Tình hình nghiên cứu của đề tài Mặc dù xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một qui định quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam từ trước đến nay nói
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ NGỌC VÂN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ NGỌC VÂN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Tuấn
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Lê Thị Ngọc Vân
Trang 4Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
THEO THỜI HIỆU
6
1.1.3 Khái niệm động sản và bất động sản 11
1.2.3 Nội dung quyền sở hữu theo Pháp luật dân sự Việt Nam 16
1.4.1 Khái niệm về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 24 1.4.2 Pháp luật một số nước về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 25 1.4.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam 29
Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VỀ XÁC
LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU - THỰC TRẠNG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP CẦN GIẢI QUYẾT
38
2.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu qui định tại Điều 247 Bộ
luật dân sự năm 2005
38
2.1.1 Nội dung của qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 38
Trang 52.1.2 Điều kiện xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 40 2.1.3 Những tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 44 2.1.4 Chủ thể hưởng quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu 45 2.1.5 Hạn chế của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 45 2.2 Thực tiễn áp dụng qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 46 2.2.1 Những tranh chấp tại Tòa án liên quan đến qui định xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu
48
2.2.2 Những căn cứ được áp dụng xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án
56
2.2.3 Khó khăn cho công tác xét xử khi giải quyết các tranh chấp 57 2.3 Bất cập của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 58
2.3.2 Qui định của pháp luật còn thiếu và không phù hợp với thực tế 65
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC LẬP
QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
68
3.1 Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện qui định pháp luật về xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu
68
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu
70
3.2.1 Phù hợp hóa qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu với
thực tiễn quan hệ dân sự về tài sản
70
3.2.2 Giải quyết mâu thuẫn về thời hiệu xác lập quyền sở hữu với
các qui định pháp luật đất đai và Luật nhà ở
71
3.2.3 Giải quyết những mâu thuẫn trong qui định về thời điểm xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu và các qui định khác của
pháp luật đối với các tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu
75
Trang 63.2.4 Thời hiệu trong xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu với khởi
kiện về thừa kế
76
3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam
78
3.3.1 Kiến nghị về việc thống nhất các qui định pháp luật về xác
lập quyền sở hữu có liên quan đến yếu tố thời hiệu thành "Các
trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu"
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong pháp luật dân sự Từ xã hội nguyên thủy, con người đã biết chiếm giữ các sản phẩm của tự nhiên do săn bắn, hái lượm mà có để phục vụ nhu cầu sinh sống của mình Về bản chất, sở hữu chính là việc chiếm giữ
Từ Bộ luật Hồng Đức, đến Bộ luật Gia Long, và các qui định pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, tài sản và quyền sở hữu luôn là một chế định quan trọng Điều 58, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận:
Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo qui định tại Điều 17 và Điều 18
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân [21]
Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 qui định:
1 Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác
2 Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ [28, Điều 32]
Trên cơ sở hoàn thiện các qui định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu, Pháp luật Việt Nam hiện hành qui định sở hữu là một quyền năng lớn bao gồm ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản Một tài sản chỉ được xác định thuộc về ai khi nó đã được xác lập quyền sở hữu cho một chủ thể cụ thể Có nhiều căn cứ để xác lập quyền sở hữu, trong đó xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một căn cứ quan trọng, đã và đang ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống dân sự Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được Bộ
Trang 82
luật dân sự Việt Nam năm 1995 qui định và tiếp tục được kế thừa tại Khoản 1 Điều 247:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 Điều này [27, Điều 247]
Tuy nhiên, quá trình áp dụng thực tế đã chứng tỏ nhiều bất cập trong việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cũng như giải quyết các tranh chấp khác về tài sản và quyền sở hữu có liên quan, chính vì vậy học viên đã chọn
đề tài "Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu" để làm
luận văn thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật dân sự Đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn trên cơ sở áp dụng thực tế trong quá trình giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu Thông qua luận văn này, học viên hy vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện hơn qui định của Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mặc dù xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một qui định quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam từ trước đến nay nói chung, song các qui định ấy khi đi vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều bất cập Tuy có nhiều ý kiến khác nhau và không ít lần vấn đề này được đưa
ra bàn bạc, nhằm tìm một giải pháp hữu hiệu cho việc khắc phục những nhược điểm trong áp dụng pháp luật, song những giải pháp được đưa ra tất cả chỉ mang tính chất tạm thời, thực tế chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể
về vấn đề này Trước mắt, Bộ luật dân sự chưa có kế hoạch sửa đổi bổ sung, nhưng xét thấy việc hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các mối quan hệ xã hội, đồng thời là công cụ pháp lý hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề liên quan, để
Trang 93 Mục tiêu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Mặc dù Bộ luật dân sự 1995 đã được hoàn thiện hơn bằng Bộ luật dân
sự năm 2005, song căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu chưa được quan tâm Thời gian áp dụng chính là minh chứng xác thực cho những
bất cập về qui định này Nghiên cứu đề tài "Pháp luật Việt Nam về xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu", học viên muốn hướng tới một qui định pháp
luật hoàn thiện hơn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng và giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu và việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, khắc phục những bất cập đang tồn tại, từ đó hướng tới sự hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài sản, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ sở hữu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các vấn đề cụ thể sau:
- Khái quát một số cơ sở lý luận về về tài sản, quyền sở hữu và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam
- Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng các qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện qui định pháp luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các qui định pháp luật hiện hành về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, các trường hợp được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo
Trang 104
thời hiệụ, những bất cập của qui định pháp luật Việt Nam từ trước tới nay về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử,
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích các tư liệu,
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp khảo sát, thống kê
5 Những đóng góp mới của đề tài
Là công trình khoa học phân tích một cách có hệ thống các qui định của pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu qua các thời
kỳ lịch sử, làm rõ thực trạng áp dụng các qui định pháp luật vào thực tiễn các mối quan hệ xã hội về tài sản và quyền sở hữu, trên cơ sở đó phát hiện những bất cập trong qui định pháp luật, đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện pháp luật trong tương lai Từ đó có thể thấy luận văn có những đóng góp cụ thể về mặt khoa học cũng như thực tiễn:
- Phân tích một số vấn đề lý luận về tài sản, quyền sở hữu và những qui định pháp luật hiện hành về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và những bất cập:
+ Bất cập trong việc xác định đối tượng áp dụng của qui định
+ Bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu tại Tòa án liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
+ Bất cập về mâu thuẫn giữa thời hiệu xác lập quyền sở hữu và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế? Cần phải giải quyết như thế nào?
