Kết quả điều tra về nhu cầu chuyển đổi nghề của đội tàu lưới kéo công suất <90 cv được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.16. Nhu cầu chuyển đổi nghề của ngư dân
Nhóm tàu Số mẫu điều tra (Tàu)
Không có nhu cầu
Có nhu cầu chuyển đổi
Nghề chuyển đến Chưa xác định nghề <20cv 24 3 2 19 20-<50cv 22 7 4 11 50-<90cv 14 3 5 6
Từ những khó khăn hiện nay của nghề khai thác thủy sản, một bộ phận không nhỏ những ngư dân đã chuyển sang ngành nghề khác như: kinh doanh dịch vụ, thuê đất, thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản hoặc để tàu nằm bờ do việc khai thác không đem lại lợi nhuận. Theo số liệu điều tra và thống kê đến năm 2014 đến nay, việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của ngư dân đều mang tính tự phát.Hiện nay các ngư dân có xu hướng đóng tàu vươn khơi để đánh bắt xa bờ do nguồn lợi thủy sản gần suy giảm, tàu khai thác thủy sản xa bờ với ngành nghề chính là chụp mực và vó mực
chiếm khoảng 44,7% số tàu khai thác xa bờ (21,3% tổng số tàu cá của huyện), còn lại là các tàu làm nghề kéo chã, lưới rê, dịch vụ...
Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của cộng đồng ngư dân làm nghề lưới kéo ven bờ đang có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác, phần lớn các hộ chuyển đổi sang nghề chụp mực, một số bỏ hẳn nghề khai thác do hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ không cao, do nguồn lợi ven bờ đang ngày càng bị suy giảm và nghề khai thác ven bờ không đảm bảo được cuộc sống trong tương lai.
- Nhu cầu chuyển đổi nghề liên quan đến các yếu tố như: Nghề được chuyển đổi; nhu cầu vay vốn, hỗ trợ chuyển đổi; nguồn vốn vay; lãi xuất và thời gian vay vốn...
Một trong những khó khăn lớn nhất của đại bộ phận các ngư dân khi muốn chuyển đổi ngành nghề là nguồn vốn đầu tư. Cùng với việc thiếu nguồn vốn đầu tư, việc thiếu các chính sách hỗ trợ của nhà nước, địa phương cho ngư dân khi chuyển đổi nghề là một khó khăn lớn đối với ngư dân khi chuyển đổi nghề.Ngoài ra, một số các yếu tố khác như là thiếu kinh nghiệm sản xuất nghề mới, yếu tố thị trường tiêu thụ cũng là những khó khăn đáng kể đối với người ngư dân khi chuyển đổi từ nghề khai thác hải sản sang ngành nghề mới.
Bảng 3.17. Một số khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp
Nội dung
Một số khó khăn khi chuyển đổi nghề nghiệp sẽ gặp phải
Thiếu vốn đầu tư Thiếu kinh nghiệm sản xuất Không được đào tạo tay
nghề Thiếu tư liệu sản xuất (đất, mặt nước,...) Thiếu các chính sách hỗ trợ Số hộ 60 50 30 42 48 Tỷ lệ % 100 83 50 70 80
Bên cạnh những khó khăn nói trên, ngư dân khi chuyển đổi nghề khai thác hải sản sang các ngành nghề khác thường bị chi phối, tác động từ nhiều yếu tố. Một số yếu tố khác có ảnh hưởng nhất định đến quá trình chuyển đổi nghề khai thác hải sản có thể kể đến là yếu tố về tính chất nghề nghiệp, yếu tố về quy mô gia đình, yếu tố về trình độ dân trí, yếu tố về giới tính, yếu tố về nhân khẩu, yếu tố về thu nhập của gia đình,…
Mặt khác, thu nhập của gia đình so với những năm trước thì phần lớn số hộ trả lời thu nhập giảm hơn so với những năm trước. Như vậy thu nhập của các hộ ngư dân cũng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp, những hộ có thu nhập giảm đi, ngư dân muốn được chuyển sang những nghề mới có thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống gia đình.
Hầu hết những người làm nghề khai thác hải sản là nam giới vì công việc này đòi hỏi sức lao động. Chính vì vậy khi chuyển đổi nghề khai thác sang một số nghề khai thác xa bờ, lực lượng lao động này phù hợp, không có nhiều sự thay đổi so với nghề cũ. Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng đã cho thấy hầu hết những hộ khai thác hải sản đều có độ tuổi tương đối cao, nhóm tuổi từ 30 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ 80%, trình độ học vấn của ngư dân tương đối thấp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ ngư dân, chuyển đổi sang những nghề mới ngoài đòi hỏi về lực lượng lao động, sức khỏe, những yêu cầu về trình độ văn hóa, khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ là một trở ngại lớn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp.
Nghề khai thác ven bờ từ lâu được coi là nghề cha truyền con nối, vì vậy nhiều hộ ngư dân không muốn từ bỏ nghề truyền thống đã có từ thời cha ông này để chuyển sang nghề mới mặc dù nghề khai thác ven bờ đang ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều hộ ngư dân vẫn chưa tin tưởng rằng nghề mới sẽ đem lại kinh tế cao hơn.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành nghề được chuyển đổi: Việc chuyển đổi chuyển đổi một bộ phận ngư dân khai thác hải sản ven bờ sang nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt xa bờ và các ngành nghề khai thác khác thành công, có ý nghĩa kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm đời sống kinh tế xã hội cho ngư dân vừa bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản và môi trường vùng biển. Chính vì vậy cần có các mô hình chuyển đổi hiệu quả, phù hợp, mang lại thu nhập lớn hơn so với nghề lưới kéo ven bờ.