Chúng ta không thể không khẳng định là nhờ vốn tín dụng ngân hàng màngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành đãđánh thức tiềm năng kinh tế, khơi dậy động
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết hình thành đề tài:
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là một xu hướng tấtyếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia với mong muốncải thiện và tăng trưởng kinh tế đất nước Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹđạo đó vì ngay khi chuyển hướng sang nền kinh tế đổi mới, chúng ta đã chọn conđường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với tinh thần đa phương hoá, đa dạnghoá Trên cơ sở đó, chúng ta cũng tự đặt ra cho mình con đường hội nhập kinh tếthế giới Vì vai trò là mạch máu của nền kinh tế, ngành ngân hàng nước ta cũngkhông nằm ngoài quá trình đó, nhằm trang bị cho mình năng lực để đủ sức cạnhtranh với các đối thủ sẽ gia nhập vào nền kinh tế nước ta càng đông đảo (hiệnnay có khoảng gần 70 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam,chủ yếu là của Singapo, Trung Quốc) Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàngthương mại Nhà nước chủ yếu vẫn là huy động vốn và cho vay, các sản phẩmdịch vụ được đưa ra và được thi trường chấp nhận vẫn còn manh mún, thiếu hấpdẫn và tiện lợi, chưa năng động vẫn còn tồn tại trong các ngân hàng thương mại.Thực tế những năm gần đây, thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch
vụ thẻ, thanh toán, chuyển tiền đã phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng vượt bậc
so với dự đoán của nhiều người Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển dịch
vụ ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc mở rộng các hình thứctín dụng
Hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinhdoanh với mục đích là lợi nhuận, ổn định nền kinh tế - xã hội Muốn thu đượclợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất làkhoản mục cho vay và đầu tư, cũng như các hoạt động trung gian khác Tuynhiên, muốn tăng lợi nhuận thì ngân hàng cũng cần phải tăng thu nhập bằng cách
mở rộng tín dụng, tăng cường đầu tư và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ ngânhàng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện ChâuThành là một trong khoảng 1.800 chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp Việt
Trang 2Nam đang hoạt động khắp trên mọi miền đất nước, đã phối hợp chặt chẽ vớichính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là với hội nông dân
đã nhanh chóng tuyên truyền, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về vốn cho nhiều hộnông dân thoát nghèo, vươn lên khá giàu, gắn kết việc xác định mục tiêu sản xuấtkinh doanh với việc xây dựng và phát triển cộng đồng dân cư trong việc pháttriển nông nghiệp – nông thôn và đô thị mới một cách sáng tạo, hiệu quả
Với thực trạng như trên, ngành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam nói chung cũng như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Châu Thành nói riêng phải đối mặt với những thách thức to lớn, đó là
sự cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Với huyện ChâuThành, tỉnh Đồng Tháp hiện nay, sự có mặt của nhiều ngân hàng thương mạikhác trên địa bàn như: Ngân hàng công thương, Ngân hàng phát triển nhàĐBSCL, Ngân hàng Phương Nam… Đòi hỏi ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn huyện Châu Thành phải có định hướng phát triển hoạt động kinhdoanh cho riêng mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
Chúng ta không thể không khẳng định là nhờ vốn tín dụng ngân hàng màngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành đãđánh thức tiềm năng kinh tế, khơi dậy động lực phát triển kinh tế hộ nông dân,góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vậtnuôi…Như vậy, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và củangân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành nóiriêng là hoạt động chủ yếu nhất, vì vậy chúng ta cần tận dụng được ưu điểm này
để mở rộng nó theo chiều hướng tốt nhất cho cả người cho vay lẫn người đi vay
Vì vậy, việc “Phân tích hoạt động tín dụng và các biện pháp mở rộng tín dụng tạingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành -Đồng Tháp” là đề tài mà em đã chọn để viết luận văn tốt nghiệp, nhằm tìm hiểu
và đóng góp một phần nhỏ ý kiến cá nhân của mình trong hoạt động tín dụng củangân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn này chủ yếu là tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạtđộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ChâuThành trong những năm qua để tổng kết lại và rút ra những gì đã đạt được, những
Trang 3vấn đề còn tồn đọng lại, chưa được giải quyết thoả đáng, phù hợp với xu thế pháttriển chung của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, mà cụthể là của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thànhtrong hoạt động tín dụng, để trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp nhằm mởrộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
3 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn này được hoàn thành dựa trên cơ sở những kiến thức đã học ởtrường và từ thực tế trong thời gian thực tập tại ngân hàng, và đã sử dụng cácphương pháp phân tích chủ yếu sau:
- Thu thập số liệu từ các báo cáo và những tài liệu có liên quan của ngânhàng, và các thông tin từ báo, đài, mạng internet
- Nghiên cứu dựa vào thảo luận và trao đổi ý kiến với các anh chị, cô, chútrong cơ quan thực tập và với các bạn sinh viên cùng thực tập
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê và so sánh sự biến động số liệuqua các năm
- Dùng các phần mềm tin học ứng dụng: word, exel để trình bày và tínhtoán trong nghiên cứu và phân tích
4 Giới hạn đề tài:
Do lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônkhá đa dạng và phong phú, đồng thời do thời gian và kiến thức của em đã tiếp thuđược còn hạn chế, vì thế em không thể phân tích sâu sắc tất cả các hoạt động củangân hàng Nên phạm vi đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích tình hình hoạtđộng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhhuyện Châu Thành qua ba năm gần đây nhất, và đưa ra các biện pháp nhằm mởrộng tín dụng tại ngân hàng
Trang 4Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng, số vốn
đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai Có thể định nghĩaquan hệ tín dụng một cách đầy đủ như sau: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượngtạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thờigian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu
1.1 Những đặc trưng của quan hệ tín dụng:
- Thứ nhất là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời
- Thứ hai là tín dụng có tính hoàn trả
- Thứ ba là quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay
1.2 Cơ sở khách quan của quan hệ tín dụng:
Cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển quan hệ tín dụng là mâu thuẫnvốn có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội, đó là: Cùng một lúc cóchủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh
tế khác lại có nhu cầu cần bổ sung vốn Nếu tình trạng này không được giảiquyết thì quá trình sản xuất có thể bị ngưng trệ ở chủ thể này trong khi vốn đangnằm im ở các chủ thể khác Kết quả là nguồn lực của xã hội không được sử dụngmột cách có hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hànhliên tục
Trang 5Tình trạng thừa thiếu vốn so với nhu cầu xảy ra thường xuyên trong quátrình hoạt động các chủ thể kinh tế trong xã hội xuất phát từ sự không ăn khớpgiữa thu nhập và chi tiêu về thời gian cũng như khối lượng.
- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình
Các nguồn thu nhập của hộ gia đình bao gồm: tiền lương định kỳ, cáckhoản biếu tặng, thừa kế, lãi đầu tư… Nhu cầu chi tiêu bao gồm: chi tiêu thườngxuyên cho nhu cầu sinh hoạt, chi không thường xuyên do những nhu cấu độtxuất Thông thường, thời gian và khối lượng nguồn thu nhập không trùng hợpvới nhu cầu chi tiêu dẫn đến hiện tượng thừa tiền tạm thời vào thời gian này vàtạm thời thiếu tiền vào thời gian khác Hiện tượng khách quan này đòi hỏi cácchủ thể này phải thực hiện hành vi vay mượn để giải quyết có hiệu quả nhất sựthiếu trùng khớp tạm thời giữa thu nhập và chi tiêu Xét trên phạm vi toàn xã hội,
hộ gia đình luôn là chủ thể cung ứng vốn tạm thời nhàn rỗi cho các chủ thể khácthông qua bộ phận tiết kiệm
- Sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu trong quá trình kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh
Một chu kì kinh doanh có thể được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn dựtrữ, sản xuất và tiêu thụ với đặc điểm khác nhau về thu nhập và chi tiêu làm chomột doanh nghiệp có thể thừa vốn ở giai đoạn này nhưng lại trở thành chủ thểthiếu vốn ở giai đoạn khác Trong giai đoạn dự trữ, Doanh nghiệp có nhu cầu chitiêu mua sắm rất lớn nhưng lại chưa có thu nhập Đây là giai đoạn doanh nghiệpphải đi vay để bổ sung nhu cầu vốn cho các khoản chi mua nguyên vật liệu muasắm máy móc thiết bị, thuê công nhân Nhu cầu đi vay giảm xuống khi doanhnghiệp bước vào quá trình sản xuất Trong giai đoạn này, nhu cầu chi tiêu chỉnhằm mục đích bảo dưỡng máy móc, quản lí qui trình sản xuất Giai đoạn tiêuthụ sản phẩm là giai đoạn có thu nhập lớn hơn chi tiêu và doanh nghiệp thườngđóng vai trò cho vay trong giai đoạn này Vốn nhàn rỗi ở các doanh nghiệp thểhiện dưới dạng quỹ khấu hao chưa dùng đến, hoặc do chênh lệch về số lượng vàthời gian tiêu thụ sản phẩm và thời gian mua nguyên liệu, do những khoản phảitrả nhưng chưa đến kỳ trả, và các khoản phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp Đặcđiểm vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp là rất ngắn hạn, về mặt dài hạn doanhnghiệp luôn luôn là chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn
Trang 6- Sự không trùng khớp giữa thu và chi ngân sách nhà nước.
Nguồn thu ngân sách Nhà nước chủ yếu được hình thành từ thuế, các nghĩa
vụ đóng góp khác hoặc từ nguồn thu bán tài sản của Nhà nước thường mang tínhchất định kì theo tháng, quý Trong khi đó các nhu cầu chi tiêu của ngân sách lạidiễn ra thường xuyên cho các mục đích: chi quản lí hành chính, chi phúc lợi, chiđầu tư cho các công trình trọng điểm Do đó, Nhà nước cũng có nhu cầu vay vốnkhi thiếu hụt và là nguồn cung ứng vốn khi ngân sách dư thừa tạm thời, trườnghợp phổ biến là thu ngân sách không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và ngân sáchrơi vào tình trạng bội chi đòi hỏi phải có nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng
Các khoản vốn nhàn rỗi tạm thời cũng như những nhu cầu vốn phát sinh rất
đa dạng về thời gian, số lượng, yêu cầu tính lỏng, mức rủi ro Sự phát triển cáchình thức tín dụng phong phú cho phép thoả mãn yêu cầu chuyển nhượng vốnphức tạp này Bằng cách đó, tín dụng thực chất là chiếc cầu nối liền nhu cầu tiếtkiệm với nhu cầu đầu tư của xã hội
1.3 Sự phát triển của tín dụng:
- Từ tín dụng thương mại đến tín dụng ngân hàng
- Từ tín dụng nặng lãi đến tín dụng thị trường có cạnh tranh hoàn hảo
- Từ tín dụng ngân hàng đến thị trường tài chính
- Từ tín dụng nội địa đến tín dụng quốc tế
2 Các hình thức tín dụng:
2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và thườngđược sử dụng để cho vay thiếu hụt lưu động tạm thời của các doanh nghiệp vàcho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng và được sửdụng để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng cơbản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cảitiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn giữa hai kỳ hạn trên, loạitín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹthuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
Trang 72.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưuđộng của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hoá đối với các doanh nghiệpthương nghiệp, cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sảnxuất nông nghiệp Tín dụng vốn lưu động thường dùng để cho vay bù đắp mứcvốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm cácloại sau: cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay để thanh toán các khoản nợ hình thứcchiết khấu thương phiếu
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cốđịnh, loại tín dụng này thường dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến
và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới,thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn
2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức tín dụng dành chocác doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hoá vàlưu thông hàng hoá
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng
2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, đượcbiểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá, trong đó người cho vay làngười bán chịu hàng hoá vì đã chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giátrị hàng hoá bán chịu cho người mua
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, trong đó ngân hàng là người giữvai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay
- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng được thực hiện dưới hình thức tiền
tệ hoặc hiện vật giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể kinh tế kháctrong xã hội, trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay
- Tín dụng doanh nghiệp: là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanhnghiệp và công chúng Quan hệ vay mượn này được thể hiện dưới hai hình thức
Trang 8hoàn toàn khác nhau: quan hệ tín dụng tiêu dùng và quan hệ tín dụng giữa doanhnghiệp và công chúng với tư cách là người tiết kiệm.
