Trong thời kỳ mãn kinh, bên cạnh những biến động đặc trưng của hệ thống sinh sản, người phụ nữ còn phải đối mặt với những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 302 phụ nữ
Trang 1THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TP TAM KỲ QUẢNG NAM
Bs.Nguyễn Tấn Thương - Khoa CĐHA-BVĐK
QN
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là sự kiện quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ Nó đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ sinh sản Hiện tượng sinh lý này xảy ra ở lứa tuổi trên 45 với biểu hiện ngừng kinh nguyệt, không phóng noãn và nồng độ nội tiết tố sinh dục thấp
Trong thời kỳ mãn kinh, bên cạnh những biến động đặc trưng của hệ thống sinh sản, người phụ nữ còn phải đối mặt với những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm Trong số đó có chứng bệnh loãng xương, một trong những bệnh lý được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào 10 bệnh quan trọng nhất trên toàn cầu [10], [47] Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh loãng xương được xếp tương đương với tai biến mạch vành trong bệnh thiếu máu cơ tim và tai biến mạch máu não trong bệnh cao huyết áp [47]
Theo ước tính của GS Nguyễn Văn Tuấn, hiện nay Việt Nam có khoảng 2,9 triệu người loãng xương, trong số này 2,36 triệu người là nữ
Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, bằng phương pháp đo mật độ xương cho 1530 phụ
nữ, tỉ lệ loãng xương là: 62,5% (sau mãn kinh), 30,5% (tiền mãn kinh) và 23,3% (độ tuổi sinh sản) [11]
Để góp phần tìm hiểu thông tin về loãng xương ở phụ nữ mãn kinh TP Tam Kỳ Quảng Nam chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trang loãng xương ở phụ nữ mãn kinh TP Tam kỳ Quảng Nam”
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 302 phụ nữ mãn kinh hiện cư trú trên địa bàn TP Tam Kỳ, Quảng Nam, năm 2011
1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả phụ nữ mãn kinh thỏa các tiêu chuẩn nhận vào và loại ra như sau:
Tiêu chuẩn nhận vào;
a) Phụ nữ mãn kinh (bặt kinh tự nhiên liên tục>= 12 tháng) cư trú trên địa bàn của TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
b) Đồng ý tham gia nghiên cứu
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
Các đối tượng có các bệnh gây loãng xương thứ phát: mãn kinh bệnh lý (cắt buồng trứng), hội chứng Sheehan, cường cận giáp, bệnh Cushing, suy thận mãn, cường giáp, bệnh gan mãn tính, hội chứng kém hấp thu dùng corticoid >= 1 năm
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, phân tích.
2.2 Cở mẫu: một mẫu, được tính theo công thức sau:
2
2
2
1 (1 )
d
p p Z n
−
Với Z: trị số từ phân phối chuẩn ( Z = 1,96)
α : sai lầm loại I (α = 0,05)
p: tỉ lệ ước lượng, đặt p= 0,5 để có trị tối đa
d : sai số cho phép ( chọn d = 0,1)
=> n = 96
Vì không lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn (simply random) nên cần tính đến hiệu ứng do thiết kế mẫu (design effect), chọn K khá lớn là 3
⇒ n= 96 x 3 = 288
2.3 Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi - stages)
* Giai đoạn 1 : Chọn khung mẫu (sample frame )
- Có chủ định (convenience sampling): các phường, xã Tam kỳ có 2 loại: phường nội thị (9) và xã nông nghiệp (4)
Trang 2- Ngẫu nhiên: Chọn ngẫu nhiên 4 phường (trong 9 phường) và 2 xã (trong 4 xã) Như vậy số phường, xã được chọn gần bằng 50%
* Giai đoạn 2 : Chọn mẫu theo kiểu phân tầng (stratified sampling)
- Lấy danh sách các phụ nữ mãn kinh ở 6 phường, xã được chọn
- Xác định số lượng tham gia vào mẫu của mỗi phường, xã (các strata), dựa vào số mãn kinh, tổng
số mãn kinh d của 6 phường xã đó và cỡ mẫu n
ni= (di /d) x n
- ở mỗi phường, xã i chọn ngẫu nhiên đơn (simple random) ni phụ nữ từ danh sách
- Cỡ mẫu là 288 người, dự trù 25% mất dấu + 5% loãng xương bệnh lý -> chọn 374 người
2.4 Cách tiến hành:
2.4.1 Điều tra thử:
