Mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng dân sự và pháp luật hợp đồng thương mại - cơ sở lí luận cho việc áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh hợp đồng thương mại Hợp đồng là hình thức
Trang 1TS NguyÔn ViÕt Tý *
1 Mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng
dân sự và pháp luật hợp đồng thương mại
- cơ sở lí luận cho việc áp dụng Bộ luật dân
sự trong điều chỉnh hợp đồng thương mại
Hợp đồng là hình thức pháp lí thích hợp
nhất thể hiện bản chất của các giao dịch liên
quan đến tài sản Quan hệ kinh tế và giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản có chung
hình thức pháp lí là hợp đồng Hợp đồng dù
thể hiện dưới hình thức nào, bởi ngôn ngữ
nào cũng phản ánh bản chất là sự thoả thuận,
sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm
phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ pháp lí Xuất phát từ vai trò quan
trọng của hợp đồng mà nhiều nước trên thế
giới đã ban hành luật hợp đồng, trong đó xác
định rõ các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục
chung nhất cho các loại hợp đồng và xây
dựng điều lệ cụ thể cho từng loại hợp đồng
trên cơ sở luật hợp đồng chung
Ở Việt Nam trước đây, hợp đồng dân sự
được quy định trong Bộ luật dân sự còn hợp
đồng thương mại (hợp đồng kinh tế theo cách
gọi trước đây) lại được quy định trong Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng
dẫn thi hành Hai văn bản này được áp dụng
đối với hai loại hợp đồng khác nhau: Một cho
hợp đồng dân sự và một cho hợp đồng thương
mại (hợp đồng kinh tế) Tuy nhiên, trong nền
kinh tế thị trường rất khó phân biệt giữa hợp
đồng thương mại và hợp đồng dân sự Bởi lẽ,
cả hai loại hợp đồng này có nhiều điểm giống
nhau về bản chất, tức là đều phản ánh các quan
hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ, nội dung đều là những hành vi mua bán và trao đổi các lợi ích vật chất, chủ thể của chúng đều là pháp nhân, cá nhân và các chủ thể khác Trên thực tế, việc áp dụng luật hợp đồng đã gặp không ít khó khăn và đã từng có những vụ việc
mà dựa vào pháp luật hiện hành mỗi cơ quan
có thẩm quyền xử lí theo mỗi cách.(1)
Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành, thay thế Bộ luật dân sự năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989 (văn bản quan trọng nhất của hệ thống pháp luật hợp đồng kinh tế lúc bấy giờ).(2) Việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở nước ta được thống nhất trong hệ thống pháp luật hợp đồng Nói như vậy không có nghĩa là không có những quy định riêng dành cho các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Hiện nay, các quy định về hợp đồng không chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự mà còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật xây dựng năm 2003, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2003, Luật đấu thầu năm 2005, Luật giao dịch điện tử năm 2005 v.v Đặc biệt, trong Luật thương mại 2005 cùng với việc ghi nhận nội dung các hoạt động thương mại cụ thể, hợp đồng - hình thức biểu hiện của các hành vi đó cũng được pháp luật quy định Như vậy, có thể nhận thấy trong hệ thống pháp luật về hợp đồng, những quy
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2định chung cho tất cả các hợp đồng dân sự
được ghi nhận trong Bộ luật dân sự, ngoài ra
còn có những quy định ở các văn bản pháp
luật chuyên ngành dành cho các hợp đồng cụ
thể, trong đó có các hợp đồng thương mại
Để áp dụng đúng đắn và có hiệu quả các quy
định trong hệ thống pháp luật đó cần thiết
phải xác định rõ mối quan hệ giữa hợp đồng
dân sự và hợp đồng thương mại
Dưới giác độ phương pháp luận, xem xét
mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp
đồng thương mại tương tự như xem xét mối
quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi
thương mại, bởi lẽ hợp đồng dân sự và hợp
đồng thương mại là hình thức của các hành vi
đó Về mối quan hệ giữa hành vi dân sự và
hành vi thương mại (kinh doanh), theo
GS.TSKH Đào Trí Úc thì "Hành vi kinh
doanh là biểu hiện của hành vi pháp lí dân
sự, phải là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật
dân sự và Luật thương mại".(3) Như vậy, mối
quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi
thương mại (kinh doanh) được nhìn nhận là
mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái
riêng, trong đó, hành vi dân sự là cái chung
và hành vi thương mại là cái riêng Tương tự
như vậy, mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự
và hợp đồng thương mại cũng được nhìn
nhận là mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, trong đó, hợp đồng dân sự là cái chung
và hợp đồng thương mại là cái riêng Với tư
cách là cái chung và cái riêng, hợp đồng dân
sự và hợp đồng thương mại đều tồn tại khách
quan và độc lập tương đối với nhau; những
thuộc tính vốn có của hợp đồng dân sự được
biểu hiện cụ thể trong hợp đồng thương mại
đồng thời hợp đồng thương mại cũng có
những đặc thù riêng của nó
Với cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại như trên, có thể đi đến kết luận rằng cùng với việc sử dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành, có thể áp dụng Bộ luật dân sự
để điều chỉnh hợp đồng thương mại
2 Những quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng thương mại
Xuất phát từ mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là mối quan
hệ giữa cái chung (general) và cái riêng (specific) cũng như sự thống nhất trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại được thực hiện theo nguyên tắc chung, đó là: Những quy định về hợp đồng dân sự trong
Bộ luật dân sự là căn cứ chung, mang tính nguyên tắc cho hợp đồng thương mại; những quy định về hợp đồng thương mại ở các văn bản pháp luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trước Bộ luật dân sự Như vậy, khi điều
chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại (ví dụ,
quan hệ mua bán hàng hoá), trước hết dùng luật chuyên ngành (Luật thương mại năm 2005), trong trường hợp nội dung cần điều
chỉnh nào đó (ví dụ, hợp đồng vô hiệu) mà
luật chuyên ngành (Luật thương mại) không quy định thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
Nhìn tổng quát, những quy định của Bộ luật dân sự có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại Dưới đây, người viết giới thiệu một số quy định cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005 được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại hiện nay ở Việt Nam
Trang 3Thứ nhất, áp dụng những quy định về các
nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự (Điều
389): Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận
giữa các chủ thể Sự thoả thuận có thể đạt
được khi nó dựa trên các nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng Yếu tố tự nguyện khi kí
kết hợp đồng là sự thống nhất của hai phạm
trù ý chí và sự bày tỏ ý chí Các bên khi có sự
thống nhất ý chí cần phải được bày tỏ ra bên
ngoài, dưới hình thức nhất định Hợp đồng đó
phải phản ánh một cách trung thực, khách
quan những mong muốn của các bên tham
gia giao kết mới được gọi là tự nguyện
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kí
kết hợp đồng kinh tế là kỉ luật nhà nước, việc
kí kết hợp đồng kinh tế không dựa trên sự tự
nguyện của các bên mà dựa trên kế hoạch
của Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường,
không cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có
quyền áp đặt, bắt buộc đối với các chủ thể
trong việc giao kết hợp đồng, họ tự mình lựa
chọn bạn hàng, lựa chọn thời điểm kí kết và
tự do bày tỏ ý chí, thống nhất ý chí để xác
lập các điều khoản của hợp đồng phù hợp
với mong muốn của mình
Mặt khác, trong cơ chế thị trường, các
đơn vị kinh tế dù thuộc thành phần kinh tế
nào, do cấp nào quản lí đi nữa đều có quyền
bình đẳng trong quan hệ hợp đồng thương
mại Như vậy, nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng không phải là nguyên tắc riêng của hợp
đồng dân sự mà nó cũng là nguyên tắc để kí
kết hợp đồng thương mại
Ngoài nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,
Bộ luật dân sự còn quy định nguyên tắc mà
khi kí kết hợp đồng thương mại các chủ thể
nhất định phải tuân theo, đó là nguyên tắc
không trái với pháp luật và đạo đức xã hội
Tự do kinh doanh, trong đó có tự do hợp đồng phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường Tự do kinh doanh nói chung và tự do hợp đồng nói riêng phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật Có như vậy,