+ Bất cập về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu với các qui định của Luật đất đai và Luật nhà ở hiện hành
- Đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Trang 115
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tài sản và quyền sở hữu nói chung và xác lập Quyền
sở hữu theo thời hiệu nói riêng, tạo cơ sở khoa học để hoàn thiện chế định quyền sở hữu
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các chương trình học tập và nghiên cứu về pháp luật
Các giải pháp của luận văn đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Chương 2: Qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu Thực trạng áp dụng pháp luật và những bất cập cần giải quyết
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu
Trang 126
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG
VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
1.1 KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
1.1.1 Khái niệm tài sản
Tài sản là một khái niệm quen thuộc, là một phần không thể thiếu của cuộc sống, là công cụ của đời sống con người Tuy nhiên, tài sản dưới góc độ pháp lý lại không hoàn toàn giống quan niệm đời thường Dưới góc độ pháp
lý, nhận thức về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các qui định pháp luật và giải quyết các tranh chấp Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản trong lịch sử lập pháp và nghiên cứu pháp luật thế giới
Vậy tài sản là gì? Deluxe Back’s Law Dictionary giải nghĩa: "Tài sản là một từ được sử dụng chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc vô hình, hoặc bất động sản hoặc động sản." Các luật gia theo
hệ thống Common Law cũng có những định nghĩa về tài sản như sau: "Theo nghĩa rộng, tài sản như một mớ quyền (a bundle of rights), tài sản là bất kể những gì có khả năng sở hữu, hoặc bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích của người khác", các định nghĩa như vậy về tài sản thường nhấn mạnh tới tài sản là một mớ quyền được thiết lập trên vật có hiệu lực chống lại những người khác
Theo Luật La mã, tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và có ý nghĩa kinh tế - xã hội, tài sản bao gồm vật chất liệu
và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền
Bộ luật dân sự 1804 của Pháp - một công trình pháp điển hóa hiện đại đầu tiên trên thế giới - đã không đưa ra một định nghĩa
cụ thể nào về tài sản Song theo những đặc tính căn bản của pháp luật La Mã - Đức về việc giải thích các quy tắc pháp lý hay khái niệm pháp lý, người ta có thể hiểu được rằng, tài sản nói trong Bộ
Trang 137
luật này bao gồm hai loại là bất động sản và động sản Tuy nhiên trong luật dân sự của Pháp có sự phân biệt giữa tài sản (biên) và sản nghiệp (patrimoine) Nhưng khái niệm sản nghiệp không được nhắc tới ở luật thực định mà chỉ được nhắc tới trong các học thuyết, nó là một tập hợp các tài sản có và tài sản nợ, có nghĩa là một hệ thống các quan hệ về tài sản thuộc một ai đó [41]
Bộ luật dân sự của Québec (Canada) qui định: "Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động sản" [40, Điều 899]
Bộ luật dân sự Đức 1900 bằng một kỹ thuật pháp điển hóa khác với hình mẫu của Pháp, tuy không có định nghĩa cụ thể về tài sản trong Bộ luật này, nhưng người ta có thể hiểu rằng, tài sản theo nghĩa pháp lý không chỉ là vật chất liệu, mà chủ yếu là các quyền [41]
Các luật gia Hoa Kỳ cho rằng, tài sản là các quyền giữa mọi người có liên quan tới vật, hay nói cách khác, bao gồm một hệ thống các quyền được thừa nhận về mặt pháp lý do ai đó thủ đắc trong mối liên hệ với những người khác có liên quan tới vật Để ngắn gọn hơn,
họ dùng hình ảnh "một mớ quyền" (a bundle of rights) cho tài sản,
có nghĩa là tài sản là một tập hợp các quyền trên vật có hiệu lực chống lại những người khác [41]
Có thể nói, bản thân tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi tài sản là công cụ của đời sống con người Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi khác nhau, nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người Vì vậy nó được nhận thức không mấy khác nhau ở các hệ thống pháp luật bởi con người rất nhạy bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm tài sản lần đầu tiên được qui định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm
1995 qui định "Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản" [23, Điều 172]
Trang 148
Tiếp đó, Điều 188 của Bộ luật này bổ sung: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" [23, Điều 188]
Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, Điều 163 Bộ luật dân
sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) qui định: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản" [27, Điều 163] Theo đó, không chỉ những "vật
có thực" mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản
Từ những phân tích như trên có thể hiểu tài sản là lợi ích vật chất mà con người kiểm soát được nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh
1.1.2 Phân loại tài sản
Tài sản là một chế định quan trọng của luật dân sự, trong đó việc phân loại tài sản có một ý nghĩa rất lớn, bởi lẽ tài sản là công cụ của đời sống xã hội Nó liên quan tới hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, bảo đảm nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hiệu lực của hợp đồng, bắt giữ và bán tài sản, công khai các quyền tài sản, thương mại, tư pháp quốc tế [41]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại tài sản, song có thể nói, phân loại tài sản chính là cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ về tài sản, không có sự phân loại thì sẽ không thể hiểu được khái niệm tài sản
Không những thế, phân loại tài sản còn là cơ sở để có thể thiết lập các quy chế cụ thể cho việc điều tiết các hành vi pháp lý như hành vi mua bán, trao đổi và cả xác lập quyền sở hữu đối với tài sản Ở mỗi loại tài sản khác nhau lại có một quy chế riêng phù hợp, ví dụ: quy chế về thời hạn, thời hiệu, điều kiện thực hiện hành vi …
Pháp luật ở mỗi nước có sự phân loại tài sản khác nhau:
Trang 159
Luật La Mã phân chia tài sản thành vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền Vật chất liệu lại được phân chia thành động sản và bất động sản Động sản (res mobiles) là những vật có thể bị di chuyển được trong không gian hoặc bản thân có thể tự di chuyển được mà không ảnh hưởng đến giá trị và thay đổi đặc tính của nó Ví dụ: gia súc, gia cầm Bất động sản (res immobiles) là những vật không thể di chuyển được trong không gian mà không ảnh hưởng đến giá trị và đặc tính sử dụng của vật, bất động sản cơ bản nhất là đất đai và những vật gắn chặt với nó Ví dụ: nhà cửa, cây cối
Bộ luật dân sự của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) phân loại tài sản như sau: "Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vô hình; động sản và bất động sản" (Điều 448)
Điều luật này đã phân loại tài sản theo ba cách dựa trên các căn cứ khác nhau: Thứ nhất, căn cứ vào chủ sở hữu, tài sản được chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; thứ hai, căn cứ vào việc có hay không có đặc tính vật lý, tài sản được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình; thứ ba, căn cứ vào đặc tính di dời hay không di dời được của tài sản hữu hình và các quyền được thiết lập trên đó hay không được thiết lập trên đó, tài sản được chia thành động sản và bất động sản Mỗi phân loại tài sản như vậy có các quy chế pháp lý tương ứng [42]
Bộ luật dân sự Québec (Canada) phân loại tài sản thành bất động sản
và động sản Tại Điều 899 qui định: "Tài sản, dù hữu hình hay vô hình, được phân chia thành bất động sản và động sản" [40] Như vậy, ở Bộ luật này tài sản được phân chia thành bốn phân loại lớn là bất động sản hữu hình, động sản hữu hình, bất động sản vô hình và động sản vô hình
Bộ luật dân sự 1804 của Pháp phân loại tài sản thành hai loại là bất động sản và động sản, mà trong đó bất động sản được chia thành bất động sản
Trang 1610
do tính chất, bất động sản do mục đích sử dụng và bất động sản do có đối tượng gắn liền với nó; động sản bao gồm động sản do tính chất và động sản
do luật định
Ngoài ra, xem xét tới các đặc tính vật lý thực tế của tài sản trong khoa học pháp lý, theo các căn cứ khác nhau người ta có nhiều cách phân loại tài sản khác nhau như: vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật chia được và vật không chia được; vật cùng loại và vật đặc định; vật chính và vật phụ Nhưng quan trọng nhất và trên hết tất cả là cách phân loại tài sản truyền thống chia tài sản thành bất động sản và động sản
