Phân tích mô hình SWOT đối với nghềlưới kéo ven bờ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 61 - 62)

Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nghề lưới kéo ven bờ để có những định hướng, đề ra các giải pháp quản lý phù hợp đối với nghề lưới kéo ven bờ trên địa bàn huyện.

Bảng 3.15. Điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nghề lưới kéo

Điểm mạnh Điểm yếu

+ Là ngư cụ khai thác truyền thống, được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

+ Khai thác mang tính chủ động. + Đối tượng khai thác đa loài.

+ Sản lượng khai thác cao, ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khai thác của huyện.

+ Ngư trường hoạt động rộng.

+ Là nghề có khả năng cơ giới hóa (các tàu được trang bị máy tời thu lưới).

+ Sinh kế của ngư dân ổn định.

+ Số tàu công suất nhỏ ven bờ chiếm tỷ lệ cao. + Là ngư cụ gây ảnh hưởng tới nguồn lợi, môi trường sinh thái.

+ Khai thác các loài cá có kích thước nhỏ, bị cấm trong danh mục các đối tượng không được phép khai thác. Khai thác một số đối tượng không mong muốn như rùa biển, rắn biển…

+ Có sự tranh chấp ngư trường với các loại nghề khác. Tỷ lệ sản phẩm có giá trị kinh tế cao thường thấp.

+ Hiện nay các tàu dưới 20 cv không được phép khai thác tại vùng ven bờ, không cải hoán tàu có công suất 20 cv đến dưới 90 cv, không phát triển tàu có công suất dưới 90 cv.

+ Chi phí sản xuất thường cao hơn các nghề khác. + Thường vi phạm các quy định về kích thước mắt lưới, vùng hoạt động.

Cơ hội Thách thức

+ Là nghề đang được Trung ương và các địa phương quan tâm về việc chuyển đổi nghề.

+ Được ưu tiên, hỗ trợ kinh phí khi chuyển đổi chuyển đổi sang các ngành nghề khác. + Ngư dân được hỗ trợ về cơ chế, chính sách trong việc đào tạo nghề mới.

+ Việc chuyển đổi nghề cho ngư dân gặp khó khăn, thiếu vốn đầu tư và các cơ chế cho việc chuyển đổi nghề còn hạn chế.

+ Các cơ chế, chính sách chưa đủ để ngư dân chuyển đổi nghề.

+ Tác động mạnh mẽ đến tính bền vững của nguồn lợi và tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, công tác bảo vệ và phát triển

nguồn lợi hải sản.

+ Lao động làm nghề lưới kéo thường làm theo kinh nghiệm, là nghề gia truyền nên khó khăn khi chuyển qua nghề mới.

+ Chủ tàu các nghề lưới kéo ven bờ thường có trình độ học vấn thấp nên khó khăn trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới, việc chuyển đổi qua cac nghề khác gặp khó khăn.

+ Thiếu vốn đầu tư khi để chuyển đổi sang các nghề mới.

+ Ngư dân thường xuyên vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Hoạt động theo hình thức cá nhân, ít có sự liên kết.

+ Chưa xác định nghề mới có hiệu quả hơn nghề hiện tại để chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ven bờ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 61 - 62)