tự do của người này mới không làm hạn chế hoặc mất đi quyền tự do của người khác Vì vậy, cùng với việc quy định quyền tự do giao kết hợp đồng cho các chủ thể, pháp luật cũng quy định việc kí kết hợp đồng thương mại không được vi phạm điều cấm của pháp luật Điều này đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN
điểm giao kết hợp đồng: Bộ luật dân sự đã quy định một cách rõ ràng các thời điểm giao kết hợp đồng cho từng loại hợp đồng, từng hình thức kí kết hợp đồng cụ thể.(4 ) Những quy định cụ thể, chi tiết đó của Bộ luật dân sự
là căn cứ pháp lí cho việc kí kết các hợp đồng thương mại đặc biệt là trong điều kiện mà pháp luật về hợp đồng thương mại không có quy định Các chủ thể của hợp đồng thương mại có thể áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về đề nghị giao kết, thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt, đề nghị giao kết hợp đồng cũng như trong quy định về thời điểm giao kết hợp đồng khi kí hợp đồng thương mại Có như vậy, mới đảm bảo cho việc kí kết hợp đồng thương mại được thực hiện ổn định trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, bảo vệ được lợi ích các bên
hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng: Thực hiện hợp đồng cũng là vấn đề quan trọng của chế định hợp đồng, vì quyền lợi của mỗi bên có được đáp ứng hay không phụ
Trang 4thuộc vào việc thực hiện hợp đồng như thế
nào của mỗi bên Do đó, để đảm bảo việc
nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng, bảo vệ
quyền và lợi ích các bên, Bộ luật dân sự quy
định rõ các nguyên tắc thực hiện hợp đồng
(Điều 412) Bộ luật còn quy định việc thực
hiện hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể
như hợp đồng đơn vụ, hợp đồng song vụ, hợp
đồng vì lợi ích người thứ ba và trách nhiệm
trong khi thực hiện các hợp đồng đó.(5 )
Bộ luật dân sự cũng quy định về các căn
cứ sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ, đơn phương
đình chỉ hợp đồng.(6) Một bộ phận các quy
định trên có thể thay thế những quy định về
thanh lí hợp đồng kinh tế trong pháp lệnh
hợp đồng kinh tế Trong thực tế, việc thanh
lí hợp đồng kinh tế không còn ý nghĩa pháp
lí vì khi hợp đồng được thực hiện xong tức là
các bên đã đạt được quyền và nghĩa vụ của
mình Hợp đồng được thực hiện đầy đủ và
trọn vẹn có nghĩa là quan hệ kinh tế giữa các
bên kí kết hợp đồng cụ thể này đã chấm dứt
Cơ chế thị trường đòi hỏi sự dứt điểm trong
các quan hệ kinh tế nên khái niệm thanh lí
hợp đồng không còn được chấp nhận
Từ khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm
1989 hết hiệu lực, trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành về hợp đồng thương mại hầu
như không có quy định nào về vấn đề này Do
đó, áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự
về thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp
đồng trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng
trong thương mại là vấn đề cần thiết
Thứ tư, áp dụng những quy định về các
biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:( 7 ) Về
các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng,
đã có một vài văn bản quy định, tuy nhiên
chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác (xem Điều 52,
Luật các tổ chức tín dụng (1997), được sửa đổi, bổ sung ngày 15/06/2004; Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006) Bộ luật dân sự quy định về vấn đề này đầy đủ và rõ ràng hơn Bộ luật dân sự không chỉ quy định quyền và nghĩa vụ đối với người thế chấp, cầm cố thậm chí đối với người thứ ba giữ tài sản cầm cố, thế chấp mà còn quy định rõ ràng về việc thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng như thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp này
Mặt khác, Bộ luật dân sự còn quy định nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Ngoài biện pháp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản còn có các biện pháp khác như đặt cọc, kí cược, kí quỹ Các chủ thể của hợp đồng thương mại có thể áp dụng các biện pháp này để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, đặc biệt là biện pháp kí quỹ
Chúng tôi cho rằng những quy định của Bộ luật dân sự về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng hoàn toàn là căn cứ pháp lí tin cậy cho các chủ thể hợp đồng thương mại áp dụng
Thứ năm, áp dụng những quy định của