Theo PGS.TS Ngô Huy Cương, ngày nay cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản "được áp dụng cho tất cả các nguồn của cải kể cả tài sản hữu hình (là các vật chất liệu) và tài sản
vô hình (có liên quan tới các quyền)" [41] Ông phân tích: "Xuất phát từ cách phân loại cơ bản này, người ta thiết kế một hệ thống qui định chi tiết đối với bất động sản so với động sản Có một số quyền chỉ có thể tồn tại trên bất động sản như dịch quyền và một số khác thì tồn tại trên cả động sản và bất động sản như quyền hưởng dụng
Do đặc tính vật lý của bất động sản là cố định, nên người ta dễ dàng thiết kế một hệ thống đăng ký tài sản (bất động sản) để công khai hóa các quyền nhằm thông báo cho các chủ nợ Vì vậy dẫn tới việc người ta có thể tạo ra hệ thống các quyền phức tạp hơn trên bất động sản Ví dụ một số Bộ luật dân sự không yêu cầu phải chiếm hữu thực tế bất động sản trong việc đưa bất động sản ra để bảo đảm cho nghĩa vụ (thế chấp) giống chức năng của mortgage (để đương) trong
Hệ thống Thông luật (Common Law), nhưng lại không cho phép như vậy đối với động sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ (cầm cố)" [41]
Theo Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành, tài sản được phân thành
Trang 17- Vật chia được và vật không chia được (Điều 177)
- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 178)
- Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 179)
- Vật đồng bộ (Điều 180)
- Quyền tài sản (Điều 181)
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, dù phân loại như thế nào, tài sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay (Bộ luật dân sự 2005) chủ yếu bao gồm hai tiêu chí phân loại cơ bản: Động sản và bất động sản, ngoài ra có một loại tài sản đặc biệt đó là quyền tài sản
Tóm lại, phân loại tài sản là một nhu cầu khách quan, là linh hồn của khái niệm tài sản và là kỹ thuật pháp lý quan trọng của luật dân sự nói chung
và pháp luật về tài sản nói riêng
1.1.3 Khái niệm động sản và bất động sản
Khái niệm động sản và bất động sản là tương đối phổ biến và được ghi nhận ở hầu hết các bộ luật trong hệ thống pháp luật thành văn, là hai tiêu chí chủ yếu để phân loại tài sản Vậy động sản là gì? Bất động sản là gì?
Trên phương diện là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama), bất động sản (real property) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó Động sản (personal property)có nghĩa ngược với bất động sản, là những thứ có thể di chuyển được và không gắn liền với đất đai, hoặc những tài sản khác được pháp luật qui định là bất động sản Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di
Trang 1812
động, lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản Sự khác biệt về khái niệm giữa "bất động sản" và "động sản" là ở chỗ: bất động sản được chuyển nhượng cùng với đất đai, còn động sản thì không Một số tài liệu lịch sử đã xác nhận lần đầu tiên thuật ngữ "bất động sản" được sử dụng vào năm 1666 Điều này chứng tỏ sự coi trọng của giai cấp phong kiến đối với đất đai cũng như quyền sử dụng đất
Bộ luật dân sự Pháp qui định: "Tài sản là bất động sản do tính chất, do mục đích sử dụng hoặc do đối tượng gắn liền với tài sản" [15, Điều 517] Tuy không có một khái niệm cụ thể về bất động sản, nhưng bằng phương pháp liệt
kê, có thể hiểu bất động sản theo qui định trong Bộ luật dân sự Pháp chính là những tài sản có tính chất không dịch chuyển được như đất đai, các công trình xây dựng, các bộ phận được gắn liền với đất đai hoặc đặt trên các công trình xây dựng, kể cả cây cối, mùa màng khi chưa thu hái, chặt, đốn; súc vật mà người chủ sở hữu ruộng đất giao cho người thuê đất canh tác với thỏa thuận là dùng vào việc canh tác khi chúng gắn liền với đất đai, hạt giống, nông cụ được dùng vào việc khai thác ruộng đất cũng là bất động sản
Trước ngày ban hành Bộ luật dân sự, trong hệ thống Pháp luật Việt Nam không có một văn bản pháp luật nào qui định về động sản và bất động sản Trong pháp luật kinh tế, chúng ta chỉ sử dụng hai thuật ngữ là tài sản cố định và tài sản lưu động để phân biệt với nhau Khi Bộ luật dân sự 1995 được ban hành, theo thông lệ và tập quán quốc tế, Bộ luật dân sự 1995 đã chia tài sản thành bất động sản và động sản trên cơ sở phương pháp loại trừ Dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản là có thể dịch chuyển cơ học được hay không của tài sản Tại Điều 181 Bộ luật dân sự năm 1995, được kế thừa và hoàn thiện hơn bởi Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 qui định động sản và bất động sản như sau:
1 Bất động sản là những tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
Trang 1913
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật qui định
2 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản [27] Bằng phương pháp liệt kê, loại trừ pháp luật đã chỉ ra bất kỳ một tài sản nào cũng chỉ có thể hoặc là bất động sản, hoặc là động sản Trên cơ sở
này, ta có thể xây dựng một quy tắc: Bất động sản là các tài sản không thể di
dời được mà vẫn giữ nguyên được giá trị của tài sản và tương ứng với quy
tắc này, ta có quy tắc: Động sản là các tài sản có thể di rời được mà vẫn giữ
nguyên được giá trị của tài sản Từ đây, ta xác định được tiêu chí đầu tiên của
việc phân biệt tài sản thành động sản và bất động sản là căn cứ vào đặc điểm vật lý (đặc điểm cố định) của chính tài sản đó Về hình thức thể hiện, tài sản
có thể được nhận biết khi nó là các vật cụ thể nhưng cũng có thể chỉ là các khái niệm mà trong khoa học pháp lý gọi chung là các quyền Pháp luật thiết lập và giới hạn danh mục các tài sản là bất động sản; còn danh mục các tài sản
là động sản được bỏ ngỏ bằng một quy phạm mở, danh mục này sẽ được bổ sung ngay trong thực tiễn áp dụng pháp luật Đây là kỹ thuật lập pháp thông dụng trong Bộ luật dân sự của nhiều nước trên Thế giới, nhất là khi phân loại tài sản thành động sản và bất động sản
1.2 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU
1.2.1 Khái niệm sở hữu
Tài sản và sở hữu có mối quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của một vấn đề Ngay từ buổi đầu sơ khai của xã hội loài người, con người đã biết chiếm giữ hoa quả tự nhiên, chim thú săn bắn được, những công cụ giản đơn
để phục vụ nhu cầu sống và tồn tại của mình Tuy thời kỳ này chưa có sự phân biệt rõ rệt về khái niệm "sở hữu" đối với tư liệu sản xuất và sức lao
Trang 2014
động, nhưng về bản chất, sở hữu chính là sự chiếm giữ và đối tượng của chiếm giữ chính là các sản vật của tự nhiên hay những thành quả lao động của loài người, tất cả những đối tượng ấy được gọi bằng một cái tên chung là tài sản Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, xã hội, triết học… đều thống nhất rằng sở hữu chính là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát triển song song cùng với sự phát triển của xã hội loài người Quan hệ sở hữu chính là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội, quan hệ sở hữu là cơ sở
hạ tầng và tương ứng với nó là một kiến trúc thượng tầng nhất định, đó chính
là hình thái kinh tế xã hội Trên cơ sở phân tích các hình thái kinh tế xã hội, C.Mác đã chỉ ra quy luật tự nhiên của quan hệ sở hữu, ở bất cứ nền sản xuất nào cũng có việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái kinh tế xã hội nhất định Vì vậy, sở hữu chính là một phạm trù kinh tế
1.2.2 Khái niệm quyền sở hữu
Quan hệ sở hữu xuất hiện và ưu thế luôn thuộc về những người có quyền sở hữu của cải vật chất và tư liệu sản xuất, những người này thuộc giai cấp thống trị của xã hội Là một hình thái trong kiến trúc thượng tầng, pháp luật về sở hữu ghi nhận và củng cố địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị đối với việc chiếm giữ và định đoạt các của cải vật chất trước các giai cấp khác Vì vậy quyền sở hữu chính là một công cụ pháp lý xác nhận và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan
hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải, là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu
Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia gia cấp và có Nhà nước Vì vậy, chế định quyền sở hữu
Trang 21Quyền sở hữu có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo nghĩa khách quan đó là toàn bộ các qui định của nhà nước về vấn đề sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định, quyền sở hữu chính là một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, và các tài sản khác
Theo nghĩa chủ quan đó là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình Quyền sở hữu bao giờ cũng gắn liền với chủ thể nên được coi là loại quyền tuyệt đối Bộ luật dân sự 2005 qui định:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qui định của pháp luật
