Nhìn chung, các tác giả đều cho thấy độ tuổi càng cao thì huyết áp ngày càng tăng, nó phù hợp với tài liệu kinh điển trong và ngoài nước.. Những rối loạn sau mãn kinh là hậu quả của sự t
Trang 1CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HA : Huyết áp
THA : Tăng huyết áp
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý thời kỳ mãn kinh 3
1.2 Sinh lý và bệnh lý người cao tuổi 4
1.3 Tăng huyết áp 5
1.4 Kiến thức nhận biết và ý thức điều trị tăng huyết áp 8
1.5 Các yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp 8
1.6 Các nghiên cứu về tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh trong nước và thế giới 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3 Cách tiến hành 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp 20
3.3 Các yếu tố nguy cơ 24
3.4 Kết quả tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp 25
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 27
Trang 34.1 Bàn về đối tượng nghiên cứu 27
4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp 28
4.3 Nghề nghiệp liên quan đến huyết áp 30
4.4 Các yếu tố có nguy cơ 31
4.5 Tỷ lệ được biết có tăng huyết áp và không biết có tăng huyết áp 34
KẾT LUẬN 36
KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO
MẪU ĐIỀU TRA
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh khá phổ biến của xã hội ngày nay, bệnh tỉ lệ thuận với đời sống ngày càng phát triển Tần suất mắc bệnh ngày càng cao và tỉ lệ tử vong càng nhiều do biến chứng của tăng huyết áp gây ra là mối đe dọa lớn của nhân loại trên toàn thế giới
Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới tỷ lệ tăng huyết áp là 8 – 18% (1979), tỷ lệ do tàn phế của tăng huyết áp là 20 – 30%, tỷ lệ tử vong do biến chứng xuất huyết não là 45 – 55%
Để có biện pháp điều trị và chú ý bệnh một cách có hiệu quả thì đòi hỏi chúng ta phải nắm được tỷ lệ mắc bệnh và các yếu tố, nguy cơ cũng như kiến thức hiểu biết về căn bệnh này
Ở tại thành phố Huế, công trình nghiên cứu về tần suất tăng huyết áp của Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1994) cho thấy tần suất tăng huyết áp là 5,2 ± 0,6%, tuổi thường gặp là trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (9,2%), cao nhất là lứa tuổi (60 – 80 tuổi) chiếm tỷ lệ (62,5%)
Ở tại Việt Nam các công trình nghiên cứu tăng huyết áp của các tác giả: Đặng Văn Chung (1960), Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992) cách nhau khoảng 30 năm mà tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp từ 2% - 3% tăng lên 11,7% Công trình nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (1999), tỷ lệ này càng cao hơn 16,05% Trong những năm trở lại đây nền kinh tế ngày càng được phát triển, đời sống của người dân ngày càng một nâng cao đã làm cho tình hình bệnh tật thay đổi một cách đáng kể Nhìn chung, các tác giả đều cho thấy
độ tuổi càng cao thì huyết áp ngày càng tăng, nó phù hợp với tài liệu kinh điển trong và ngoài nước
Để góp phần vào công tác quản lý cũng như hạn chế các biến chứng
và khuyến cáo các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tăng huyết áp ở phụ nữ mãn
Trang 5kinh (PNMK) trong cộng đồng Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã Hương Hồ -
Hương Trà – Thừa Thiên Huế” nhằm 2 mục đích:
1 Khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế
2 Sơ bộ tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ, kiến thức nhận biết về tăng huyết áp của phụ nữ mãn kinh tại xã Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ THỜI KỲ MÃN KINH [19]
