2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa/phân tích tài liệu có sẵn để bước đầu nắm được những vấn đề liên quan đến hoạt động của nghề lưới kéo. Kết quả của phương pháp nghiên cứu này là nắm được tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, giúp cho việc chọn mẫu được chính xác hơn; giúp cho việc tìm hiểu, phát hiện những khía cạnh nghiên cứu chưa được đề cập.
2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác thủy sản như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên, Ủy ban nhân dân các xã có nghề lưới kéo trong địa bàn huyện.
Số liệu thứ cấp gồm: Thông tin chung về lĩnh vực khai thác hải sản như cơ cấu đội tàu, công suất, nghề nghiệp, sản lượng khai thác, ngư trường, nguồn lợi … và
những thông tin về yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản, được thu thập qua các báo cáo tổng kết hàng năm, thống kê của đơn vị quản lý.
2.2.3. Thu thập số liệu sơ cấp
Xây dựng mẫu phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý địa phương, các chủ phương tiện/thuyền trưởng dựa trên bảng câu hỏi in sẵn về tàu thuyền, công suất, ngư cụ, trang thiết bị phục vụ khai thác, thiết bị hàng hải, trang bị phòng nạn, ngư trường, mùa vụ khai thác, trình độ học vấn, doanh thu, chi phí sản xuất, lợi nhuận, bảo vệ nguồn lợi thủy sản…
- Phương pháp chọn mẫu:
Việc điều tra chú ý đến sự phân bố tổng thể ở những địa phương có số lượng tàu thuyền làm có tàu lưới kéo dưới 90 cv. Dựa trên thông tin thu thập số hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, tiến hành điều tra tại 2 địa phương: xã Trung Hà và xã Lập Lễ. Lựa chọn 2 địa điểm này do có số tàu dưới 90 cv tập trung, có tính đại diện cao… nên thuận lợi cho việc thu thập và xử lý số liệu.
Về lý thuyết chọn mẫu, sẽ là lý tưởng nếu chọn mẫu theo các vùng kinh tế - sinh thái để nghiên cứu khảo sát nhằm bổ sung và giảm thiểu những rủi ro liên quan đến tính đại diện. Tuy nhiên, tác giả tập trung mẫu tại 02 xã tập trung lớn số tàu dưới 90 cv, có truyền thống khai thác, cơ bản đã đáp ứng được toàn diện các tiêu chí đặt ra.
- Xác định kích thước mẫu:
Theo số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Thủy Nguyên, năm 2013 tổng số tàu thuyền dưới 90 cv làm nghề lưới kéo là 300 chiếc, được chia theo 3 nhóm công suất là dưới 20 cv, từ 20 đến dưới 50 cv, từ 50 đến dưới 90cv.
Bảng 2.1. Số lượng tàu lưới kéo được lấy mẫu tại huyện Thủy Nguyên
TT Nhóm công suất (cv) Số tàu thực tế (chiếc) Số tàu đại diện(chiếc) Tỷ lệ đại diện (%) 1 < 20 123 24 19,5 2 20 – < 50 110 22 20 3 50 - < 90 67 14 20,9 Tổng 300 60 20 [19] Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng trực tiếp để tham luận ý kiến của các cơ quan quản lý tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên để nghe các nhận định, định hướng của cơ quan quản lý địa phương.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên sự so sánh giữa mức độ biến động của doanh thu và mức biến động của các chi phí. Tác giả không điều tra chi tiết tất cả các yếu tố liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận….cho từng chuyến biển. Tính trung bình các yếu tố kinh tế cho một chuyến rồi ngoại suy ra cho cả năm.
Các tính các chỉ số kinh tế như sau:
- Tổng doanh thu: Được xác định bằng giá trị của tổng sản lượng khai thác theo thời giá tại thời điểm bán sau mỗi chuyến biển. Tổng doanh thu trung bình năm của tàu được tính bằng doanh thu trung bình chuyến biển nhân với tổng số chuyến biển thực hiện trong năm.
- Tổng chi phí của năm: Được tính bằng tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định trong năm.
+ Chi phí biến đổi của tàu là tổng các chi phí hoạt động bao gồm chi phí nhiên liệu, nước đá, lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí bến bãi và chi phí trả lương lao động. Chi phí biến đổi phụ thuộc vào từng chuyến biển, khoản chi này phát sinh trong quá trình hoạt động và bằng 0 khi tàu không tham gia khai thác. Tổng chi phí biến đổi trung bình năm được tính bằng chi phí biến đổi trung bình chuyến biển nhân với tổng số chuyến biển trong năm.
+ Chi phí cố định của tàu là tổng các chi phí về khấu hao phương tiện khai thác (vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải…), lãi suất vốn vay, bảo hiểm, và chi phí sửa chữa lớn.
- Tổng lợi nhuận của tàu trong năm:Bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi sản xuất trong năm.
