Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề pháp lý cơ bản về dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm như: Khái niệm, đặc điểm, phân
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THU TRANG
DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THU TRANG
DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Tiến Việt
HÀ NỘI - 2012
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THU TRANG
DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 4ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THU TRANG
DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Tiến Việt
HÀ NỘI - 2012
Trang 5Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM
TỘI TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
8
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU TRONG MẶT KHÁCH
QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.2.2 Các đặc điểm của dấu hiệu hậu quả phạm tội 21
1.3 Mối quan hệ giữa dấu hiệu hậu quả phạm tội với các dấu
hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm
Trang 6không bắt buộc khác trong mặt khách quan của tội phạm
Chương 2: Sự thể hiện dấu hiệu hậu quả phạm tội trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 hiện hành và thực tiễn áp dụng
33
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 HIỆN
HÀNH
33
2.1.1 Sự thể hiện dấu hiệu hậu quả phạm tội với tƣ cách là dấu hiệu
định tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành
33
2.1.2 Sự thể hiện dấu hiệu hậu quả với tƣ cách là dấu hiệu định
khung theo Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành
39
2.2 Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hậu quả phạm tội, một số tồn tại
và những nguyên nhân cơ bản
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của bộ luật hình sự việt nam năm
1999 hiện hành liên quan đến dấu hiệu hậu quả phạm tội
72
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 hiện hành liên quan đến dấu hiệu
hậu quả phạm tội
72
Trang 73.1.2 Về phương diện lập pháp 73
3.2 Nội dung hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hậu quả phạm
tội
74
3.2.1 Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 hiện hành về dấu hiệu hậu quả phạm tội liên quan đến
việc định tội danh
74
3.2.2 Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 hiện hành về dấu hiệu hậu quả phạm tội liên quan đến
việc định khung hình phạt
79
3.2.3 Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 hiện hành liên quan đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự
84
3.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về
dấu hiệu hậu quả phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 hiện hành
85
3.3.1 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật
của những người có thẩm quyền đặc biệt là đội ngũ thẩm
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1 Số liệu thống kê số tội phạm có dấu hiệu hậu quả phạm
tội là dấu hiệu bắt buộc theo Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 hiện hành
34
2.2 Số liệu thống kê dấu hiệu hậu quả phạm tội với tư cách
là dấu hiệu định khung trong Bộ luật hình sự năm 1999
hiện hành
39
2.3 Thống kê số liệu các loại án có dấu hiệu hậu quả phạm
tội là dấu hiệu bắt buộc phải giải quyết tương quan với
tổng số vụ án phải quyết trong toàn quốc giai đoạn 2001 -
2010
48
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, "nếu thừa nhận: Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực xã hội, thì cuộc đấu tranh chống tội phạm được coi là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi chế độ xã hội" [28, tr 5] Về vấn đề này, C Mác đã cho rằng: "Cũng như pháp luật, tội phạm là hành vi của cá nhân riêng biệt đấu tranh chống lại quan hệ thống trị chứ không phải phát sinh từ một ý muốn đơn thuần Trái lại, điều kiện phát sinh ra tội phạm cũng giống như điều kiện phát sinh ra nền thống trị hiện hành" [58, tr 11] Do
đó, trong bất kỳ một xã hội nào pháp luật ra đời không chỉ thuần túy là nhu cầu cai trị của nhà nước, là công cụ bảo vệ giai cấp thống trị mặc dù đó là một phần chủ yếu Pháp luật còn đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập, duy trì kỷ cương cho xã hội ấy
Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP "Về tăng cường công tác phòng, chống
tội phạm trong tình hình mới" ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã nhận định:
Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Cơ cấu thành phần tội phạm có những thay đổi, số thanh niên phạm tội chiếm tỷ lệ ngày càng cao Đặc biệt là tình trạng phạm tội có tổ chức như tham nhũng, buôn lậu, mua bán phụ nữ, xâm hại trẻ em phạm tội có sử dụng bạo lực, cướp của, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ hung hãn; gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội [12]
Như vậy, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi không chỉ
bảo vệ các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đã bị tội phạm
Trang 10xâm hại, mà cần bảo vệ chúng (quan hệ xã hội đó) trong những trường hợp chưa bị xâm hại Đây còn là yêu cầu có ý nghĩa tiên quyết thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta Chính sách hình sự, đúng như GS TSKH Đào Trí
Úc đã viết, "là một bộ phận của chính sách pháp luật, bởi vì đó là những định hướng, những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình sự vào lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm" [53, tr 34] Cho nên, trường hợp nếu tội phạm đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì cũng cần
có sự nhìn nhận, đánh giá mức độ cho khách quan, chính xác và công bằng, bảo đảm sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành qua những lần sửa đổi, bổ sung (gần đây nhất là năm 2009) mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần phải hoàn thiện, trong đó có quy định về dấu hiệu hậu quả phạm tội với tư cách là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung; chưa hướng dẫn thống nhất về nó trong cấu thành tội phạm vật chất hay với tư cách
là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt dẫn tới thực tế còn nhầm lẫn giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức, ảnh hưởng tới việc định tội danh và quyết định hình phạt, qua đó bỏ lọt tội phạm và ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay khi quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ với xu thế toàn cầu hóa, tình hình xã hội ngày càng diễn biến phức tạp đặc biệt đòi hỏi gắt gao của công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nội dung: "Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật", xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng để nó trở thành công cụ đắc lực của nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo
Trang 11vô cùng cấp thiết Do đó, học viên đã chọn đề tài: "Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam" làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, việc nghiên cứu về tội phạm và cấu thành tội phạm nói chung đã được quan tâm dưới những góc độ và bình diện khác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu độc lập, riêng rẽ, và có hệ thống dấu hiệu "hậu quả phạm tội" trong mặt khách quan của tội phạm mới chỉ được đề cập gián tiếp thông hay việc phân tích chung về tội phạm, trong các sách chuyên khảo hay
các Giáo trình hoặc các bài viết cụ thể theo ba nhóm như sau:
* Nhóm thứ nhất, bao gồm giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: 1) GS TSKH Lê Văn Cảm, Mục IV, phần II, Chương thứ