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đầy đủ
ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản [27, Điều 164]
Tóm lại, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng gọi chung là tài sản
Quyền sở hữu hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo qui định của pháp luật
Trang 2216
1.2.3 Nội dung quyền sở hữu theo Pháp luật dân sự Việt Nam
Theo qui định của Bộ luật dân sự 2005, quyền sở hữu là những quyền năng dân sự đối với tài sản Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 qui định: "Quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qui định của pháp luật" [27], đây chính là những quyền dân sự cụ thể của chủ sở hữu đối với tài sản Những quyền dân sự này hợp thành nội dung của quyền sở hữu
* Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình Trong trường hợp chủ sở hữu tự chiếm hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản
Đó cũng là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật theo ý chí của mình Việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống hàng ngày xảy ra trường hợp có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó Vấn
đề đặt ra là sự chiếm hữu trong những trường hợp này có hợp pháp hay không? Vì vậy, cần phân biệt rõ hai loại chiếm hữu là chiếm hữu hợp pháp (chiếm hữu có căn cứ pháp luật) và chiếm hữu không hợp pháp (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật)
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là hình thức chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp, đó là sự chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản Sự chiếm hữu không phải của chủ sở hữu tài sản chỉ là chiếm hữu hợp pháp khi có một trong các căn cứ pháp lý sau:
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản trong phạm vi ủy quyền (Điều 185Bộ luật dân sự 2005);
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (Điều 186 Bộ luật dân sự 2005);
Trang 2317
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật qui định (Điều 187 Bộ luật dân sự 2005);
- Các trường hợp khác do pháp luật qui định như: Chiếm hữu theo mệnh lệnh của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do pháp luật qui định có quyền đương nhiên chiếm hữu vật, ví dụ: Điều 242 qui định: "Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại" [27, Điều 242], trong thời gian chủ sở hữu chưa đến nhận lại thì là chiếm hữu hợp pháp
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (bất hợp pháp) là việc chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật, đó là trường hợp chiếm hữu mà người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu tài sản, hoặc chiếm hữu không theo những căn cứ do Bộ luật dân sự qui định nên không được pháp luật thừa nhận
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thường xảy ra hai trường hợp: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật không ngay tình
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo qui định tại Điều 189 Bộ luật dân sự nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu của mình là không dựa trên cơ sở pháp luật Ví dụ: Mua phải hàng do phạm tội mà có nhưng không biết và không có khả năng biết điều ấy, mua tài sản của người không phải chủ tài sản, không được chủ tài sản ủy quyền nhưng không thể biết việc ấy
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình đó là trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật biết đó là việc chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng thuộc trường hợp pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật Ví dụ: Người mua
Trang 2418
biết là tài sản do phạm tội mà có nhưng vì ham rẻ mà vẫn cố tình mua…
Việc xác định chiếm hữu bất hợp pháp là ngay tình hay không ngay tình trên thực tế hết sức khó khăn, do vậy phải dựa vào nhiều yếu tố: trình độ nhận thức, thời gian, địa điểm, giá trị tài sản, Việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình Trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, nếu chiếm giữ liên tục, công khai trong thời hạn do luật định, hết thời hạn đó người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu tài sản mà mình chiếm hữu (theo qui định từ Điều 239 đến Điều 244, và Điều 247 Bộ luật dân sự) Ngoài ra, người chiếm hữu còn "có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo qui định của pháp luật" [27, Điều 194, Khoản 2] Ngược lại, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình thì trong mọi trường hợp phải trả lại tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
* Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
từ tài sản trong phạm vi pháp luật không cấm, nghĩa là chủ sở hữu có quyền khai thác giá trị tài sản theo ý chí của mình bằng những cách thức khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân, miễn là không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo qui định của pháp luật (người mượn tài sản, thuê tài sản thông qua các hợp đồng dân sự, )
Ngoài ra, pháp luật còn qui định người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo qui định pháp luật Bởi lẽ, những người này hoàn toàn
Trang 2519
không biết mình đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
Như vậy việc sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế mà pháp luật qui định cho chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu tài sản cho phép, ủy quyền cho sử dụng tài sản Tuy nhiên việc sử dụng tài sản phải tuân thủ một nguyên tắc bất biến đó là chỉ sử dụng tài sản trong phạm vi pháp luật không cấm mà thôi
* Quyền định đoạt
Điều 195 Bộ luật dân sự 2005 qui định: "Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó" [27] Như vậy chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình thông qua việc quyết định "số phận" pháp lý hoặc "số phận" thực tế của tài sản Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định của pháp luật Định đọa "số phận" pháp lý tài sản nghĩa là chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua các giao dịch dân sự như:
ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho tài sản Định đoạt "số phận" thực tế của tài sản nghĩa là chủ sở hữu bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế như sử dụng hết hoặc tiêu hủy tài sản Tuy nhiên, đối với một số loại tài sản thì khi thực hiện quyền định đoạt phải tuân theo những qui định khác của pháp luật Theo qui định của pháp luật chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền định đoạt tài sản (thông qua việc bán đại lý hàng hóa) Để thực hiện quyền định đoạt thì chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền phải đảm bảo năng lực chủ thể theo qui định của pháp luật, chẳng hạn lập di chúc hoặc bán nhà thì nguyên tắc phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi để tránh tình trạng bị lừa dối hay bị cưỡng ép,
Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam, quyền định đoạt của chủ sở hữu
bị hạn chế chỉ trong trường hợp do pháp luật qui định Qui định này nhằm mục đích ngăn chặn các cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền
Trang 2620
đặt ra các qui định hạn chế quyền định đoạt của các chủ thể trái với Hiến pháp
và luật Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước Việt Nam
và quyền ưu tiên mua Trong trường hợp pháp luật qui định quyền ưu tiên mua cho cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác đối với một tài sản nhất định thì khi bán tài sản đó chủ sở hữu phải giành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó (bán nhà đang cho thuê, bán tài sản chung của nhiều người)
Từng quyền năng trong nội dung quyền sở hữu có thể do chủ sở hữu hoặc người không phải chủ sở hữu thực hiện, nhưng việc thực hiện không mang tính độc lập mà phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu, chỉ có chủ sở hữu mới có quyền thực hiện một cách độc lập không phụ thuộc vào người khác Cả ba quyền trên tạo thành một thể thống nhất trong nội dung quyền sở hữu, có mối quan
hệ mật thiết với nhau nhưng mỗi quyền năng lại mang một ý nghĩa khác nhau
1.3 CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
1.3.1 Khái niệm
Tài sản và quyền sở hữu có mối quan hệ mật thiết với nhau, Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu còn quyền sở hữu chính là quyền năng của chủ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, khi xác định một tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tập thể nào đó, không phải nói suông là được, phải có căn cứ rõ ràng, cụ thể, đó chính là những căn cứ để xác lập quyền sở hữu Vậy căn cứ xác lập quyền sở hữu là gì?