Tuổi mãn kinh là tuổi chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt Những rối loạn sau mãn kinh là hậu quả của sự thiếu hụt Oestrogen, thật ra Oestrogen vẫn còn trong cơ thể nhưng ở mức rất thấp không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể hoặc không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể bảo vệ người phụ nữ đối với một số bệnh lý Ở Việt Nam, tuổi mãn kinh xảy ra trung bình khoảng 45 – 55 tuổi
Về mặt lâm sàng, tắc kinh vĩnh viễn là một dấu hiệu chính xảy ra êm đềm hay xáo trộn tùy thuộc vào những yếu tố như giáo dục, trình độ văn hóa,
xã hội, tùy mức độ chuyển hóa Androgene thành Oestrogen Với những biểu hiện triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, rối loạn tâm lý, nhức đầu, mệt mỏi,
tê các đầu chi, tăng cân Do sự thiếu hụt Oestrogen trong thời gian mãn kinh
là điều không thể tránh được ở tất cả các phụ nữ Sự thay đổi về hình thái: vóc người nhỏ dần, lưng còng, ứ đọng mở nhiều nơi, da nhăn mất tính đàn hồi, cơ quan sinh dục teo nhỏ dần
Hậu quả trên biến dưỡng: Lượng Cholesterol và Triglyceride đều tăng Tăng lượng Cholesterol kèm theo tăng: LDL (Low Densyty Lypoprotein) Tăng lượng Triglyceride kèm theo VLDL (Very Low Densyty Lypoprotein) Nồng độ HDL (Hight Densyty Lypoprotein) cũng tăng nhưng không đều Do đó tỷ lệ HDL/LDL giảm làm gia tăng nguy cơ xơ vữa gây TBMMN (tai biến mạch máu não), TBMV (tai biến mạch vành), có khuynh hướng dễ bị bệnh tiểu đường khi có THA hoặc mập phì
Trang 7Hậu quả trên da: Da trở nên mỏng và khô, dễ có bạch biến, teo nhăn
và dễ tổn thương Những triệu chứng này do thoái hóa ở tuổi già nhưng cũng
có sự góp phần của việc suy giảm Estrogen và ở da cũng có nhiều thụ thể
Androgen và thụ thể Estrogen Thụ thể Androgen ở da giảm gây nên: lông
mọc thưa, tiết nhờn nhỏ đi và giảm tiết Thụ thể Estrogen giảm làm giảm phân sinh tế bào và giảm lượng máu tới da, do đó da mỏng đi, Collagen giảm
Hậu quả tim mạch: Estrogen có tác dụng bảo vệ người phụ nữ với bệnh mạch vành và mạch não Đến tuổi mãn kinh tỷ lệ mạch vành, mạch não ngang bằng với nam giới
Hậu quả trên yếu tố đông máu: nguy cơ thuyên tắc mạch máu tăng lên, nhất là khi có kèm các yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, béo phì và THA
Hậu quả trên xương: Estrogen làm chậm tiêu xương và tăng tiết Calcitorin nên phụ nữ mãn kinh dễ bị gãy xương do tình trạng loãng xương
1.2 SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI [2] [5] [11] [12]
1.2.1 Sinh lý người cao tuổi
Quá trình lão hóa xảy ra trong cơ thể với mức độ khác nhau làm giảm hoạt lực của các cơ chế tự điều chỉnh, giảm khả năng thích nghi bù trừ Sự lão hóa không đồng nhất, các bộ phận không già cùng một lúc không đồng nhất thời gian phát triển [11] [12]
Hệ thần kinh có giảm dần trọng lượng não, giảm sự cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế, rối loạn hình thành phản xạ có điều kiện, làm giảm tính linh loạt của người già [12]
Hệ tim mạch có sự giảm khối lượng cơ tim làm giảm hiệu lực tuần hoàn nuôi tim Do vậy, tuổi càng cao thì HA càng tăng dần lên
Trang 8Sự lão hóa của thận xuất hiện từ rất sớm làm giảm số lượng cầu thận
Hệ quả là làm giảm chức năng thanh lọc cầu thận [11]
Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ nội tiết của người cao tuổi càng lão hóa nhanh
Dựa trên sinh lý bệnh người cao tuổi mà dẫn liệu của tác giả Phạm Khuê theo tổ chức y tế thế giới đã chia các độ tuổi: từ 45 – 59 tuổi (người trung niên), từ 60 – 74 tuổi (người cao tuổi), từ 75 – 90 tuổi (người già), trên
90 tuổi (người già sống lâu) [12]
1.2.2 Bệnh lý người cao tuổi [11] [12]
- Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh
và phát triển Ở độ tuổi này thường mắc một lúc nhiều bệnh và diễn biến thành mãn tính Theo Phạm Khuê và đồng sự (1989 – 19920 có 14,79% người cao tuổi mắc một lúc nhiều bệnh và có 12,06% người cao tuổi có bệnh mãn tính
