Đối với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta lại có những thay đổi nhất định nhằm phù h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN QUANG HUY
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
Trang 2KHOA LUẬT
TRẦN QUANG HUY
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Lợi
Hµ néi - 2007
Trang 3MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
1.3.2 Mục đích 11
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM
CÓ TÍNH CHẤT KINH TẾ Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
14
2.1 Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm có
tính chất kinh tế
14 2.1.1 Khách thể của tội phạm 14
2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm 15
2.1.3 Chủ thể của tội phạm 16
2.1.5 Các hình phạt áp dụng 18 2.2 Việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có
tính chất kinh tế theo pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới
2.3 Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế tại Việt Nam hiện nay
29
2.3.1 Thực trạng 29 2.3.2 Nguyên nhân 34
Chương 3: CƠ SỞ VÀ GIẢI PHÁP THAY THẾ VIỆC
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT KINH
phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
54
3.2.1 Hình phạt chính 54 3.2.2 Hình phạt bổ sung 55
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc áp dụng hình phạt tử hình trong các trong các tội phạm nói chung
và tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều thời kỳ và dưới những phương pháp tiếp cận khác nhau Đối với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta lại có những thay đổi nhất định nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh
tế - xã hội
Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối với mọi tội phạm Ngoài ra, làn sóng đấu tranh của các tổ chức nhân đạo, dân chủ có uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình
tử phải thực sự nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá hiệu quả thực
sự của việc áp dụng hình phạt tử hình
Vì những lý do trên và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, phù hợp với xu hướng hội nhập và quốc tế hóa của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài
"Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế"
trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn cao
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, về áp dụng và thi hành hình phạt tử hình đối với mọi tội phạm nói chung và một số tội phạm cụ thể nói riêng như:
Trang 5Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi
hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, (cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);
Luận án tiến sĩ Luật học: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của Phạm Văn Beo; Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của Trần Thu Huyền…
Do sự phân chia về các loại tội phạm trong luật hình sự nên các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo… các tác giả chỉ thường tập trung vào việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng, đề xuất… trong vấn đề
áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung hoặc các tội phạm thuộc một nhóm tội nhất định theo tiêu chí phân loại của Bộ luật Hình sự Vì thế, ở một cách tiếp cận khác, luận văn này đề cập vấn đề áp dụng hình phạt
tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế Các tội phạm "có tính chất kinh tế" không chỉ nằm trong một loại tội phạm nhất định mà chúng còn được qui định ở các loại tội phạm khác nhau Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho chúng ta có một cách tiếp cận toàn diện hơn trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, nguyên nhân, thực trạng, xu hướng của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm luôn có diễn biến hết sức phức tạp này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế Từ sự phân tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Trang 6- Phân tích và làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình nói chung như khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình phạt tử hình;
- Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở những qui định của Bộ luật Hình sự, các quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt này tại Việt Nam và một số nước trên thế giới
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách hình sự, so sánh đối chiếu với các quan điểm khác về chính sách hình sự trên thế giới, luận văn đã sử dụng và kết hợp rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Đó là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh
tế ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh của tình hình nghiên cứu và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm nói chung và với các tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng, việc nghiên cứu đề tài này của luận văn rất có ý nghĩa trong
Trang 7việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến thực trạng và hiệu quả thực sự của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế Hơn nữa, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của chúng
ta hiện nay, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn, chính là việc làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tử hình
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm
có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
Chương 3: Cơ sở và giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình
với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
Trang 8Hình phạt tử hình có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà nước và pháp luật Hình phạt tử hình luôn là một công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị trong việc duy trì chế độ chính trị
và nhà nước của mình Do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm nên mỗi quốc gia lại có những qui định không giống nhau về việc áp dụng hình phạt tử hình
Tại Việt Nam, hình phạt tử hình đã được áp dụng và qui định từ rất sớm trong luật hình sự Trong toàn bộ các triều đại phong kiến từ Lý, Trần,
Lê, Nguyễn đều có những qui định rất rõ ràng về hình phạt tử hình và việc áp dụng hình phạt tử hình Theo đó hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất trong hệ thống hình phạt thời kỳ này gồm: Suy (đánh bằng roi), Trượng (đánh
Trang 9bằng gậy), Đồ (tù khổ sai), Lưu (đầy), Tử (giết chết) Hình phạt tử hình nói chung được thi hành bằng những cách thức hết sức dã man và gây đau đớn cho người phạm tội
Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã qui định rất rõ
về hình phạt tử hình tại Điều 35 Theo đó:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử
Không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này, hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân
Trong trường hợp người kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [7]
Trên thế giới, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng tại nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ khác nhau và mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