Khi nói về việc xác định một vấn đề nào đó chúng ta đều nói đến hai
từ căn cứ, ví dụ: Căn cứ để xác định nó là chiếc xe đạp chứ không phải xe máy, căn cứ để phân biệt một ngôi nhà ở với một khu chung cư… Vậy căn cứ
là gì?
Căn cứ, theo nghĩa chung nhất, nó chính là những cơ sở, bằng chứng,
sự kiện, dấu hiệu hoặc tiêu chuẩn riêng để xác định, phân biệt một việc, một
sự vật nhất định
Quyền sở hữu chính là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Do đó
Trang 2721
cũng giống như bất cứ một quan hệ pháp luật dân sự nào khác, quyền sở hữu phát sinh cũng phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định Nó chỉ xuất hiện khi có những sự kiện thực tế mà Bộ luật dân sự có qui định ý nghĩa pháp lý đối với sự kiện đó Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ các quyền sở hữu của chủ sở hữu nếu các quyền đó được xác lập trên những căn cứ do pháp luật qui định Căn cứ xác lập quyền sở hữu vì thế chính là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do Bộ luật dân sự qui định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định
1.3.2 Các căn cứ xác lập quyền sở hữu
Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do Bộ luật dân
sự qui định.Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu, thể chế nhà nước khác nhau mà việc ghi nhận các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cũng khác nhau
Theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản được khái quát tại Điều 170 và cụ thể hóa từ Điều 233 đến Điều 247
Điều 170 Bộ luật dân sự qui định:
Căn cứ xác lập quyền sở hữu:
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1 Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2 Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3 Thu hoa lợi, lợi tức;
4 Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5 Được thừa kế tài sản;
6 Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật qui định đối
Trang 288 Các trường hợp khác do pháp luật qui định [27]
Dựa vào nguồn gốc của những sự kiện pháp lý trên ta Giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội đã phân chia các căn cứ xác lập quyền sở hữu thành 3 nhóm sau:
* Xác lập theo hợp đồng hoặc theo giao dịch một bên
Hợp đồng là một sự kiện pháp lý trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể làm phát sinh sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác Các hợp đồng: Mua bán, tặng, cho, cho vay, Hợp đồng chuyển dịch tài sản chính là một loại giao dịch dân sự Nếu được xác lập phù hợp với qui định của Bộ luật dân sự, thì người được chuyển giao tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản
đó Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp những tài sản theo qui định của pháp luật cần phải đăng ký, sang tên, xin phép thì quyền sở hữu được xác lập từ thời điểm hoàn tất các thủ tục đó
Việc nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc những người được nhận tài sản trong hứa thưởng và thi có giải có quyền sở hữu đối với tài sản đã nhận theo di chúc hoặc tài sản đã nhận thưởng
* Xác lập theo qui định của pháp luật
Đây là những sự kiện pháp lý mà theo qui định của Bộ luật dân sự quyền sở hữu được xác lập bao gồm:
- Kết quả của lao động sản xuất là sự hoạt động của con người trong quá trình tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà trước hết là cho bản thân chủ thể đó Nguồn gốc ban đầu của tài sản là lao
Trang 2923
động, vì vậy ai đã bỏ ra sức lao động thì có quyền sở hữu đối với những thu nhập có được do sản xuất kinh doanh hợp pháp (Điều 233) Đối với hoa lợi, lợi tức, quyền sở hữu được xác lập theo qui định của pháp luật
- Do các sự kiện do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến là sự hợp nhất tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau Kể từ thời điểm sáp nhập, trộn lẫn, tài sản thuộc sở hữu chung hoặc riêng của các chủ sở hữu đó Những chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán phần giá trị tài sản theo qui định tại Khoản 2 Điều 236, Điều 237 Bộ luật dân sự
- Do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên Cơ sở của việc xác lập quyền sở hữu theo những sự kiện trên không phải chỉ đơn giản là các hành vi phát hiện, tìm thấy, nhặt được Cần phải có một khoảng thời gian nhất định tương ứng với mỗi sự kiện
và tài sản ấy thì mới được xác lập quyền sở hữu
- Do các sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc Đối với sự kiện này người bắt được, ngoài việc thông báo công khai phải sau một thời hạn tùy thuộc vào đối tượng thất lạc thì quyền sở hữu mới được xác lập: Gia súc thất lạc thì sau sáu tháng công khai thông báo, không có người đến nhận, khi đó quyền sở hữu sẽ thuộc về người bắt được Nhưng đối với những nơi có tập quán thả rông thì thời hạn là một năm kể từ ngày thông báo công khai
- Do được thừa kế tài sản theo pháp luật Thông qua việc nhận di sản thừa kế, quyền sở hữu của một người nào đó được xác lập đối với các tài sản
mà họ đã nhận từ di sản của người chết
* Xác lập theo những căn cứ riêng biệt
Ngoài những căn cứ ở trên, quyền sở hữu còn được xác lập theo các căn cứ riêng biệt, đó là các bản án, quyết định của tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Quyền sở hữu của một chủ thể còn được xác lập theo thời hiệu khi có các điều kiện do pháp luật qui định theo Điều 247 Bộ luật dân sự Theo đó
Trang 3024
một người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai, trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì người ấy trở thành chủ sở hữu của tài sản ấy Khi đó quyền sở hữu sẽ được xác lập và được công nhận kể từ thời điểm người đó bắt đầu chiếm hữu Tuy nhiên qui định này không áp dụng đối với người chiếm hữu tài sản thuộc
sở hữu của nhà nước
Ngoài ra quyền sở hữu của Nhà nước còn được xác lập khi tài sản bị tịch thu (Điều 254 Bộ luật dân sự 2005), bị trưng mua (Điều 253 Bộ luật dân
sự 2005), lúc đó quyền sở hữu của một chủ thể nhất định sẽ bị chấm dứt