II Vai trò và chức năng - tác dụng của tín dụng:
1 Vai trò của tín dụng:
1.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:
- Thứ nhất: vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cáchkịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xãhội
- Thứ hai: làm thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế và làm cho
sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch vàgiảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh
- Thứ ba: Tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kếhoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồnvốn tự có của bản thân, nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lựcsản xuất của xã hội
- Thư tư: làm cho người đi vay thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn
để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng
1.2 Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô:
Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, nhà nước cóthể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tíndụng, ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến tổng cung vàcác điều kiện sản xuất khác Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổngcầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ
mô cần thiết
1.3 Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội:
Các chính sách xã hội về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợkhông hoàn lại từ Ngân sách Nhà nước Song, phương thức tài trợ không hoàn lạithường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả Để khắc phục hạn chế này,phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tàitrợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điềukiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách Chẳng hạn việc tài trợ vốn cho người
Trang 9nghèo với lãi suất thấp Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chínhsách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn Khi các đối tượng chínhsách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúngthời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được cải thiện từng bước Đây là sựđảm bảo chắc chắn cho sự ổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từngbước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn vốn tài trợ Đó chính là mụcđích cho việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng conđường tài trợ.
2 Chức năng – tác dụng của tín dụng:
2.1 Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội:
Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ là tín dụng thực hiện việc di chuyển cáckhoản vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu về vốn Và nhưvậy vốn được giao cho người sử dụng có hiệu quả nhất Bằng cách đó, tín dụnggóp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của xãhội
2.2 Chức năng thanh khoản:
Chức năng thanh khoản của tín dụng là chức năng cổ xưa nhất của tín dụng
Nó xuất phát từ chỗ các nhà kinh doanh muốn có một khoản tiền để trả cho một
ai đó, nhưng họ không có số tiền đó, nên họ đến một ngân hàng nào đó để xincấp một khoản tín dụng Khoản tín dụng này được chuyển vào tài khoản củangười thụ hưởng để trả nợ của người xin vay
Khi món nợ tín dụng đáo hạn, người xin vay phải nộp vào ngân hàng chovay số tiền cần thiết để trả nợ và lãi cho ngân hàng và quan hệ tín dụng đượcchấm dứt
2.3 Chức năng tạo tiền:
Tín dụng không những tạo ra thanh khoản, mà nó còn làm cho số lượngphương tiện lưu thông và thanh toán trong nền kinh tế tăng lên Khi một ngânhàng cấp một khoản tín dụng thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó tạo ra mộtkhoản tiền cung ứng thêm trong nền kinh tế
Để ngăn chặn bớt khả năng tạo tiền thông qua việc cấp tín dung, các ngânhàng trung ương đều có quy định dự trữ bắt buộc là 10% cho khoản tiền gửi mà
Trang 10các tổ chức tín dụng phải chấp hành Còn 90% số dư tiền gởi nhận được thì các
tổ chức tín dụng được cấp tín dụng
Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm điều tiết khối lượng tiền cung ứngcho nền kinh tế thông qua việc sử dụng các công cụ có thể tác động gián tiếp đếnkhối tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho nền kinh tế như: dự trữbắt buộc, chính sách tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc hoặc tỷ lệ dư nợ tín dụng trên
số dư tiền gởi của các ngân hàng thương mại
- Các quan hệ tín dụng được tổ chức thành hệ thống và có mối quan hệ hỗtrợ nhau nhằm đảm bảo hiệu quả của sự dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu Cácloại hình tín dụng trong hệ thống bao gồm: tín dụng thượng mại, tín dụng ngânhàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng doanh nghiệp
- Thông qua chức năng phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trongphạm vi toàn xã hội, tín dụng được sử dụng như là kênh chuyển tải tác động củaNhà nước đối với các mục tiêu vĩ mô và là công cụ có hiệu quả để thực hiện cácmục tiêu chính sách trong từng thời kì
III Các chỉ tiêu dùng để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng:
1 Doanh số cho vay:
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứmột ngân hàng thương mại nào Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để
bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩađối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng Bởi vì nhờ cho vay mà tạo
ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi củakhách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải
Trang 11quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặcgiảm thiểu rủi ro
2 Doanh số thu nợ:
Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay Tiền đi vay qua dân cư,qua các tổ chức tín dụng, qua NHNN…đều phải trả lãi Đó là chi phí khi ngânhàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế Hoạt động của ngân hàng là
đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển Khi các chủthể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngânhàng Phần lãi này phải bù đắp phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí chohoạt động của ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động chovay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể đượcthu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được Vì vậy công tác thuhồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt,không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợlàm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát
và có hiệu quả cao
Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàngmột cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánhgiá, kiểm tra khách hàng, của ngân hàng là thành công hay không Việc thu hồimột khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là mộtthành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Vì đã cho vayđúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay
đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạn cho ngânhàng
3 Tình hình dư nợ:
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểmnhất định Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độhuy động vốn của ngân hàng Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽtăng và ngược lại Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thìkhông chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ
Trang 124 Tình hình nợ quá hạn:
Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được
nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn Nếu khách hàng vì nhữngnguyên nhân khách quan không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin giahạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý Sau khi hết thời giangia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ chongân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn Còn nếu khách hàng không
có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ
đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng.Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã
bị rủi ro Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn,đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro chongân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngânhàng
5 Tình hình vốn huy động trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vàoviệc cho vay vốn Thông thường khi nguồn vốn ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp sovới nguồn vốn sử dụng thì dư nợ sẽ càng cao hơn vốn huy động rất nhiều Nếungân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệuquả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động Và được tính bằng công thức:
Vốn huy động trên tổng dư nợ = số dư vốn huy động / tổng dư nợ (%)
Vì vậy, nếu chỉ tiêu này trên 50% thì hiệu quả hoạt động của ngân hàngcàng cao, tính tự chủ của ngân hàng cao trong hoạt động tín dụng, vì đã sử dụngđồng vốn huy động được có hiệu quả
6 Tình hình thu nợ trên doanh số cho vay (hệ số thu nợ):
Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ / doanh số cho vay (%)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho kháchhàng vay, ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính sốtiền cho vay của mình Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ củangân hàng là rất tốt, ngân hàng hoạt động có hiệu quả
Trang 137 Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ = nợ quá hạn / tổng dư nợ (%)
Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuấtkinh doanh của cán bộ tín dụng Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn củangân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngânhàng Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng.Hiện nay theo mức độ cho phép của ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thìđược coi là tín dụng có chất lượng tốt Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn trongtổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém, và rủi ro tín dụng kèmtheo là rất cao, và ngược lại
8 Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời trong tổng thu nhập của ngânhàng qua các năm Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, ngânhàng hoạt động có hiệu quả, và ngược lại
Trang 14Giám đốc: Lê Thanh Hoà.
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã qua ba lần đổi tên Theo sự biến đổicủa nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và những yêucầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng phát triển nông thôn
và hoạt động kinh doanh đa năng hơn Tháng 10 năm 1990 lại đổi tên thànhNgân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành
Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của ngân hàng gặpkhông ít khó khăn Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên màngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành ngày càng khẳng định đựơc vị trí củamình trong quá trình đưa nền kinh tế huyện nhà ngày một phát triển đi lên Ngàynay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ChâuThành đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân trên địa bànhuyện
Như vậy, xét về mặt pháp lý thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Châu Thành là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng vớicác loại hình kinh doanh chủ yếu sau:
- Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ(USD)
Trang 15- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn gửi vốn dưới
- Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác
- Thực hiện các dịch vụ cho thuê tài chính
- Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ
II Cơ cấu tổ chức của ngân hàng:
1 Sơ đồ tổ chức:
Xét về cơ sở vật chất kỹ thuật và bộ máy hoạt động tín dụng của ngân hàngthì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyên Châu Thành có trụ sởchính nằm trên Quốc lộ 80, phía Đông giáp thị xã Vĩnh Long, phía Tây giáp thị
GIÁM ĐỐC
Trang 16xã Sa Đéc Biên chế hoạt động gồm 27 cán bộ viên chức, trong đó có 16 ngườinam và 11 nữ Tất cả cán bộ đều được bố trí vào các vị trí hợp lý và luôn hoànthành nhiệm vụ được giao.
2 Nhiệm vụ của các phòng ban:
2.1 Giám đốc:
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, uỷ quyền cho phó giám đốchoặc các trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môntheo quy định Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước cóliên quan đến hoạt động của ngân hàng
2.2 Phó giám đốc:
Thay mặt cho giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động củangân hàng Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng tíndụng thông qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng
2.3 Phòng tín dụng:
Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng
- Phó phòng tín dụng:
+ Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các cán bộ tín dụng
+ Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề ánchiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị, và thựchiện các công việc khác do cấp trên phân công
- Cán bộ tín dụng:
+ Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vayvốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thựchiện các hợp đồng tín dụng
+ Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết địnhcho vay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc
+ Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lýnhững vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷquyền
+ Lưu trữ hồ sơ theo quy định
Trang 172.4 Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Lập kế hoạch thu chi và quyết toán hàng năm
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: rút, gửi tiền tiết kiệm,thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy định
- Kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục và đối chiếu với số dư tiền gửi theoquy định
- Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các vấn đềkhác về nghiệp vụ kho quỹ theo quy định
1 Đối tượng được vay:
- Khách hàng Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, và các tổ chức khác có đủ điềukiện tại điều 94 của bộ luật dân sự
- Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài
2 Điều kiện cho vay:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
3 Nguyên tắc vay vốn:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợpđồng tín dụng
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sửdụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Trang 184 Các phương thức cho vay:
Các phương thức cho vay gồm nhiều phương thức, trong đó có bốn phươngthức chủ yếu thường được áp dụng là:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay trả góp
5 Thời hạn cho vay:
Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận cho vay căn cứ vào chu kỳsản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư, khả năngtrả nợ của khách hàng và ngân hàng cho vay của ngân hàng cho vay
Đối với những pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, thời hạn cho vaykhông quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phéphoạt động tại Việt Nam
6 Lãi suất cho vay:
Ngân hàng cho vay công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàngbiết, hoặc ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận ghi vào hợp đồng tíndụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn
- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định củangân hàng Nhà nước và quy định của ngân hàng cho vay về lãi suất cho vay tạithời điểm ký hợp đồng tín dụng
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngânhàng cho vay quyết định theo nguyên tắc cao hơn mức lãi suất trong hạn nhưngkhông vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc được điềuchỉnh trong hợp đồng tín dụng
7 Quy trình cho vay:
Trang 19Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ vay vốn của khách
hàng Sau đó thẩm định dự án vay vốn
Bước 2: Nếu không đủ điều kiện hoặc sai sót thì cán bộ tín dụng trả lại hồ
sơ cho khách hàng để họ bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp Sau khi sơ thẩm
hồ sơ nếu thấy đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng gởi phiếu hẹn đến khách hàng đểxuống thẩm định Sau khi thẩm định dự án xong kiểm soát các yếu tố hợp phápcủa hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất, thời hạn cho vay vàsau đó trình cho trưởng phòng tín dụng
Bước 3: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ kiểm soát các yếu tố hồ sơ và
căn cứ các yếu tố của cán bộ tín dụng phê duyệt làm căn cứ để đồng ý cho vayhay không đồng ý, sau đó trình lên giám đốc
a/ Đối với những món vay trên 50 triệu đồng thì trưởng phòng tín dụng sau
khi kiểm tra xong phải thông qua tổ thẩm định để tổ thẩm định kết hợp với phòngtín dụng thẩm định lại tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh
b/ Sau khi thẩm định dự án thì tổ trưởng tổ thẩm định trình hồ sơ cho giám
đốc xem xét đồng ý cho vay hay không
Bước 4: Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và
căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân hàng mà quyết định cho vay Sau đó trả
hồ sơ lại cho phòng tín dụng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và yêu cầu bổ sung thêm
Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lý thì Giám đốc chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng kế
toán Phòng kế toán sau khi nhận hồ sơ đã duyệt của giám đốc thì có trách nhiệmlưu hồ sơ vay vốn, mở hồ sơ cho vay nạp vào máy tính Sau đó thì giải ngân vàchuyển sang cho thủ quỹ
Bước 6: Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu của kế toán chuyển sang thì có
nhiệm vụ chi tiền mặt cho khách hàng Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giảingân, cán bộ tín dụng xuống kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằmgiám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết hay không
Bước 7: Kết thúc quy trình cho vay là khi khách hàng đến thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ về việc vay vốn theo đúng hợp đồng đã ký kết, ngân hàng sẽ thu đủ cảgốc và lãi sau khi cho vay
Trường hợp khách hàng vi phạm những thoả thuận với ngân hàng, ngânhàng sẽ áp dụng những biện pháp tín dụng thích hợp tương ứng để xử lý, mức độ
Trang 20nặng có thể thu hồi vốn, lãi trước hạn, phong toả tài sản thế chấp hoặc khởi tốtrước pháp luật.
8 Định mức cho vay:
- Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vàonhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay, khả nănghoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệpViệt Nam
- Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳhoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất.cụ thể như sau:
+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10%trong tổng nhu cầu vốn
+ Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có tự có tối thiểu là 20%trong tổng nhu cầu vốn
- Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng là hộ gia đình sản xuấtnông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản; Nếu vốn
tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám Đốc ngân hàng nơi cho vay quyếtđịnh