tư - Tội phạm, Trong sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
2) PGS.TS Kiều Đình Thụ, Chương IX, Mặt khách quan của tội phạm, Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
(Tập thể tác giả do GS TSKH Lê Văn Cảm chủ biên); 3) GS TS Nguyễn
Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1991; 4) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, 2008; 5) PGS.TS Kiều Đình Thụ, Tìm
hiểu về luật hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996; Nxb
Đồng Nai, 1998; 6) TS Trịnh Tiến Việt, Bình luận khoa học - thực tiễn về một
số vấn đề của luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; 7) Viện luật học, Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986; 9) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập 1,
Phần các tội phạm - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Nxb Hà Nội, 1987;
v.v
Trang 12* Nhóm thứ hai, bao gồm các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ sau: 1) Lê
Đăng Doanh, Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 1999; 2) Nguyễn Thị Ngọc
Linh, Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc
mặt khách quan của tội phạm, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2010
* Nhóm thứ ba, còn có nhiều bài báo khoa học được công bố liên
quan đến dấu hiệu hậu quả phạm tội như: 1) GS TSKH Lê Cảm, Những vấn
đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (Trên cơ sở Bộ luật hình sự năm 1999), Tạp chí Tòa án nhân dân số 7(4)/2005; 2) GS TSKH Lê Cảm, Lý luận
về cấu thành tội phạm trong luật hình sự, Tạp chí Luật học, số 2/2004; 3) TS
Trịnh Tiến Việt, Bàn về mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tạp chí Khoa học (Chuyên san kinh tế - Luật)
của Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3/2003; 4) TS Trịnh Tiến Việt và Phan Thị
Thủy, Bàn về mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự, Tạp chí Khoa học (Chuyên san kinh tế - Luật) của Đại
học Quốc gia Hà Nội, số 2/2003; 5) Nguyễn Phúc Lưu, Hậu quả của tội phạm
và vấn đề định khung hình phạt trong Bộ luật hình sự 1999, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 2/2007; 6) Vũ Ngọc Tiếu, Lỗi cố ý gián tiếp trong mối quan
hệ nhân quả, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/1994; v.v
Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung các công trình trên cho thấy các công trình nghiên cứu sâu về cấu thành tội phạm nói chung mà những vấn đề về dấu hiệu hậu quả phạm tội chỉ chỉ chiếm một phần nhỏ, hoặc được đề cập gián tiếp qua nội dung các yếu tố cấu thành tội phạm thực sự đi sâu nghiên cứu về nó Nói một cách khác, đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu độc lập, riêng rẽ và có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về vấn đề này
Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật cũng như việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự có ý
Trang 13Vì những lý do trên, việc lựa chọn và triển khai đề tài "Dấu hiệu hậu quả phạm
tội trong mặt khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam" là cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề pháp lý cơ
bản về dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, mối quan hệ của nó với các dấu hiệu cấu thành mặt khách quan khác, sự thể hiện dấu hiệu hậu quả phạm tội trong
Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, thực tiễn áp dụng dấu hiệu này trong thực tế đồng thời cũng đi sâu tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng để đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm trong các tội phạm cụ thể và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, luận văn có các nhiệm vụ chính sau đây:
1) Làm rõ khái niệm và các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm; phân tích khái niệm, các đặc điểm của dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ giữa dấu hiệu hậu quả phạm tội với các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm;
2) Phân tích sự thể hiện dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành;
3) Phân tích và đánh giá các ví dụ, bản án điển hình về việc áp dụng dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm trong thực tiễn xét xử ở nước ta thời gian vừa qua;
4) Nghiên cứu việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hậu quả phạm tội
Trang 145) Luận văn đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hậu quả phạm tội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó - Dấu hiệu hậu quả
phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề xung quanh dấu hiệu hậu quả phạm tội, và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan tới nó dưới góc độ khoa học luật hình sự Trên cơ sở đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục Đồng thời, đưa ra những kiến giải nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu hậu quả phạm tội trong thực tiễn xét xử
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước ta về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả có tiếp thu chọn lọc các công trình khoa học đã công bố, các đánh giá của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến dấu hiệu hậu quả phạm tội
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy các quy định của pháp luật; khảo sát thực tế để phân tích các vấn đề khoa học trong luận văn
Trang 156 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu luận văn góp phần hoàn thiện lý luận
về dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm Cụ thể đã làm rõ được các vấn đề chung về dấu hiệu hậu quả phạm tội, phân tích nó trong tương quan với các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm, chỉ ra các mâu thuẫn, bất cập của quy định hiện hành, chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
Bộ luật hình sự về vấn đề này
Về thực tiễn, luận văn đã phân tích và đánh giá các ví dụ, bản án điển
hình về việc áp dụng dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm trong thực tiễn xét xử ở nước ta trong thời gian vừa qua; qua đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo, học tập Đặc biệt, những đề xuất của luận văn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
về vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu ba chương với nội dung sau đây:
Chương 1: Các vấn đề chung về dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt
khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Sự thể hiện dấu hiệu hậu quả phạm tội trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 hiện hành và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành liên quan tới dấu hiệu hậu quả phạm tội
Trang 16Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI
TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm
* Khái niệm mặt khách quan của tội phạm
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói:
Con người vốn là sản phẩm của lịch sử, hành động của họ ít nhiều bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội khách quan Trong những trường hợp phạm pháp, có người không hiểu mà làm điều sai trái,
có người phạm tội vì tham lam, vì ghen ghét, có người vì hoàn cảnh đau ốm, túng thiếu thúc bách, có người vì nhẹ dạ mà bị mua chuộc, phỉnh phờ [14, tr 58]