1.4 XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
1.4.1 Khái niệm về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định mà khi kết thúc thời hạn
đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 154
Bộ luật dân sự 2005)
Như vậy theo qui định của pháp luật hiện hành có 4 loại thời hiệu, trong đó có thời hiệu xác lập quyền sở hữu tài sản (thời hiệu hưởng quyền) Quyền sở hữu có thể xác lập trong trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật như tài sản đánh rơi, bỏ quên, gia súc và gia cầm thất lạc… hoặc xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình Mặc dù đều là căn cứ xác lập quyền sở hữu, nhưng điều kiện để xác lập quyền sở hữu của hai trường hợp trên khác nhau
Pháp luật dân sự của các nước nói chung, của Việt Nam nói riêng đều qui định về thời hiệu xác lập quyền sở hữu để bảo vệ quyền và lợi ích của người chiếm hữu ngay tình Mặt khác, trong các giao lưu dân sự, đối tượng chủ yếu là tài sản được chuyển dịch từ người này sang người khác một cách
tự do và có thể liên tục Để ổn định các giao lưu dân sự đó pháp luật qui định
về thời hiệu hưởng quyền và miễn trừ nghĩa vụ dân sự Tùy thuộc vào tính
Trang 3125
chất, đặc điểm của từng loại tài sản, pháp luật qui định thời hạn phù hợp để xác lập quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự Khi chủ thể chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ do pháp luật qui định thì sau một thời hạn nhất định, mặc nhiên sẽ được xác lập quyền sở hữu hoặc được miễn trừ nghĩa
vụ Tuy nhiên đối với những hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì cần phải có những điều kiện như chiếm hữu liên tục, công khai sau một thời hạn cần thiết để trong thời hạn này chủ sở hữu thực sự có điều kiện truy tìm tài sản của mình, hết thời hạn đó thì người chiếm hữu ngay tình được xác lập quyền sở hữu Trường hợp này được gọi là xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
1.4.2 Pháp luật một số nước về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
* Luật La Mã
Luật La Mã xem xét quá trình thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu, cụ thể: Chủ thể chiếm giữ đồ vật một cách ngay thẳng có thể xem mình là chủ sở hữu đồ vật đó (thụ đắc thiện chí), về khách quan, chủ sở hữu vật thuộc về một người khác Người thứ hai (chủ sở hữu thực sự của vật) có thể khởi kiện và chứng minh quyền sở hữu của mình tại Tòa án xét xử, trong trường hợp này người thụ đắc phải trả lại đồ vật Tuy nhiên trong trường hợp khởi kiện quá hạn thì người thụ đắc thiện chí hoàn toàn có thể trở thành chủ sở hữu của vật
Theo Luật XII Bảng, thủ đắc theo thời hiệu (Usucapio) được chấp nhận tương đối đơn giản Thời hiệu chiếm hữu đối với ruộng đất là hai năm, đối với các vật khác là một năm thì được công nhận chủ sở hữu nếu vật không phải do ăn cắp mà có (người thủ đắc theo thời hiệu)
Ở các địa phương khác, luật qui định một dạng thời hiệu là Longi temporis pracscriptio: 10 năm (nếu người thủ đắc và chủ sở hữu cùng một tỉnh), 20 năm (nếu cả hai sống khác tỉnh)
Cùng với những qui định về thời hiệu thủ đắc, Luật La Mã cũng qui định về các điều kiện để xác định thời hiệu thủ đắc, theo đó người thủ đắc theo thời hiệu phải có đủ các điều kiện sau:
Trang 3226
- Phải chiếm giữ đồ vật
- Sự chiếm giữ ấy là trung thực
- Chiếm giữ có căn cứ về mặt pháp lý
- Đối với vật là động sản, thời hiệu là 3 năm chiếm giữ
- Đối với vật là bất động sản, thời hiệu là 10 đến 20 năm chiếm giữ tùy từng trường hợp cụ thể
- Vật thủ đắc theo thời hiệu phải là vật có giá trị lưu thông, không phải vật ăn cắp
* Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật dân sự Pháp
Bộ luật dân sự 1804 của Pháp - công trình pháp điển hóa hiện đại đầu tiên trên thế giới, là một hệ thống các qui định cụ thể về quan hệ dân sự nói chung và các quan hệ về tài sản và quyền sở hữu nói riêng
Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản trong Bộ luật này được qui định từ Điều 711 đến Điều 717, thời hiệu không phải là một căn cứ để xác lập quyền sở hữu tài sản trong Bộ luật này Tuy nhiên, Bộ luật dân sự Pháp có riêng Thiên XX qui định về "thời hiệu và chiếm hữu" Theo Điều 2219 qui định: "Thời hiệu là một phương tiện để xác lập quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ sau một thời hạn và trong những điều kiện do pháp luật qui định" [15], theo
Bộ luật dân sự Pháp, thời hiệu không phải là một căn cứ để xác lập quyền, nó chỉ là một phương tiện được sử dụng trong việc xác lập quyền mà thôi Sự khác biệt giữa căn cứ xác lập và phương tiện xác lập quyền sở hữu là rất rõ ràng, Căn cứ chính là cơ sở, là bằng chứng, là tiêu chuẩn cơ bản để có thể xác lập quyền, còn phương tiện chỉ là cách thức, điều kiện để áp dụng trong việc xác lập quyền
Cũng theo qui định Điều 2265 Bộ luật này:
Người nào ngay tình và bằng chứng thư hợp thức đã mua một bất động sản thì sau mười năm sẽ trở thành chủ sở hữu do áp dụng thời hiệu, nếu người chủ sở hữu thực sự của bất động sản cư
Trang 33Điều kiện cần thiết của thời hiệu tạo nên sự phát sinh đối với việc phát sinh của quyền sở hữu là hiện trạng sở hữu thực tế đã tiếp diễn trong một thời gian nhất định Bộ luật dân sự Nhật Bản đưa ra hai điều kiện Thứ nhất, có mong muốn trở thành chủ sở hữu một vật nào đó và thứ hai việc chiếm hữu tồn tại công khai không có tranh chấp Đối với bất động sản, thời hiệu trong việc chiếm hữu là khác nhau: trong trường hợp người chiếm hữu ngay từ đầu
là ngay tình và không cẩu thả, thời hiệu là 10 năm (Điều 162, Khoản 2), trong các trường hợp khác thời hiệu là 20 năm (Điều 162, khoản 1) Trong đó mong muốn tài sản là của mình nếu người chiếm hữu tin vào việc chiếm hữu tài sản như thuộc sở hữu của mình, còn không cẩu thả chính là căn cứ đối với niềm tin ấy của người chiếm hữu
* Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật dân sự và thương mại Thái Lan
Trang 34Điều 1382 qui định:
