0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGƯỜI THƯỜNG TRONG QUẢNG CÁO CỦA PANTENE ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T (Trang 43 -45 )

Dựa vào kết quả phân tích chương II nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong chương trình quảng cáo của các thương hiệu sản phẩm nói chung và trong chương trình quảng cáo của sản phẩm dầu gội pantene nói riêng.

Ưu tiên thực hiện các giải pháp dựa vào mức độ cần thiết của các hoạt động cần thiết.

Dựa trên những kết quả thu thập được từ cuộc điều tra, cũng như những kết quả mà nhóm có được thông qua xử lý số liệu điều tra bằng SPSS, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng của chương trình quảng cáo đối với đối tượng là các bạn sinh viên:

- Qua khảo sát và nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự chênh lệch về mức độ tin tưởng của chương trình quảng cáo giữa chương trình quảng cáo sử dụng người nổi tiếng với chương trình quảng cáo sử dụng người thường. Cụ thể, có đến 54% khán giả trả lời là họ tin tưởng và 8% là rất tin tưởng vào những gì họ xem được trên chương trình có sử dụng người nổi tiếng, trong khi tỷ lệ này ở những người xem chương trình quảng cáo có sử dụng người thường chỉ là là 28,8% và 4,1%. Như vậy, để có thể xây dựng nên một chương trình quảng cáo hấp dẫn, lôi cuốn và truyền tải tốt nhất thông điệp về sản phẩm đến các bạn sinh viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung thì nên ưu tiên sử dụng người nổi tiếng, việc sử dụng "ngôi sao" quảng cáo có tác động rất lớn đến người tiêu dùng cũng như thương hiệu, vì không chỉ gây ấn tượng tốt với khách hàng, những tên tuổi nổi tiếng còn lôi kéo khách hàng chú ý đến thương hiệu, khiến họ có cái nhìn thiện cảm đối với thương hiệu giống như tình cảm họ dành cho thần tượng của mình.

Tuy nhiên, khi một thương hiệu muốn dùng sao quảng cáo hiệu quả thì phải xác định tính cách của vị đại sứ thương hiệu này có phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến hay không, và người đại diện này có thực sự tâm huyết, yêu mến và hiểu “đặc tính” của sản phẩm hay không.

- Theo kết quả điều tra của nhóm, thì ngôn ngữ của chương trình quảng cáo chưa được sinh viên đánh giá cao mặc dù cũng không có nhận thức tiêu cực về ngôn ngữ. Như vậy, cần phải

cải thiện ngôn ngữ dùng trong quảng cáo để giúp cho chương trình quảng cáo vừa tạo ra được những ấn tượng đối với người xem vừa giúp cho họ hiểu được chính xác thông điệp về sản phẩm mà quảng cáo muốn hướng đến.

- Sau khi xem quảng cáo, thì chỉ có 26 sinh viên cho rằng họ sẽ sử dụng pantene trong thời gian tới ( chỉ chiếm 35.1%) trong khi đó có 47 sinh viên chiếm 63.5% cho rằng họ không muốn sử dụng pantene trong tương lai. Như vậy, mức độ hiệu quả của quảng cáo trong việc lôi kéo khách hàng là chưa thật sự cao. Điều này có thể là do chương trình quảng cáo chưa tạo ra được một thông điệp rõ ràng về lợi ích mà sản phẩm pantene mang lại cho người xem trong tương lai nếu như họ sử dụng sản phẩm. Vì vậy, cần phải có những sự điều chỉnh về nội dung của chương trình quảng cáo như so sánh công dụng trong việc sử dụng sản phẩm pantene đối với các sản phẩm thông thường khác hoặc là so sánh trước và sau khi sử dụng sản phẩm pantene.

Phần ba

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGƯỜI THƯỜNG TRONG QUẢNG CÁO CỦA PANTENE ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T (Trang 43 -45 )

×