Dù bị chi phối bởi yếu tố nào đi nữa, có thể khẳng định tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp lý gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, cũng như sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng mà "xét về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố là chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc, thể hiện nội dung chính trị, xã hội của tội phạm" [20, tr 111] Mỗi một yếu tố đó có một vị trí, vai trò khác nhau trong cấu thành các tội phạm cụ thể Đề cập đến một cấu thành tội phạm không thể không nói tới mặt
Trang 17nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm cụ thể thì tất yếu nó phải bao gồm
cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong
Các dấu hiệu bên ngoài cấu thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả phạm tội; mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội; cùng với các yếu tố khác như: Phương pháp, phương tiện, thủ đoạn và hoàn cảnh phạm tội Nói một cách chung nhất thì mặt khách quan của tội phạm chính là sự tổng hòa mặt bên ngoài bao gồm các dấu hiệu biểu hiện của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm có thể gây ra những thay đổi nguy hiểm trong hiện thực khách quan, nếu xác định đúng mặt khách quan của tội phạm
có ý nghĩa trước hết đối việc định tội, nó giúp cho hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan như Toà án, các cơ quan bảo vệ pháp luật khác phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể Ví dụ: Do thù hằn với B nên A đã chuẩn bị dao và dùng dao đâm B nhiều nhát cho đến khi B ngừng thở Như vậy, hành vi của A
đã trực tiếp xâm phạm tới tính mạng của B, dẫn tới việc B chết Hành vi của
A và hậu quả là B chết có mối quan hệ nhân quả với nhau.Việc xem xét các dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội
Bên cạnh đó, trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội phạm
cụ thể dấu hiệu hậu quả phạm tội biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa là dấu hiệu định khung hình phạt Ví dụ: Gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% là dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 112 Tội hiếp dâm trẻ
em được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999
Thậm chí, trong các tình tiết tăng nặng, hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự có những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nguy hiểm
Trang 18của hành vi phạm tội và vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm Ví dụ: Hành vi tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, là trường hợp người phạm tội gây ra thiệt hại cho khách thể của tội phạm thì hoàn toàn tự nguyện không có sự ép buộc nào đã thực hiện hành vi sửa chữa, bồi thường
và khắc phục thiệt hại do mình gây ra Hay theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46 thì trường hợp phạm tội chưa gây thiệt hại hay thiệt hại không lớn cũng là một tình tiết quan trọng để tòa án xem xét khi quyết định hình phạt đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội
Cuối cùng, trong một chừng mực nhất định từ các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm, ta có thể xác định được mặt chủ quan của tội phạm
Ví dụ: Hành vi của A cầm dao đâm B, B bỏ chạy nhưng A cố chạy theo và đâm nhiều nhát vào những chỗ hiểm dẫn tới B chết Qua việc A dùng hung khí nguy hiểm và chạy theo truy sát tới cùng, có thể xác định lỗi của A khi thực hiện hành vi phạm tội của mình là lỗi cố ý
1.1.2 Các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm
Như đã trình bày ở trên, mặt khách quan của tội phạm bao gồm nhiều dấu hiệu đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm, thời gian phạm tội địa điểm phạm tội, hành động phạm tội, mỗi dấu hiệu có một vị trí, vai trò khác nhau trong các cấu thành tội phạm Có dấu hiệu bắt buộc mang tính chất quyết định không thể thiếu trong bất kỳ tội phạm nào Bên cạnh đó cũng có những dấu hiệu khác tuy không đóng vai trò quyết định nhưng có ý nghĩa nhất định khi định khung hình phạt Các dấu hiệu trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mặt khách quan của tội phạm Trước hết, phải
kể tới dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là một dấu hiệu bắt
Trang 19* Hành vi nguy hiểm cho xã hội
Là một dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm, cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm, phân loại thống nhất về hành vi nguy hiểm cho xã hội Tuy nhiên, có thể hiểu: "Hành vi nguy hiểm cho xã hội là cách xử
sự của con người thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ" [38, tr 167] Nói đến hành vi, chúng ta có thể hiểu đó là những biểu hiện thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí Hành vi gây nên những thiệt hại cho khách thể của tội phạm Nói một cách khác, "Hành vi nguy hiểm cho xã hội chính là cầu nối giữa khách thể và chủ thể" [20, tr 63], sẽ không có tội phạm và người phạm tội nếu như không
có hành vi nguy hiểm cho xã hội Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi nguy
hiểm cho xã hội có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là dấu hiệu bắt
buộc trong mặt khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội Đây là đặc điểm có tính chất quan trọng và quyết định nhất trong việc phân biệt một hành vi là vi phạm pháp luật khác với hành vi phạm tội Về mặt khách quan, hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại tới những quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ Những quan hệ xã hội đó được quy định trong khoản 1, Điều 8 của Bộ luật hình sự bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền và những lợi ích hợp pháp khác của công dân, trật tự xã hội chủ nghĩa Có nghĩa là, nếu không xâm phạm những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi đó dù có nguy hiểm cho
xã hội thì cũng không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội Điều đó có nghĩa
là quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đóng vai trò quan trọng
Trang 20trong việc quyết định hành vi nào đó là tội phạm hay không phải là tội phạm Theo đó, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ cũng như mức độ thiệt hại do hành vi đó gây ra Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội phụ thuộc vào ý nghĩa của nó đối với giai cấp thống trị và ý nghĩa này có thể thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội mà nó phải kết hợp với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm như lỗi, động cơ phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội đó
Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là dấu hiệu bắt
buộc trong mặt khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và ý chí Hành vi của con người là sự thống nhất giữa yếu tố bên ngoài và bên trong Điều này có nghĩa, một người bình thường, khỏe mạnh về mặt tâm lý, có lý trí, tự do ý chí thì hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một xử sự phù hợp với lợi ích của mình, của cộng đồng Như vậy, đòi hỏi hành vi của con người phải
có ý thức và ý chí Về mặt ý thức, người đó phải nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm và tính trái pháp luật của hành vi mà mình gây ra cho xã hội
Về ý chí, hành động của người đó phải được cân nhắc, suy nghĩ, có kế hoạch, biện pháp để thực hiện những mục đích đó Không thể có hành vi khách quan của tội phạm mà những biểu hiện ra bên ngoài của nó không được ý thức của
họ kiểm soát hoặc ý chí của họ điều khiển Đối với trường hợp người bị bệnh tâm thần họ mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình
và do đó họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự cho nên dù họ có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như gây thương tích, phá hoại tài sản của người khác thì cũng không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự Đặc biệt, đối với những người dưới 14 tuổi không có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc không đủ
Trang 21khả năng điều khiển được ý chí thì theo quy định của pháp luật cũng không bị coi là tội phạm
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ người nào vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm,
có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi và khả năng điều khiển được hành vi đó thì mới phải chịu trách nhiệm hình
sự Đây chính là đặc điểm không thể thiếu của hành vi nguy hiểm cho xã hội
Thứ ba, hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là dấu hiệu bắt
buộc trong mặt khách quan của tội phạm phải là hành vi thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động Hành động phạm tội là hình thức của hành
vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm Ví dụ: Hành động đập, phá, đâm, chém, đầu cơ, cất giữ trái phép vũ khí… Hành động phạm tội có thể là chỉ là tác động đơn giản xảy
ra một lần trong một thời gian ngắn hoặc có thể là tổng hợp các động tác khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm như dùng tay bóp chết đứa trẻ hoặc có thể thông qua công cụ, phương tiện phạm tội trong trường hợp dùng súng để gây thương tích cho người khác Hành động phạm tội có thể được thực hiện qua lời nói như: Xúi giục người khác thực hiện hành vi giết người hoặc việc làm như: Hành động cướp tài sản của người khác
Đối lập với hành động phạm tội, không hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm thông qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù
có đủ điều kiện để làm Ví dụ: Trường hợp A thấy B bị C đâm nhiều nhát
Trang 22trong tình trạng nguy kịch nếu không gọi cấp cứu kịp thời có thể sẽ chết mà A
bỏ mặc trong khi A hoàn toàn có thể cứu giúp B
Hành động phạm tội và không hành động phạm tội đều là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ "Tính gây thiệt hại này của hành động và không hành động phạm tội là mặt khách quan của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có ý nghĩa quyết định tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung cũng như của hành vi khách quan nói riêng" [22, tr 105] Đối với hình thức hành động phạm tội, tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ, việc đã làm bị luật hình sự ngăn cấm không kể chủ thể thực hiện là ai Đối với hình thức không hành động phạm tội, tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể hiện ở chỗ việc phải làm mà chủ thể không làm mặc dù có đủ điều kiện để làm là nghĩa
vụ pháp lý của chủ thể Hay nói cách khác, điều kiện có thể buộc người nào
đó phải chịu trách nhiệm hình sự về không hành động của mình là: Người đó
có nghĩa vụ phải hành động và người đó có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa
vụ này Trong các loại tội phạm có loại chỉ thực hiện được dưới hình thức hành động như: Tội cướp giật tài sản (Điều 136 Bộ luật hình sự), tội phản bội
Tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự), tội hiếp dâm được (Điều 111 Bộ luật hình sự), có loại tội chỉ thực hiện được dưới dạng không hành động như: Tội không cứu giúp người ở tình trạng nguy hiểm tới tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự) và tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) Có những tội vừa có thể thực hiện được bằng hành động vừa có thể thực hiện được bằng không hành động Ví dụ, tội hủy hoại tài sản (Điều 143 Bộ luật hình sự), tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202
Bộ luật hình sự) Như vậy, nếu phân biệt được rõ các cấu thành tội phạm mà
Trang 23trong đó hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động chính
là một trong những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác
Thứ tư, hành vi nguy hiểm cho xã hội với ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp luật hình sự Hành vi đã được thực hiện chỉ coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu hành
vi đó thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm
cụ thể được quy định trong luật hình sự Do đó, hành vi khách quan của bất
kỳ tội phạm cụ thể nào đều có tính được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự Thừa nhận nguyên tắc quan trọng này trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta đều quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự" [33, Điều 8] Như vậy, theo pháp luật nước ta, chỉ có Bộ luật hình sự mới là văn bản pháp luật quy định hành vi nào đó là tội phạm Còn các vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm được quy định trong các văn bản ngoài pháp luật hình sự Ví dụ: Vi phạm dân sự sẽ được quy định trong Bộ luật dân sự, vi phạm hành chính sẽ được quy định trong Bộ luật hành chính Đây là một đặc điểm quan trọng khi nói tới hành vi nguy hiểm cho xã hội Đó cũng là một nguyên tắc được nhiều nước trên thế giới thừa nhận với nội dung: "nulliem crimen sine lege" nghĩa là không có tội phạm nếu không có luật
* Phương tiện phạm tội
Phương tiện phạm tội là những vật, dụng cụ được người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm, phương tiện phạm tội bao gồm cả công cụ phạm tội Đây không phải là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm Trong một số trường hợp nhà làm luật quy định đây là dấu hiệu định tội Ví dụ: Tại khoản 1 Điều 290 Bộ luật hình sự quy định tội làm môi giới hối lộ phương tiện phạm tội là những giá trị vật chất như vàng, kim cương, đá quý là những dấu hiệu định tội Trong trường hợp khi tính chất của phương tiện
Trang 24phạm tội có định hướng rõ rệt tới mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng Ví dụ: "Dùng vũ khí, phương tiện, hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" được dùng là dấu hiệu định khung của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự hay
"Dùng chất nổ, chất cháy, hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại điểm b khoản 2 Điều 143 Bộ luật hình sự Trong trường hợp này, phương tiện phạm tội có ý nghĩa định khung hình phạt
* Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm
Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm là cách thức để thực hiện hành vi phạm tội Đây cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm Trong một số tội phạm phương pháp và thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội Ví dụ: "Người nào dùng mọi thủ đoạn" khiến người lệ thuộc mình, hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu là dấu hiệu định tội trong tội cưỡng dâm tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sự hay thủ đoạn "lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác" cản trở việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân là dấu hiệu định tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự Trong trường hợp khác, phương pháp và thủ đoạn được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng trong một số tội phạm như: "Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm" quy định tại điểm d khoản
2 Điều 138 Bộ luật hình sự là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội trộm cắp tài sản hay "dùng thủ đoạn xảo quyệt" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140
Bộ luật hình sự sản là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trong những trường hợp luật pháp không quy định phương pháp, thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội, hoặc định khung tăng