Khi một người, trong suốt thời gian 10 năm, trong trường hợp một bất động sản hoặc 5 năm trong trường hợp một động sản
đã chiếm dụng công khai và không có tranh chấp một tài sản thuộc
về người khác, với ý định trở thành chủ sở hữu của tài sản đó thì người này giành được quyền sở hữu tài sản đó [3]
Tuy nhiên, pháp luật Thái Lan cũng rất đặc biệt khi qui định về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu mà người thủ đắc là người phạm tội tại Điều 1383, theo đó:
Quyền sở hữu tài sản có được qua phạm tội chỉ có thể thuộc người phạm tội hoặc người được chuyển nhượng một cách không
có thiện chí do hết thời hiệu, sau khi chấm dứt thời hạn qui định về thời hiệu đối với tội phạm đó hoặc sau khi chấm dứt thời hạn ấn định nói ở điều trên bất kể thời hạn đó dài bao lâu [3]
Nhìn chung, pháp luật các nước trên thế giới đều có những qui định về thời hiệu thủ đắc (thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với tài sản) Tuy nhiên, qua pháp luật một số nước, ta thấy một vấn đề rất rõ rệt, thời hiệu chỉ là điều kiện để xác lập quyền sở hữu, không phải là căn cứ để xác lập quyền sở hữu Pháp luật dân sự ở hầu hết các nước này qui định điều kiện để được hưởng
Trang 3529
quyền thụ đắc đó là phải có thiện chí trở thành chủ sở hữu của tài sản, điều đó đồng nghĩa với việc nếu một người dù chiếm giữ tài sản công khai, liên tục trong thời hạn bao lâu nhưng không có thiện chí trở thành chủ sở hữu của tài sản cũng không được xác lập quyền sở hữu (không được hưởng thụ đắc) Qui định này có ý nghĩa rất lớn đối với cả chủ sở hữu, người được hưởng quyền thụ đắc và cả tài sản Có thiện chí trở thành chủ sở hữu của tài sản là việc coi tài sản là thuộc sở hữu của mình, sử dụng tài sản với vai trò của một người sở hữu thực sự bao gồm sử dụng, bảo tồn, xây dựng và phát triển tài sản
1.4.3 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam
1.4.3.1 Quá trình phát triển và hoàn thiện của pháp luật Việt Nam
về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Pháp luật Việt Nam thời phong kiến
+ Pháp luật thời Lê:
Bộ luật Hồng Đức, hay còn có tên gọi khác là Quốc triều hình luật thời Lê sơ, là một trong những thư tịch cổ nhất về pháp luật của nước ta hiện còn được lưu giữ đầy đủ
Theo Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ, sau đó tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông Tới thời Lê Thánh Tông thì bộ luật này được hoàn chỉnh Theo Đại Việt sử chí toàn thư ghi chép lại thì năm Thái Hòa thứ 7 (1449), vua Lê Nhân Tông đã bổ sung thêm vào Bộ hình luật Chương điền sản gồm 14 điều Ngoài ra, qua các sử sách khác và qua các lần in khắc ván (với những điểm khác nhau về nội dung của các văn bản), các bổ sung và tên gọi các đơn vị hành chính ghi trong Bộ luật v.v có thể nhận thấy bộ luật này được soạn thảo, bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê Đây là Bộ luật
cổ tương đối hoàn chỉnh, tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực Luật hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng, Luật hôn nhân gia đình, Luật hành chính v.v
Về phần dân luật trong bộ luật này, thời hiệu không phụ thuộc ý chí
Trang 3630
của chủ thể, các chủ thể không thể thỏa thuận về thời hiệu Tuy không có một qui định cụ thể về thời hiệu, nhưng qua một số điều luật đều có đề cập về thời hiệu hưởng quyền dân sự và mất quyền khởi kiện
Theo Điều 384:
Những ruộng đất cầm mà chủ ruộng xin chuộc, người cầm không cho chuộc, hay không muốn chuộc mà bắt phải chuộc thì đều phải phạt 80 trượng Nếu quá hạn mà chủ ruộng cố đòi chuộc thì chủ ruộng cũng phải phạt như thế, mà không cho chuộc… Nếu quá niên hạn mà xin chuộc thì không được (niên hạn là 30 năm) [37] Điều 387 qui định: "Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên, mà ruộng đất của mình để người trong họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới miễn cưỡng đòi lại thì bị hạt 80 trượng và mất ruộng đất (niên hạn với người trong họ là 30 năm, người ngoài là 20 năm)" [37]
+ Pháp luật thời Nguyễn
Quốc triều luật lệ toát yếu (Duy Tân 1907-1916), Bộ sách ghi chép lại luật lệ của nước ta được ghi nhận dưới thời Nguyễn, cũng như Bộ luật Hồng Đức, tuy không có một qui định cụ thể về thời hiệu, nhưng qua một số qui định thì vấn đề thời hiệu để xác lập quyền đối với tài sản đã được ghi nhận
Theo đó:
Người nào bắt được tài sản bị mất, trong hạn năm ngày phải đưa nộp quan, nếu là tài sản của nhà nước thì phải nộp hết, nếu là tài sản tư thì trả lại cho người mất một nửa, một nửa thưởng cho người bắt được
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo quan, nếu không có người tới nhận lại tài sản thì tài sản thuộc về người bắt được [12]
"Người đào được tài sản vô chủ trong khu vực đất công hoặc tư thì giữ lại sử dụng" [12]
"Nghị bàn năm Gia Long thứ 14 (1815) trong dân gian nếu ai ngẫu
Trang 3731
nhiên bắt được đồ dùng bằng vàng bạc, nếu là đồ vật thông thường ở gia đình thì cho giữ lại sử dụng Nếu xét thấy không phải là đồ vật thông thường thì đem nộp quan lĩnh thưởng" [12]
Như vậy, dù là một bộ luật được biên soạn cẩn thận hay là những điều
lệ, những qui định bất thành văn được áp dụng vào việc giải quyết các tranh chấp trong dân sự, pháp luật phong kiến Việt Nam về cơ bản đã manh nha những qui định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, trong đó có những qui định tương
tự như xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Tựu chung lại, dù ở triều đại nào, điều kiện để áp dụng thời hiệu xác lập quyền (quyền sở hữu) đều bao gồm:
Thứ nhất, Tài sản ấy phải là tài sản không do phạm pháp mà có, và
người được xác lập quyền sở hữu phải có một thời gian chiếm hữu nhất định (niên hạn) đối với tài sản ấy Trong thời gian (niên hạn) này, tài sản ấy phải không có sự tranh chấp giữa chủ sở hữu thực sự và người chiếm hữu
Thứ hai, nếu là tài sản bắt được (không rõ chủ sở hữu thực tế) thì phải
