60 548 3 2011 200 180 110 60 550 4 2012 210 170 110 45 535 5 2013 200 150 100 45 495 6 2014 180 120 85 45 430 [18] Giai đoạn 2009-2014, số lượng tàu lưới kéo trên địa bàn thành phố Hải Phòng có sự biến động không lớn và đến năm 2014 có xu hướng giảm. Trong cơ cấu công suất nhóm tàu làm nghề lưới kéo, nhóm công suất dưới 20 cv là 180 chiếc (chiếm 41,9%), nhóm tàu công suất từ 20-50 cv là 120 chiếc (chiếm 27,9%), nhóm tàu từ 50-90 cv là 85
chiếc (chiếm 19,8%), nhóm tàu công suất trên 90 CV là 45 chiếc (đạt 10,5%). Tốc độ TTBQ giai đoạn 2009-2014 đạt -1,6%/năm. Như vậy nhóm tàu dưới 90 cv hiện nay chiếm tỷ trong rất lớn, tới 80,2% tổng số tàu làm nghề lưới kéo. Các tàu nhóm công suất này hoạt động chủ yếu tại vùng ven bờ và vùng lộng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học, cũng như tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái vùng biển. Tổng công suất tàu thuyền ít có sự biến đổi do số lượng tàu lưới kéo không biến đổi nhiều.Từ phụ lục [I], xây dựng biểu đồ tàu lưới kéo TP Hải Phòng theo nhóm công suất như sau:
Hình 3.2. Tàu thuyền lưới kéo theo nhóm công suất thành phố Hải Phòng
(*) Theo địa phương, tàu lưới kéo tập trung chủ yếu tại huyện Thủy Nguyên, huyện Cát Hải và Kiến Thụy, trong đó huyện Thủy Nguyên chiếm tỷ trọng lớn nhất thành phố.
3.1.2. Hiện trạng nghề khai thác thủy sản huyện Thủy Nguyên
Bảng 3.3. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2009-2014
Đơn vị:Tàu STT Nhóm nghề Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nghề lưới kéo 346 346 351 343 342 283 2 Nghề lưới rê 259 259 259 259 253 238 3 Nghề lưới vây 4 4 4 4 4 4 4 Nghề chụp mực 307 307 302 253 274 302 5 Nghề câu tay mực 400 400 430 430 410 258 6 Nghề khác 138 134 139 117 117 159 Tổng số 1.454 1.450 1.485 1.406 1.400 1.244
Tàu lưới kéo so với
toàn huyện (%) 23,8 23,9 23,6 24,4 24,4 22,7
Cơ cấu nghề khai thác thủy sản được chia thành 6 nhóm nghề chính là lưới kéo, lưới rê, lưới vây, nghề chụp mực, nghề câu tay và nhóm nghề khác. Tổng số tàu thuyền của huyện tăng có xu hướng giảm từ 1.454 chiếc năm 2009 xuống còn 1.244 chiếc năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt -3,1%/năm. Từ bảng 1.3 bên trên, xây dựng biểu đồ diễn biến số lượng tàu lưới kéo so với tổng số tàu thuyền toàn huyện như sau:
Hình 3.3. Số lượng tàu lưới kéo và tàu cá huyện Thủy Nguyên
Cùng với xu hướng giảm tổng số tàu thuyền của huyện, nhóm tàu làm nghề lưới kéo cũng có xu hướng giảm từ 346 chiếc năm 2009 xuống còn 283 chiếc vào năm 2014. Tỷ trọng nghề lưới kéo so với tổng số tàu thuyền toàn huyện giảm từ 23,8% năm 2009 xuống còn 22,7% năm 2014. Nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng lớn thứ hai của huyện chỉ sau nghề chụp mực.
Bảng 3.4. Cơ cấu nghề KTTS theo nhóm công suất năm 2014
STT Nhóm nghề Đvt Nhóm công suất Tổng <20 20 - <50 50 - <90 90- <250 >250
1 Nghề lưới kéo Chiếc 95 84 62 42 283
2 Nghề lưới rê Chiếc 114 102 20 2 238
3 Nghề lưới vây Chiếc 4 4
4 Nghề chụp mực Chiếc 9 249 44 302
5 Nghề câu tay mực Chiếc 258 258
6 Nghề khác Chiếc 58 67 15 16 3 159
Tổng cộng Chiếc 525 253 106 313 47 1.244
Nhóm tàu công suất dưới 20 cv chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tàu thuyền trên địa bàn huyện, trong đó nghề lưới kéo đơn chiếm số lượng 95 tàu. Đây là nhóm khai thác chủ yếu trong tuyến bờ, tuy nhiên trong thời gian tới cần phải điều chỉnh hợp lý cơ cấu nhóm công suất theo hướng vươn khơi.
Theo cơ cấu nghề khai thác thủy sản huyện Thủy Nguyên năm 2014, số lượng tàu lươi kéo là 283 chiếc, chiếm 22,7% tổng số tàu thuyền toàn huyện. Số tàu lưới kéo có xu hướng giảm dần trong thời gian vừa qua.
Về sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác trên địa bàn huyện luôn tăng trong thời gian qua, năm 2009 đạt 16.500 tấn, đến năm 2013 đạt 23.000 tấn. Tuy số tàu lưới kéo chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu nghề nhưng đã đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng hàng năm của huyện.
Nghề khai thác thủy sản là một trong những nghề nguy hiểm và mang tính rủi ro cao, ngoài những yếu tố rủi ro về thiên tai thì hiện nay ngư dân đang gặp phải những khó khăn trong khai thác thủy sản do các tàu cá nước ngoài xâm phạm lãnh hải và việc bị nước ngoài bắt giữ và xử phạt.
Tổng số hộ khai thác thủy sản (bao gồm cả xa bờ và gần bờ) là 1.200 hộ với 4.000 lao động; ngành nghề khai thác chủ yếu là nghề lưới kéo, lưới rê, chụp mực, câu tay mực…. [19].
Tình hình khai thác thủy sản hiện nay ngày càng khó khăn, thu nhập của ngư dân phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lợi thủy sản và các yếu tố đầu vào, đầu ra của nghề khai thác. Tính bình quân thu nhập đầu người đối với ngư dân là từ 3-5 triệu đồng/tháng. Để khuyến khích ngư dân bám biển, cần phải có những chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước, nhất là việc hỗ trợ vốn để ngư dân đóng mới, cải hoán nâng cao công suất tàu cá, hiệu quả khai thác.