Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 115 - 124)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước ở

Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong và ngoài nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật. Đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương từ công tác hoạch định từ khâu thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể. Đồng thời, cũng cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan đối với từng khâu trong toàn bộ quy trình giải quyết, qua đó cũng xác định được rõ hơn sự phối hợp giữa các ngành là để xử lý vấn đề gì.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại

Việt Nam, trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan đến chế độ báo cáo của Văn phòng con nuôi nước ngoài; tăng cường việc quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo của Văn phòng con nuôi nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các văn phòng con nuôi nước ngoài; thực hiện việc quy hoạch về số lượng tổ chức của mỗi nước được cấp giấy phép thành lập Văn phòng con nuôi nước ngoài, số lượng Văn phòng con nuôi nước ngoài được phép hoạt động ở một tỉnh, một cơ sở nuôi dưỡng...

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiếm tra nhằm phát hiện, ngăn

nhất là lĩnh vực nuôi con nuôi có YTNN. Việc kiểm tra, thanh tra cần đi sâu vào những vấn đề rất chuyên môn như lĩnh vực tài chính nhân đạo, nguồn gốc trẻ nhất là trẻ em bị bỏ rơi, trách nhiệm của cơ sở nuôi dưỡng trong khâu nuôi dưỡng trẻ và cho trẻ đi làm con nuôi nước ngoài, khâu phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (như làm giả hồ sơ, giấy tờ, môi giới trục lợi, mua bán trẻ em làm con nuôi, thu lợi bất chính từ việc giải quyết việc nuôi con nuôi cũng như kịp thời uốn nắn các lệch lạc trong lĩnh vực nuôi con nuôi…). Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định của pháp luật khi lập hồ sơ trẻ em (từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng đến khi được giới thiệu làm con nuôi); việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế; hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao

nhận thức của cán bộ, nhân dân về vấn đề nuôi con nuôi, về sự cần thiết, ý nghĩa nhân đạo của việc nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi trong nước bằng cách tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, tổ chức tuyên truyền kiến thức về nuôi con nuôi, vận dộng nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Hỗ trợ các trung tâm về kiến thức pháp lý, về quản lý nuôi dưỡng, lập hồ sơ theo dõi, hồ sơ giới thiệu làm con nuôi.

Kết luận chƣơng 3

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã góp phần ổn định các quan hệ nuôi con nuôi và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có sự nhận thức khách quan để từ đó đưa ra giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả của điều chỉnh pháp luật quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó hoàn thiện các cơ sở pháp lí điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là nền tảng cho việc hoàn thiện các thiết chế liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đồng thời nó đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể pháp luật tham gia vào các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Toàn bộ các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phải được tiến hành một cách đồng bộ mới đem lại kết quả tích cực, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng với cộng đồng khu vực và quốc tế. Quan hệ giao lưu quốc tế giữa Việt nam và các nước ngày càng cải thiện và phát triển. Cùng với các quan hệ xã hội khác, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng có những bước tiến quan trọng. Nhìn chung, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam thời gian qua đã góp phần quan trọng điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi tại Việt Nam, bảo đảm tinh thần nhân đạo, với mục đích là tìm cho trẻ em không nơi nương tựa một mái ấm gia đình thay thế, tôn trọng nguyên tắc ưu tiên cho nhận con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng.

Việc Việt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc từng bước hội nhập vào khuôn khổ hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế. Trên thực tế, các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em được cho làm con nuôi, người nhận con nuôi, trình tự, thủ tục và các giấy tờ liên quan đến hồ sơ nhận nuôi con nuôi, hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam... đều được thực hiện khá nghiêm túc, chặt chẽ, nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của trẻ, góp phần đưa công tác quản lý nuôi con nuôi đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi còn có những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi nói chung và pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng để phù hợp với pháp lụât quốc tế là yêu cầu hiện nay. Để quan hệ nuôi có nuôi có yếu tố nước ngoài đáp ứng đúng

mục đích của nó, một mặt, phải hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi một cách toàn diện, thống nhất, đồng bộ. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi phải tương thích với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế, phải có tính khả thi. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với các nước. Mặt khác, cần phải phổ cập, nâng cao hiểu biết pháp luật nuôi con nuôi cho nhân dân nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con nuôi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A - TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO

1. Nguyễn Hồng Bắc (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu

tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời Kì đổi mới và hội nhập, Luận án tiến sĩ luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

2. Nguyễn Hồng Bắc (2003), Một số vấn đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi giữa các nước, Tạp chí LH số 3;

3. Th.s. Nguyễn Bá Bình (2009) - Gia nhập Công ước Lahaye 1993 về bảo

vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Trường Đại học

Luật Hà Nội;

4. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Nuôi

con nuôi;

5. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành pháp luật về nuôi

con nuôi (2003-2008), Hà Nội;

6. Bộ Tư pháp, Cục con nuôi (2008), Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị

định số 68/2006/NĐ-CP, Hà Nội;

7. Bộ Tư pháp, Cục Con nuôi quốc tế (2007), Tìm hiểu Công ước Lahay về

nuôi con nuôi, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;

8. Bộ Tư pháp, Cục con nuôi, Báo cáo rà soát quy định pháp luật hiện hành

về nuôi con nuôi;

9. Bộ Tư pháp, Cục con nuôi, Báo cáo thống kê hoạt động lý lịch tư pháp, chứng thực, nuôi con nuôi năm 2010;

10. Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành pháp luật về nuôi con nuôi (2003-2008);

11. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật nuôi con nuôi;

12. Bộ Tư pháp (2010) Đề cương giới thiệu Luật nuôi con nuôi;

13. Bộ Tư pháp - Unicef – Nhận con nuôi từ Việt Nam, những phát hiện và khuyến nghị của nhóm chuyên gia đánh giá. (2009);

14. Bộ Tư pháp (2009), Bản thuyết minh về dự án Luật Nuôi con nuôi.

15. Chính Phủ (2009), Tờ trình số 89/TTr-CP ngày 16/6/2009 của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

16. Cổng thông tin điện tử Bộ tư phâp, Hoàng Quốc Hùng - Thanh tra Bộ Tư pháp, "Nghiệp vụ thanh tra việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài". 17. Phạm Thùy Dương (2006), Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu

tố nước ngoài - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn th. sĩ luật

học, Trường ĐH Luật Hà Nội;

18. TS. Vũ Đức Long (2005), Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ

em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước, Đề tài khoa

học cấp bộ, Hà Nội, 2005;

19. TS. Vũ Đức Long (2000), “Vịêt Nam và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi”, Tạp chí Luật học (5), tr. 23-27.

20. Đào Thị Thu Hường (2004), Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có

yếu tố nước ngoài hướng tới gia nhập Công ước Lahay 1993, Luận văn

thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

21. Nguyễn Phương Lan (2009), Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi, Tạp chí luật học số 3;

22. Nguyễn Phương Lan (2004), Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi

theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 3;

23. Nguyễn Phương Lan (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp

lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội;

24. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Chế định pháp lý về nuôi con nuôi, Nxb Tư pháp, Hà Nội 1998;

25. Trường Đại học Luật Hà Nội - Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường (2011) “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo Luật nuôi con nuôi năm 2010”, Hà Nội, 2011;

26. Tạp chí dân chủ và pháp luật (2009), Số chuyên đề: “Pháp luật về nuôi

con nuôi”, Hà Nội, 2009;

27. Vũ Thị Huyền Trang (2010), Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam

làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Trường

Đại học Luật Hà Nội;

28. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con

nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội;

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội;

B - VĂN BẢN PHÁP LUẬT

31. Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước;

32. Bộ luật Dân sự 2005;

33. Luật Hôn nhân và gia đình 2000; 34. Luật Nuôi con nuôi 2010;

35. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

36. Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 23/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP;

37. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;

38. Bộ luật Dân sự Pháp năm;

39. Bộ luật gia đình của Liên Bang Nga; 40. Bộ luật gia đình của Bungari;

41. Luật Nuôi con nuôi của Trung Quốc (sửa đổi, bổ sung năm 1999); 42. Luật tư pháp quốc tế Ba Lan năm 1965;

43. Luật tư pháp quốc tế của Đức sửa đổi ngày 25/7/1986; 44. Luật về nhận nuôi con nuôi của nước Bờ biển Ngà; 45. Luật về cha mẹ của Thụy Điển năm 1949;

C - TRANG WEB

47. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.asp x?ItemID=4368 “Đến với Công ước Lahay…”;

48.

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/hdlanhdaobo/view_detail.aspx?ItemID=4254

Tham gia Công ước Lahay về nuôi con nuôi quốc tế: Cơ hội đã chín muồi”;

49. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/03/16/2483/ “Gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

quốc tế”;

50. http://www.nhandan.viet4phuong.com ngày 23/09/2009; 51. http://www.dantri.com.vn ngày 04/04/2009;

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài (Trang 115 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)