Một số tác giả nghiên cứu còn cho thấy nhiều bệnh lý tăng lên tỷ lệ thuận theo tuổi, khi tuổi càng cao tần suất mắc bệnh càng tăng
Ở người cao tuổi, bệnh tật dễ xuất hiện cùng một lúc có thể gặp trên nhiều cơ quan THA là bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi là nguyên nhân gây
ra tử vong do biến chứng của nó gây ra gặp nhiều ở các nước có nền kinh tế phát triển
1.3 TĂNG HA
1.3.1 Định nghĩa và phân loại tăng HA [8] [10] [18]
Theo tổ chức y tế thế giới (1997) qui định một người lớn THA thật sự nếu huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg Phân loại THA được thể hiện các bảng 1.1 và 1.2 sau đây
Trang 9Bảng 1.1: Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNCVI 1997 [9]
Xếp loại Huyết áp tâm thu
Bảng 1.2: Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VII 2003
Xếp loại HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương (mmHg)
Bình thường < 120 < 80
Tiền THA 120 – 139 85 – 89
THA giai đoạn I 140 – 159 90 – 99
THA giai đoạn II ≥ 160 ≥ 100
1.3.2 Tăng HA ở người cao tuổi [11] [12]
Tuổi thọ con người ngày càng cao, tỷ lệ THA ngày càng nhiều, tai biến và hâu quả của bệnh THA đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại, đòi hỏi đến sự quan tâm của y học thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới cũng đã khái quát được tỷ lệ THA theo độ tuổi:
- Với độ tuổi 35 thì cứ 20 người thì có 1 người THA
- Với độ tuổi 45 thì cứ 7 người có 1 người THA
Trang 10- Với độ tuổi trên 65 cứ 3 người thì có người THA [11].
Theo kết quả của Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1994) khảo sát lứa tuổi từ 15 tuổi trở lên tại thành phố Huế, thì lứa tuổi thường gặp tỷ lệ THA cao là > 50 tuổi, cao nhất là lứa tuổi 60 – 80 [15]
Theo nghiên cứu của dịch tễ học của tác giả Phạm Gia Khải và cộng
sự (1999) thì độ tuổi 65 trở lên ở nữ giới có gần ½ số người bị THA Theo tác giả Black (1996) cũng cho thấy tỉ lệ người già trong cộng đồng ngày càng tăng và THA cũng thường hay gặp trong nhóm tuổi này Tuổi già kèm theo tính giãn nở của động mạch kém do vậy thường thay đổi cấu trúc và chức năng ở những động mạch đặc biệt là lớp nội mạc và lớp áo giữa Sự thay đổi làm giảm tỷ lệ lòng mạch hoặc thành mạch, ngoài ra tuổi già còn thay đổi chức năng khác như tăng hoạt động của thần kinh giao cảm, giảm tính nhạy cảm của thụ thể Bêta, vì vậy có xu hướng gây ra co mạch và làm THA, nguy
cơ tai biến mạch máu não phối hợp với tỷ lệ THA ở người già có tăng hơn ở người trẻ Ngoài ra các tác giả còn nghiên cứu tỷ lệ THA với các bệnh nghề nghiệp, theo tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự thì tiểu thương có tỷ lệ THA
là cao nhất rồi đến lực lượng an ninh, nhân viên y tế, cán bộ văn phòng, làm ruộng và tiếp đến là nhóm công nhân [17]
Theo Skrobonja và Kontosic (1998) tiến hành nghiên cứu công
nhân bến cảng theo sáu nhóm nghề nghiệp cho thấy, tỷ lệ cao nhất ở nhóm bốc vác và phụ việc, nhóm này có tuổi bình quân già nhất, tỷ lệ THA thấp nhất là nhóm công nhân vận chuyển có tuổi bình quân trẻ nhất Kết luận của nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ nghề nghiệp với tỷ lệ THA
1.4 KIẾN THỨC NHẬN BIẾT VÀ Ý THỨC ĐIỀU TRỊ THA
Trang 11Theo tác giả Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992) nghiên cứu về dịch tễ học THA thì tỷ lệ nhận biết và điều trị THA có cao hơn so với tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự (1999) [9] tức là nghiên cứu về sự nhận biết và điều trị THA của thời điểm 1999 kém hơn thời điểm 1992 Qua đây chứng tỏ việc giáo dục tuyên truyền phòng chống bệnh trong quần chúng chưa đạt yêu cầu Điều này so sánh với nước ngoài càng thấy rõ tỷ lệ nhận biết và ý thức điều trị bệnh THA của nhân dân còn thấp.