- Đối với khách hàng được ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay lựa chọn ápdụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự cótham gia theo quy định hiện hành của chính phủ, Thống Đốc ngân hàng Nhànước Việt Nam
- Giới hạn cho vay:
+ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự
có của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trừ trường hợp đối với những khoảngcho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàngnông nghiệp Việt Nam hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiềunguồn thì ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn
+ Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có nhu cầu vay vượt quá 15% vốn
tự có của ngân hàng Việt Nam, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải trìnhtổng giám đốc để báo cáo ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ tướng chínhphủ cho phép mới được thực hiện
Trang 21IV Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm qua:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh
2 Chi phí:
Chi phí của ngân hàng trong ba năm qua cũng có sự tăng lên đáng kể, tuynhiên, những khoản chi này trong năm 2003 và năm 2004 là những khoản chichủ yếu dùng trong hoạt động tín dụng như chi trả lãi vay, trong năm 2004 thì chiphí của ngân hàng là 4.500 triệu đồng, tăng 25% so với chi phí của ngân hàngtrong năm 2003, và trong năm 2005 thì chi phí tiếp tục tăng lên 9.000 triệu đồng,tăng 140% so với năm 2004 Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do trongnhững năm gần đây, ngân hàng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường côngtác tuyên truyền, quảng bá, đồng thời mua sắm một số trang thiết bị và máy móckhá hiện đại Đặc biệt là từ năm 2004 thì ngân hàng đã mở rộng nghiệp vụ huyđộng nguồn vốn bằng ngoại tệ nên chi phí trả lãi cho khách hàng cũng tăng
3 Lợi nhuận:
Trang 22Lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua liên tục tăng và đạt mức tăngtrưởng khá ổn định Năm 2004, lợi nhuận của ngân hàng đạt 7.000 triệu đồng,tăng 22,8% so với năm 2003, và đến năm 2005 thì lợi nhuận tiếp tục tăng, đạt9.000 triệu đồng, tăng 28,57% so với lợi nhuận năm 2004 Nguyên nhân dẫn đến
sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua là do việc thu lãi vaycủa ngân hàng có hiệu quả, tuy rằng chi phí của ngân hàng tăng cao nhưng tốc độtăng của chi phí chậm hơn tốc đọ tăng doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng tươngđối ổn định Điều này cho thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong ba nămqua Có được sự thành công này là do sự lãnh chỉ đạo đúng đắn và kịp thời củaban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể cán
bộ ngân hàng, vì mục tiêu cao nhất của hoạt động tín dụng Đồng thời cũng được
sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan mà hiệu quả của ngân hàng được thểhiện trên các lĩnh vực về tài chính cũng như về phúc lợi xã hội
Trang 23CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
I Tình hình huy động vốn:
1 Công tác huy động vốn của Ngân hàng:
Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển củanền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bạicủa sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Trong hoạt động ngân hàng, vốn đượcxem là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển
Từ những vấn đề trên, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành đãđẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiếtkiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang, tiềngởi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thuhút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư
Riêng công tác huy động vốn bằng ngoại tệ, đây là nghiệp vụ mới được ápdụng thực hiện trong năm 2004, nhưng kết quả ban đầu tương đối khả quan vàđược ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá là có tiềm năng
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm
Nguồn: Phòng tín dụngQua ba năm, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng Trong đó, vốn huy độngluôn chiếm tỷ trọng cao, một phần là do ngân hàng có những chính sách phù hợpvới điều kiện và đặc điểm của người dân nơi đây, đồng thời, hiện nay ý thức tiếtkiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn Vì vậy, nguồn vốn điềuchuyển đến ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn đến tổng nguồn vốn Điều nàycho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng là tương đối hiệu quả
Trang 24Ngoài ra, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ChâuThành cũng rất quan tâm chú trọng đến công tác tăng thu dịch vụ nhằm huy độngthêm vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Thực hiện chỉ đạo của ngânhàng nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2005, tỷ lệ thu dịch vụ của ngânhàng đạt 3% trên tổng thu, và cải thiện cơ cấu nguồn thu trong tổng thu, kíchthích tăng trưởng tỷ lệ thu hàng năm 25% đến 30%
2 Kết quả huy động vốn qua các năm:
Bảng 3: Tình hình huy động vốn qua ba năm
ĐVT: triệu đồngChỉ tiêu Năm Chênh lệch qua các năm (%)
- Trong năm 2004 tiền gửi có kỳ hạn đạt 45.640 triệu đồng, tăng 8,15% sovới năm 2003, chiếm tỷ trọng 68,75% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2003chiếm tỷ trọng là 73,52%) Trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.490 triệu đồng, tăng 28,45% sovới năm 2003, chiếm tỷ trọng 3,27% trong tổng vốn huy động có kỳ hạn (năm
2003 chiếm tỷ trọng là 2,75%)
Trang 25+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 44.150 triệu đồng,tăng 7,58% so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng 96,73% trong tổng nguồn vốnhuy động có kỳ hạn (năm 2003 chiếm tỷ trọng là 97,25%)
- Trong năm 2005, tiền gửi có kỳ hạn đạt 68.740 triệu đồng, tăng 50,61% sovới năm 2004, chiếm tỷ trọng 80,79%, trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 2.690 triệu đồng, tăng 80,54% sovới năm 2004, chiếm tỷ trọng là 3,91% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳhạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 66.050 triệu đồng,tăng 49,60% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng là 96,09% trong tổng nguồn vốnhuy động có kỳ hạn
Còn tiền gửi không kỳ hạn thì lại biến động không ổn định Trong năm