Trang 25nặng thì thủ đoạn, phương tiện phạm tội có ý nghĩa là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và là căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt
* Thời gian phạm tội
Thời gian phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm, nó không thể được hiểu một cách đơn giản là thời gian nhất định của một ngày, tháng hay năm mà phải được hiểu là một thời kỳ nhất định phản ánh bằng các sự kiện chính trị, xã hội Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội: Ví dụ hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định đảm bảo an toàn "Trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện" là dấu hiệu định tội theo quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về bảo đảm
an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng ví dụ: Phạm tội trong chiến đấu được quy định tại Điều 330 tội vi phạm quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban và khoản 2 Điều 331 tội vi phạm các quy định về bảo vệ; định khung hình phạt đặc biệt tăng nặng của cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng - Khoản 3 Điều 318 Bộ luật hình sự tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, làm việc
* Địa điểm phạm tội
Địa điểm phạm tội là một dấu hiệu không bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự có thể được hiểu là một điểm hoặc lãnh thổ nhất định mà có sự kiện phạm tội tương ứng xảy ra (Tội phạm bắt đầu được thực hiện, tội phạm kết thúc về mặt pháp lý và hậu quả phạm tội xảy ra) Trong luật hình sự, địa điểm phạm tội có thể là dấu hiệu định tội trong một số tội phạm nhất định Ví dụ: Trong khoản 1 Điều 83 Bộ luật hình sự quy định
về tội hoạt động phỉ như sau: "Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân
Trang 26mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển hay vùng hiểm yếu khác
… thì…" Như vậy, dấu hiệu "vùng rừng, vùng núi, vùng hiểm yếu khác" là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội hoạt động phỉ Trong một số trường hợp địa điểm phạm tội cấu thành tăng nặng như khoản 2 Điều 333 tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quy định "Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt…" Như vậy, phạm tội trong khu vực có chiến sự chính là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí
Tóm lại, dấu hiệu địa điểm phạm tội cũng đóng một vai trò quan trọng trong mặt khách quan của tội phạm Đây là một yếu tố động đòi hỏi sự linh hoạt của người áp dụng luật trong quá trình áp dụng nó vào từng cấu thành tội phạm cụ thể
* Hoàn cảnh phạm tội
Hoàn cảnh phạm tội là tổng hợp tất cả các tình tiết khách quan xung quanh việc thực hiện tội phạm có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là bối cảnh xã hội khi hành vi phạm tội diễn ra Hoàn cảnh phạm tội có thể được luật hình sự quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ Ví dụ:
"Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác" là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng tội buôn lậu quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự
Tóm lại, trong các cấu thành tội phạm:
Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh là dấu hiệu của cấu thành tội phạm Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản Các nội dung biểu hiện khác trong mặt khách quan chỉ được phản ánh trong những cấu thành tội phạm
Trang 27nhất định có thể là cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng [22, tr 99]
Mỗi dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm có vị trí, vai trò nhất định trong các cấu thành tội phạm cụ thể Tuy nhiên, chúng có mối quan hệ qua lại, biện chứng với nhau đóng vai trò quan trọng khi xác định một tội phạm cụ thể trong luật hình sự Trong các dấu hiệu không bắt buộc có một dấu hiệu gần nhất với dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội phản ánh rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà không thể không nhắc tới
đó là dấu hiệu hậu quả phạm tội
1.2 KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM VÀ Ý NGHĨA CỦA DẤU HIỆU NÀY
1.2.1 Khái niệm hậu quả phạm tội
Hậu quả phạm tội là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự Nó được thể hiện trên nhiều phương diện: Xác định tội phạm, phân loại tội phạm, đánh giá tính chất của tội phạm, xác định các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt… và là một vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm hậu quả phạm tội
Theo Cuốn Từ điển thuật ngữ luật học định nghĩa: "Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ" [23, tr 118] Theo đó, thì thiệt hại này có thể là thiệt hại về mặt vật chất, thiệt hại về tinh thần, các biến đổi xã hội nguy hiểm khác xâm phạm tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
Theo Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên quan niệm: "Hậu quả của tội phạm là thiệt hại (Sự thay đổi nguy hiểm) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ" [65, tr 196]
Trang 28GS.TSKH Lê Cảm viết: "Hậu quả phạm tội là sự thiệt hại cụ thể nhất định và đáng kể do hành vi phạm tội gây ra cho các lợi ích (khách thể) cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự" [6, tr 367]
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa lại cho rằng: "Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và thường được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay còn gọi là đối tượng tác động của tội phạm" [20, tr 153]
Có thể nói, về tên gọi vẫn chưa có sự thống nhất, có quan điểm dùng thuật ngữ "hậu quả của tội phạm", có quan điểm sử dụng thuật ngữ "hậu quả phạm tội" hay "hậu quả nguy hiểm cho xã hội", song dù gọi theo cách nào thì vấn đề cốt lõi được nhấn mạnh tới ở tất cả các quan điểm đó là hậu quả là sự gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và nó xâm phạm tới quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ Quan điểm của GS TSKH Lê Cảm đã nhấn mạnh tới tính cụ thể và mức thiệt hại đáng kể mà tội phạm gây ra, nhấn mạnh được sự khác biệt giữa thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra so với các hành vi vi phạm pháp luật khác Còn GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa nhấn mạnh được nội dung sự thể hiện thiệt hại đó dưới hình thức cụ thể đó là sự biến đổi của đối tượng tác động Mặc dù vậy, việc đưa ra một khái niệm vừa chính xác, đầy đủ về mặt nội dung vừa ngắn gọn, logic về mặt pháp lý lại bảo đảm được sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật thì theo chúng tôi khái
niệm đó phải thể hiện được: Thứ nhất là bản chất pháp lý của nó; thứ hai là sự thể hiện của dấu hiệu hậu quả phạm tội; thứ ba là mối quan hệ của nó với
hành vi nguy hiểm cho xã hội và nó phải được quy định trong pháp luật hình
sự Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học trên đây, cũng như việc xem xét dấu hiệu đó trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng tôi xin
đưa ra khái niệm này dưới góc độ luật hình sự như sau: Hậu quả phạm tội là
thiệt hại cụ thể (vật chất, thể chất, tinh thần, chính trị) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ, đồng thời
Trang 29là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm vật chất, nó thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm
Từ khái niệm khoa học đã nêu về dấu hiệu hậu quả phạm tội trên đây
có thể khẳng định bản chất của dấu hiệu hậu quả phạm tội chính là sự gây
thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ, đồng
thời với tư cách là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả phạm tội lại đóng vai trò rất quan trọng để xác định dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm, cũng như trong thực tiễn xây dựng pháp luật và có những kiến giải quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự
1.2.2 Các đặc điểm của dấu hiệu hậu quả phạm tội
Hậu quả phạm tội dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì cũng phản ánh những đặc điểm xã hội pháp lý - pháp lý sau đây:
Thứ nhất, hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm phải là thiệt hại cụ thể gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ
Sự tác động của hành vi nguy hiểm cho xã hội tác động lên các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ không phải theo hướng có lợi mà gây thiệt hại cho các quan hệ đó Thiệt hại mà tội phạm gây
ra là thiệt hại cụ thể nhất định có thể là thiệt hại về tài sản, tính mạng, nhưng phải là sự cụ thể hóa của hành vi phạm tội chứ không phải là dấu hiệu chung chung Đó là hậu quả phạm tội Bất kỳ một tội phạm nào đều có thể gây ra (hoặc đe dọa gây ra) thiệt hại cho xã hội ở các mức độ khác nhau cho khách thể tương ứng được luật hình sự bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự Nếu như một hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng thực tế lại không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ mà luật hình sự bảo vệ thì hành vi đó cũng không cấu thành tội phạm Trong các cấu thành tội
Trang 30phạm của Bộ luật hình sự, dấu hiệu hậu quả phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội (Điều 86 Bộ luật hình sự) quy định: "Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì…, hành vi đó xâm phạm đến việc thực hiện đúng đắn các chính sách lớn của nhà nước về kinh tế - xã hội, là khách thể loại của tội phạm Trong trường hợp này, luật hình sự không quy định hậu quả phạm tội là dấu hiệu định tội của tội phạm cũng không phải là căn cứ xác định tội phạm hoàn thành Hay nói cách khác, nó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Điều 86 Bộ luật hình sự Nói như vậy có nghĩa là, dấu hiệu này chỉ được mô tả trong trường hợp hành vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ khi hậu quả phạm tội xảy ra Ví dụ: Trong tội hủy hoại rừng (Điều189 Bộ luật hình sự), nếu chỉ có hành vi đốt, phá rừng chưa phản ánh hết tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nếu như hành vi đó không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hay hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, làm nhục nạn nhân chỉ có tính nguy hiểm đầy đủ cho xã hội của tội bức tử khi đã gây ra hậu quả là dẫn đến xử sự tự sát của nạn nhân, hành vi giết người trong cấu thành tội phạm Điều 94 Bộ luật hình sự tội giết con mới đẻ có tính nguy hiểm cho xã hội khi hậu quả xảy ra là dẫn tới đứa trẻ bị chết Theo đó:
Hậu quả nói chung phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm vô ý Vô ý là sự phủ định chủ quan ít nghiêm trọng hơn sự phủ định chủ quan của lỗi cố ý Do vậy, chỉ trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan ở mức độ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì hành vi mới có tính nguy hiểm cho xã hội Đối với tội cố ý dấu hiệu hậu quả không được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm mà chỉ ở trong một số cấu thành tội phạm [20, tr 152]
Trang 31Việc quy định thiệt hại đó phải xâm phạm tới quan hệ mà luật hình sự xác lập và bảo vệ cho phép ta phân biệt sự thiệt hại gây ra cho những quan hệ
xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của những ngành luật khác
Thứ hai, hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua sự biến đổi trạng thái bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay còn được gọi là đối tượng tác động của tội phạm
Như đã trình bày, hậu quả phạm tội là thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ, cụ thể là gây thiệt hại cho những yếu tố cấu thành quan hệ xã hội gồm: Đối tượng, chủ thể, nội dung các quan hệ xã hội Cấu thành tội phạm mô tả hậu quả phạm tội qua dấu hiệu phản ánh sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động Tùy theo cách thức, cường độ xâm hại mà thiệt hại có thể được thể hiện dưới những dạng cụ thể sau:
Thứ nhất, đó là thiệt hại về thể chất Thiệt hại này bao gồm: Thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe: Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều
106 Bộ luật hình sự) dấu hiệu hậu quả được mô tả với tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Thứ hai, đó là sự thiệt hại về vật chất Thiệt hại này có thể được thể
hiện dưới dạng tài sản bị phá hoại, bị chiếm đoạt hay làm hư hỏng… Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự), dấu hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả là thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, hay tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản dấu hiệu hậu quả được mô tả là tài sản bị hủy hoại hoặc làm hư hỏng có giá trị có giá tri từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
Trang 32Thứ ba, hậu quả của tội phạm còn thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần Hành vi phạm tội ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, nhân phẩm của con
người Ví dụ: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật hình sự); tội làm nhục người khác (Điều 121 Bộ Luật hình sự); tội vu khống (Điều 122 Bộ luật hình sự)
Thứ tư, thiệt hại về chính trị: Là hậu quả do hành vi phạm tội gây ra
xâm phạm tới sự vững mạnh của chế độ chính trị của nhà nước ta Ví dụ: Tội phá rối an ninh (Điều 89 Bộ luật hình sự) hay tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự)…
Ngoài ra, theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa còn có sự biến đổi khác như: Một là, sự biến dạng xử sự của con người Hành vi nguy hiểm cho xã hội
có thể làm biến dạng xử sự của con người, khiến cho người đó có thể làm hoặc không làm một việc, mà việc đó có thể coi là kết quả của hành vi khách quan đã thực hiện của người phạm tội Chẳng hạn:
Trong Điều 100 tội bức tử, xử sự tự sát của nạn nhân chính
là hậu quả của hành vi bức tử; bên cạnh đó, còn có sự biến đổi từ tình trạng bình thường sang tình trạng nguy hiểm Là trường hợp
mà chúng ta chỉ thừa nhận hành vi chỉ cấu thành tội phạm nếu gây
ra một tình trạng hết sức nguy hiểm [20, tr 115]
Nói tóm lại, các dạng thiệt hại này chúng ta có thể định tính và định lượng được bằng các chỉ số ước định trong từng thời gian và hoàn cảnh cụ thể Tổng hợp tất cả các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra sẽ đạt được một đại lượng chung là hậu quả phạm tội Qua đó, nhà làm luật có thể phân định thành các tiêu chí đánh giá các mức độ hậu quả phạm tội để phân chia khung hình phạt cũng như xác định tình tiết định khung trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Trang 33hành vi phạm tội
Ph.Ăngghen đã viết:
Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn lại với nhau và xoắn suýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân
và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả
và ngược lại [36, tr 80]
Cũng như vậy, khi nghiên cứu dấu hiệu hậu quả phạm tội không thể chỉ nhìn nó trong sự đơn lẻ mà phải chỉ ra được mối liên hệ hữu cơ biện chứng giữa nó và những dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm nói chung, dấu hiệu hành vi phạm tội nói riêng Trong một cấu thành tội phạm nếu dấu hiệu hành vi là biểu hiện thứ nhất, hậu quả phạm tội là biểu hiện thứ hai trong mặt khách quan của tội phạm thì quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội là biểu hiện thứ ba trong mặt khách quan của tội phạm Mối quan hệ khách quan giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội là nội dung bắt buộc để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của một người đối với hành vi mà người đó thực hiện khi hậu quả xảy ra Đối với các cấu thành vật chất, dấu hiệu hậu quả phạm tội được quy định là một dấu hiệu bắt buộc thì việc xác định mối quan
hệ nhân quả trong trường hợp này có ý nghĩa định tội và xác định giai đoạn hoàn thành của tội phạm Khi hậu quả không được quy định là dấu hiệu bắt buộc thì khi trường hợp hậu quả phạm tội xảy ra, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội có ý nghĩa
Trang 34quan trọng trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt Khoa học luật hình sự Việt Nam, cũng như các ngành khoa học cụ thể khác không có lý luận riêng về mối quan hệ nhân quả, mà chỉ cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân - quả của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào lĩnh vực của mình, nhằm giải quyết vấn đề cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự
Theo đó, quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân trong những điều kiện nhất định làm phát sinh một hiện tượng khác được gọi là kết quả Với cách hiểu như vậy, nguyên nhân trong luật hình sự chỉ có thể là hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là hậu quả phạm tội
Căn cứ vào nội dung cặp phạm trù nhân - quả có thể trình bày nội dung mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội đã xảy ra dưới những nội dung như sau:
Một là, hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian
Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích trước khi có hậu quả là thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của nạn nhân thì người đó phải có hành vi có khả năng gây thương tổn cho người khác như đâm, chém.v.v… Đây là căn cứ đầu tiên cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả Khi đã xác định căn cứ này không thỏa mãn thì có khả năng loại trừ được ngay khả năng tồn tại mối quan hệ nhân quả Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của việc xác định căn cứ về thời gian này
Hai là, hành vi trái pháp luật bị pháp luật hình sự cấm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Trong những điều kiện nhất định, những khả năng chứa đựng trong hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật sẽ làm sản sinh ra hậu quả phạm tội Thông thường, hành vi trái pháp luật với tính cách là nguyên
Trang 35nhân sẽ trực tiếp tác động đến đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm Chẳng hạn: Hành vi phá hủy nhà ga, bến cảng, cầu, phà, tàu hỏa…gây thiệt hại cho cơ sở vật chất của quốc gia, hay hành vi cố ý từ
bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức trong tội đào nhiệm sẽ gây thiệt hại đáng kể cho lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ đóng vai trò "cộng hưởng" trong quá trình gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm, được biểu hiện dưới hình thức không hành động phạm tội Ví dụ: Hành vi cấp cứu không kịp thời của bác sỹ khi bệnh nhân đang nguy hiểm kịch dẫn đến việc người bệnh chết hay hành động không cứu người bị tai nạn giao thông, khiến cho người đó chết…Như vậy, tính chất " cộng hưởng" trong trường hợp này được hiểu là làm cho tình trạng mà nạn nhân rơi vào trước đó phát triển tới mức gây thiệt hại cho quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ
Ba là, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra phải do chính hành vi trái pháp luật đã được thực hiện gây ra, có nghĩa là thiệt hại trong thực tế chính
là sự phát triển của khả năng chứa đựng trong hành vi trái pháp luật gây ra
Trong trường hợp này, chúng ta cần phải phân biệt rõ yếu tố nào là nguyên nhân và đâu là điều kiện phạm tội Nguyên nhân là yếu tố trực tiếp sinh ra hậu quả và quá trình đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố với tư cách là điều kiện phạm tội còn điều kiện phạm tội có thể là yếu tố tự nhiên, súc vật hoặc xử sự của con người, nó không trực tiếp sản sinh ra kết quả nhưng nó ảnh hưởng tới quá trình vận động của nguyên nhân thành kết quả Ví dụ: Hành vi đốt nhà A của B do thù hằn cá nhân nhưng ngọn lửa gặp gió lớn đã gây ra thiệt hại lớn cho tài sản của những gia đình khác
Căn cứ thứ ba này được đặt ra và đòi hỏi phải được kiểm tra vì trên thực tế không phải hành vi trái pháp luật nào, dù chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội đều gây ra hậu quả đó và trong
Trang 36nhiều trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra lại là kết quả của hành vi trái pháp luật khác Ví dụ: A dùng dao tấn công B làm B bị thương nặng nguy hiểm đến tính mạng vẫn còn khả năng cứu chữa được nhưng trong quá trình điều trị do y tá tiêm nhầm thuốc nên bệnh nhân đó đã tử vong Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của A mặc dù về hình thức có khả năng chứa đựng hậu quả chết người nhưng việc B chết không phải do chính hành vi của A gây ra
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa thì quan hệ nhân quả có thể được thể hiện dưới một số dạng cụ thể sau: Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: là trường hợp chỉ có một hành vi đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: Hành vi gây tai nạn chết người của B Đây là dạng quan hệ nhân quả phổ biến hơn cả Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hậu quả xảy ra là
sự vận động của nhiều hành vi đóng vai trò là nguyên nhân Đây chính là hình thức thứ hai của mối quan hệ nhân quả - Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp:
Ví dụ: A và B do thù hằn với C đã cùng đốt nhà của C Như vậy, trong trường hợp này hành vi của A và B là độc lập đối với hậu quả căn nhà bị hủy hoại xảy ra Dạng quan hệ nhân quả thứ ba được tác giả nói tới là quan hệ dây chuyền
là dạng quan hệ nhân quả mà hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân tuy chứa đựng thực tế làm phát sinh hậu quả nhưng không phải là khả năng trực tiếp Hành vi đó là khả năng thực tế làm phát sinh hành vi thứ hai Ví dụ: Trường hợp cho mượn súng và người mượn súng không đủ điều kiện sử dụng súng nên
đã gây tai nạn Trong trường hợp này hành vi của người cho mượn súng có quan
hệ dây chuyền với hậu quả mà người mượn súng gây ra Dạng thứ tư của mối quan hệ nhân quả là dạng quan hệ nhân quả gián tiếp: Là dạng quan hệ nhân quả mà hành vi trái pháp luật phải thông qua hiện tượng khác mới đưa đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: Tại bến phà do sai sót của công nhân nên
đã để phà trôi nên khi ô tô đi qua phà của lái xe là hành vi trái pháp luật, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của hành khách Nhưng riêng sự vận động nội tại của hành vi này chưa có thể làm khả năng đó trở thành hiện
Trang 37thực Chỉ khi thông qua hành vi để phà trôi của công nhân phà, khả năng đó mới trở thành hiện thực được (trong điều kiện cụ thể là phà trôi trong khi xe đang xuống)
Việc thừa nhận về lý luận dạng quan hệ nhân quả này là cơ sở để có thể lý giải được vấn đề quan hệ nhân quả này mới có thể giải thích được quan
hệ nhân quả giữa hành vi của những người đồng phạm khác như người tổ chức, xúi giục, giúp sức với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của người thực hành trực tiếp gây ra hoặc cũng chỉ dựa vào nội dung của dạng quan hệ nhân quả này mới giải thích được quan hệ giữa hành vi và hậu quả
Từ những phân tích trên đây cho thấy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của một người nếu như việc thực hiện hành vi của người đó không có mối quan hệ với hậu quả thực tế mà hành vi đó gây ra
1.2.3 Ý nghĩa của dấu hiệu hậu quả phạm tội
Trong các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là dấu hiệu quyết định, biểu hiện cơ bản nhất, thì hậu quả phạm tội là dấu hiệu đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa nhất định trong việc định tội danh và quyết định hình phạt Đối với tội có cấu thành tội phạm vật chất, dấu hiệu hậu quả được phản ánh là dấu hiệu bắt buộc, có nghĩa là nhà làm luật sử dụng các dấu hiệu đặc trưng điển hình khác nhau để mô tả tội phạm trong các cấu thành tội phạm cụ thể khác nhau trong
Bộ luật hình sự Chính vì vậy, việc xác định hậu quả tội phạm xảy ra trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội Ví dụ: Tại Điều 93
Bộ luật hình sự quy định tội giết người được coi là hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra Trong thực tiễn, bất kỳ một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đều có khả năng gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, tuy nhiên không phải cứ hậu quả phạm tội xảy ra thì tội phạm
đó cấu thành vật chất Ví dụ: Điều 133 Bộ luật hình sự quy định người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
Trang 38người bị tấn công lâm và tình trạng không thể chống cự được thì …Như vậy, đối với tội cướp tài sản nhà làm luật quy định người nào chỉ cần có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự được là tội phạm đã hoàn thành chứ không phải đợi khi hành vi cướp hoàn tất tức là người đó đã chiếm đoạt được tài sản Do đó, tội phạm trên có cấu thành hình thức Và như vậy, không có nghĩa là trong những tội phạm có cấu thành hình thức thì hậu quả không xảy
ra mà đối với những cấu thành tội phạm này thì hành vi nguy hiểm cho xã hội
tự nó đã phản ánh hết tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Cho nên, việc phân định rõ trường hợp nào dấu hiệu hậu quả đóng vai trò là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta phân biệt rõ cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất, đặc biệt khi đóng vai trò là dấu hiệu bắt buộc thì dấu hiệu hậu quả phạm tội có ý nghĩa là dấu hiệu định tội
Bên cạnh đó, trong trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng có phản ánh dấu hiệu hậu quả hoặc mức độ hậu quả thì dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa đối với việc định khung hình phạt Trong các trường hợp phạm tội thực tế thuộc một tội danh có những dấu hiệu đặc trưng chung nhất định nhưng có sự khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi Vì vậy, nhà làm luật quy định khung hình phạt tương ứng khác nhau phụ thuộc vào tính chất của hành vi phạm tội mà người đó gây ra tạo điều kiện cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong thực tiễn áp dụng Do vậy, khi nói tới dấu hiệu định khung hình phạt là nói tới dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ hơn so với những trường hợp không có dấu hiệu này Trong một số cấu thành tội phạm dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt Ví dụ: Dấu hiệu "hậu quả nghiêm trọng", "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là cấu thành định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm ở điểm c, khoản 2 Điều 169 quy định về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, Điều 170 tội vi phạm các quy
Trang 39định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Điều 172 tội vi phạm các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên…
Cuối cùng, trong các trường hợp khác khi dấu hiệu hậu quả không đóng vai trò là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm tại các khung tương ứng thì dấu hiệu hậu quả của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt Thực vậy, theo quy định tại điểm k Điều 48 Bộ luật hình sự dấu hiệu hậu quả được thể hiện dưới các thuật ngữ: "gây hậu quả nghiêm trọng",
"rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung Khi áp dụng tình tiết này cần lưu ý rằng hậu quả nghiêm trọng ở mỗi tội phạm không giống nhau và nó phụ thuộc vào yếu tố cấu thành cụ thể và mức tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra trong một khung hình phạt "Do vậy, thiệt hại càng nghiêm trọng thì mức nghiêm trọng càng nhiều
và ngược lại Cũng như vậy,theo quy định tại điểm g Điều 46 Bộ luật hình sự thì trường hợp hành vi phạm tội "chưa gây thiệt hại hoặc mức thiệt hại không lớn" cũng có ý nghĩa quan trọng khi quyết định hình phạt Trong trường hợp
cụ thể có thể hiểu chưa gây thiệt hại có nghĩa là hậu quả vật chất của hành vi phạm tội chưa xảy ra Ví dụ: Một người có hành vi trộm cắp nhưng chưa lấy được tài sản Đối với trường hợp:
"Gây thiệt hại không lớn" có thể hiểu là hành vi phạm tội có gây ra hậu quả nhưng so với mức bình thường, việc hậu quả xảy ra như vậy nằm ngoài ý muốn chủ quan của người thực hiện hành vi Tuy nhiên, khi xem xét tình tiết giảm nhẹ này phụ thuộc vào mức
độ thiệt hại mà người phạm tội gây ra đối với nạn nhân trong cấu thành tội phạm cụ thể nhất định [30, tr 260]
Như vậy, hậu quả phạm tội ý nghĩa là dấu hiệu không bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa, vị trí khác nhau trong các cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Do đó, khi cụ thể hóa các quy
Trang 40định pháp luật hình sự vào trong thực tiễn xét xử đòi hỏi những người áp dụng pháp luật phải nắm bắt được nội dung của cấu thành tội phạm cụ thể, phát huy được hiệu quả của pháp luật hình sự nói riêng và hiệu quả của pháp luật nói chung trong việc duy trì trật tự xã hội
1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA DẤU HIỆU HẬU QUẢ PHẠM TỘI VỚI CÁC DẤU HIỆU KHÁC TRONG MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.3.1 Mối quan hệ giữa dấu hiệu hậu quả phạm tội với dấu hiệu hành vi phạm tội
Theo nguyên tắc của luật hình sự thì chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi phạm tội mà họ gây ra Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hậu quả phạm tội trong cấu thành tội phạm nhà làm luật phải thể hiện được rằng hậu quả là do hành vi của chủ thể gây ra Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm chính là sở để truy cứu trách nhiệm mà người đó gây ra Bởi
lẽ, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả phạm tội do chính mình gây ra mà thôi Mối quan hệ này là mối quan hệ mấu chốt, không thể thiếu đã được tác giả nêu rõ ở mục 1.2.2 của luận văn
1.3.2 Mối quan hệ giữa dấu hiệu hậu quả phạm tội với các dấu hiệu không bắt buộc khác trong mặt khách quan của tội phạm
Các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm gồm phương pháp, thủ đoạn phạm tội, phương tiện (công cụ) phạm tội, địa điểm phạm tội
và thời gian phạm tội Mỗi dấu hiệu có một vị trí vai trò riêng và tùy từng cấu thành tội phạm cụ thể nó có thể là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt Song, dù trong trường hợp nào đối với một tội phạm xảy ra trong thực tế thì các dấu hiệu trên phải có mối quan hệ biện chứng với nhau thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Trong các dấu hiệu không bắt buộc khác trong mặt khách quan của tội phạm thì dấu hiệu phương pháp (thủ đoạn) phạm tội là dấu hiệu được phản ánh phổ biến hơn cả trong các cấu thành tội phạm Tuy