Theo công trình nghiên cứu tình hình THA ở người cao tuổi tại Phường Trường An – TP Huế của các tác giả Nay Blum, Hồ Thị Kim Phượng [2] và các tác giả Châu Văn Anh, Nguyễn Kim Diệu (2001) [1]
Khảo sát tình hình THA ở PNMK tại hai phường Thuận Hòa và Tây Lộc – Thành phố Huế cho biết tỷ lệ nhân biết và thái độ điều trị THA có chiều hướng kém hơn trước so với nghiên cứu dịch tễ THA năm 1989 – 1992 của Việt Nam, nhưng so với Phạm Gia Khải và cộng sự [9] thì kết quả nghiên cứu này phù hợp
Vì vậy, đặt ra nhiệm vụ của chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống bệnh mà nòng cốt là tuyến y tế cơ sở bằng các phương tiện thông tin đại chúng
1.5 MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG THA
Các yếu tố nguy cơ này làm cho THA dễ xuất hiện hơn, ở những người có THA thì làm cho bệnh ngày càng nặng hơn và dễ dàng xuất hiện các biến chứng Những yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng THA đó là:
Trang 12- Stress trong công việc và sinh hoạt.
Có nhiều cách để đánh giá độ béo phì, theo tổ chức y tế thế giới đối với giới nữ là:
Theo kết quả nghiên cứu tình hình THA ở xã Thủy Dương (2000) của tác giả Đặng Anh Truyền, Trương Đế, Lê Thị Cẩm Dung cho thấy: tỷ lệ BMI,
tỷ lệ VB/VM có liên quan chặt chẽ với THA
Tác giả Grylewska và cộng sự (1998) xác định mối tương quan giữa THA và sự khác nhau giữa độ béo ở người già vùng Cracow – Ba Lan Trong
Trang 13số 317 cụ tuổi 70 trở lên được đo chiều cao và cân nặng tính BMI và phân loại: gầy BMI < 25kg/m2, béo ≥ 30 kg/m2 Tác giả kết luận ở người già béo đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên THA [20].
Tóm lại, như vậy khi BMI càng tăng thì sự tương quan giữa BMI và THA càng chặt chẽ hơn
1.5.2 Uống rượu:
Có nhiều ý kiến đã thừa nhận rượu làm THA, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị THA Rượu gây ra THA không ổn định THA tâm thu
ở người trẻ và THA tâm trương ở ngươi già [11]
Theo công trình nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (1999) [9] cho thấy uống rượu có liên quan chặt chẽ đến THA Các tác giả Đỗ Quang Trung, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Thảo (2000) cho thấy tỷ lệ người nghiện rượu bia có liên quan chặt chẽ với số người THA chiếm 46,89%
Theo nghiên cứu của tiểu bang Pitt (Curtis 1997) cho thấy thay đổi tình trạng uống rượu thì làm THA thay đổi ý nghĩa
Một nghiên cứu ở Nhật Bản của Takashima và cộng sự (1997) cho thấy đồ uống có cồn làm thay đổi HA
Như vậy qua các công trình nghiên cứu đã cho ta thấy được mối quan
hệ chặt chẽ giữa uống rượu và tăng HA
1.5.3: Ăn mặn:
Trong một số chế độ ăn có nhiều Natri (thức ăn có 2% muối, nước uống có 1% muối) gây THA Trong điều kiện bình thường có hormon và thận cũng phối hợp điều hòa việc thải Natri, ứ Natri chỉ xảy ra khi lượng Natri nhập vào vượt quá khả năng điều chỉnh Khi có ứ Natri hệ thống động mạch
có thể tăng nhạy cảm với Angiotensin II và Noradrenalin [8]
Trang 14Kết quả nghiên cứu về THA ở Việt Nam: Trần Đỗ Trinh và cộng sự 1989- 1992 và Phạm Gia Khải (1999) về dịch tễ học trong THA cho thấy ăn mặn có liên quan chặt chẽ với THA [9].
1.5.4 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ là yếu tố nguy cơ của bệnh lý, đường hô hấp như: ung thư phổi, viêm phế quản, khí phế thủng…mà còn là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch trong đó có bệnh tăng huyết áp
Theo công trình nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992) ghi nhận nhóm người THA tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn nhóm người bình thường
Nghiên cứu của Kalla và cộng sự cho thấy rối loạn lipit máu ở những người hút thuốc lá và nồng độ vitamin thấp Như vậy chứng tỏ có mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh THA
1.5.5 Stress trong công việc và trong sinh hoạt:
Vai trò của yếu tố tâm lý xã hội đã được bàn cãi nhiều nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu Hiện nay chưa có một chứng minh nào là những cơn THA ngắn do kích thích tâm lý nặng, có thể để lại THA thường xuyên sau này
Ngược lại ở những môi trường luôn luôn có những yếu tố bất lợi
về tâm lý xã hội kéo dài có thể gây THA thường xuyên Những công trình nghiên cứu trên các người dân ở những vùng có trình độ văn hóa thấp sang vùng có trình độ văn hóa cao có thể chứng minh cho nhận xét trên
Nhưng cũng cần ghi nhận là trong việc chuyển vùng này có nhiều yếu tố khác có thể gây THA, chế độ ăn uống, trình độ, kinh tế, xã hội
và các yếu tố môi trường
Kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (1999) đã so sánh nguy cơ tương đối Stress trong sinh hoạt với các nhóm cho thấy mối liên quan chặt chẽ đến THA
Trang 151.6 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THA Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
Châu Văn Anh và Nguyễn Kim Diệu (2001), nghiên cứu 250 người ở phụ nữ tại hai phường Thuận Hoà và Tây Lộc Huế tỷ lệ THA là 41,6%.[1]
Nguyễn Quốc Tuấn và Ngô Thị Hà (2002), nghiên cứu 344 người ở phụ nữ mãn kinh tại xã Thuỷ Vân - huyện Hương Thuỷ - tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ THA là 22,67%.[17]
Theo JA Staessen, Hcelis, Rfagard (2006), nghiên cứu ngẫu nhiên
184 người phụ nữ mãn kinh ở Bỉ cho thấy: tỷ lệ THA là 40%.[25]
Hidalgo LA and all (2006), nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh ở Ecuador cho thấy tỷ lệ THA là 38,8%.[22]
Shakha treh FM, Mas’ad D (2006), nghiên cứu trên 143 phụ nữ mãn kinh ở Jordan cho thấy có đến 56% bị THA [24]
Trang 16CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
2.1.1 Đặc điểm tình hình xã Hương Hồ:
Hương Hồ là một xã nằm phía Nam của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, có địa bàn đa dạng mang nét đặc trưng của vùng bán sơn địa, nằm cách TP Huế 5km về phía tây bắc, với chiều dài 7 km chạy dọc sông Hương, phía nam được bao bọc bởi dòng sông Hương, phía đông giáp xã Hương Long
Diện tích tự nhiên: 3.375 ha
Tổng số hộ: 1.360 hộ
Số khẩu: 8.990 khẩu
Tình hình kinh tế: Theo Uỷ ban Nhân dân xã Hương Hồ: Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông (chiếm 70%), số còn lại là ngư nghiệp và buôn bán nhỏ Mức thu nhập bình quân của đầu người dân là 100.000/người/tháng
Giáo dục: Tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục cả 3 lớp học.Mạng lưới y tế hoạt động khá tốt, biên chế của trạm hiện có 5 người: 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1 y tá trung học
Phần lớn các chương trình y tế được triển khai hoạt động, trạm
có đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, năng nỗ góp phần đáng kể để hoàn thành công việc của trạm
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
+ Chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 213 người ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh đang sống tại xã Hương Hồ - Huyện Hương Trà – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 17+ Số lượng nghiên cứu có 213 người.
+ Độ tuổi từ 45 – 90 tuổi được chia làm hai nhóm tuổi như sau: Tuổi từ: 45 – 59 tuổi ( người trung niên)
Tuổi từ 60 – 90 tuổi (người cao tuổi)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU [4]
Chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu dựa vào công thức:
p là tần suất mắc bệnh trong quần thể trước đó nếu tỉ lệ THA của phụ
nữ mãn kinh trong cộng đồng ước lượng là 14,5% dựa vào các nghiên cứu từ trước khi đó p là 0,145
p2 là độ chính xác mong muốn là sự chênh lệch giữa giá trị cao nhất hay thấp nhất so với trung vị Trong nghiên cứu này chúng tôi mong muốn độ chính xác là 0,05 như vậy cỡ mẫu tối thiểu (n) phải đạt là:
2
) 05 , 0 (
855 , 0 145 , 0 ) 96 , 1 (
= 190,5 ≈ 191 ngườiChúng tôi đã tiến hành nghiên cứu được 213 người như vậy là đạt tiêu chuẩn về cỡ mẫu
2.2.1 Lấy danh sách:
Lập danh sách những người độ tuổi mãn kinh đang sống tại xã Hương
Hồ nhờ vào sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã và trạm y tế Hương Hồ
2.2.2 Cách tiến hành chọn ngẫu nhiên:
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 213 người tuổi mãn kinh dựa vào danh sách trên bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên, ghi rõ địa chỉ những người được đưa vào nghiên cứu để tiến hành khám xét tại nhà
Trang 182.3 CÁCH TIẾN HÀNH
2.3.1 Đo huyết áp [14]
- Phương pháp và máy đo huyết áp:
Thực hiện thống nhất kỹ thuật đo HA hai tay, lấy tay trái làm chuẩn ở
tư thế ngồi (đối tượng phải ngồi nghĩ trước đó 5 phút) trong điều kiện đối tượng không hoạt động mạnh, không uống café hoặc rượu trước đó Đo hai lần cách nhau ít nhất là 2 phút và nếu có THA phải đo lại ở ngày khác
Máy đo HA thống nhất một loại là huyết áp kê cột thủy ngân LPK2
(Nhật Bản)
- Kỹ thuật đo:
Băng cuốn phải được 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng cuốn trên khuỷu tay 2cm Khi đó phải bắt mạch trước nên bơm đến 30 mmHg trên mức
áp lực đã làm mất mạch, xả hơi nhanh, ghi nhận áp lực khi mạch tái xuất hiện,
xả xẹp hoàn toàn Đặt ống nghe lên động mạch cánh tay, bơm nhanh bao hơi đến mức 30 mmHg trên áp lực đã ghi, xả chậm từ từ với tốc độ 2mmHg/giây hoặc nhịp đập
HATT (huyết áp tâm thu) là áp lực tương ứng với lúc nghe thấy tiếng đập động mạch đầu tiên (pha I), khi tiếng đập mất hẳn tương đương với HATTr (huyết áp tâm trương) tức là pha V của Korotkoff
Trường hợp hạn hữu khi xả hết hơi, áp lực đến 0 mà tiếng đập động mạch vẩn còn nghe thấy, thì lấy mốc ở pha IV của Korotkoff (lúc đổi âm sắc) tương ứng với HATTr
Nếu HA đo ở hai tay có sự chênh lệch, trường hợp này sử dụng số
HA cao nhất Đo HA ở tư thế ngồi, máy đo HA được đặt ngang mức với tim
- Xác định THA, HA bình thường:
Chúng tôi đo HA theo “THA và phân độ THA dựa vào tiêu chuẩn của WHO – ISH – 2004 đối với người > 18 tuổi”
Trang 19Xếp loại HATT
(mmHg)
HATTr (mmHg)
- Đo chiều cao đứng của cơ thể:
+ Dụng cụ: là thước bàn dùng để đo chiều cao, cân nặng (do Trung Quốc sản xuất)
+ Phương pháp đo: người được đo đứng trên bàn phẳng với tư thế thoải mái, hai gót chân chạm hình chữ V, hai mắt nhìn thẳng đảm bảo bốn điểm: chân, lưng, mông, gót chân vào thướt thẳng đứng Người đo di chuyển góc Êke phía trên theo trục lên xuống sao cho mặt trên nằm ngang chạm đỉnh đầu Kết quả tính bằng cm và sai số không quá 0,5 cm
- Đo trọng lượng của cơ thể:
+ Dụng cụ: cân bàn của Trung Quốc (sản xuất) Cân được điều chỉnh với cân chuẩn trước khi sử dụng và sau khi cân 20 người được điều chỉnh kiểm tra cân lại
+ Phương pháp cân: Cân vào lúc đói (buổi sáng từ 8-9 giờ, buổi chiều từ 14-16 giờ, đối tượng cân chỉ mặc áo quần mỏng, bước lên cân nhẹ nhàng, đứng giữa bàn cân, cho kim đứng yên mới được đọc kết quả
Kết quả ghi được bằng kg, công thức tính bằng chỉ số BMI (Chỉ
số khối cơ thể):
Trang 20BMI = Cân nặng (kg)(Chiều cao)2(m2)
Các chỉ số BMI của nữ giới:
Quá gầy: < 16, gầy: 16,1- 18; hơi gầy: 18,1- 18,6 ; trung bình: 18,7- 23,8 ; béo : 23,9 – 28,6 ; béo phì: > 28,6
- Đo vòng bụng/vòng mông (VB/VM)+ Dụng cụ: Là thước đo có chiều dài 150cm do Việt Nam sản xuất
+ Phương pháp đo: Người được đo đứng thẳng, tư thế thoải mái, hai gót chân chạm hình chữ V, hai mắt nhìn thẳng, kéo áo lên để lộ vòng bụng, thở đều Người đo đưa thước áp sát vào bụng người được đo
Kết quả tính bằng cm, chỉ số VB/VM của nữ giới: béo phì > 0,8 ; gầy < 0,8
2.3.5 Mẫu điều tra: (phụ lục)
2.3.6 Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học:
Kết quả thu được sẽ trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ
- p > 0,05 khoảng tin cậy thấp; không có ý nghĩa thống kê
- 0,01 < p < 0,05 khoảng tin cậy cao > 95% khác biệt có ý nghĩa thống kê
- p < 0,01: khác biệt rất có ý nghĩa về phương diện thống kê
Trang 21CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại xã Hương Hồ
cho thấy các chỉ số: Mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, BMI, VB, VM, VB/VM của người phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nằm trong giới hạn bình thường
Bảng 3.2: Kết quả nhân trắc theo thời gian mãn kinh
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm mãn kinh giữa hai
nhóm mãn kinh <10 năm, > 10 năm và các chỉ số mạch cân nặng chiều cao
Bảng 3.3: Kết quả nhân trắc theo tuổi