* Chọn 20 đối tượng là phụ nữ mãn kinh tại phường I, TP Tam kỳ và phỏng vấn thử để:
- Rút kinh nghiệm về bảng câu hỏi
- Chỉnh sửa bảng câu hỏi
- Dự trù phần trăm mất dấu
Sau đó thực hiện khám và phỏng vấn: mỗi đối tượng được chọn sẽ được nhận thư mời đến phòng khám sản BVĐKQN để khám và phỏng vấn Trạm y tế và phụ nữ phường (xã) chịu trách nhiệm đưa thư mời Thông báo lịch khám và thư mời được gửi về Trạm y tế các phường (xã) trước 2 tuần để trạm y tế phường (xã) kịp thời để gửi thư mời đến các đối tượng được chọn, mỗi phường (xã) khám 2 ngày vào thứ bảy và chủ nhật
2.4.2 Khám và phỏng vấn:
Các đối tượng được chọn vào nghiên cứu đều được giải thích và tự nguyện tham gia nghiên cứu Các đối tượng được thăm khám và xét nghiệm theo các bước:
+ Khám lâm sàng:
- Khám lâm sàng tổng quát để phát hiện các bệnh liên quan đến chuyển hóa xương, hỏi tiền sử bệnh tật, dùng thuốc, nghiện rượu, thuốc lá để loại trừ những trường hợp không nằm trong đối tượng nghiên cứu
- Tìm các triệu chứng của loãng xương: đau xương, gù vẹo cột sống
- Lấy các thông số về chiều cao, cân nặng của mỗi đối tượng
+ Hỏi: Mỗi đối tượng được đề nghị trực tiếp trả lời theo bảng câu hỏi được viết sẵn:
- Tiền sử gãy xương tự nhiên hoặc gãy xương do chấn thương nhẹ
- Các yếu tố liên quan đến kinh nguyệt: tuổi có kinh, tuổi mãn kinh, tình trạng sinh đẻ
- Tình trạng vận động thể lực của mỗi đối tượng
+ Đo mật độ khoáng của xương bằng phương pháp quét xương bàn tay
- Mỗi đối tượng nghiên cứu đều được đo MĐKCX bằng phương pháp quét xương bàn tay, máy MetriScan do ALARA ( MỸ) sản xuất
- Nguyên tắc: Hệ thống MetriScan đánh giá mật độ xương bằng cách quét độ hấp thu tia X của bàn tay bệnh nhân Trong vòng 02 phút MetriScan đánh giá mật độ xương ngón tay của 3 ngón giữa MetriScan so sánh BMD bệnh nhân với mật độ xương trung bình của một dân số trưởng thành trẻ khỏe mạnh (T-Score) và so sánh theo lứa tuổi về giới tính và sắc tộc của bệnh nhân (Z-score) Với dữ liệu vừa quét vào hệ thống, phần mềm của MetriScan sẽ tính toán và phân tích điểm Tvà Z của bệnh nhân và in ra kết quả
3 PHÂN TÍCH KÊT QUẢ
3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương dựa trên kết quả đo MĐKCK
T - score Phân loại chẩn đoán
-1T -> - 2.5 T Thiếu xương ( Osteopenia)
< - 2.5T Loãng xưong ( Osteopenia)
< -2.5 T kèm có tiền sử gãy xương Loãng xương nặng (Severe osteoporosis)
Với 1T: 1 độ lệch chuẩn trên giá trị trung bình của người trẻ, khoẻ
- 1T: 1 độ lệch chuẩn dưới giá trị trung bình của người trẻ, khoẻ
Trang 3- Phần mềm SPSS 13.0
III KẾT QUẢ
1 Giá trị MĐKCX trung bình tính theo T-score của các nhóm tuổi
Bảng 3.1 Giá trị trung bình T-score của các nhóm tuổi.
Giá trị MĐKCX tính theo giá trị T-score
Nhóm tuối
< 50 (n 1 ) 50 - 59 (n 2 ) 60 - 69 (n 3 ) ≥ 70 (n 4 )
T-score trung bình -1,39 -2,25 -3,35 -4,03
2 Giá trị MĐKCX trung bình tính theo T-score:
- T-score trung bình: - 2,61 ± 1,39
- Trung vị: - 2,74
- Tối thiểu: - 6,75
- Tối đa: 1, 25
3 Tỷ lệ loãng xương ở các nhóm tuổi
Bảng 3.2 Tỷ lệ loãng xương ở các nhóm tuổi
Mức độ loãng xương
< 50 (n 1 ) 50 - 59 (n 2 ) 60 - 69 (n 3 ) ≥ 70 (n
4 )
Tỷ lệ (%) 35% 14,3% 1,3% 0% 11,3%
Tỷ lệ (%) 45% 36,8% 23,7% 0% 31,1%
Tỷ lệ (%) 20% 41,8% 59,2% 66,7% 46,7%
Loãng xương
nặng
Tỷ lệ (%) 0% 7,1% 15,8% 33,3% 10,9%
Trang 4Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ loãng xương ở các nhóm tuổi
4 Tỷ lệ loãng xương hiện mắc của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3 Tỷ lệ loãng xương hiện mắc của đối tượng nghiên cứu
5 Tình trạng loãng xương phân bố theo thời gian mãn kinh.
Bảng 3.4 Tình trạng loãng xương phân bố theo thời gian mãn kinh
Thời gian mãn kinh
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Số lượng Tỷ lệ (%)
Loãng xương nặng 6 5,3 9 12,5 18 15,4
Biểu đồ 3 : Tình trạng loãng xương phân bố theo thời gian mãn kinh.