xã hội và chính trị của mình, có những qui định không giống nhau về việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình Nhìn chung bản đồ về hình phạt tử hình trên thế giới có thể khái quát như sau: tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ latinh hình phạt tử hình đã hầu như không còn được áp dụng; các nước Bắc
Mỹ cũng có xu hướng xóa bỏ dần hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt; tại Châu Đại Dương hình phạt tử hình cũng dần đựợc xóa bỏ; Châu Á và Châu Phi hiện vẫn là những châu lục có nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt
tử hình nhất Trong sự phát triển sôi động và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, trong sự đấu tranh ngày càng mạnh mẽ vì quyền sống của các tổ chức dân
Trang 10chủ, tổ chức nhân quyền quốc tế… việc áp dụng hình phạt tử hình nói chung đang dần giảm trên toàn thế giới
1.1.2 Đặc điểm
Đặc điểm của hình phạt tử hình chính là những khác biệt cơ bản của hình phạt này so với các hình phạt khác, theo đó hình phạt tử hình có những đặc điểm cơ bản sau:
* Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất
Trong hệ thống hình phạt của những quốc gia áp dụng hình phạt tử hình, tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm khắc nhất của luật hình sự đối với người phạm tội Người bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ không còn có cơ hội tồn tại để sống, họ đã bị tước đi quyền thiêng liêng nhất - quyền được sống Sự "nghiêm khắc nhất của hình phạt tử hình" thể hiện rất rõ ở việc không có bất kỳ một hình phạt nào nghiêm khắc bằng hình phạt tử hình Sự nghiêm khắc của hình phạt tử hình, sự khốc liệt và sự triệt tiêu khả năng tồn tại của hình phạt tử hình còn thể hiện ở việc luật hình sự của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có xu hướng hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình
Theo đó, chỉ những người cố tình phạm vào những tội đặc biệt nghiêm trọng thì mới phải chịu hình phạt tử hình Hơn nữa, sự hạn chế áp dụng này còn thể hiện ở việc hình phạt tử hình vẫn loại trừ những đối tượng nhất định ngay cả khi họ cố tình thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng
* Tử hình là hình phạt tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm hay khắc phục hậu quả của người phạm tội
Tử hình tước đi quyền sống của người phạm tội, tước đi mọi giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội của người phạm tội Người phạm tội sẽ vĩnh viễn không còn tồn tại trong xã hội loài người, vì thế sẽ không bao giờ có cơ hội
Trang 11cho họ để tiếp tục tái phạm hay ăn năn hối lỗi, hoặc có thể khắc phục những hậu quả nặng nề do hành vi phạm tội của mình gây ra
* Hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi và không có nội dung cải tạo, giáo dục người phạm tội
Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Tòa án luôn nhận định và lập luận rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ họ là những đối tượng không thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải chết Khi quyền sống của người phạm tội đã bước tước đi, họ không bao giờ còn tồn tại trên đời để có thể được cải tạo, giáo dục Xuất phát từ đặc điểm này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính không thể thay đổi, bởi nếu như những tội phạm khác, giả sử người phạm tội đang thụ lý án trong
tù mà chứng minh được rằng họ bị oan thì họ sẽ được thả tự do và có quyền yêu cầu các cơ quan liên quan bồi thường thiệt hại do oan sai Trong khi đó nếu hình phạt tử hình đã được áp dụng thì sau đó dù có chứng minh được người chết hoàn toàn bị oan thì cũng không có cách nào làm cho họ có thể sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có Vì thế có thể nói rằng tính không thể thay đổi là một đặc điểm rất cơ bản của hình phạt tử hình
1.2 CÁC CĂN CỨ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Xuất phát từ việc hình phạt tử hình là một hình phạt nghiêm khắc nhất đối với người thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì thế việc áp dụng hình phạt này cần phải được thực hiện cực kỳ thận trọng trên cơ sở những căn cứ nhất định Căn cứ cơ bản để áp dụng hình phạt tử hình chính là việc nghiên cứu và xác định tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội
1.2.1 Tính chất của hành vi phạm tội
Bản thân hành vi phạm tội thông thường đã có tính chất nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội nói chúng Song đối với những hành vi phạm tội dẫn đến việc nhà nước phải áp dụng hình phạt tử hình thì
Trang 12tính chất nguy hiểm của hành vi lại càng thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết Hành
vi phạm tội dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình là những hành vi đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội, thể hiện rõ nét nhất lỗi cố tình của người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện khả năng không thể giáo dục cải tạo người phạm tội khi họ đã cố tình thực hiện hành vi phạm tội
1.2.2 Hậu quả của hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự để lại những hậu quả rất lớn cho người bị hại, cho tài sản, trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, cho những quan hệ kinh tế xã hội nhất định và cho cả xã hội
Xét trong phạm vi cá nhân gia đình của người bị hại, hành phạm tội của người thực hiện tội phạm có thể cướp đi chính sinh mạng của nạn nhân hoặc chí ít cũng để lại những hậu quả trầm trọng, khó có thể khắc phục Gia đình và những người thân của nạn nhân sẽ trực tiếp phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và lâu dài
Xét trong phạm vi những quan hệ xã hội nhất định, hành vi phạm tội dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình xâm hại trầm trọng đến những quan hệ kinh tế xã hội được pháp luật bảo vệ, từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc duy trì và phát triển của quan hệ kinh tế xã hội đó, thậm chí trong nhiều trường hợp nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế xã hội khác của một quốc gia
1.3 BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.3.1 Bản chất
Dưới góc độ xem xét bản chất của vấn đề, hình phạt tử hình mang tính khách quan và tính lịch sự Hình phạt tử hình xuất hiện như một hiện tượng tất yếu của xã hội có nhà nước, giai cấp và lịch sử của hình phạt tử hình gắn
Trang 13liền với sự ra đời của nhà nước, của giai cấp và của pháp luật Tội phạm dẫn đến việc phải áp dụng hình phạt tử hình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại các quan hệ kinh tế xã hội nhất định, đến sự tồn tại của giai cấp thống trị, đến nhà nước và đến sự nghiêm minh của pháp luật, vì vậy xã hội phải có những biện pháp, công cụ thích đáng để chống lại hiện tượng này Vì thế, hình phạt tử hình xuất hiện như một hiện tượng tất yếu của xã hội có nhà nước, có giai cấp và có pháp luật C Mác từng nói: "Hình phạt không phải là một cái gì ngoài phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó"
Trong mọi hoàn cảnh và trong mọi trường hợp, hình phạt tử hình luôn