2004, tiền gửi không kỳ hạn đạt 20.750 triệu đồng, tăng 36,51%, chiếm tỷ trọng31,25% (năm 2003 chiếm tỷ trọng là 26,48%) Trong năm 2005 thì tiền gửikhông kỳ hạn lại giảm 21,20% (chỉ đạt 16.350 triệu đồng), chiếm tỷ trọng19,21% Nguyên nhân của sự thiếu ổn định này là do loại tiền gửi này thường làcủa những doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế đang hoạt động trên địa bànhuyện, khi các tổ chức này tạm thời thừa vốn thì họ đến gửi tiền tại ngân hàng đểđảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn của họ, và họ sẽ gửi dưới hình thức không
kỳ hạn, vì như vậy để khi họ có nhu cầu về vốn trở lại thì họ có thể rút tiền bất kỳthời điểm nào để đáp ứng nhu cầu về vốn của họ
Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, cóđược thành tựu khả quan như vậy là do ngân hàng nông nghiệp huyện ChâuThành có được những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửitiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn (có cơ hội trúng thưởng vàng 3 chữ A),tặng quà khuyến mãi khách hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn
So với các đối thủ cạnh tranh khác thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Châu Thành có biểu lãi suất huy động khá linh hoạt, được thể hiệnqua bảng 4:
Bảng 4: Lãi suất huy động của NHNo&PTNT huyện Châu Thành
Đến ngày 06/02/2006
TG dân cư TG pháp nhân TG dân cư TG pháp nhân
Trang 27Bảng 5: Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đối với cá nhân
Đến ngày 06/02/2006
ĐVT: %/tháng
Loại tiền gửi VND
Đồng Tháp
Trang 28Nhìn chung, lãi suất huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Châu Thànhluôn bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động của các đối thủ khác ở tất cả các hìnhthức huy động.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì ngânhàng có mức lãi suất linh động, hấp dẫn, hay vì những chương trình khuyếnmãi…, nếu vì những yếu tố đó thì có lẽ các đối thủ cạnh tranh cũng đã áp dụng,thậm chí áp dụng khá hiệu quả Điều mà họ quan tâm ở đây chính là thái độ vàphong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên, những người trực tiếp tiếp xúc vớikhách hàng tại phòng tiết kiệm, cùng toàn thể cán bộ ngân hàng đã tích cựcnghiên cứu và khai thác tối đa mọi nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân cư, cũngnhư trong các tổ chức kinh tế khác, chỉ cho họ thấy được những lợi ích của họkhi đến với ngân hàng
Như vậy ngân hàng hiện đang huy động vốn với các hình thức như tiền gửitiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang tặng quàkhuyến mãi bằng tiền, và tiền gửi tiết kiệm dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn, trongmỗi hình thức huy động có các điều kiện được ngân hàng quy định phù hợp vớilợi ích của ngân hàng và của cả phía khách hàng đến gửi tiền, đây chính là những
ưu diểm cơ bản của ngân hàng mà các đối thủ khác chưa áp dụng, điều này sẽ là
cơ sở để ngân hàng huy động vốn tốt hơn đối thủ cạnh tranh, tránh tình trạngngân hàng sử dụng vốn của cấp trên điều chuyển, vì như vậy sẽ làm cho tính tựchủ của ngân hàng trong việc sử dụng vốn sẽ giảm xuống, do ngân hàng phảichịu khoản phí cao hơn mức lãi suất huy động thông thường
II Hoạt động cho vay tại ngân hàng:
Hiện nay, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyệnChâu Thành áp dụng mức lãi suất cho vay là 1,15%/tháng đối với cho vay ngắnhạn (nếu vay từ 100 triệu đồng trở lên là 1,10%), và 1,25%/tháng đối với cho vaytrung hạn, mức lãi suất này được áp dụng tại ngân hàng từ ngày 14/4/2005 vàđược áp dụng cho mọi thành phần kinh tế Hiện tại thì ngân hàng chỉ cho vayngắn hạn và trung hạn Kết quả cụ thể như sau:
Trang 291 Doanh số cho vay:
Bảng 6: Doanh số cho vay qua các năm
ĐVT: triệu đồngĐối tượng Năm Chênh lệch qua các năm (%)
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
Trồng trọt 61.200 54.000 39.700 -11,65 -26,48Chăn nuôi 10.400 53.000 107.100 409,62 102,08Cầm đồ 16.300 12.300 24.400 -24,54 98,37Kinh doanh 6.300 16.800 19.700 166,67 17,26
CV tiêu dùng 220 110 40 -50,00 -63,64
Cho vay SXNN 190 240 120 26,32 -50,00Xây dựng nhà ở 1.100 790 1.090 -28,18 37,97Cho vay khác 520 3.080 2.470 492,31 -19,80Cho vay tiêu dùng 7.700 9.500 7.470 23,38 -21,37Cho vay
2003 2004 2005Theo số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng
rõ rệt qua các năm Cụ thể là trong năm 2004 tăng 48.990 triệu đồng, tăng47,06% so với năm 2003 Đồng thời, năm 2005, tổng doanh số cho vay của ngânhàng cũng tăng so với năm 2004 là 51.550 triệu đồng, tương ứng tăng 33,73%
Cụ thể hơn như sau:
1.1 Doanh số cho vay đối với các ngành nghề:
Trang 30Bảng 7: Doanh số cho vay theo ngành nghề
ĐVT: Triệu đồng
Thời hạn 2003 2004Năm 2005 Chênh lệch qua các năm (%)2004/2003 2005/2004
Nông nghiệp 71.600 107.000 146.800 49,44 37,20Kinh doanh -
dịch vụ 16.520 29.100 44.100 76,15 51,55Ngành khác 220 110 40 -50,00 -63,64
Nông nghiệp 190 3.260 2.420 1615,79 -25,77Ngành khác 9.320 13.370 11.030 43,45 -17,50
Nguồn: Phòng tín dụng
1.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn:
Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 136.210 triệu đồng, tăng 44,26%
so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng là 89,12% trong tổng doanh số cho vay, tỷtrọng giảm 1,73% so với năm 2003 Tuy nhiên, trong năm 2005, doanh số chovay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu Doanh số cho vay ngắnhạn của ngân hàng trong năm đạt 190.940 triệu đồng, tăng 40,18% so với năm
2004, chiếm tỷ trọng 93,42%, tỷ trọng tăng 4,30% so với năm 2004 Cụ thể trongcác ngành nghề:
+ Trong nông nghiệp:
- Năm 2004, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp đạt 107.000 triệuđồng, tăng 49,44% so với doanh số cho vay năm 2003, và chiếm tỷ trọng là78,55% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành, tăng 2,72% so với tỷtrọng doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp trong năm 2003
- Đến năm 2005, doanh số cho vay đối với đối tượng này tiếp tục tăng lên
và đạt 146.800 triệu đồng, tăng 39.800 triệu đồng, tương ứng tăng 37,20% so vớinăm 2004, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với năm 2004 là 1,67%, chỉ chiếm76,88% trong cơ cấu doanh số theo ngành
Như vậy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp trong banăm qua tăng trưởng khá tốt, mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu có thay đổi nhưngnhìn chung là không thay đổi nhiều, do đặc thù nền kinh tế của khu vực là nôngnghiệp, và vì thế mà tỷ trọng doanh số cho vay của nó luôn chiếm phần lớn
Trang 31Trong đó, đối với những món vay thực hiện phương án chăn nuôi luôn tăng liêntục qua ba năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
+ Kinh doanh - dịch vụ:
- Đối với đối tượng là những người kinh doanh dịch vụ thì trong năm 2004,doanh số cho vay đạt 29.100 triệu đồng, tăng 76,15% so với doanh số cho vaynăm 2003, và chiếm tỷ trọng là 21,36% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạntheo ngành, tăng 3,86% so với tỷ trọng trong năm 2003
- Đến năm 2005 thì doanh số cho vay của ngành đạt 44.100 triệu đồng, tăng51,55% so với doanh số cho vay ngắn hạn của ngành trong năm 2004, và chiếm
tỷ trọng là 23,10%, tăng 1,74% so với tỷ trọng trọng năm 2004
Đối tượng kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vàcác hộ kinh doanh nhỏ Trong thời gian qua, đối tượng này đã có sự phát triển vềmặt số lượng, vì vậy doanh số cho vay đối với họ đã có sự tăng lên đáng kể, điềunày cũng phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội
+ Đối với các ngành nghề khác:
- Trong năm 2004, doanh số cho vay đối với đối tượng này đạt 110 triệuđồng, giảm 50% so với doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành của năm 2003, vàchiếm tỷ trọng là 0,08%, giảm 0,15% so với tỷ trọng trong năm 2003
- Trong năm 205 vừa qua thì doanh số cho vay của đối tượng này lại tiếptục giảm, chỉ còn 40 triệu đồng, giảm 70 triệu đồng, tương ứng đã giảm 63,64%
so với doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành của năm 2004, và tỷ trọng lúc nàychỉ còn 0,02% trong cơ cấu
Nhìn chung, doanh số cho vay của các ngành khác chỉ là một phần nhỏtrong doanh số cho vay ngắn hạn, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũngphần nào phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành nôngnghiệp Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà các ngành khácmang lại cho ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng
1.1.2 Doanh số cho vay trung hạn:
Trong ba năm qua thì doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng chiếm tỷtrọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, tuy nhiên thời gian gần đây thì hìnhthức cho vay này cũng được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và đầu tư đúngmức, cụ thể như sau: năm 2004 16.630 triệu đồng, tăng 74,87% so với năm 2003,
Trang 32chiếm tỷ trọng 10,88% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng tăng 1,73% so vớinăm 2003 Doanh số cho vay trung hạn trong năm 2005 thì lại giảm, chỉ đạt13.450 triệu đồng, giảm 19,12% so với năm 2004, trong cơ cấu tổng doanh sốcho vay thì doanh số cho vay trung hạn cũng giảm 4,30% so với năm 2004, chỉđạt 6,58%.
+ Đối với ngành nông nghiệp:
- Trong năm 2004 thì cho vay trung hạn đối với ngành nông nghiệp có sựtăng trưởng cao, đạt 3.260 triệu đồng, tăng 1615,79% so với doanh số cho vaytrung hạn đối với ngành nông nghiệp, và chiếm tỷ trọng là 19,6% trong tổngdoanh số cho vay trung hạn của ngành, tăng 17,6% so với tỷ trọng năm 2003
- Sang năm 2005 thì doanh số cho vay của ngành đã giảm lại, và có xuhướng ổn định hơn, đạt 2.420 triệu đồng, giảm 25,77% so với doanh số cho vaytrung hạn đối với ngành nông nghiệp trong năm 2004, lúc này tỷ trọng chiếm17,99% trong cơ cấu cho vay trung hạn theo ngành, giảm 1,61% so với tỷ trọngnăm 2004
Như vậy, cho vay trung hạn trong nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủyếu là cho vay đối với những hộ cải tạo vườn tạp, hoặc những dự án, phương ánsản xuất có chu kỳ lâu dài, nhưng những phương án, dự án này là không nhiều vàtính khả thi của nó lại không cao, vì vậy doanh số cho vay cũng không cao
+ Đối với các ngành khác:
- Năm 2004, doanh số cho vay trung hạn đối với các ngành khác là tươngđối cao, đạt 13.370 triệu đồng, tăng 43,45% so với doanh số cho vay trung hạntheo ngành năm 2003, và chiếm tỷ trọng là 80,4% trong tổng doanh số cho vaytrung hạn theo ngành, giảm 17,6% so với tỷ trọng trong năm 2003
- Đến năm 2005 thì doanh số cho vay đối với đối tượng này đã giảm, chỉcòn 11.030 triệu đồng, giảm17,5% so với doanh số cho vay trung hạn của ngànhtrong năm 2004, và chiếm tỷ trọng là 82%, tăng 1,6% so với tỷ trọng năm 2004.Như vậy, trái với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn
có cơ cấu là nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, còn các ngành nghề khác lại chiếm
tỷ trọng rất lớn, nguyên nhân là do đối tượng áp dụng đối với cho vay trung hạnthường là những thành phần kinh tế có thu nhập tuơng đối ổn định như, thường làcho vay để mua sắm vật dụng dùng trong gia đình và các mục đích khác
Trang 331.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:
Bảng 8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Hộ gia đình, cá
nhân 1.290 4.050 3.510 213,95 -13,33CBCNV 7.700 9.500 7.470 23,38 -21,37XKLĐ 520 3.080 2.470 492,31 -19,81
Nguồn: Phòng tín dụng
1.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn:
+ Đối với doanh nghiệp:
- Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2004 đạt 16.800 triệuđồng, tăng 166,67% so với doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tếnăm 2003, và chiếm tỷ trọng là 12,33% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạntheo đối tượng, tăng 5,66% so với tỷ trọng năm 2003
- Năm 2005 thì doanh số cho vay tiếp tục tăng, đạt 19.700 triệu đồng, tăng17,26% so với doanh số trong năm 2004, và chiếm tỷ trọng là 10,32%, tỷ trọng
đã giảm đi 2,01% so với tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phầnkinh tế trong năm 2004
Nhìn chung, doanh số cho vay đối với đối tượng này có xu hướng ổn địnhtrong ba năm gần đây, nguyên nhân là do đây thường là những khách hàng lâunăm của ngân hàng, mặt khác, các doanh nghiệp khác khi hoạt động, chủ yếu cónhu cầu về vốn thì số vốn cung cấp cho họ thường là không nhỏ, vì vậy, họthường tìm những nguồn vốn có lãi suất tương đối thấp, điều này, họ có thể chọnlựa được những nhà cấp vốn có mức lãi suất cho vay thấp để vay Điều này cũngkhông ảnh hưởng nhiều đến ngân hàng, vì nó chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: