Mục tiêu hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Một phần của tài liệu Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 38 - 39)

* Đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội nói chung, đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật hải quan dều xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, an ninh quốc gia, xâm hại đến chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, nhất là đối với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu…Pháp luật hải quan nói chung, công tác xử lý vi phạm hành chính nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế. Vì vậy, toàn ngành hải quan nói chung, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói riêng phải nhận thức vai trò to lớn của mình góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra.

* Công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan phải đáp ứng yêu cầu hội nhập của hải quan quốc tế.

Hội nhập hải quan quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật hải quan phải tương đồng với hải quan quốc tế về chuẩn mực hải quan, cơ chế vận hành, chuẩn mực về vi phạm hành chính cũng như công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Hội nhập Hải quan quốc tế hay Hải quan Việt Nam phải giữ vai trò nhất định trong Liên minh Hải quan Thế giới ngăn chặn buôn lậu và vi phạm hành chính về hải quan. Để thực hiện được mục tiêu này hay để phù hợp với chuẩn mực hải quan quốc tế, pháp luật hải quan nói chung, pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan nói riêng phải đổi mới trên cơ sở nội luật hóa để thống nhất các tiêu chuẩn, tiêu chí hải quan sao cho phù hợp.

*Xử lý vi phạm hành chính về hải quan phải đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế đối ngoại trong tình hình mới.

Kinh tế đối ngoại trong những năm qua đã phát triển vượt bậc cả về tốc độ, quy mô góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, đóng góp phần quan trọng vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, mặt trái liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại là buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, lừa đảo thuế rút ruột ngân sách nhà nước qua hoàn thuế VAT…Theo xu hướng gia tăng của kinh tế thị trường, các vụ vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính về hải quan nói riêng cũng gia tăng đáng kể cả về quy mô và cách thức.Trước tình hình đó đòi hỏi công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan cũng phải có những thay đổi để đạt được mục tiêu quản lý trong tình hình mới.

* Hiện đại hóa trong công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Hiện đại hóa hải quan là nhu cầu tự thân của quản lý Nhà nước về hải quan và là yêu cầu mang tính khách quan cảu quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện đại hóa hải quan gồm hiện đại hóa về hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý và trang bị kĩ thuật. Vì vậy, mục tiêu đặt ra cho toàn ngành hải quan và các cơ quan hữu quan là phải hiện đại hóa hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính, minh bạch, phù hợp tiêu chuẩn Nhà nước và quốc tế. Bên cạnh đó, hiện đại hóa trang thiết bị kĩ thuật tạo điều kiện cho phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Một phần của tài liệu Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w