0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hoàn thiện, đổi mới hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (Trang 113 -115 )

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền

quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc

nuôi con nuôi, đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của Công ước Lahay. Cụ thể:

- Đối với Cục Con nuôi Bộ Tư pháp, cần tăng cường thẩm quyền cho Cục Con nuôi nhằm đáp ứng yêu cầu của Công ước Lahay, mặt khác nhằm tập trung quản lý thống nhất lĩnh vực nuôi con nuôi vào một đầu mối. Cơ quan con nuôi Trung ương cần được củng cố, tăng cường năng lực, biên chế và quyền hạn có thể đảm nhiệm được trọng trách nặng nề hơn trong điều kiện nước ta tham gia Công ước Lahay. Trong cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi, Cơ quan con nuôi

Trung ương phải là đầu mối trong việc ghép trẻ, tìm mái ấm gia đình cho trẻ em, chịu trách nhiệm về hồ sơ của cha mẹ nuôi, bảo đảm trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật. Với việc tập trung giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài tại một đầu mối ở Cơ quan trung ương sẽ khắc phục được hiện tượng móc nối giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài với các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; tránh được hiện tượng tổ chức con nuôi nước ngoài dùng tiền mặt để đi tìm nguồn trẻ em có thể được cho làm con nuôi người nước ngoài, dưới hình thức ký kết các thoả thuận hỗ trợ nhân đạo và trợ giúp kỹ thuật cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

- Đối với Sở Tư pháp, là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc giới thiệu trẻ, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan liên quan ở địa phương, đặc biệt là đối với cơ sở nuôi dưỡng. Hoạt động của Sở Tư pháp có ý nghĩa thiết thực đối với việc thực hiện đúng và đảm bảo thời gian của quy trình cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do đó, Sở Tư pháp cần có nhiều cán bộ chuyên trách về nuôi con nuôi, các cán bộ phải nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức để đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Đối với Cơ sở nuôi dưỡng, cần tiêu chuẩn hóa các cơ sở nuôi dưỡng, tránh tình trạng một số cơ sở nuôi dưỡng không đủ điều kiện, thành lập chủ yếu để gom trẻ móc nối cho làm con nuôi nước ngoài để trục lợi bất chính.

- Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, pháp luật hiện hành quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng trên thực tế thì thẩm quyền này chỉ mang tính hình thức. Do đó, không nên quy định thẩm quyền này của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà nên giao cho Bộ Tư pháp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần chỉ đạo thường

xuyên và quản lý chặt chẽ việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài tại địa phương.

- Đối với tổ chức con nuôi nước ngoài, pháp luật cần có những quy định đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài, hướng các tổ chức hoạt động theo một hành lang pháp lý nhất định, đồng thời vẫn có sự kiểm soát của Nhà nước.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (Trang 113 -115 )

×