là một công cụ thể hiện và phản ánh quan điểm của giai cấp thống trị về cách thức trừng trị tội phạm Hình phạt tử hình thể hiện rõ bản chất giai cấp và luôn phải phù hợp với quan điểm và mục tiêu điều hành xã hội của giai cấp thống trị
Tính giai cấp của hình phạt tử hình thể hiện rõ ở việc nó bảo vệ quyền, lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị Mỗi nhà nước, mỗi giai cấp trong những thời kỳ lịch sử nhất định đều có những qui định khác nhau về hình phạt
tử hình Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, giai cấp thống trị sử dụng hình phạt tử hình như một công cụ thể răn đe dân chúng và bảo vệ tối đa lợi ích của giai cấp mình Cách thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn này được tiến hành rất công khai và dã man với mục đích gây đau đớn cho người phạm tội, triệt tiêu mầm mống của sự trả thù và răn đe dân chúng Trong xã hội sau thời phong kiến cho đến nay, hình phạt tử hình vẫn được giai cấp thống trị sử dụng phổ biến để bảo đảm sự thống trị của mình, tuy nhiên đối tượng và hành vi phạm tội phải chịu hình phạt tử hình đã giảm đi nhiều, hơn nữa cách thức thi hành hình phạt cũng không còn dã man như thời kỳ trước với mục tiêu là mang lại cái chết nhanh nhất và không đau đớn nhất cho người phạm tội
Trang 14Bên cạnh đó, hình phạt tử hình còn mang đậm bản tính xã hội của nó Bản tính này thể hiện ở việc hình phạt tử hình là một công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ và duy trì trật tự trong xã hội, duy trì một xã hội theo những định hướng và mục đích mà giai cấp thống trị hướng tới Do xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, vì thế việc áp dụng hình phạt tử hình cũng luôn thay đổi, phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh tế xã hội Việc qui định những hành vi phạm tội nào thì phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử nhất định và nó luôn phải phù hợp với chính sách và lợi ích của giai cấp thống trị
1.3.2 Mục đích
Mục đích của hình phạt nói chung và của hình phạt tử hình nói riêng
là những mục tiêu, những kết quả mà giai cấp thống trị thông qua nhà nước
và pháp luật do mình đặt ra hướng tới khi thi hành hình phạt đối với người phạm tội Tùy thuộc vào mỗi nhà nước, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, việc
áp dụng hình phạt tử hình lại nhắm đến các mục đích khác nhau Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến, mục đích của việc áp dụng hình phạt tử hình của yếu là nhằm chấm dứt sự tồn tại của người phạm tội và những người có huyết thống với họ với mục đích là để phòng ngừa sự trả thù hoàn toàn có thể xảy ra, như vậy không chỉ áp dụng hình phạt tử hình với cá nhân người thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật của thời kỳ này, đặc biệt là dưới thời kỳ phong kiến, còn áp dụng với cả những người không thực hiện hành vi phạm tội mà có quan hệ hôn nhân hay huyết thống với người phạm tội Các hình phạt như "Tru di tam tộc" (Tru di tam tộc: giết cả nhà người bị
tử hình gồm 3 đời là cha, con và cháu hay giết cả nhà người phạm tội cùng với gia đình bên mẹ, bên vợ của người phạm tội) hay "Tru di cửu tộc" (Tru
di cửu tộc: giết 9 đời người thực hiện hành vi phạm tội)phản ánh rõ nét thực trạng này
Trang 15Với xã hội sau thời kỳ phong kiến, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ
có thể được tiến hành đối với cá nhân người thực hiện hành vi phạm tội với mục đích là chấm dứt sự tồn tại của chính họ và răn đe những người khác về nguy cơ phải chịu hình phạt tử hình nếu thực hiện hành vi phạm tội tương tự
Đây là sự chuyển biến rất lớn của mục đích trong việc áp dụng hình phạt
tử hình và thể hiện một bước tiến mới trong lịch sử phát triển của nhân loại
Như vậy, xuất phát từ những quan điểm khác nhau của hai thời ký trên
về việc áp dụng hình phạt tử hình mà mục đích của hình phạt đã được thay đổi Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến quan điểm về việc
áp dụng hình phạt tử hình là trừng trị, trong khi đó quan điểm của thời kỳ sau phong kiến là phòng ngừa chung trong sự tác động của nhiều học thuyết nhân đạo và dân chủ Tuy nhiên một điều cần phải được làm rõ là trừng trị không phải là mục đích của hình phạt tử hình mà là nội dung của hình phạt tử hình
và quan điểm của giai cấp thống trị
Mục đích tối thượng và quan trọng nhất của việc áp dụng hình phạt tử hình trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay chính là nhằm đạt đến sự công bằng trong một xã hội dân chủ và ngăn ngừa các hành vi tương tự có thể xảy ra V.I Lênin đã từng nói: "Tác dụng của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt phải nặng, mà là ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng phải chịu hình phạt" Rõ ràng vấn đề công bằng xã hội đã được thể hiện sâu sắc trong luận điểm này của V.I Lênin Việc ngăn ngừa các hành vi phạm tội tương tự có thể xảy ra của việc áp dụng hình phạt tử hình do hành vi tội phạm thường xảy ra hoặc ở người đã từng thực hiện hành vi phạm tội hoặc những người có cùng động cơ,
có cùng điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội tương tự
Mục đích phòng ngừa trong việc áp dụng hình phạt tử hình thể hiện trong hai khía cạnh: phòng ngừa riêng được áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội; phòng ngừa chung áp dụng với tất cả các đối tượng khác trong xã hội Theo nhà làm luật nổi tiếng người Italia, Cesar Beccaria,
Trang 16thì mục đích của hình phạt không phải là sự hành hạ và tra tấn con người, mục đích của hình phạt chính là sự ngăn cản người thực hiện hành vi phạm tội và phòng ngừa, kiềm chế những người khác trong xã hội khỏi việc thực hiện hành vi phạm tội [49]
Tóm lại, qua nghiên cứu toàn bộ các nội dung của chương này chúng
ta đã có được một cái nhìn tổng thể về các đặc điểm, các căn cứ, về bản chất của hình phạt tử hình và mục đích thực sự của việc áp dụng hình phạt này
Việc nhìn nhận một cách tổng thể và bản chất về hình phạt tử hình sẽ giúp chúng ta có những đánh giá, phân tích sâu sắc hơn về việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, từ đó đi đến việc có được những đề xuất thiết thực cho một vấn đề đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân hiện nay
Trang 17"gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân qua việc vi phạm các qui định, các chính sách của Nhà nước trong quản lý kinh tế" [40] Như vậy tội phạm có tính chất kinh tế sẽ có phạm vi rộng hơn so với các tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế Những tội phạm có tích chất kinh tế đã tồn tại từ khá lâu trong lịch sử, tuy nhiên trong thời đại nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bão hiện nay, loại tội phạm này lại có những diễn biến hết sức phức tạp và các quan điểm đấu tranh với loại tội phạm này cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau ở các quốc gia khác nhau Để hiểu
rõ hơn về loại tội phạm này, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đến những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó
2.1.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm nói chung chính là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại Theo đó, khách thể của các tội phạm có tính chất kinh tế là các quan hệ có tính chất kinh tế, các trật tự quản
lý kinh tế được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm phạm Đối với sự phát triển của nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào thì việc bảo vệ để các quan hệ
Trang 18kinh tế được phát triển một cách ổn định và đúng pháp luật là nhiệm vụ tối quan trọng của hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự Mọi cá nhân, tổ chức đều được quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, luật pháp cho họ được thực hiện tất cả các hành vi kinh doanh mà pháp luật không cấm Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước phải dùng pháp luật can thiệp vào các hành vi phá hoại, gây cản trở cho môi trường kinh doanh và cho trật tự quản lý kinh tế của nhà nước Mọi hành vi coi thường pháp luật, phá hoại đến tài sản của nhà nước, gây phương hại đến quan hệ kinh tế được pháp luật bảo hộ đều phải bị xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật
2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm chính là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm được diễn ra hoặc thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan
Mặt khách quan của các tội phạm có tính chất kinh tế chính là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi phạm tội này, chúng được thể hiện dưới những dạng hành động hoặc không hành động nhất định và xâm hại đến khách thể của loại tội phạm này Tùy theo pháp luật của mỗi quốc, số lượng và sự thể hiện ra bên ngoài của chúng lại hoàn toàn không giống nhau
Theo qui định của luật hình sự Việt Nam, mặt khách quan của loại tội phạm xâm hại đến tài sản nhà nước, tài sản công dân, đến trật tự quản lý kinh
tế của quốc gia bao gồm các hành vi chủ yếu sau: buôn lậu, sản xuất hàng giả, trốn thuế, kinh doanh trái phép, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới… và các hành vi khác được thể hiện trong Chương XVI về "các tội phạm xâm hại trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999 Ngoài
ra, loại tội phạm này còn thể hiện ở các hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối
lộ, lừa đổi chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm… và các hành vi khác tại các chương về các "tội phạm về tham nhũng"
và các "tội phạm khác về chức vụ" của Bộ luật Hình sự
Trang 192.1.3 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm chính là những con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm những tội nhất định đã được qui định trong Bộ luật Hình sự Khi thực hiện hành vi tội phạm những con người này phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của luật hình sự Năng lực trách nhiệm hình sự chính là điều kiện để xác định một chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội Một người chỉ bị chịu trách nhiệm hình sự khi họ có lỗi trong việc thực hiện một hành vi phạm tội và đã đạt một độ tuổi nhất định Việc pháp luật hình sự qui định việc chủ thể thực hiện tội phạm phải đạt độ tuổi nhất định là tối cần thiết và được dựa trên những nghiên cứu khoa học về độ tuổi và hành vi của con người và chỉ khi đạt độ tuổi này con người mới có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể của các tội phạm có tính chất kinh tế theo qui định của pháp luật hình sự Việt Nam cũng là những con người cụ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt một độ tuổi nhất định khi thực hiện các hành vi phạm tội xâm hại đến tài sản của nhà nước, của nhân dân, đến trật tự quản lý kinh tế Ngoài hai dấu hiệu cơ bản này (năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi), loại chủ thể này còn có thể có thêm những dấu hiệu khác đặc thù liên quan đến hành vi phạm tội và cấu thành tội phạm Đó có thể là dấu hiệu qui định về chức vụ, quyền hạn của người phạm tội (tội tham ô, cố ý làm trái, nhận hối lộ…), đó có thể là dấu hiệu qui định về thẩm quyền khi thi hành công vụ của người phạm tội (vi phạm qui định về cấp văn bằng bảo hộ) hoặc các qui định về trách nhiệm trong khi thi hành công vụ (vi phạm các qui định
về sử dụng quỹ trong các tổ chức tín dụng)…
2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm chính là những vấn đề liên quan đến lỗi, động cơ và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội
Trang 20Đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, mặt chủ quan của nó thể hiện ở trạng thái tâm lý của chủ thể đối với các hành vi phạm tội xâm hại đến tài sản nhà nước, tài sản của công dân, đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước Trạng thái tâm lý này thể hiện ở các vấn đề liên quan đến lỗi, động cơ
và mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội
Theo nguyên tắc chung, lỗi chính là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và những hậu quả xảy ra hoặc có thể xảy ra do tác động của hành vi nói trên Trong các tội phạm có tính chất kinh tế, thái độ tâm lý của người phạm tội thể hiện ở khả năng, năng lực nhận thức và điều khiển những hành vi có lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp Trong loại tội phạm này, không có thái độ tâm lý tồn tại dưới hình thức lỗi
vô ý
Động cơ phạm tội của các tội phạm có tính chất kinh tế chính là những động cơ bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm Động cơ đó có thể là vì vụ lợi, vì những động cơ cá nhân khác (Điều 167: Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế - Bộ luật Hình sự 1999) Vì loại tội phạm này không có lỗi vô ý cho nên người phạm loại tội này luôn có những động cơ nhất định khi thực hiện hành vi phạm tội Tuy nhiên, dấu hiệu động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội phạm thuộc tiêu chí phân loại này
Mục đích trong các tội phạm có tính chất kinh tế là những yêu cầu và mong muốn cần đạt được những lợi ích vật chất nhất định của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội Khi thực hiện hành vi phạm tội này, người thực hiện luôn có những mục đích rất cụ thể và rõ ràng, họ hoàn toàn ý thức được những lợi ích vật chất mà mình sẽ có được khi thực hiện hành vi Tuy nhiên, dấu hiệu mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội phạm mang tính chất kinh tế Dấu hiệu này chỉ xuất hiện như một yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành đối với tội phạm được qui định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và được phản ánh trong
Trang 21cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật Hình sự: để thực hiện tội phạm khác
Như vậy, cũng như các loại tội phạm khác, tội phạm có tính chất kinh
tế luôn có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó Những đặc trưng và dấu hiệu khác biệt của loại tội phạm này dẫn đến việc áp dụng các hình phạt đối với chúng cũng có những khác biệt và đặc trưng nhất định
2.1.5 Các hình phạt áp dụng
Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội
Hình phạt được qui định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa
án quyết định [7]
Như vậy có thể thấy rằng, hình phạt theo luật hình sự Việt Nam luôn
có hai đặc trưng rất cơ bản là "biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước" và "được qui định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định" Khi
áp dụng hình phạt với người phạm tội, nhà nước luôn mong muốn đạt được những mục đích nhất định Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định về mục đích của hình phạt như sau:
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [7]
Từ qui định trên, chúng ta có thể thấy rằng, khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, mục đích mà nhà nước cần đạt được chính là những mục
Trang 22đích về phòng ngừa riêng đối với cá nhân người phạm tội và mục đích phòng ngừa chung đối với các cá nhân khác trong xã hội
Hệ thống hình phạt theo luật hình sự Việt Nam bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung Theo qui định tại Điều 28 Bộ luật Hình sự năm
1999, hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tại không giam giữ; trục xuất, tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
Đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, việc áp hình phạt cũng bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với một số loại tội nhất định, còn hình phạt chính được áp dụng đối với toàn bộ các tội phạm có tính chất này
Trong số 73 khung hình phạt được qui định từ các điều từ
153 đến 181 Bộ luật Hình sự, có 114 lượt hình phạt chính, thì có: 3 lượt hình phạt cảnh cáo, chiếm 2,6%; 19 lượt hình phạt tiền, chiếm 16%; 18 lượt hình phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 15,7%; 68 lượt hình phạt tù,chiếm 69,5%; 3 lượt hình phạt tù chung thân, chiếm 2,6% và 3 lượt hình phạt tử hình, chiếm 2,6% [18]
Những con số tổng kết này cho chúng ta thấy được tỷ lệ áp dụng các loại hình phạt đối với nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (một phần quan trọng và chủ yếu của các tội phạm có tính chất kinh tế) Một điều
dễ nhận thấy là việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong nhóm tội phạm này vẫn quá ít và không thực sự thể hiện tính răn đe và nghiêm khắc của luật hình sự
Với việc qui định số tiền chịu phạt như trên, chưa làm các chủ thể phạm tội phải thực sự khiếp sợ trước khi thực hiện hành vi phạm tội Hơn
Trang 23nữa, trong các hình phạt đối với các loại tội phạm này- loại tội phạm mà việc khôi phục hậu quả về mặt kinh tế là quan trọng nhất - vẫn còn có đến ba lượt hình phạt tử hình Điều này rõ ràng là không cần thiết và sẽ không thực sự đạt được mục đích khi áp dụng hình phạt Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể trong các phần tiếp theo
2.2 VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1 Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1985 tại Việt Nam
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam Chính phủ lâm thời non trẻ, trong những ngày đầu, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và sự chống đối quyết liệt của các thế lực phản động Điều này đòi hỏi Chính phủ phải có những đối sách kịp thời để bảo vệ chính quyền còn non trẻ của mình, bảo vệ thành quả của cách mạng
Để trấn áp những phần tử có thể đe dọa đến an ninh quốc gia, đến nền độc lập của dân tộc, hình phạt tử hình đã được áp dụng như một công cụ hữu hiệu để chống đối lại các thế lực phản động đang ráo riết hoạt động hòng lấy lại những lợi ích, đặc quyền mà chúng từng có Đối phó với tình trạng này, một loạt các sắc lệnh quan trọng đã được ban hành trong thời kỳ này thể hiện rõ quan điểm của Đảng, của Chính phủ nhân dân
Trong các hình phạt được qui định trong các sắc lệnh này, tử hình luôn được sử dụng với một tỷ lệ khá cao Chúng ta có thấy đều này được thể hiện rõ trong các sắc lệnh sau: Sắc lệnh số 6-SL ngày 5/9/1945 qui định việc cấm nhân dân Việt Nam không được đăng ký đi lính, bán lương thực, thực phẩm, làm liên lạc, tay sai cho thực dân Pháp, những ai vi phạm sẽ bị Tòa án
Trang 24quân sự nghiêm trị; Sắc lệnh số 22-SL ngày 14/2/1946 qui định việc Tòa án
có quyền xét xử tất cả những người phạm vào một việc gì có thể phương hại đến nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Sắc lệnh số 26- SL (25/02/1946)
và Sắc lệnh số 27-SL (28/02/1946) qui định về việc áp dụng hình phạt, trong
đó có hình phạt tử hình đối với các hành vi phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường bộ, đường thủy, đê đập và các hành vi bắt cóc, tống tiền, ám sát; Hành
vi làm suy yếu sức mạnh tinh thần hay vật chất của lực lượng vũ trang cũng
có thể sẽ bị xử tử hình (Sắc lệnh số 106-SL ngày 16/06/1950)…
Tiếp đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước lại tiếp tục ban hành những sắc lệnh để trừng trị những hành vi chống lại chính quyền nhân dân Sắc lệnh số 133-SL (20/10/1953) qui định tới 12 hành vi phạm tội liên quan đến việc trừng trị những đối tượng chống đối, thù địch với chính quyền nhân dân Hình phạt tử hình được áp dụng đối với những kẻ chủ mưu, cầm đầu trong các hành động chống phá nêu trên
Hòa bình được lập lại năm 1954, đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới với những thách thức ngày càng lớn hơn Liên tiếp những văn bản pháp luật được ban hành để đối phó với những diễn biến của tình hình mới Tại thời điểm này, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau Thời điểm này ngoài nhiệm vụ tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác chống lại các lực lượng thù địch, nhiệm vụ sản xuất kinh
tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Vì tầm quan trọng của việc sản xuất kinh tế, tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản nhà nước, luật hình sự đã có những hình phạt rất nghiêm khắc để bảo vệ đường lối kinh tế của nhà nước Hình phạt tử hình được áp dụng với những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia
Tuy nhiên, do chưa có sự phát triển thực sự trong đời sống kinh tế liên quan đến sự hạn chế trong giao lưu thương mại, nên diễn biến của tội phạm
có tính chất kinh tế trong thời kỳ này còn chưa thực sự quá phức tạp và những
Trang 25thủ đoạn phạm tội cũng chưa thực sự tinh vi Song, với tinh thần nghiêm trị những tội phạm loại này, nhà nước chúng ta đã thi hành một chính sách hình
sự rất nghiêm khắc Nhìn chung trong thời kỳ này hình phạt tử hình đã được
áp dụng với những hành vi phạm tội gây nguy hại lớn đến nền kinh tế quốc dân, đến lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Chính phủ Vụ Tòa án quân sự
xử tử hình đại tá quân nhu Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân nhu, là một
ví dụ điển hình cho sự nghiêm minh của luật hình sự Việt Nam thời kỳ này Đại tá Trần Dụ Châu là người quản lý và điều phối việc phân phối lương thực, thực phẩm cho lực lượng quân đội trong thời kỳ đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến đầy cam go Đây là một vị trí rất quan trọng trong việc đảm bảo lương thực đủ cho lực lượng chiến đấu ở chiến trường, tuy nhiên vì lòng tham và thói ăn chơi sa đọa, đại tá Trần Dụ Châu đã tham ô tài sản nhà nước cho riêng cá nhân và gia đình mình, tạo cho mình một cuộc sống thừa thãi trong khi cả dân tộc đang đói và gồng mình lên tiến hành kháng chiến Xét hành vi phạm tội nghiêm trọng của đại tá Trần Dụ Châu và sự căm phẫn của nhân dân, vì mục đích phòng ngừa chung Tòa án quân sự đã tuyên phạt đại tá Trần Dụ Châu hình phạt tử hình Đơn xin ân giảm của Trần Dụ Châu đã được trình lên Chủ tịch Chính phủ, song đã bị từ chối và cuối cùng đại tá Trần