IV BÀN LUẬN:
Loãng xương là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đang rất cần được quan tâm bởi vì bệnh có tỷ lệ mắc khá cao trong dân số nói chung (3%), ở phụ nữ trên 50 tuổi tỷ lệ mắc lên tới 30% Loãng xương làm
Trang 5cuộc sống, gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh khác, gia tăng tỷ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội Ở nước ta, ước tính có trên 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, phần lớn chưa được chẩn đoán và điều trị đầy đủ
Tỷ lệ loãng xương tính theo T-score trong nghiên cứu của chúng tôi là 57,6%, khá cao so với các tác giả Nguyễn Thị Hoài Châu (39,8%), Lưu Ngọc Giang (43,3%), Bùi Nữ Thanh Hằng là 36,7%
Sự khác biệt đó có thể do phương pháp đo mật độ khoáng xương, tuy nhiên những nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là rất cao, là đối tượng đặc biệt quan tâm đối với bệnh loãng xương
Ngày nay, theo khuyến cáo của WHO, đo mật độ khoáng xương bằng phương pháp DXA Đây là phương pháp tốt nhất để tiên đoán nguy cơ gãy xương và để theo dõi đáp ứng điều trị Các vị trí đo mật
độ khoáng xương: Giá trị đo ở cổ xương đùi là thường dùng nhất, có thể đo ở cột sống thắt lưng, hoặc toàn bộ đầu trên xương đùi Các kỹ thuật đo khác ở ngoại vi (cổ tay, xương gót, ngón tay) có thể có giá trị trong sàng lọc hoặc tiên lượng phần nào nguy cơ gãy xương
Mặc dù chỉ là một nghiên cứu mô tả cắt ngang nhưng chúng tôi hy vọng phản ảnh được phần nào tương đối chính xác về tỷ lệ loãng xương của phụ nữ mãn kinh trên địa bàn TP Tam Kỳ Quảng Nam
V KẾT LUẬN
Qua khảo sát mật độ của xương trên 302 phụ nữ mãn kinh bằng phương pháp quét xương bàn tay bằng tia X , chúng tôi xác định tỷ lệ hiện mắc loãng xương ở phụ nữ mãn kinh TP Tam Kỳ Quảng Nam là 57,6%, mức độ loãng xương nặng là 10,9%, thiếu xương là 31,1%
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1 Bộ Y tế (2006), « Những điều cần biết về bệnh loãng xương », Khoa học và đời sống, (11), tr.4
2 Nguyễn Thị Hoài Châu (2002), Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến bệnh loãng của phụ nữ mãn kinh TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền tây , Tạp chí Thông tin Y học Tp
Hồ Chí Minh, Tập 9 (1), tr.34-37
3 Lưu Ngọc Giang (2003), Khảo sát tình trạng loãng xương của phụ nữ mãn kinh thành phố Mỹ Tho bằng phương pháp đo mật độ khoáng xương, Luận văn thạc sĩ Y Học, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
4 Bùi Mạnh Hà (2003), « Loãng xương, dịch bệnh âm thầm có tính toàn cầu », Viet bao.vn.sức khỏe, (248)
5 Bùi Nữ Thanh Hằng, Nghiên cứu tình trạng loãng xương và các yếu tố liên quan của phụ nữ mãn kinh tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế
6 Hội thấp khớp học Việt Nam (2005) « Không nên thờ ơ với loãng xương », khoa học sức khỏe Việt Nam net, tr 153
7 Nguyễn Thị Lâm (2005), « Bệnh loãng xương », Thông tin Y Dược Việt Nam, tr 12
8 Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự biên dịch (1998), Thiếu hụt estrogen và mãn kinh, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Tp Hồ Chí Minh
9 Cao Ngọc Thành (2004) « Chẩn đoán và điều trị loãng xương – khả năng giới hạn của phụ khoa thực hành », Nội tiết sinh sản – Nam học, tr 66-85
10 Nguyên Văn Tuấn, Nguyên Đình Nguyên(2007), Loãng xương,Nxb Y học,tr 1-201
11 Nguyễn Văn Tuấn (2008), Loãng xương, Thời sự y học
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12 Bergstrom B.M (2003), “Physical preserve bone mineral density in postmenopausal women” Osteoporosis International march, Vol 19,(2), pp.177-183
13 Choo W.L (2002), “Osteoporosis in relation to menopause”, Annual Academy Medical Singapore, 3 (1), pp.30-6
14 Hobar C (2005), “Osteoporosis Excerpt”, Emedicine specialities, pp.1-19
15 Kaplan F.S )1987), Clincal Symposia Osteoporosis Pathology and Prevention, 39 (1), Ciba – Geigy New York, USA
16 Lobo Rogerio A (2002), “Menpause and Aging”, Endocrinology of Reproduction, pp.421-43
Trang 617 Masi L, Bilezikian JP (1997), “Osteoporosis: new hope for future”, Internal Journal Fertil Women s medical, (42)4, pp.245-54
18 National Institutes of Health USA (2000), “Osteoporosis prevention, diagnosis and therapy”, NIH Consens statement, pp.1-45
19 Solomon D.H, JM Polinski (2006), “Access to bone mineral density testing in patiens risk or Osteoporosis”, Osteoporosis International, Vol 17, pp.1749-1754