Bộ luật dân sự về hợp đồng vô hiệu:(8) Trước đây, về vấn đề hợp đồng kinh tế vô hiệu chỉ được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế cũng chỉ quy định các trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu (Điều 8) Pháp luật hợp đồng kinh tế quy định hình thức của hợp đồng bắt buộc phải bằng văn bản nhưng lại không quy định hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu không tuân thủ hình thức văn bản Một thiếu sót cơ bản nữa là pháp luật hợp đồng kinh tế chưa quy định những yếu tố làm trái với bản chất của hợp đồng (sự thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, tự do và bình đẳng) sẽ
Trang 5làm cho hợp đồng vô hiệu
Khác với pháp luật hợp đồng kinh tế, "có
thể nói: Bộ luật dân sự là văn bản chứa đựng
các quy định chặt chẽ nhất về hợp đồng vô
hiệu".(9) Bộ luật dân sự đã quy định những
trường hợp dẫn đến vô hiệu của hợp đồng cả
về nội dung, năng lực chủ thể lẫn hình thức
của hợp đồng Hơn nữa, Bộ luật dân sự còn
quy định các trường hợp vô hiệu do nhầm
lẫn, do bị đe dọa hoặc giao dịch giả tạo Điều
đó bảo đảm yếu tố cơ bản của hợp đồng là
thể hiện ý muốn đích thực của các bên
Kể từ khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết
hiệu lực theo Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11
ngày 14/6/2005, ở Việt Nam chỉ có Bộ luật
dân sự quy định về hợp đồng vô hiệu Điều
đó nói lên rằng những quy định của Bộ luật
dân sự về hợp đồng vô hiệu được áp dụng để
điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự cũng
như các quan hệ hợp đồng thương mại
Bộ luật dân sự về các loại hợp đồng
Các văn bản pháp luật chuyên ngành về
các loại hợp đồng thương mại chỉ mới đề cập
những vấn đề chung của hợp đồng thương
mại mà chưa đi vào quy định những vấn đề
cụ thể cho từng loại hợp đồng thương mại
Vì vậy, việc áp dụng các quy định về hợp
đồng thương mại gặp rất nhiều khó khăn
Trong khi đó, Bộ luật dân sự quy định khá
chi tiết về 13 loại hợp đồng dân sự thông
dụng,(10) phổ biến nhất trong giao lưu dân sự,
trong đó có các loại hợp đồng có liên quan
đến kinh doanh Do đó, các chủ thể của hợp
đồng thương mại chắc chắn sẽ phải áp dụng
những quy định của Bộ luật dân sự khi kí kết
hợp đồng thương mại
Tóm lại, hợp đồng thương mại và hợp
đồng dân sự có chung bản chất, do đó, những quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng là căn cứ chung mang tính nguyên tắc cho hoạt động thương mại, những quy định đó có thể áp dụng cho cả hợp đồng thương mại Đó sẽ là bước tiến quan trọng để hoàn thiện pháp luật hợp đồng, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh doanh được thực hiện một cách ổn định, vững chắc Để nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại cần thiết phải: 1) Tiếp tục sửa đổi, bổ sung chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự đồng thời tiến hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành về các loại hợp đồng thương mại cụ thể; 2) Nâng cao nhận thức của các cơ quan thực thi pháp luật cũng như các nhà kinh doanh về mối quan hệ biện chứng giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại./
(1).Xem: Nguyễn Viết Tý, Phương hướng hoàn thiện
pháp luật kinh tế trong điều kiện có Bộ luật dân sự, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội - 2002, tr 186-188 (2).Xem: Nghị quyết số: 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005
(3).Xem: GS.TSKH Đào Trí Úc (1997), Vai trò của
luật dân sự ở nước ta hiện nay , Đề tài cấp bộ: Những
vấn đề lí luận cơ bản về Bộ luật dân sự ở Việt Nam,
tr 20, Hà Nội
(4).Xem: Các điều 389 - 390, Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
(5).Xem: Các điều 413 - 422, Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
(6).Xem: Các điều 423 - 427, Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
(7).Xem: Mục 5, Chương XVII, Phần thứ 3, Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 (8).Xem: Các điều 128 - 138, Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
(9) Lê Hồng Hạnh, (1996), “Bộ luật dân sự nhìn dưới
góc độ nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN", Tạp chí luật học, (số chuyên đề về Bộ luật dân sự), tr 20 - 28 (10).Xem: Chương XVIII, Phần thứ 3, Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005