Nội dung hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Một phần của tài liệu Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 39 - 51)

Như đã phân tích ở trên, hiện nay yêu cầu hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan là yêu cầu cấp thiết mang tính khách quan. Hoàn thiện công

tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan bao gồm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, hoàn thiện công tác phát hiện vi phạm và công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Về hoàn thiện pháp luật hải quan.

Hiện nay, hành vi vi phạm hành chính về hải quan được xác định và quy định chủ yếu ở văn bản nghị định của Chính phủ, chỉ một số ít hành vi vi phạm được quy định bằng văn bản luật. Khi tiến hành áp dụng xử lý vi phạm hành chính ảnh hưởng, động chạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.Vì vậy việc làm ảnh hưởng đến các quyền của công dân cần phải được quy định bằng luật, pháp lệnh nhằm tránh sự tùy tiện. Việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải phù hợp với chuẩn mực hải quan quốc tế xác định tại Công ước Kyoto về hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan. Do đó, hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính hải quan phải:

Quy định rõ những vi phạm hải quan và những điều kiện cụ thể mà theo đó có thể điều tra, xác minh và nếu thích hợp thì được giải quyết bằng xử lý hành chính; quy định rõ người phải chịu trách nhiệm khi vi phạm; quy định rõ thời hạn và ấn định thời hạn xử lý hành chính; quy định quyền điều tra, xác minh vi phạm của Hải quan( quyền kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải, yêu cầu cung cấp chứng từ và thư từ giao dịch, yêu cầu thâm nhập vào các dữ liệu máy tính; quyền khám xét người và cơ sở sản xuất kinh doanh; quyền bảo vệ chứng cứ); quy định khám người chỉ khi có những căn cứ nghi ngờ buôn lậu hoặc vi phạm hải quan được coi là nguy hiểm; quy định không khám cơ sở sản xuất kinh daonh trừ khi có lý do nghi ngờ buôn lậu hay vi phạm hải quan khác được coi là nghiêm trọng; quy định cơ quan hải quan phải thông báo nhanh nhất cho người liên quan về tính chất vi phạm, đã vi phạm quy định nào của pháp luật, những khoản tiền phải nộp.

Về hoàn thiện công tác phát hiện vi phạm

Quy định rõ thủ tục, biện pháp cơ qua hải quan sẽ áp dụng khi phát hiện vi phạm hải quan; quy định hải quan bắt giữ hàng hóa, phương tiện vận tải khi Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm về việc bắt giữ hoặc tịch thu hàng hóa, phương tiện và việc bắt giữ này dùng làm vật chứng cho quá trình xử lý vi phạm; nếu vi phạm hải quan chỉ liên quan đến một phần của lô hàng thì chỉ phần đó bị giữ lại nếu phần còn lại của lô hàng không liên quan đến phần vi phạm; quy định khi bắt giữ hàng hóa, phương tiện, hải quan phải cung cấp cho người có liên quan chứng từ( biên bản vi phạm) chỉ ra: số lượng hàng hóa, phương tiện bị bắt giữ, nguyên

nhân bị bắt giữ, tính chất vi phạm; quy định quyền hạn của hải quan trong việc bắt giữ người, các biện pháp áp dụng với người bị bắt giữ.

Về hoàn thiện công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Quy định những biện pháp cần thiết áp dụng ngay sau khi phát hiện vi phạm; quy định mức nộp phạt cho mỗi loại vi phạm hành chính và đơn vị hải quan có thẩm quyền xử lý; quy định căn cứ mức độ nghiêm trọng của vi phạm và biên bản vi phạm để quyết định mức độ xử lý nghiêm khắc hoặc tổng số tiền phạt áp dụng với vi phạm hành chính hải quan; quy định trường hợp trên tờ khai hàng hóa cung cấp các chi tiết thông tin không chính xác và người khai có thể chỉ ra rằng tất cả các bước đã được tiến hành hợp lý để cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin thì hải quan sẽ quan tâm đến các yếu tố này để xem xét mức tiền phạt.

Trong trường hợp vi phạm hải quan do kết quả của điều kiện bất khả kháng hay do những hoàn cảnh khác ngoài tầm kiểm soát của người có liên quan và không có nghi vấn gì về sự bất cẩn hay có ý định vi phạm thì không bị áp dụng bất cứ hình thức phạt nào; quy định trường hợp hàng hóa bị bắt giữ và số tiền thu được khi bán hàng sau khi đã trừ đi bất cứ loại thuế hải quan, thuế, lệ phí và mọi chi phí khác sẽ phải chuyển trả người được quyền nhận càng sớm càng tốt sau khi vi phạm hải quan đã được xử lý xong và nếu không thể chuyển được thì tùy ý sử dụng trong một thời hạn nhất định( hàng hóa không bị hư hỏng lúc bắt giữ hoặc không bị tịch thu hoặc cấm nộp vào ngân sách theo kết quả xử lý); quy định bất cứ người nào liên quan đến vi phạm hải quan mà bị xử phạt hành chính đều có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết độc lập với cơ quan hải quan trừ khi đã chấp nhận giải quyết thỏa hiệp.

3.4.Đề xuất một số biện pháp khắc phục vi phạm hành chính hải quan 3.4.1.Hoàn thiện văn bản pháp luật

* Luật hóa những quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, các quy định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và các hành vi mới phát sinh khi thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hải quan.

Đây là biện pháp cần triển khai ngay. Các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng Bộ luật xử lý vi phạm hành chính thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và 2008, do vậy sẽ có rất nhiều sự thay đổi từ nguyên tắc, trình tự cũng

như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn… hay nói khác đi sẽ có nhiều quy phạm được thay thế khi Bộ luật xử lý vi phạm hành chính được ban hành.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 tuy đã được sửa đổi bổ sung khi Chính phủ ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 song vẫn còn nhiều bất cập tuy nhiên trong phạm vi chuyên đề không cho phép em phản ánh đầy đủ. Chính vì vậy việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải luôn được quan tâm và là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan hữu quan.

* Xây dựng quy định xử phạt vi phạm hành chính với hải quan điện tử.

Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng thuận tiện, hải quan Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng hải quan điện tử trên hầu hết các chi cục hải quan thực hiện thông quan hàng hóa.

Việc đưa hải quan điện tử vào thông quan hàng hóa tỏ ra rất hữu ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong quá trình thông quan nhưng cũng không tránh khỏi những cá nhân, tổ chức lợi dụng hình thức thông quan này để vi phạm pháp luật hải quan. Do đó, hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản cần phải suy đoán và đưa ra quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử để tránh bỏ sót hành vi vi phạm khi áp dụng thủ tục thông quan này.

* Đơn giản, cụ thể hóa pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Đây là việc cần thiết phải tiến hành. Hệ thống các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay như đã đề cập trong mục 2.1.1 được ban hành và sửa đổi bổ sung nhưng vẫn còn nhiều quy định chồng chéo nhau, gây khó khăn cho việc xử phạt vì một hành vi vi phạm có thể được quy định tại nhiều văn bản nên người có thẩm quyền xử phạt không biết áp dụng văn bản nào.Vì vậy, để thực hiện chủ trương xây dựng pháp luật của Quốc hội và tạo điều kiện cho công tác xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ phải cụ thể hóa các nội dung có trong Luật, Nghị định, hạn chế đến mức thấp nhất ban hành thông tư cũng như các văn bản hướng dẫn dưới Luật hoặc Nghị định.

* Thống kê, đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện văn bản vi phạm hành chính về hải quan.

Để nhằm phát hiện những thiếu sót, hạn chế, bất cập trong một văn bản pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được ban hành thì cần phải thực hiện nhiệm vụ tổng kết, đánh giá khi đưa văn bản đó ra áp dụng. Từ đó biết được

những điều cần sửa đổi, bổ sung để tiến hành bổ sung kịp thời, hoàn thiện các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Mặt khác, các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng cần được tổng kết, đánh giá trong quá trình thực hiện để đưa những nội dung mang tính ổn định, thống nhất vào trong một văn bản có tính pháp lý cao hơn, tránh tình trạng phải hướng dẫn quá nhiều nội dung của Nghị định tại Thông tư.

3.4.2.Hoàn thiện phát hiện và xử lý

* Ban hành và triển khai thực hiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan

Việc ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và văn bản hướng dẫn thi hành giúp cơ quan hải quan có công cụ pháp lý đủ mạnh để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Bên cạnh đó ban hành Nghị định mới cũng đưa ra được những chế tài áp dụng xử phạt đối với một số hành vi mới phát sinh trong thực tiễn tại điều kiện cho người có thẩm quyền xử lý những vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành Hải quan.

Thông qua việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan sẽ nâng cao vị thế và trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý, xử phạt trong lĩnh vực hải quan. Thẩm quyền xử phạt và bổ sung thêm chức danh có thẩm quyền xử phạt tạo điều kiện cho cơ quan hải quan ngày càng chủ động hơn trong công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan, đồng thời trách nhiệm của cơ quan hải quan cũng tăng lên để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Mặt khác, giúp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hoạt động hải quan; tác động trực tiếp đến nâng cao hiệu lực quản lý trong ngành hải quan.

* Tuyên truyền về công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Qua công tác tuyên truyền về công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng tạo điều kiện cho nhiều công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện xử lý vi phạm hành chính nắm được một cách sâu sắc các nội dung của xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời qua công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, trình độ của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này được nâng lên đáng kể. Từ đó, họ sẽ đưa ra các quyết định xử lý vi phạm chính xác hơn.

Về phía doanh nghiệp, qua tuyên truyền và phổ biến pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, họ sẽ nhận thức được rõ những hành vi pháp luật không cho phép thực hiện, nếu thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói chung và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng cần tiến hành theo chiều sâu, trên phạm vi rộng và có kế hoạch cụ thể. Để làm được điều đó cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền một cách thường xuyên đều đặn.

* Kiện toàn về bộ máy làm công tác xử lý vi phạm hành chính

Hiện nay, bộ máy thực hiện xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở, các Cục hải quan địa phương đang được thực hiện chung với hoạt động chông buôn lậu, việc tách nhập còn nhiều vấn đề liên quan. Song cần phải hoàn thiện về bộ máy làm công tác xử lý vi phạm hành chính, xác định rõ và cần đổi mới cơ cấu tổ chức, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của lĩnh vực này đồng thời cần tạo điều kiện vật chất cần thiết để các đơn vị hoạt động đạt kết quả cao.

* Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho công chức làm công tác tham mưu, xử lý vi phạm hành chính.

Cần phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu xử lý tại cơ quan Tổng cục hải quan, tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố để khi triển khai thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính cũng như những hoạt động khác liên quan được thuận lợi và đạt hiệu quả thực sự.

*Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ hải quan được giao thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính.

Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ hải quan thực hiện nhiệm vụ này là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Cán bộ hải quan nói chung đặc biệt cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan cần có thái độ rõ ràng, có trách nhiệm cao với việc phát hiện và xử lý vi phạm hành chính, tránh tình trạng mua chuộc cán bộ hải quan bao che cho doanh nghiệp.

* Phối hợp triển khai thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính hải quan.

Biện pháp này bao gồm sự phối, kết hợp giữa Tổng cục Hải quan với các đơn vị chức năng thuộc Bộ cũng như sự phối hợp chỉ đạo giữa cơ quan tham mưu về công tác xử lý vi phạm hành chính tại Tổng cục với Cục hải quan tỉnh, thành phố.

* Hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra, giám sát hàng hóa

Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện thông quan là một bước không thể thiếu trong quá trình thông quan. Đây là một trong những biện pháp mà cơ quan hải quan sử dụng để phát hiện các vi phạm hành chính về hải quan. Vì vậy, nên đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện đại như máy soi container… để nhằm nâng cao khả năng phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

3.5.Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan 3.5.1.Với Nhà nước

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành nói riêng liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về hải quan.

Hoàn thiện Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính luôn là nhiệm vụ và cũng là đòi hỏi của thực tiễn phát sinh trong đời sống xã hội, các hành vi vi phạm hành chính không phải là bất biến, nó cũng có sự thay đổi, đặc biệt là có những hành vi hoàn toàn mới nảy sinh trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của hệ thống Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là việc thường xuyên, lâu dài. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có hoàn thiện thì mới trở thành cơ sở pháp lý cho các văn bản về xử lý vi phạm hành chính của các lĩnh vực trong đời sống xã hội triển khai thực hiện.

Đồng thời với việc kiến nghi các nội dung nhằm hoàn thiện pháp luật về

Một phần của tài liệu Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w