Dụ Châu đã bị xử tử hình Đây là một ví dụ thể hiện rất rõ quan điểm cứng rắn của Đảng, của Chính phủ đối với các hành vi phạm tội nghiêm trọng thuộc nhóm này
Các tội phạm có tính chất kinh tế bị áp dụng hình phạt tử hình trong thời kỳ này chủ yếu liên quan đến các tội tham ô tài sản nhà nước, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, tội đầu cơ, tội buôn lậu Ngày 20/05/1981,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, tiếp đến ngày 30/06/1982, Hội đồng Nhà nước ban hành tiếp Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, tàng trữ hàng cấm, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, vận chuyển trái phép tiền tệ và hàng hóa, sản xuất và buôn bán hàng giả…
Trang 26Những hành vi phạm tội này nếu gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng, đời sống kinh tế hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của người khác thì đều phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình
Có thể nói rằng, tại thời kỳ này, mặc dù chưa có một Bộ luật Hình sự đầy đủ qui định về hành vi phạm tội nói chung và hành vi phạm các tội có tính chất kinh tế nói riêng và mặc dù còn được qui định tản mạn trong các văn bản pháp lý khác nhau nhưng chúng ta đã hình thành được một chính sách hình sự được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước Việc áp dụng hình phạt tử hình đã được qui định khá đầy đủ với các tội phạm có tính chất kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế của thời kỳ đó Đây là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc hình thành các qui định hình phạt cụ thể, trong đó có hình phạt tử hình, đối với các nhóm tội phạm nhất định, tạo cơ sở thuận lợi cho sự ra đời của Bộ luật Hình
sự năm 1985
2.2.2 Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế thời kỳ từ năm 1985 đến nay tại Việt Nam
Năm 1985 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng Đó là sự ra đời của Bộ luật Hình sự 1985 Sự ra đời của Bộ luật quan trọng này là sự tập hợp và tổng kết của một loạt các sắc lệnh, các văn bản về hình sự trước đó của nhà nước ta, nó sự là phát triển tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước Thực tiễn sự phát triển của kinh tế đất nước và nhu cầu cần có một sự thống nhất trên toàn quốc việc áp dụng các chính sách hình sự nói chung và hình phạt nói riêng là những nguyên nhân chính cho sự ra đời của Bộ luật rất quan trọng này
Bộ luật Hình sự 1985, ngoài phần qui định về các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm mạng tính mạng, sức khỏe con người… thì đã có
Trang 27những qui định rất cụ thể qui định về các hành vi phạm tội xâm phạm đến tài sản nhà nước, nhân dân và các hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước Hình phạt được áp dụng đối với loại tội phạm này cũng bao gồm đầy đủ các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trong đó số lượt áp dụng hình phạt tử hình là khá cao
Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 1985 qui định về hình phạt tử hình như sau:
Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi xét xử
Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì
tử hình chuyển thành tù chung thân
Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật qui định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử
Như vậy, so với qui định về hình phạt tử hình tại Điều 35 Bộ luật Hình sự 1999 thì phạm vi và đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình theo luật
1985 rộng hơn Điều này phản ánh đúng những yêu cầu và đòi hỏi của đời sống kinh tế, chính trị, pháp luật lúc bấy giờ
Đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, nếu tính tất cả các lần sửa đổi của Bộ luật Hình sự 1985, có tới 9 tội phải phải chịu mức án tử hình Đó là các tội sau: Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 129); Tội trộm cắp tài sản
xã hội chủ nghĩa (Điều 132); Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 133); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134); Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134a); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 138); Tội làm
Trang 28hàng giả, tôi buôn bán hàng giả (Điều 167); Tội nhận hối lộ (Điều 226); Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227) Tại thời điểm ban hành luật, việc qui định hình phạt tử hình đối với 9 loại tội phạm trên là hoàn toàn phù hợp với mục đích phòng ngừa chung đối với các hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với nền kinh tế quốc dân này
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, sự hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, một số hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng được qui định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 đã không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống mới nữa Nhu cầu cần có một bộ luật mới, phù hợp với tình hình mới ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Vì những lý do trên, ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, đánh dấu thêm một bước phát triển quan trọng mới trong lịch sử luật hình sự của đất nước ta
Các tội phạm bị áp dụng hình phạt tử hình đã giảm xuống từ 44 điều luật xuống còn 29 điều luật Phù hợp với xu hướng và tỷ lệ này, các hình phạt
tử hình áp dụng đối với các tội phạm có tính chất kinh tế cũng được giảm xuống Theo qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999, các loại tội phạm có tính chất kinh tế sau đây sẽ bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội tham ô tài sản (Điều 278); Tội nhận hối lộ (Điều 279); Tội đưa hối lộ (Điều 289) Như vậy so với Bộ luật Hình sự năm
1985, các tội phạm có tính chất kinh tế bị áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999 giảm xuống còn 7 loại tội phạm Đây là những hành vi phạm tội vì mục đích vật chất đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia, đến tài sản nhà nước, sức khỏe, tài sản công dân và đến trật tự quản
lý kinh tế của nhà nước ta Tuy nhiên với sự phát tiến kinh tế hiện nay cũng
Trang 29như những cam kết hội nhập của chúng ta với các nước trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu, đánh giá về tính hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này Những đánh giá, những nghiên cứu, đề xuất về hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này sẽ được trình bày cụ thể trong phần thực trạng của việc áp dụng hình phạt tử hình của Việt Nam hiện nay
Để có những đánh giá xác thực và tiến bộ cho vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, chúng ta nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản liên quan đến việc áp dụng hình phạt này tại một số nước trên thế giới
2.2.3 Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế tại một số nước trên thế giới
Thế giới ngày nay đang diễn ra những cuộc tranh luận, những cuộc đấu tranh gay gắt về việc có áp dụng hay không áp dụng hình phạt tử hình đối với mọi loại tội phạm nói chung và tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng Đã
có rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và Châu Mỹ latinh đều đã bỏ việc qui định và áp dụng hình phạt tử hình đối với mọi loại tội phạm xuất phát từ việc quan niệm quyền được sống là quyền thiêng liêng, tối thượng của con người Với các tội phạm có tính chất kinh tế, tất cả các quốc gia phát triển đã bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình xuất phát từ những biện pháp khác hữu hiệu hơn để khôi phục những hậu quả kinh tế do hành vi phạm tội gây ra và việc tăng cường những biện pháp quản lý kinh tế chặt chẽ và tiên tiến
Theo thống kê, hiện nay trên toàn thế giới đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ bãi bỏ án tử hình đối với tất cả các loại tội phạm; 10 quốc gia bãi bỏ hình phạt này với mọi tội danh trừ những tội danh đặc biệt như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người; 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong
Trang 30vòng 10 năm qua và có khoảng 70 quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình Mặc dù chưa có con số thống kê chính xác nhưng nhìn chung hiện nay, đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, phần lớn các quốc gia trên thế giới đã
bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình và việc áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này hiện chỉ còn được áp dụng ở một số quốc gia, chủ yếu là tại các quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) Điểm qua việc áp dụng hình phạt tử hình nói chung và hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng, chúng ta sẽ thấy được rõ xu hướng áp dụng hình phạt này:
Tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và Châu Mỹ latinh, hình phạt tử hình hầu hết đã không còn được áp dụng đối với mọi loại tội phạm Cộng hòa Pháp gần như là nước cuối cùng thuộc Liên minh Châu Âu bãi bỏ hoàn toàn việc áp dụng hình phạt này
Tại Liên bang Nga và một số nước trong khối SNG, hình phạt tử hình vẫn còn được áp dụng nhưng phạm vi thì hết sức hạn chế Luật hình sự của Liên bang Nga chỉ qui định một tội phạm duy nhất phải chịu án tử hình, đó là
"tội giết người" (khoản 2, Điều 106 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga)
Khác với Nga, Trung Quốc là quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình đối với khá nhiều tội phạm và Trung Quốc, cùng một số quốc gia khác, luôn
là mục tiêu công kích của các tổ chức dân chủ, nhân quyền trên thế giới trong vấn đề nhân quyền Bộ luật Hình sự hiện hành của Trung Quốc qui định tới
66 tội phạm có khung hình phạt cao nhất là tử hình, bao gồm các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tài sản, tính mạng của nhân dân và cả những tội phạm xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước
Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng Nhật Bản, Bộ luật Hình sự chỉ qui định có 13 tội phạm phải chịu hình phạt tử hình và chủ yếu áp dụng đối
Trang 31với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng và tài sản của công dân
Tại các quốc gia Châu Á khác như Ấn Độ, Singapore, Afganistan, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia… hình phạt tử hình vẫn còn được
áp dụng với mức độ và phạm vi khác nhau Philippines là quốc gia Châu Á mới nhất bãi bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình trước sức ép của Nhà thờ Thiên Chúa giáo, Liên minh Châu Âu và các tổ chức dân chủ, nhân quyền trên thế giới
Tại Trung Đông và các quốc gia hồi giáo khác, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng và tài sản của công dân
Tại Mỹ, hiện còn tới hơn 30 bang áp dụng hình phạt tử hình và trên thực tế chỉ có khoảng 25 bang còn áp dụng hình phạt tử hình bởi luật hình sự một số bang vẫn qui định hình phạt tử hình nhưng không hề áp dụng
Từ những thông số trên, chúng ta có thể thấy rằng hình phạt tử hình đang dần được thay thế bằng những hình phạt khác nhẹ hơn và xu hướng tiến tới việc xóa bỏ án tử hình của thế giới đang diễn ra với một phạm vi rộng và với tốc độ rất nhanh Những thông tin trên cũng cho chúng ta thấy một điều rằng, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế hầu như đã không còn được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Như vậy, từ con số trên và với xu hướng hiện nay, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế ngày càng đi ngược lại xu hướng chung của nhân loại và đặt ra những nhu cầu thực sự cho việc nghiên cứu và xem xét hiệu quả của việc áp dụng hình phạt này Việt Nam, Trung Quốc và một vài quốc gia khác, cần nhận thức rõ xu hướng này để có những điều chỉnh hợp lý, phù hợp với xu hướng hội nhập đang diễn ra hết sức mạnh mẽ hiện nay
Trang 322.3 THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Việc nghiên cứu thực trạng của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế tại Việt Nam hiện nay có vai trò và ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá thực sự khách quan lợi, hại của việc áp dụng hình phạt này Chỉ khi nào có sự nhìn nhận đúng và đánh giá khách quan về thực trạng, chúng ta mới có những sự thay đổi cần thiết và phù hợp với ý chí, nguyện vọng của phần lớn người dân và phù hợp với xu hướng hội nhập, quốc tế hóa mà Đảng và nhà nước ta đang thực hiện rất hiệu quả hiện nay
Trong những năm qua chúng ta đã áp dụng và thi hành khá nhiều án tử hình đối với các tử tội thuộc nhóm này Tuy nhiên, mặc dù án tử hình đã được thi hành khá nhiều, tỷ lệ phạm tội đối với nhóm tội này không những suy giảm và còn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây Thực tiễn này đáng làm chúng ta suy nghĩ về hiệu quả thực sự của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này
Bảng tổng kết sau về số người bị kết án tử hình và bị thi hành án tử hình sẽ cho chúng ta thấy được rõ hơn về việc áp dụng hình phạt tử hình tại Việt Nam hiện nay:
Trang 33Bảng 2.2: Thống kê số người bị thi hành án tử hình
Năm Số người bị thi hành án tử hình
Trang 34Những con số trên cho chúng ta thấy, việc áp dụng hình phạt tử hình vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao so với tổng số người bị đưa ra xét xử Việc
áp dụng hình phạt tử hình chủ yếu được thực hiện ở các thành phố lớn nơi tập trung nhiều thành phần dân cư và nơi tập trung nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh Sau các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân
bị áp dụng hình phạt tử hình nhiều nhất là đến các tội phạm có tính chất kinh
tế như tham ô, đưa và nhận hối lộ, làm hàng giả, tiền giả Như vậy, chúng ta
có thể thấy rằng việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế vẫn còn khá cao so với tỷ lệ tội phạm phải áp dụng hình phạt tử hình nói chung Với tỷ lệ áp dụng khá cao như vậy, liệu chúng ta có làm giảm
đi việc thực hiện các loại tội phạm này trên thực tế?
Thực tiễn đã trả lời chúng ta là ngày càng có nhiều tội phạm có tính chất kinh tế xuất hiện, gây thất thoát và lãng phí rất nhiều tài sản của nhà nước, của nhân dân và dường như chúng ta vẫn chưa tìm ra những phương thức hiệu quả, tiết kiệm và hợp lý để đối phó với loại tội phạm này
Trong thời kỳ đổi mới ngày nay và nhất là trong những thời điểm hiện nay, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều việc xét xử, áp dụng và thi hành hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế Đó là các tội liên quan đến hành vi tham ô, nhận hối lộ của hàng loạt quan chức; hành vi buôn lậu, làm hàng giả, tiền giả, đưa hối lộ và các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác Những vụ án tiêu biểu liên quan đến tội phạm này: Vụ án tại Công ty Epco của Tăng Minh Phụng, Phạm Nhật Hồng, Liên Khui Thìn và Nguyễn Tuấn Phúc; vụ Tamexco với Phạm Huy Phước, Trần Quang Vinh, Nguyễn Đức Cảnh; vụ Công ty Tiếp thị Bộ Nông nghiệp của Lã Thị Kim Oanh… Hiện nay hầu hết những tử tù này đã phải thi hành án, song công tác thu hồi tài sản thất thoát, công tác thi hành án dân sự thì đạt được kết quả rất khiêm tốn Tài sản phải thi hành án nhiều khi bị định giá quá thấp và đã bị tẩu
Trang 35tán trước khi bị niêm phong thi hành, hơn nữa ngay từ đầu những tài sản này
đã được ngụy trang dưới những chủ sở hữu khác và với hệ thống thống kê, kiểm tra tài chính như Việt Nam hiện nay, chúng ta không thể có công cụ thể thu hồi, khắc phục những hậu quả của hành vi phạm tội này gây ra Hơn nữa, người duy nhất có thể khắc phục tốt nhất hậu quả trên, là những người đầu mối của vụ án, người biết rõ tài sản của họ đang ở đâu và bằng cách nào có thể thu hồi được tài sản đó để thi hành án thì đã chết và vì họ đã chết nên không thể giúp chúng ta tiến hành tốt công việc thi hành án trên thực tế
Vụ án Epco của Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng, Liên Khui Thìn là một vụ án gây tranh luận rất lớn trong dư luận Những nhân vật cầm đầu trong vụ việc này đều đã chết nhưng công tác thi hành án thì vẫn không thể thực hiện được như mong muốn và một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến tình trạng này chính là việc chúng ta đã định giá qúa thấp tài sản thi hành
án Xét xử những bị cáo trong vụ án này với hình phạt cao nhất là tử hình với hai mục đích cơ bản là phòng ngừa những hành vi tương tự có thể xảy ra trong tương lai và thu hồi tài sản nhà nước, khắc phục những hậu quả về kinh
tế mà hành vi vi phạm pháp luật gây ra Song rất tiếc cả hai mục đích trên chúng ta đều không hề đạt được một cách trọn vẹn Giả sử, những bị cáo nói trên không bị tử hình, họ sẽ bị tù chung thân suốt đời thì bản thân họ sẽ càng thấm thía hơn bao giờ hết hành vi vi phạm pháp luật của mình, hơn nữa sự hiện diện, sự tồn tại của họ trong tù cũng là một minh chứng cho sự nghiêm minh của pháp luật, điều này có tính giáo dục rất lớn vì thế mục đích phòng ngừa chung chúng ta sẽ đạt được mà không có ai phải chết Hơn nữa, một điều rất quan trọng là nếu những bị cáo trên còn sống, dù trong tù, họ vẫn có thể hoàn thành tốt các nghĩa vụ tài chính, dân sự mà họ mới là người đáng ra phải thi hành Đây là một thực tế đang diễn ra và điều này buộc chúng ta phải suy nghĩ về tính hiệu quả, tính giáo dục, phòng ngừa của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế nêu trên
Trang 36Tương tự với các vụ Tamexco với các tử tội đã bị thi hành án là Phạm Huy Phước, Trần Quang Vinh, Nguyễn Đức Cảnh và vụ Công ty Tiếp thị Đầu
tư Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Lã Thị Kim Oanh (đã được chuyển xuống tù chung thân) việc thi hành án đều gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài nhiều năm Có một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến thực trạng này mà chúng ta rất ít và không muốn đề cập đến, đó chính là việc hầu hết các bị cáo đã chết và vì họ đã chết nên có những tình tiết, những thông tin rất quan trọng cho việc thi hành án đã không bao giờ có được, và như vậy những thiệt hại của nhà nước vẫn còn đó và không còn ai giúp đỡ chúng ta khắc phục hậu quả nêu trên một cách hiệu quả Hơn nữa, trong đời sống kinh doanh hết sức cởi mở thông thoáng nhưng cũng đang còn thiếu nhiều định chế hướng dẫn như hiện nay thì việc việc áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế nhiều khi còn gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho những người làm công việc kinh doanh, những doanh nhân kinh doanh những ngành nghề mới Những người này sẽ bị giảm sút hoặc mất hẳn tính phiêu lưu, mạo hiểm - những phẩm chất vốn rất cần cho những người làm công việc kinh doanh - khi thực hiện những công việc kinh doanh mới, khi muốn thực hiện những ý tưởng mới bởi họ có thể nghĩ rằng những hành vi kinh doanh trong những lĩnh vực rất mới của họ, những lĩnh vực chưa có những hành lang pháp lý cụ thể qui định, rất có thể sẽ là những hành vi vi phạm pháp luật và hình phạt tử hình hoàn toàn có thể được áp dụng trong các loại "tội phạm" có tính chất kinh tế như thế này
Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu, có thái độ
và tư duy mới trong việc áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này Mục tiêu của chúng ta là khi áp dụng hình phạt phải đạt được cả mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung và một điều tối quan trọng đối với việc xử lý tội phạm này chính là việc hậu quả phải được khắc phục càng nhiều càng tốt, những thiệt hại của nhà nước, của nhân dân phải được thu hồi lại
Trang 37càng nhiều càng tốt Để làm tốt được điều này và để nhận thức sâu sắc được thực trạng áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế
từ đó có những chính sách hình sự hợp lý để cải thiện tình hình, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng trên Vậy nguyên nhân của tất cả những tình trạng vừa nêu là gì?
Nguyên nhân đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất, chính là việc chưa thật sự có một sự nhìn nhận, đánh giá và nghiên cứu thấu đáo về bản chất của loại tội phạm này, về mục đích của việc áp dụng hình phạt tử hình đối với chúng Bản chất của loại tội phạm này chính là việc hành vi phạm tội đã làm thiệt hại đến tài sản nhà nước, tài sản nhân dân và đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước Áp dụng hình phạt đối với loại tội phạm này chính là hành động nhằm chống lại sự vi phạm của chính người phạm tội, chống lại các hành vi tương tự có thể xảy ra trong tương lại, gây thiệt hại đến các mối quan
hệ xã hội mà pháp luật muốn bảo vệ, đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước Mục đích cuối cùng của việc áp dụng hình phạt với các tội phạm có tính chất kinh tế chính là mục đích khôi phục lại những thiệt hại về kinh tế mà hành vi phạm tội đã gây ra, khôi phục lại niềm tin của nhân dân vào chính quyền và răn đe những người đang thực hiện hoặc đang có ý định thực hiện hành vi vi phạm tương tự Tuy nhiên sau khi nghiên cứu kỹ 7 tội phạm danh có tính chất kinh tế như đã nêu ở trên chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng hình phạt tử hình chưa thật sự xuất phát từ sự nghiên cứu kỹ bản chất của loại tội phạm