báo quan Việc báo quan chính là hình thức thông qua cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để thông báo về tài sản thất lạc Nếu hết thời hạn qui định mà không có người nhận thì tài sản được xác lập quyền sở hữu cho người bắt được
Thứ ba, thời hiệu xác lập quyền sở hữu không áp dụng với tài sản
công, nếu là tài sản công thì phải trả lại cho nhà nước
Những qui định trên chính là tiền đề, là cơ sở, là chế định pháp lý để pháp luật dân sự Việt Nam ngày nay kế thừa, xây dựng nên qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
+ Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong Bộ Dân luật năm 1972
Bộ Dân luật được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành ngày 20/12/1972 Đây là văn bản pháp lý được chế độ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành thay thế các văn bản pháp luật trước đây như Bộ luật Gia Long, Luật Giản yếu ngày 3/10/1883, bộ Hoàng Việt Trung kỳ và Bộ Dân
Trang 3832
luật Bắc Kỳ
Nhìn chung, Bộ dân luật này được xây dụng chủ yếu trên tinh thần học tập những qui định của Bộ luật dân sự Pháp, nếu xem qua về cấu trúc, Bộ Dân luật có các chương điều tương tự các chương điều của Bộ luật dân sự Pháp năm 1804, trong đó Bộ Dân luật dành hẳn quyển V để "nói về thời hiệu"
Điều thứ 1434 Bộ luật này qui định: "Thời hiệu là một phương tiện để thủ đắc một quyền lợi hay để giải nợ sau một thời gian và với những điều luật định Trường hợp trên là sự thủ đắc thời hiệu hay đắc hiệu; trường hợp dưới là
sự tiêu diệt về thời hiệu hay thời tiêu" [1] Qui định này đồng nghĩa với thời hiệu không phụ thuộc ý chí của chủ thể, không phải do các chủ thể quyết định, thời hiệu phải tuân thủ các qui định trong luật
Tuy nhiên bộ luật cũng có những hạn chế về thời hiệu Điều 1441 qui định: "Thời hiệu không áp dụng cho những vật cấm mãi thương"
Điều 1444 qui định điều kiện thủ đắc về thời hiệu như sau: "Muốn được thủ đắc về thời hiệu, cần phải chấp hữu liên tiếp, yên ổn, công khai và minh bạch, với tư cách là sở hữu chủ" [1] Tư cách sở hữu chủ được xác định theo một cách suy đoán, có nghĩa là người chấp hữu được suy đoán là sở hữu chủ, trừ phi có bằng chứng để xác định tài sản ấy đã được chấp hữu cho người khác
Một điều kiện nữa để được thủ đắc về thời hiệu đó là sự chấp hữu không thể có được do bạo hành, vậy bạo hành ở đây được xác định là gì? Có thể nói bạo hành được đề cập đến trong bộ luật này chính là bạo hành để có được sự chấp hữu, hay nói cách khác sự chấp hữu có được không công khai, không minh bạch, không dựa trên ý chí tự nguyện của các bên chủ thể, trong quá trình chấp hữu vẫn luôn xảy ra sự tranh chấp
Và tuy không qui định cụ thể nhưng Điều 1450 có đề cập đến việc chấp hữu ngay tình để phân biệt với chấp hữu không ngay tình:
Người chấp hữu được dự đoán là chấp hữu ngay tình, với tư cách chấp hữu, người ấy có quyền phản kháng mọi sự xâm chiếm
Trang 3933
và quấy rối do người đệ tam Tuy nhiên, nếu kẻ xâm chiếm, quấy rối, có tư cách là sở hữu chủ theo sổ sách điền địa thì chính người chấp hữu phải chứng tỏ sự ngay tình của mình [1, Điều 1450]
Điều 1485 qui định: "Sự ngay tình được ức đoán, ai muốn phủ nhận phải đem lại bằng chứng sự gian tình" [1]
Sự chấp hữu ngay tình được xác định trên cơ sở dự đoán, người chấp hữu mặc nhiên được dự đoán là chấp hữu ngay tình mà không cần phải chứng minh cho sự ngay tình của mình, trừ trường hợp có sự tranh chấp giữa sở hữu chủ và người chấp hữu thì người chấp hữu phải chứng minh sự ngay tình của mình Việc chứng minh sự ngay tình nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người chấp hữu trước người đệ tam
Việc xác định sự chấp hữu là ngay tình hay không ngay tình chỉ có giá trị tại thời điểm thủ đắc về thời hiệu, "Người chấp hữu chỉ cần ngay tình khi thủ đắc, nếu sau này mới biết không phải là sở hữu chủ, sự trạng ấy không cản trở sự đắc hiệu 15 năm" [1, Điều 1846]
Như vậy, ở một góc độ nào đó, điều kiện thủ đắc về thời hiệu chính là
sự chấp hữu phải là ngay tình, dù sự ngay tình ấy chỉ là do dự đoán
Bộ luật này cũng qui định rất rõ về thời gian thủ đắc thời hiệu Theo đó thời hiệu thủ đắc đối với tài sản có sự phân biệt giữa động sản và bất động sản
Đối với bất động sản, thời gian thủ đắc thời hiệu là 20 năm hoặc 15 năm tùy từng trường hợp Nếu chấp hữu theo Điều 1444 thời gian thủ đắc là 20 năm:
"Sự chấp hữu một bất động sản trong hai mươi năm, nếu đủ điều kiện đã định
ở Điều 1444, sẽ làm cho người chấp hữu thủ đắc quyền tư hữu về bất động sản ấy" [1, Điều 1482] Trường hợp còn lại, thời gian thủ đắc thời hiệu là 15 năm: "Người nào đã ngay tình và bằng một hành vi chuyển hữu hợp thức thủ đắc một bất động sản, sẽ được quyền sở hữu về bất động sản ấy sau mười lăm năm" [1, Điều 1483]
Đối với động sản, thời gian thủ đắc thời hiệu đành cho người chấp hữu
Trang 40Tựu chung lại, Pháp luật Việt Nam trước đây đã manh nha những qui định về thời hiệu và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, dù là còn sơ khai nhưng những vấn đề được pháp luật từng thời kỳ ghi nhận là cơ sở để pháp luật Việt Nam hiện nay làm căn cứ xây dựng các qui định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu một cách khoa học và hoàn thiện hơn Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có sự chiếm hữu thực tế, và sự chiếm hữu này phải là
công khai, minh bạch (ngay tình)
Thứ hai, sự chiếm hữu phải đạt được một thời gian theo luật định,
trong thời gian này tài sản không có sự tranh chấp giữa các chủ thể
Nhìn chung, các điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam trước đây đều có những nét tương đối giống các điều kiện được ghi nhận ở pháp luật một số nước như Pháp, Nhật, La Mã, Thái Lan… và về cơ bản các điều kiện này được đặt ra đã đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu tài sản
1.4.3.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong Bộ luật dân sự năm 1995
Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử lập pháp của nước ta, là Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã