1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

51 657 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 464 KB

Nội dung

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan 1.2.1.Vị trí chức năng và quyền hạn - Vụ Pháp chế là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện chức năngtham mưu, giúp Tổng

Trang 1

Tr ường Đại học Kinh tế Quốc dân ng Đại học Kinh tế Quốc dân i h c Kinh t Qu c dân ọc Kinh tế Quốc dân ế Quốc dân ốc dân Khoa th ương mại và kinh tế quốc tế ng m i v kinh t qu c t ại học Kinh tế Quốc dân à kinh tế quốc tế ế Quốc dân ốc dân ế Quốc dân

Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Gi ng viên h ảng viên hướng dẫn ướng dẫn ng d n ẫn : PGS.TS Nguy n Th a L c ễn Thừa Lộc ừa Lộc ộc

Mã sinh viên : CQ491748

H c v tên sinh viên ọc và tên sinh viên ành : Đ ng Th Thùy Mai ặng Thị Thùy Mai ị Thùy Mai

Hà Nội, 05-2011

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Trang 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA VỤ PHÁP CHẾ TỔNG CỤC HẢI QUAN 3

1.1.Quá trình hình thành vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan qua các thời kỳ 3

1.1.1 Giai đoạn 1945 – 1954 :Hải quan Việt Nam được thành lập 3

1.1.2 Giai đoạn 1954 – 1975 3

1.1.3.Giai đoạn 1975 – 1986 4

1.1.4.Giai đoạn 1986 - nay 4

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan 5

1.2.1.Vị trí chức năng và quyền hạn 5

1.2.2.Nhiệm vụ 5

1.3.Tổ chức bộ máy 6

1.4 Đặc điểm hoạt động của vụ Pháp chế Tổng cục hải quan 7

1.4.1 Đặc điểm công tác của Vụ Pháp chế năm 2010 7

1.4.2 Định hướng công tác năm 2011 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN 13

2.1.Nhận xét chung 13

2.1.1.Quy định về vi phạm hành chính về Hải quan ở Việt Nam 13

2.1.2.Chế tài xử lý 14

2.1.2.1 Pháp luật một số nước quy định xử lý vi phạm hành chính về hải quan .14

2.1.2.2.Chế tài xử lý vi phạm hành chính về hải quan ở Việt Nam 15

2.2.Thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan 21

2.2.1 Một số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gần đây 21

2.2.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay 24

2.2.3 Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về hải quan 25

2.2.4 Kết quả công tác xử lý vi phạm hành chính của hải quan trong những năm gần đây 28

2.2.5 Đánh giá kết quả đạt được 30

Trang 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ VI

PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN 33

3.1.1 Những nhân tố khách quan đòi hỏi phải hoàn thiện 33

3.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập hải quan quốc tế 33

3.1.3 Trình độ phát triển thực tế nền kinh tế thị trường 34

3.1.4 Yêu cầu quản lý kinh tế đối ngoại 35

3.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan 35

3.3 Nội dung hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan 36

3.4.Đề xuất một số biện pháp khắc phục vi phạm hành chính hải quan 38

3.4.1.Hoàn thiện văn bản pháp luật 38

3.4.2.Hoàn thiện phát hiện và xử lý 40

3.5.Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan 42

3.5.1.Với Nhà nước 42

3.5.2.Với Tổng cục hải quan 44

3.5.3.Với các ngành, các đơn vị 46

KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với chủ trương, chính sách chủ động cải cách, mở cửa nền kinh tế, gắn kếtnền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khigia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta khởi sắc mangmột diện mạo mới Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những cá nhân,

tổ chức lợi dụng thời thế cải cách, mở cửa nền kinh tế để thực hiện những hành vigian lận, vi phạm hành chính về hải quan nhằm mục đích chuộc lợi Trước tình hình

đó, vấn đề hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan là một trongnhững vấn đề hết sức cấp bách, cần được quan tâm hàng đầu

Trên thực tế, còn tồn tại nhiều nội dung xung quanh vấn đề xử lý vi phạmhành chính về hải quan, việc hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hảiquan cần được nghiên cứu làm sáng tỏ vì:

Một là, đây là một trong những vấn đề trọng tâm, trọng điểm được Đảng và

Nhà nước hết sức quan tâm, chú ý tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thựchiện nhằm mục đích phát hiện và xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm hànhchính về hải quan, từ đó hạn chế tối đa hành vi vi phạm hành chính về hải quan, xâydựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhậptoàn diện nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới

Hai là, Gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO đã tạo ra nhiều thách

thức mới cho nền kinh tế Việt Nam, hành vi vi phạm hành chính về hải quan mớixuất hiện và ngày càng phức tạp Trước tình hình đó cần phải hoàn thiện công tác

xử lý vi phạm hành chính hải quan cũng như hoàn thiện pháp luật hải quan nóichung và pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan nói riêng, đáp ứng cáctiêu chuẩn Tổ chức WTO đặt ra

Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu, đánh giá thực trạng côngtác xử lý vi phạm hành chính về hải quan hiện nay Từ đó thấy được những vấn đềcần được khắc phục, đưa ra những giải pháp thích hợp góp phần nâng cao công tác

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Đề tài có mục tiêu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xử lý

vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, từ đó đặt ra yêu cầu khách quan là phảihoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan ở Việt Nam hiện nay

Trang 5

Đề tài cần phân tích được:

- Những vấn đề lí luận cơ bản về vi phạm hành chính hải quan

- Thực trang xử lý vi phạm hành chính về hải quan hiện nay

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính hải quan

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

-Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những quy định về vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hải quan và thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính vềhải quan

-Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong phạm vi đề tài khóa luận tốt

nghiệp, với điều kiện cho phép, đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xử lý vi phạmhành chính về hải quan của Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

VỤ PHÁP CHẾ TỔNG CỤC HẢI QUAN

1.1.Quá trình hình thành vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan qua các thời kỳ

Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan Sự rađời và phát triển của Vụ gắn liền với quá trình hình thành phát triển của Tổng cụcHải quan Cụ thể Hải quan Việt Nam đã trải qua các giai đoạn:

1.1.1 Giai đoạn 1945 – 1954 :Hải quan Việt Nam được thành lập

Ngày 10/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh số 27 - SL thành

lập"Sở thuế quan và thuế gián thu", ngành hải quan Việt Nam ra đời.

Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ ChíMinh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu được đổi

thành “Nha Thuế quan và Thuế gián thu” thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghịđịnh số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuếgián thu được đổi thành “Cơ quan Thuế XNK”

1.1.2 Giai đoạn 1954 – 1975

Giai đoạn này đất nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vàchống Mỹ xâm lược ở miền Nam, Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý

hoạt động ngoại thương và thành lập “Sở Hải quan” ( thay ngành thuế xuất khẩu,

nhập khẩu) thuộc Bộ Công thương

Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghịđịnh số 136-BCT/KB/NĐ thành lập “Sở Hải quan” thay thế cơ quan thuếXNK thuộc Bộ Công thương

Thời kì này Hải quan Việt Nam gồm có: Sở Hải quan là cấp Trung ương vàcấp địa phương là Sở Hải quan liên khu, thành phố; Chi sở Hải quan tỉnh; PhòngHải quan cửa khẩu

Ngày 27/2/1960 Chính phủ đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng PhạmVăn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hảiquan Việt nam

Ngày 17 tháng 6 năm 1962 để thực hiện Điều lệ Hải quan (ban hànhngày 27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/

Trang 7

QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan Lúc này Cục Hải quan trực

thuộc Bộ Ngoại Thương

Thành tựu đạt được trong thời kỳ này: Toàn ngành Hải quan được tặngthưởng 2 Huân chương Lao động Hạng Hai và Hạng Ba, 11 đơn vị và cá nhân đượctặng thưởng Huân chương Lao động và Huân chương chiến công các hạng

1.1.3.Giai đoạn 1975 – 1986

Đất nước hoàn toàn độc lập, Hải quan triển khai hoạt động trên phạm vi cảnước Một yêu cầu đặt ra là phải có bộ máy quản lý tập trung thống nhất toàn ngànhHải quan Trước yêu cầu đó, Chính phủ đã có Quyết định số 80/CTngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức Hải quan địa phương thuộc UBND tỉnh,thành phố về thuộc Cục Hải quan Bộ Ngoại thương

Trong thời kì này, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoáqua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến Ngày 25 tháng 4 năm 1984, thựchiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu

và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984

Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan Tổng cục Hải quan trựcthuộc Chính phủ

Hệ thống tổ chức Hải quan:

- Tổng cục Hải quan

- Hải quan tỉnh, thành phố

- Hải quan Cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan

1.1.4.Giai đoạn 1986 - nay

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất ước, chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sựquản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hoạt động giao lưu buônbán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ, tình trạng buôn lậu gia tăng đòi hỏi phải có

n-sự quản lí Nhà nước về Hải quan một cách đúng đắn

Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnhHải quan Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từngày 1/5/1990 Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt Nam là

"Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh,quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá,

Trang 8

ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới" Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt namđược xác định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trựctiếp của Hội đồng Bộ Trưởng"

Hệ thống tổ chức Hải quan:

- Tổng cục Hải quan

- Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương

- Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan

Hải quan Việt Nam đã được trang bị về cơ sở vật chất, máy móc hiện đạihơn: máy soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chốngbuôn lậu trên biển

Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổchức Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/07/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với

tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN

Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan

1.2.1.Vị trí chức năng và quyền hạn

- Vụ Pháp chế là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện chức năngtham mưu, giúp Tổng cục hải quan thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ đượcgiao.Tổ chức chỉ đạo triển khai lĩnh vực công tác được giao thống nhất trong toànngành, biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức hải quan; thực hiệnchế độ báo cáo; quản lý cán bộ, công chức và tài sản của đơn vị theo quy định

- Được quyền yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan cungcấp số liệu, tài liệu có liên quan phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao

- Được ký thừa lệnh Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các văn bản hướngdẫn, giải thích, tổ chức thực hiện các nội dung quản lý thuộc lĩnh vực chuyên mônđược giao theo quy chế làm việc của Tổng cục Hải quan

- Vụ Pháp chế có tư cách pháp nhân riêng

Trang 9

- Lên kế hoạch các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn vềviệc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan; Xây dựng vănbản quy phạm pháp luật về hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cụcHải quan; Đưa ra các ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vịthuộc Bộ Tài Chính hoặc các cơ quan có liên quan gửi lấy ý kiến theo phân côngcủa Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xétduyệt và trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Xây dựng và thẩm định văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn nội bộ cóliên quan thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan bao gồm các chương trình kếhoạch về xây dựng văn bản, soạn thảo quy chế, quy trình nghiệp vụ hải quan, thẩmđịnh tính pháp lý với các văn bản do cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng

- Tiến hành đánh giá thi hành và kiểm tra thực hiện văn bản Cụ thể là chủ trìhoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá, kiểm travăn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hải quan, các quy chế, quy trìnhnghiệp vụ và các văn bản Tổng cục Hải quan ban hành; thực hiện tổng kết thực tiễnthi hành các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan rà soát và hệthống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan, đưa raphương án xử lý kết quả rà soát văn bản; hệ thống hóa văn bản pháp luật liên quanđến lĩnh vực hải quan; thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vựchải quan

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanhnghiệp về các thông tin liên quan đến pháp luật hải quan, pháp luật thuế…

- Thực hiện công tác xử lý, tố tụng hành chính bao gồm toàn bộ các côngviệc có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính hải quan và tố tụng như: hướng dẫn,kiểm tra, tổng kết công tác xử lý vi phạm hành chính, tham gia giải quyết khiếu nạiđối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan… xây dựng quy trình,quy chế , hỗ trợ các đơn vị hải quan về tham gia giải quyết tố tụng hành chính tạitòa án cơ quan hải quan

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao

1.3.Tổ chức bộ máy

Tính đến 31.12.2010, Vụ Pháp chế có: 30 cán bộ, công chức, được bố trí tại

03 Phòng nghiệp vụ Trong đó có 18 nữ và 12 nam

Trang 10

Có 04 đồng chí mới được tuyển dụng năm 2010 hiện đang đi học nghiệp vụ,

01 đồng chí lãnh đạo Vụ Pháp chế mới kết thúc đi học trở về Vụ làm việc từ tháng9.2010

Độ tuổi trung bình của Vụ Pháp chế: 33,3 tuổi

Các chuyên ngành được đào tạo: Luật, Kinh tế, Tài chính, Ngoại thương,Hành chính Trong đó có 12 Thạc sỹ trên 30 cán bộ công chức

Ba phòng nghiệp vụ bao gồm:

- Phòng chính sách pháp luật: Soạn thảo, đề xuất xây dựng các văn bản phápluật về hải quan

- Phòng xử lý, tố tụng: Xử lý các vụ vi phạm hành chính về hải quan, các vụ

tố tụng có liên quan đến hải quan

- Phòng kiểm tra hỗ trợ pháp luật hải quan: kiểm tra việc thực hiện pháp luậthải quan, tuyên truyền, hướng dẫn đưa pháp luật hải quan vào thực hiện

1.4 Đặc điểm hoạt động của vụ Pháp chế Tổng cục hải quan

Trong quá trình hình thành và phát triển, Vụ Pháp chế không ngừng phấnđấu, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Theo báo cáo tổng kết công tác 5năm gần đây 2006- 2010, Vụ pháp chế đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đặt ratrong việc xây dựng, rà soát nhiều văn bản pháp luật, xử lý vi pham hành chính…góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan

Những hoạt động chính của Vụ pháp chế bao gồm:

- Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật, văn bản của Ngành

- Rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tự kiểm travăn bản

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

- Hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính

- Cải cách thủ tục hành chính

1.4.1 Đặc điểm công tác của Vụ Pháp chế năm 2010

* Công tác xây dựng văn bản pháp luật, văn bản của Ngành

Đơn vị chủ trì xây dựng đề án có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đếnnhiều mảng việc, nội dung chuyên sâu Khối lượng văn bản thẩm định, tham gia ýkiến lớn, thời gian yêu cầu thường gấp, nhiều nội dung chuyên môn sâu đòi hỏi phảiđầu tư nhiều thời gian và cán bộ có trình độ về nghiệp vụ

Là đơn vị đầu mối xây dựng Thông tư 194 trách nhiệm chính là biên tập bảođảm tính thống nhất và hợp pháp của văn bản nhưng Vụ đã chủ động đề xuất nhiều

Trang 11

quy định, hướng dẫn về các mảng nghiệp vụ thuộc nội dung Thông tư để tham gia ýkiến với các đơn vị nghiệp vụ, hoặc trình Tổng cục được các đơn vị tiếp thu hoặcTổng cục phê duyệt.

Các văn bản tham gia ý kiến, thẩm định có chất lượng thể hiện sự đầu tư,trách nhiệm và nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ

* Công tác rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra văn bản

Chủ động thực hiện công tác rà soát tự kiểm tra văn bản để kịp thời khắcphục thiếu sót trong kỹ thuật và nội dung; đồng thời chuẩn bị những vấn đề pháp lýcho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản thực hiện Luật

Công tác rà soát đã thực hiện theo kế hoạch đề ra và đạt hiệu quả thiết thực.Đơn vị đã huy động nguồn lực và sáng tạo trong phương pháp thực hiện để hoànthành tốt nhiệm vụ của đơn vị

* Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Công tác này trong năm đã được triển khai theo kế hoạch, từng bước đi vào

nề nếp, đạt được kết quả rõ rệt Hầu hết các Cục Hải quan địa phương đã nhận thức

rõ về yêu cầu, tính tích cực của công tác này và chủ động thực hiện tại đơn vị thôngqua các buổi đối thoại trao đổi, toạ đàm giữa Hải quan - Doanh nghiệp - Hiệp hội…

Đơn vị cũng đã chủ động sáng tạo trong phương pháp chuẩn bị nội dung chocác Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, bảo đảm tính chủ động của Tổng cục, Bộ; tạothuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đề xuất nội dung đối thoại và được đáp ứngyêu cầu trả lời vướng mắc nhanh hơn

* Công tác cải cách thủ tục hành chính

Khối lượng công việc trong đề án lớn, nhiều nội dung mới, phương phápthực hiện không được hướng dẫn cụ thể hoặc có hướng dẫn nhưng không thật sựphù hợp với lĩnh vực hải quan; thời gian yêu cầu gấp, nguồn lực thực hiện thiếu…Tuy nhiên, với vai trò là đầu mối, Vụ đã huy động trí tuệ của tập thể cùng thực hiện,nghiên cứu, sáng tạo và chủ động đề xuất phương pháp thực hiện, phối hợp với cácđơn vị nghiệp vụ hoàn thành tốt phần công việc này, được Bộ, Chính phủ đánh giá

Trang 12

Từng cục hải quan địa phương đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch

tự kiểm tra công tác xử lý trong đơn vị để bảo đảm hiệu quả

Sự phối hợp trong thực hiện nghiệp vụ xử lý của Vụ với các Cục hải quan

địa phương được thực hiện kịp thời và hiệu quả

1.4.2 Định hướng công tác năm 2011

Căn cứ nhiệm vụ Tổng cục và chức năng nhiệm vụ của đơn vị năm 2011,định hướng hoạt động trong năm 2011của Vụ Pháp chế như sau:

* Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật:

- Xây dựng kế hoạch chương trình xây dựng pháp luật năm 2011 của Ngành,theo dõi và đôn đốc thực hiện theo chương trình, kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về cải cách thểchế theo chiến lược phát triển hải quan từ 2011- 2020 (phần thuộc chức năng,nhiệm vụ của Vụ Pháp chế)

- Theo dõi tổng hợp chung tình hình thực hiện Luật Hải quan, các Luật cóliên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan

- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đề án xây Dự thảo sửa đổi, bổ sungNghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

- Xây dựng báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Nghị định số 18/2009/NĐ-CPngày 18/2/2009 và Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định việc xử

lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vựchải quan

- Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009

và Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định việc xử lý vi phạm hànhchính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan khiđược đưa vào chương trình

- Thẩm định dự thảo văn bản pháp luật do Tổng cục Hải quan chủ trì xâydựng và các văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành quy trình, quy chế hướng dẫnchung về nghiệp vụ hải quan theo kế hoạch được phê duyệt

- Tổng kết triển khai thực hiện Quyết định 922/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2008của Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế soạn thảo, ban hành, rà soát và hệ thốnghóa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản của Tổng cục Hải quan

Trang 13

- Ban hành văn bản hướng dẫn nội bộ tổ chức thực hiện về Kiểm soát thủ tụchành chính theo Nghị định 63 của Chính phủ.

- Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch của BộTài chính

- Rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung quy định củaNghị định 154 để phục vụ xây dựng Nghị định thay thế

- Hệ thống các vấn đề pháp lý đã và đang thực hiện; những phát sinh khithực hiện triển khai mở rộng Thông quan điện tử làm cơ sở xây dựng những quyđịnh trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 154/2005/NĐ-CP

- Rà soát, so sánh, đối chiếu quy định của văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến lĩnh vực hải quan do các Bộ, Ngành có chức năng quản lý chuyên ngànhđối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ban hành hoặctham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành với các chuẩn mực quốc tế, đánhgiá mức độ tuân thủ, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới văn bản quy phạmpháp luật

- Nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác kiểm tra thực hiện văn bản quy phạmpháp luật lĩnh vực hải quan

- Thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực của Tổngcục Hải quan cần kiểm tra năm 2011; thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản của cácđơn vị thuộc cơ quan Tổng cục

- Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật trong ngành Hải quan theo Thông tư

số 03/2010/TT-BTP

- Phối hợp thực hiện kiểm tra những chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch về tài chính quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi, lĩnhvực quản lý của Tổng cục Hải quan cần kiểm tra năm 2011

- Xây dựng kế hoạch phổ biến tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quanđến hải quan được ban hành trong năm 2011 (cho cả đối tượng trong và ngoàiNgành) theo kế hoạch của Bộ, Tổng cục

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ

- Tuyên truyền, Phổ biến tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật do Tổngcục Hải quan chủ trì soạn thảo theo kế hoạch chi tiết

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về Thông tư số 194/2010/TT-BTC

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuếtheo Kế hoạch chi tiết được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt

Trang 14

- Phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan tập huấn,tuyên truyền mở các lớp bồi dưỡng về nhận thức, nâng cao kỹ năng tham gia tố tụnghành chính tại Toà cho cán bộ, công chức thuộc khối cơ quan Tổng cục Hải quan vàHải quan địa phương.

- Tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực hải quan trong và ngoài Ngành

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, giới thiệu Nghị định 154khi được ban hành

- Xây dựng các tài liệu và đa dạng hoá hình thức, phương thức thực hiện đểnâng cao hiệu quả công tác này

- Triển khai thực hiện Nghị định 63 của chính phủ và các hướng dẫn của Bộ

về công tác kiểm soát thủ tục hành chính về hải quan

+ Tiếp tục tham mưu duy trì, cập nhập thủ tục hành chính lĩnh vực hải quantheo quy định

+ Tập huấn về “Đánh giá tác động của thủ tục hành chính”, cập nhật dữ liệu

- Tiếp tục đề xuất triển khai chương trình nội luật hoá các chuẩn mực quốc tế

mà pháp luật về hải quan chưa tuân thủ

- Thực hiện cấu phần của dự án JICA về nâng cao năng lực đào tạo cho cán

bộ hải quan cửa khẩu (phần do Vụ Pháp chế chủ trì về nội dung) theo kế hoạch

* Công tác hướng dẫn, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tham mưu giải quyết khiếu nại:

- Tham mưu hướng dẫn công tác xử lý VPHC trong ngành Hải quan

- Tham mưu giải quyết khiếu nại đối với QĐXPVPHC thuộc thẩm quyền củaTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực hải quan ở một số Hải quan các tỉnh, thành phố, kịp thời giảiquyết những vướng mắc phát sinh và đề ra phương án giải quyết (kiến nghị của Hảiquan địa phương hoặc trình lãnh đạo Tổng cục)

Trang 15

- Tiếp tục rà soát các vụ án để đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm trongtoàn Ngành.

- Tham mưu hướng dẫn về trình tự, thủ tục tranh tụng tại Tòa Hành chínhliên quan đến Hải quan

- Theo dõi tình hình thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và cácvăn bản hướng dẫn thi hành

- Tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan, về giải quyếtkhiếu nại các quyết định hành chính và thủ tục tranh tụng tại Tòa hành chính đối vớicác vụ án liên quan đến hải quan

* Công tác khác:

- Hoàn thiện các chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức hội thảo trong Vụ

- Cử cán bộ, công chức tham gia các nhóm chuyên môn của Tổng cục.thực hiện

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN

2.1.Nhận xét chung

2.1.1.Quy định về vi phạm hành chính về Hải quan ở Việt Nam

Với tính chất và đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam, những quy định

về vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại nhiều bộ luật khác nhau cụ thểnhư: Luật Thương mại; Luật về thuế xuất, nhập khẩu; Luật Hải quan,…Song,những văn bản pháp luật trực tiếp quy định, điều chỉnh các quy định về vi phạmhành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm một sốvăn bản chủ yếu như sau:

Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 02/07/2002 về xử lý vi phạmhành chính; Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH 11 sửa đổi, bổ sung một số điềuPháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH 12 ngày02/04/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một

số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2008 của chính phủ quy địnhthủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính

Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử lý vi phạm hànhchính và cưỡng chế thi hành quy định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử

lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính Thuế vàNghị định 97/2007/NĐ-CP

Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP

Thông tư 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhhướng dẫn thi hành Nghị định 97/2007NĐ-CP

Quyết định 1246/QĐ-TCHQ ngày 17/08/2007 của Tổng cục trưởng Tổngcục hải quan về việc ban hành bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính,giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Trang 17

Nội dung chính các văn bản quy định:

*Vi phạm hành chính về Hải quan là một dạng cụ thể của vi phạm hành

chính xâm hại các quy định trong hoạt động quản lý của Nhà nước , gồm các hành

vi thuộc các nhóm:

- Vi phạm các quy định về thủ tục Hải quan

- Vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan

- Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành

lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưuphẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tàisản khác; các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải

- Hành vi gian lận thuế, trốn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutheo quy định của pháp luật về thuế

*Ngoài ra còn quy định về chế tài xử lý vi phạm hành chính về hải

quan và những vấn đề liên quan khác

2.1.2.Chế tài xử lý

2.1.2.1 Pháp luật một số nước quy định xử lý vi phạm hành chính về hải quan

Luật pháp của các nước trên thế giới đều quy định các hành vi vi phạm phápluật hải quan đều bị xử lý bằng hành chính Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạmhành chính về hải quan các nước cũng có các điểm khác nhau về phạm vi, mức độ,thẩm quyền, thủ tục và các hình thức chế tài áp dụng, cũng như hình thức văn bảnquy phạm pháp luật

Nghiên cứu quy định xử lý vi phạm hành chính trong Luật Hải quan một sốnước như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Inđônêxia, Philippin,Cộng hòa nhân dân TrungHoa… có thể rút ra một số đặc điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất: hành vi vi phạm hành chính về hải quan, hình thức xử phạt, các

biện pháp chế tài hành chính khác áp dụng đối với các vi phạm hành chính về hảiquan đều được quy định ở hình thức văn bản luật(quy định trực tiếp vào Luật hảiquan) Vi phạm hành chính về hải quan được xác định bao gồm: hành vi vi phạm vềthủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với từng loại hình xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải; hành vi viphạm hành chính sau khi hàng hóa đã thông quan; hành vi không chấp hành cácbiện pháp chế tài hành chính hải quan; hành vi cản trở, chống đối công chức hảiquan thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hải quan; hành vi vi phạmthủ tục nộp các loại thuế, phí hải quan

Trang 18

Luật các nước đều quy định việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan trongkhi áp dụng kiểm tra sau thông quan phát hiện được vi phạm.

Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác đều đượcluật quy định rất cụ thể, tỉ mỉ, nhất là về mức phạt tiền, mức phạt thuế được quyđịnh “cứng”(số tiền, số tiền cụ thể) Phần lớn, mức độ nguy hiểm của hành vi viphạm hành chính về hải quan đều xác định trên cơ sở giá trị tang vật vi phạm, trị giá

số thuế gian lận, để từ đó quy định mức phạt vi phạm theo số lần trị giá vi phạm.Điều đáng lưu ý nhất là các hình thức phạt, biện pháp xử lý đều rất nghiêm khắc,gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các chủ thể vi phạm

Thứ hai: thủ tục xử lý, thời hiệu xử lý, nguyên tắc xử lý, thẩm quyền xử lý

của các cơ quan, cá nhân và các biện pháp ngăn chặn, trấn áp hành chính… đềuđược quy định rõ, cụ thể trong Luật hải quan Các nước đều quy định thẩm quyềncủa Hải quan được xử lý vi phạm hành chính lần đầu và người bị xử lý có thể khiếunại đưa vụ việc ra tòa án để xét xử nếu thấy việc xử lý của cơ quan Hải quan khôngthỏa đáng

Riêng trường hợp theo pháp luật hành chính về hải quan của Cộng hòa Phápthì các trường hợp bị cưỡng chế nộp thuế, xử phạt về thuế đều do cơ quan hải quanquyết định Các trường hợp vi phạm hành chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giámsát hải quan, kiểm soát thì cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác của Nhà nướcchuyển vụ việc sang Viện Công tố để đưa ra tòa án cảnh sát xét xử Cơ quan Hảiquan cũng có thể xử lý các trường hợp vụ vi phạm pháp luật hải quan do cơ quanphát hiện, nếu cơ quan đã thỏa hiệp với những người vi phạm pháp luật hải quan vàthể lệ liên quan tới những quan hệ tài chính với nước ngoài nếu vụ việc này chưachuyển sang Viện Công tố

Thứ ba: Luật Hải quan các nước đều quy định trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ

của quân đội, cảnh sát để thực thi các chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi viphạm hành chính về hải quan

2.1.2.2.Chế tài xử lý vi phạm hành chính về hải quan ở Việt Nam

Với những hành vi vi phạm hành chính về hải quan đã được quy định trongcác văn bản pháp lý ở trên, pháp luật Việt Nam quy định chế tài xử lý như sau:

Thứ nhất, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:

*Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mộttrong các hình thức xử phạt chính sau đây:

Trang 19

- Cảnh cáo: là hình thức xử phạt áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hànhchính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hànhchính về hải quan do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thựchiện Chẳng hạn phạt cảnh cáo với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu khôngđúng với khai hải quan.

- Phạt tiền: Là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính vềhải quan Trong hai hình thức phạt chính, thì phạt tiền là hình thức được áp dụngphổ biến với đa số các hành vi vi phạm hành chính về hải quan Phạt tiền là việcdùng quyền lực Nhà nước tước đoạt của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiềnnhất định để sung quỹ Nhà nước Phạt tiền tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sốlượng sở hữu vật chất, lợi ích cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, gây cho họ thiệthại về tài sản Vì vậy, hình thức phạt này có hiệu quả lớn trong đấu tranh phòngngừa vi phạm hành chính về hải quan

* Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần

số thuế trốn, gian lận

* Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn,giảm, được hoàn, không thu thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc sốtiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng so với quy định củapháp luật

* Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế thì mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngàytính trên số tiền thuế nộp chậm

* Đối với hành vi không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phầntương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính về thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp tài khoảntiền gửi của người nộp thuế có số dư thì bị phạt tiền tương ứng với số tiền khôngtrích chuyển

* Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về hải quan

là 70.000.000 đồng và về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng Mức tiền phạt cụ thểđối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy địnhđối với hành vi đó

-Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưngkhông thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt

- Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lênnhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt

Trang 20

* Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chínhcòn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

* Ngoài các hình thức xử phạt nêu ở trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hànhchính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa gây hạicho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phươngtiện vi phạm

- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêuthụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật

- Các biện pháp khác theo quy định

* Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung làtịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậuquả thì hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quyđịnh của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặcđược tổ chức tín dụng, tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngânhàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt

Thứ hai, hình thức và mức phạt cá nhân, tổ chức vi phạm đối với mỗi loại hành vi vi phạm hành chính về hải quan

* Đối với hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế:

Có thể phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy từng hành vi vi

phạm được quy định rõ tại Điều 8 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007

quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quy định hành chínhtrong lĩnh vực hải quan(sau đây gọi là Nghị định 97)

Điều 1, Khoản 2 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm

2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

97/2007/NĐ-CP(sau đây gọi tắt là Nghị định 18) bổ sung thêm:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm sau: Khôngtái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế đúng thời hạn quy định; Không táixuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ

Trang 21

vi phạm không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khuvực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm khôngtái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định,trừ vi phạm không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khuvực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định màphương tiện vi phạm là ô tô dưới 24 chỗ ngồi

- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng

các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 18.

* Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành

vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng hànghóa tùy theo từng trường hợp được quy định trong Nghị định

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khaikhống tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu, trừ hàng hóa xuấtkhẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc tạm

xuất, tái xuất ( quy định tại Điều 1 Khoản 4 Nghị định 18).

- Xử phạt đối với hành vi không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuếphải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu: ngoài việcphải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuếkhai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng

* Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng)

Không khai hoặc khai sai với quy định pháp luật về ngoại tệ,tiền Việt Nambăng tiền mặt, vàng mang theo khi:

- Xuất cảnh : bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy từngtrường hợp tang vật có giá trị vi phạm là bao nhiêu được quy định tại Khoản 1 Điều

Trang 22

* Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế

Điều 1 Khoản 5 Nghị định 18 sửa đổi bổ sung mức phạt đối với hành vi viphạm thuộc Điều 11 Nghị định 97 như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối vớihành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký màkhông ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc chính sách mặt hàng

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các viphạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này

* Vi phạm quy định về giám sát hải quan

Theo Khoản 6, Điều 1 Nghị định 18 sửa đổi bổ sung Điều 12 Nghị định 97thì những hành vi vi phạm thuộc loại này bị:

- Phạt tiềntối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa 30.000.000 đồng tùy theotừng hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này

- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổsung hoặc bị tịch thu tang vật, buộc phải chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, phươngtiện vận tải đúng cửa khẩu tuyến đường quy định

* Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan

Phạt tiền tối thiểu 500.000 đồng và tối đa 30.000.000 đồng tùy từng hành vi

vi phạm được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 13 Nghị định 97

* Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

- Người nộp thuế có các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truycứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định 97 thìngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn,gian lận

- Nếu tái phạm nhiều lần đối với cùng hành vi vi phạm nhưng chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 2 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận

* Vi phạm quy định về nộp thuế

- Người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuếtheo quy định pháp luật quản lý thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quyđịnh còn bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp

- Người nộp thuế do khai sai đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt0,05% mỗi ngày, tính trên số thuế được hoàn cao hơn

Trang 23

- Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng củathời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến trước ngàyngười nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước

* Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

- Phạt tiền tối thiểu 500.000 đồng , tối đa 20.000.000 đồng đối với hành vixuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; phương tiện vận tải xuất nhập cảnh quácảnh trái quy định pháp luật được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 16 Nghị định 97

- Nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, nguy hạicho sức khỏe con người, sinh vật, hệ sinh thái thì xử phạt theo quy định tại Nghịđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổsung hoặc bị tịch thu hàng hóa trừ trường hợp cơ quan quản lý chuyên ngành yêucầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất; Tước quyền sử dụng giấy phép;Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu

* Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế

- Phạt tiền tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 10.000.000 đồng với hành

vi vi phạm thuộc loại này được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 17 nghị định 97

- Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn

bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác theo quy định

* Xúc phạm, đe dọa, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạmdanh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọahoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà khôngphải là tội phạm

* Xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân liên quan

Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết hạn trích tiền từ tài khoản tiềngửi của người bị cưỡng chế mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chứctín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền thuế,tiền phạt phải nộp từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan vào tài khoản của ngân sách nhànước theo yêu cầu của cơ quan hải quan, khi mà tại thời điểm nhận được quyết định

Trang 24

cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với

số tiền thuế, tiền phạt phải nộp thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngânsách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế bị xử lý vi phạm pháp luật vềthuế hoặc bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp khôngthực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhkhác trong lĩnh vực hải quan

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chứcđang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng việc khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theoquyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với

cá nhân, tổ chức có hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thôngtin, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quyđịnh của pháp luật

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức cóliên quan có các hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lậnthuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan

2.2.Thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan

2.2.1 Một số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gần đây.

1 Ngày 19/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 kiểm tra lôhàng nhập khẩu của công ty TNHH Đồng Hải Lượng Việt Nam theo khai báo là

“Nguyên liệu sản xuất đồng phế liệu, dạng đoạn ống”, mã số hàng hóa:

7404000000 Qua trưng cầu giám định và kết quả cho biết lô hàng nhập khẩu nóitrên là ống dẫn bằng đồng tinh luyện, không phù hợp là đồng phế liệu Mã số phùhợp là 7411100000 Như vậy công ty này đã có hành vi khai sai với thực tế về tênhàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan Trị giá vi phạm của lô hàng là21.956.305.175 VNĐ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 đã lậpbiên bản vi phạm và chuyển hồ sơ về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho,Long An để xử lý theo thẩm quyền

Trang 25

2 Ngày 20/7, tại Quảng Ninh, đơn vị trạm Kiểm soát liên hợp km15- Bếntàu Dân Tiến đã bắt giữ và xử lý 01 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tang vậtgồm: 2.500 bao thuốc lá giả hiệu Vinataba, White house, 240 hộp mỹ phẩm giả hiệuOasia, 160 lọ nước rửa hoa quả loại 500g/lọ, 9,75kg bột giặt hiệu Ômô Trị giá hànghóa vi phạm ước tính 40 triệu đồng.

3 Trong ngày 21/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài lập 02 biênbản vi phạm hành chính đối với 02 đối tượng về hành vi nhập khẩu 09 khẩu súnghơi không khai báo, không có giấy phép nhập khẩu Ngày 05/8, Chi cục Hải quanbưu điện lập 01 biên bản vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng về hành vi nhậpkhẩu 03 khẩu súng quân dụng chưa hoàn chỉnh thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu

4 Ngày 23/7, tại khu vực bản Na Công, xã Quế Sơn, huyện Quế Phong, tỉnhNghệ An, lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy – cục Hải quan Nghệ An đãphối hợp với PC 17, Công an Nghệ An, cụm 2 Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt quảtang đối tượng Lương Văn Hà, sinh năm 1974, trú tại bản Na Công mua bán tráiphép chất ma túy Tang vật thu giữ được là 40,710gam heroin

5 Ngày 11/8, tại Điện Biên tổ công tác gồm Công an huyện Sông Mã phốihợp với chi cục Hải quan cửa khẩu Chiềng Khương tiến hành công tác kiểm tra tạibản Pa Tết, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, Sơn La đã phát hiện và bắt quả tang đốitượng Và A Tu có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy Tang vật thuđược gồm 321,72gam thuốc phiện; 01 điện thoại di động, 01 xe máy hiệu Zuken và200.000 VNĐ

6.Vi phạm của công ty TNHH Xuân Sơn về khai hải quan

Ngày 25/11/2010, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đãtiến hành kiểm tra một Cotainer 40’ của công ty TNHH Xuân Sơn, MST:

0305270321, địa chỉ 441/33 hẻm Đống Đa- đường Điện Biên Phủ- phường quận Bình Thạnh- TP.Hồ Chí Minh và phát hiện công ty trên đã khai sai số lượnghàng nhập khẩu trong container trị giá 289 triệu đồng Cụ thể:

25-Doanh nghiệp khai báo như sau:

- Mặt hàng: đèn hình phẳng cho tivi 21 inch

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Trang web Hải quan Việt Nam :http://www.customs.gov.vnHải quan TP.Hồ Chí Minh : www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn Link
1. Giáo trình Luật Hải quan Việt Nam và quốc tế, xuất bản năm 2008, chủ biên PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật hải quan 2001 năm 2005 Khác
3. Pháp lệnh số 44/2002/ PL-UBTVQH10 ngày 12/7/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khác
4. Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi bổ sung pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 của ủy ban Thường vụ Quốc hội Khác
5. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế Khác
6. Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan Khác
7. Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Khác
8. Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP Khác
10. Công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa thủ tuc hải quan( sửa đổi, bổ sung năm 1999) Khác
11. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2006 đến 2010 Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w