Đánh giá kết quả đạt được *Ưu điểm:

Một phần của tài liệu Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 32 - 36)

*Ưu điểm:

Cho đến nay, công tác xử lý vi phạm hành chính hải quan đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

Về hệ thống văn bản quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc liên quan đến lĩnh vực hải quan theo ủy quyền của Ủy ban Thường vụ quốc hội đã được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện. Hệ thống các quy phạm xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung 2008 đã được Chính phủ quán triệt nghiêm túc thể chế hóa đồng bộ, đầy đủ theo đúng các nguyên tắc, trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhiều hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Pháp lệnh hải quan 1990 do lạc hậu với thực tế đã được loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quản lý kinh tế đối ngoại trong tình hình mới.

0 5000 10000 15000 20000 2008 2009 2010 (vụ) 0 50 100 150 200 250 (tỷ đồng) Số vụ vi phạm hành chính Trị giá hàng hóa vi phạm

Thẩm quyền xử phạt hành chính bằng tiền, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn hành chính được bổ sung mới hoặc tăng cường về mức độ thẩm quyền xử phạt, áp dụng các biện pháp hành chính.

Các chế tài xử phạt được thực hiện nghiêm túc, các hành vi vi phạm hành chính về hải quan bị xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

*Nhược điểm

Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác xử lý vi phạm hành chính hải quan cũng bộc lộ không ít những hạn chế cần quan tâm, giải quyết làm kinh nghiệm cho thời gian tới.

Việc vận dụng các văn bản pháp luật về vi phạm hành chính về hải quan cũng gây khó khăn cho nhiều cơ quan Hải quan địa phương. Hạn chế này là do ngành hải quan chưa thực sự chủ động trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, mặt khác do Chính phủ không ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh kịp thời dẫn đến các văn bản xử phạt vi phạm hành chính hải quan chậm ban hành.

Hoạt động giải thích pháp luật xử lý vi phạm hành chính hải quan đã được quan tâm song hiệu quả chưa cao; chưa quan tâm tới việc làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để các cá nhân, tổ chức hiểu đúng đắn và thực hiện tốt.

Việc phối hợp triển khai thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng còn thiếu hiệu quả.

Bộ máy thực hiện xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở, các Cục Hải quan địa phương hiện nay đang được thực hiện chung với hoạt động chống buôn lậu, chưa được phân tách rõ ràng.

Các hình thức xử phạt, mức phạt vi phạm hành chính về hải quan của pháp luật hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn đe, trừng phạt buộc các chủ thể phải tự giác tuân thủ cao pháp luật hải quan trong môi trường tự khai hải quan, tự tính thuế, giảm tối thiểu kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng cá nhân, tổ chức không dám vi phạm pháp luật hải quan. Nhìn chung, chưa phù hợp, tương thích với hình thức xử phạt và mức xử phạt của thông lệ hải quan trên thế giới. Hiện nay, mức phạt cao nhất cho một hành vi vi phạm hành chính về hải quan hiện nay là 70 triệu đồng Việt Nam. Mức phạt này chưa cao nên có nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng vi phạm để nộp phạt do mức phạt còn ít hơn cả phần lợi ích thu được nếu thực hiện hành vi vi phạm.

Về trang thiết bị kiểm tra của các cơ quan hải quan vẫn còn thiếu, lạc hậu khiến cho công tác phát hiện vi phạm không toàn diện, có thể bỏ sót, không kiểm soát được. Hiện nay, chỉ một số Chi cục Hải quan lớn mới được trang bị đầy đủ trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, hơn nữa, việc trang bị còn thiếu tính đồng bộ.

*Nguyên nhân

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định xử lý vi phạm hành chính về hải quan hoặc có liên quan tới lĩnh vực hải quan thường hay được sửa đổi, bổ sung do sự biến đổi của thực tế quản lý hải quan và sự thay đổi thường xuyên, nhanh chóng của thực tế quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… Mặt khác, hiện nay việc xác định và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về hải quan đối với các hành vi vi phạm là chưa đồng bộ, thống nhất. Bởi vì, các nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính ở những lĩnh vực khác nhau do nhiều bộ, cơ quan ngang bộ soạn thảo, việc ban hành thường xuyên bị chậm và nội dung thường chồng chéo mâu thuẫn với nhau.

Do Ngành hải quan chưa được chủ động trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, Bộ Tư pháp là cơ quan được giao hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp lệnh, tuy nhiên việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm gây ảnh hưởng đến việc xây dựng văn bản xử phạt vi phạm hành chính hải quan, dẫn đến ban hành chậm các văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng như nhiều lĩnh vực khác như: thuế, thương mại, ngân hàng,…

Hầu hết các quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về hải quan được quy định ở trong các văn bản dưới luật( pháp lệnh, nghị định, chỉ thị). Điều này chưa đáp ứng việc đặt ra chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh kinh tế, xã hội đồng thời việc áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn khi các quy định trong các văn bản này chồng chéo nhau, công chức hải quan không biết nên áp dụng văn bản nào.

Chế tài xử lý cũng như mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa cao, chưa đủ sức răn đe cá nhân, tổ chức không thực hiện hành vi vi phạm.

Hoạt động xử lý vi phạm hành chính về hải quan do nhiều người có thẩm quyền giải quyết. Xuất phát từ việc quy phạm xử phạt hành chính về hải quan được quy định ở nhiều văn bản do nhiều cơ quan khác nhau ban hành về những lĩnh vực khác nhau, nên thẩm quyền áp dụng cũng do nhiều cơ quan, nhiều cấp áp dụng.

Trong khi đó, vi phạm hành chính về hải quan diễn ra phổ biến, hàng ngày hàng giờ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát rất khó thực hiện sâu sát và có hiệu quả. Việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính thường được tiến hành trực tiếp với người dân, các tổ chức, động chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền lợi vật chất, tinh thần của công dân, các tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và tính tự giác của cán bộ công chức, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong quá trình thực thi công vụ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w