2.2.3.1. Tính năng suất khai thác
Năng suất khai thác trung bình của mỗi đội tàu được tính toán theo hướng dẫn của FAO[40]. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tính năng suất khai thác cho 1 tàu (1 mẫu phỏng vấn) theo công thức: CPUE=
E C
Trong đó:
CPUE: Năng suất khai thác trung bình theo ngày của chuyến biển. C: Tổng sản lượng của chuyến biển (kg).
E: Cường lực khai thác của chuyến biển (số ngày khai thác) (ngày).
Bước 2: Tính năng suất khai thác trung bình cho một đội tàu theo công thức:
n n i CPUEi CPUE 1 (2) Trong đó:
CPUE : là năng suất khai thác trung bình của đội tàu cần tính (kg/ngày). n: là số mẫu thu thập được.
CPUEi: là năng suất khai thác của tàu thứ i (kg/ngày).
2.2.3.2. Phương pháp tính các chỉ số kinh tế đội tàu
Tính doanh thu trung bình của tàu:
Bước 1: Tính doanh thu của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
DT= DTcb * t (3) Trong đó:
DT: Doanh thu của một tàu trong một năm (triệu đồng). DTcb: Doanh thu trung bình của một chuyến biển (triệu đồng). t: Số chuyến biển thực hiện trong năm.
Bước 2: Tính doanh thu trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i DTi DT 1 (4) Trong đó:
DT : là doanh thu trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
DTi: là doanh thu của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính chi phí biến đổi của tàu:
Bước 1: Tính chi phí biến đổi của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
CPbđ = CPcb * t (5) Trong đó:
CPbđ: Chi phí biến đổi của một tàu trong một năm (triệu đồng).
CPcb: Chi phí trung bình của một chuyến biển (triệu đồng). (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, ra vào cảng).
t: Số chuyến biển thực hiện trong năm.
Bước 2: Tính chi phí biến đổi trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i CPbđi bđ CP 1 (6) Trong đó: bđ
CP : là chi phí biến đổi trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
CPbđ i: là chi phí biến đổi của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính chi phí cố định của tàu:
Bước 1: Tính chi phí cố định của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm: Chi phí cố định của một tàu trong một năm gồm tổng các loại chi phí sau: khấu hao phương tiện khai thác (vỏ tàu, máy chính, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải…), lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn. (Khấu hao phương tiện được tính ở đây là 10 năm).
Bước 2: Tính chi phí cố định trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i CPcđ i CPcđ 1 (7) Trong đó: cđ
CP : là chi phí cố dịnh trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
CPcđ i: là chi phí cố định của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính tổng thu nhập của tàu:
Bước 1: Tính thu nhập của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
Trong đó:
DT: Tổng doanh thu của tàu (triệu đồng). CPbđ: Chi phí biến đổi.
Bước 2: Tính tổng thu nhập trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i TNi TN 1 (9) Trong đó:
TN: là tổng thu nhập trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
TN i: là thu nhập của tàu thứ i (triệu đồng). Tính lợi nhuận của tàu:
Bước 1: Tính lợi nhuận của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
LN= TN - CPcđ - CPlđ (10) Trong đó:
LN: Lợi nhuận của tàu (triệu đồng). TN: Tổng thu nhập của tàu (triệu đồng). CPcđ: Chi phí cố định của tàu (triệu đồng). CPlđ: Tổng lương lao động của tàu (triệu đồng).
Bước 2: Tính lợi nhuận trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i LNi LN 1 (11) Trong đó:
LN: là lợi nhuận trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
LN i: là lợi nhuận của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính năng suất lao động: Nlđ (tấn/người); N’lđ (đ/người)
N SL Nlđ N LN N'lđ (12)
Trong đó:
Nlđ: Năng suất lao động theo sản phẩm (tấn/người). N’lđ: Năng suất lao động theo giá trị sản phẩm (đ/người). SL: Sản lượng khai thác được (tấn).
LN: Lợi nhuận thu được (triệu đồng). N: Số lượng lao động trên tàu (người).
Tính các chỉ số Doanh lợi (DL, %): C LN = DL1 V LN = DL2 DT LN = DL3 (13) Trong đó:
DL1: Doanh lợi 1 – Hiệu quả hoạt động theo chi phí sản xuất (%). DL2: Doanh lợi 2 – Hiệu quả hoạt động theo vốn đầu tư (%). DL3: Doanh lợi 3 – Hiệu quả hoạt động theo doanh thu (%). LN: Lợi nhuận thu được (triệu đồng).
C: Chi phí sản xuất (triệu đồng).
V: Vốn đầu tư (tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị). DT: Doanh thu (triệu đồng).
- Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của nghề lưới kéo ven bờ hiện nay.
Các số liệu được tổng hợp và phân tích theo các bảng biểu, gồm: bảng số liệu chung, các bảng tương quan, so sánh có kèm theo các chỉ số trắc nghiệm số thống kê để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu được thiết lập dựa trên các kết quả đánh giá theo các chỉ số, tiêu chí đã được xác định.
Việc xử lý thông tin và số liệu thu thập được chủ yếu triển khai nhờ sử dụng máy tính. Các dữ liệu định tính được xử lý như phân tích nội dung, phân tích thống kê mô tả và tổng hợp.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU