1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010

65 489 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

Liên kết kinh tế có thể hoặc là mang tính thụ động nghĩa là các quốc gia thành viên chỉ đơn thuẩn giảm bớt hay xóa bỏ những trở ngại trong quan hệ thương mại và đầu tư với nhau ví dụ như

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới ngày càng phát triển, khoảng cách về không gian giữa các quốcgia càng thu hẹp, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng được chú trọng Hòa cùng

xu hướng thời đại, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập và liên kết kinh tếkhu vực Từ khi đổi mới năm 1986, Việt Nam đã và đang thực hiện những bước

đi cần thiết để ngày càng hội nhập và liên kết kinh tế sâu rộng hơn bằng cáchtham gia ASEAN, APEC, WTO…

Để làm rõ được công cuộc thực hiện hội nhập và liên kết kinh tế khu vựccủa Việt Nam từ khi đổi mới năm 1986 đến năm 2010 đồng thời kiến nghị một

số giải pháp để thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế khu vực của Việt Nam, em

quyết định lựa chọn đề tài của mình là: “Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở

Việt Nam giai đoạn 1986 -2010”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Chuyên đề này nhằm làm rõ côngcuộc thực hiện hội nhập và liên kết kinh tế khu vực của Việt Nam từ khi đổi mớinăm 1986 đến năm 2010 đồng thời kiến nghị một số giải pháp để thúc đẩy hộinhập và liên kết kinh tế khu vực của Việt Nam

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công cuộc thực hiện hội nhập và liên kết kinh tếkhu vực của Việt Nam từ khi đổi mới năm 1986 đến năm 2010

Phương pháp nghiên cứu: Để phân tích đề tài, bài viết này được thực hiệnthông qua việc sử dụng phép suy vật biện chứng cũng như những phương pháp

Trang 2

khoa học chung như: phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phươngpháp tư duy logic…

4 Kết cấu đề án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài viêt này baogồm 2 chương:

Chương 1: Lý luận chung về liên kết kinh tế khu vực

Chương 2: Thực trạng hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế khu vực ở ViệtNam giai đoạn 1986-2010 và giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế và liên kếtkinh tế khu vực tại Việt Nam

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC

1.1 LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC

1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của liên kết kinh tế khu vực

1.1.1.1 Khái niệm liên kết kinh tế khu vực

Quá trình hợp tác của các quốc gia trong một khu vực địa lý nhằm giảm bớthay xóa bỏ các trở ngại đối với dòng vận động của hàng hóa, dịch vụ, lao động

và vốn giữa các quốc gia đố gọi là liên kết kinh tế khu vực Liên kết kinh tế có thể hoặc là mang tính thụ động nghĩa là các quốc gia thành viên chỉ đơn thuẩn

giảm bớt hay xóa bỏ những trở ngại trong quan hệ thương mại và đầu tư với

nhau (ví dụ như trường hợp khu vực mậu dịch tự do), hoặc mang tính chủ động,

tức là cùng với việc hạn chế hoặc xóa bỏ các trở ngại trong quan hệ lẫn nhau,các quốc gia còn phối hợp thay đổi các chính sách và thể chế hiện hành, hoặccao hơn nữa, xây dựng những chính sách và thể chế mới nhằm làm cho thịtrường liên kết vận hành một cách suôn sẻ và có hiệu quả nhất (chẳng hạn như

Trang 3

đối với trường hợp thị trường chung hoặc liên minh kinh tế) Tuy nhiên, trênhoạt động, sự phân biệt này chỉ là tương đối vì suy cho cùng, bất kì hình thứcliên kết nào muốn tồn tại được và hoạt động thành công đều phải chứa đựngnhững yếu tố nhất định của liên kết chủ động.

1.1.1.2 Mục tiêu

Như đã chỉ ra ở chương bàn về thương mại quốc tế, chuyên môn hóa vàthương mại tự do mang lại cho các quốc gia nhiều lợi ích Điều đó thể hiện ởlượng tiêu dùng và cơ hội lựa chọn lớn hơn, giá cả thấp hơn, năng suất cao hơn,

và suy cho cùng là mức sống của người dẫn mỗi nước được cải thiện và nângcao Các khối liên kết kinh tế khu vực được hình thành nhằm giúp các quốc giađạt được những mục tiêu này Ngoài ra, quá trình liên kết còn hướng tới nhiềumục tiêu khác nữa như vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường vàthậm chí cả việc thiết lập các liên minh chính trị

1.1.2 Các cấp độ liên kết kinh tế khu vực

Việc phân biệt các cấp độ liên kết kinh tế khu vực tùy thuộc vào mức độphối hợp chính sách giữa các quốc gia thành viên Có khối liên kết chỉ phối hợpchính sách chung trong lĩnh vực thương mại, trong khi có khối lại thực hiện sựphân biệt đối xử giữa các thành viên với các quốc gia ngoài khối ở hầu hết cáclĩnh vực, và do đó, gần như trở thành một quốc gia thống nhất Về mặt lý thuyết,

có thể phân biệt 4 cấp độ liên kết kinh tế khác nhau có thể được áp dụng trongmột khối thương mại khu vực Các cấp độ liên kết được giới thiệu dưới đây lầnlượt theo thứ tự từ thấp đến cao

1.1.2.1 Khu vực mậu dịch tự do

Khu vực mậu dịch tự do là hính thức liên kết kinh tế theo đó tất cả các trở

ngại đối với quan hệ thương mại giữa các nước thành viên được xóa bỏ, nhưngmỗi nước thành viên vẫn có quyền áp dụng chính sách thương mại riêng của

Trang 4

mình đối với các nước nằm ngoài khối Khu vực mậu dịch tự do là cấp độ liênkết kinh tế thấp nhất có thể có giữa hai hay nhiều quốc gia Các quốc gia thànhviên của một khu vực mậu dịch tự do có nghĩa vụ xóa bỏ tất cả các mức thuếquan và các trở ngại phi thuế quan như hạn ngạch và trợ cấp đối với thương mạihàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể duy trì bất cứ chính sáchnào mà quốc gia đo cho là phù hợp trong quan hệ với các nước nằm ngoài khối,

và vì vậy, những chính sách đó có thể rất khác nhau giữa các quốc gia Các quốcgia thành viên trong một khu vực mậu dịch tự do thường thỏa thuận thiết lậpmột cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại có thể phát sinh

1.1.2.2 Liên minh thuế quan

Liên minh thuế quan là hình thức liên kết kinh tế theo đó các quốc gia thành

viên xóa bỏ tất cả các trở ngại đối với quan hệ thương mại trong nội bộ khối,

đồng thời xây dựng chính sách thương mại chung đối với các quốc gia không

phải là thành viên Như vậy, về thực chất, liên minh thuế quan cũng là một khu

vực mậu dịch tự do nhưng sự khác biệt cơ bản giữa chúng là ở chỗ các thànhviên của liên minh thuế quan phải thống nhất chính sách thương mại đối với cácquốc gia ngoài khối Ngoài ra, các quốc gia thuộc liên minh thuế quan đượcphép tiến hành đàm phán với các tổ chức siêu quốc gia như WTO với tư cách làmột chủ thể duy nhất

1.1.2.3 Thị trường chung

Thị trường chung là hình thức liên kết kinh tế trong đó các quốc gia thực

hiện xóa bỏ tất cả các trở ngại đối với thương mại và dòng vận động của laođộng và vốn trong nội bộ khối, nhưng áp dụng một chính sách thương mạichung đối với các quốc gia không phải là thành viên Như vậy, thị trường chungbao gồm những nhân tố của khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan,

Trang 5

là lao động và vốn Do thị trương chung đòi hỏi phải có một sự hợp tác nhất

định về chính sách kinh tế và lao động nên việc đạt được cấp độ liên kết này làrất khó khăn Hơn nữa, lợi ích mà các quốc gia được hưởng có thể không đồngđều do lao động có tay nghề thì di chuyển tới những quốc gia có mức lương caohơn, và vốn đầu tư sẽ chảy đến những nơi có mức lợi nhuận lớn hơn

1.1.2.4 Liên minh kinh tế

Liên minh kinh tế là hình thức liên kết kinh tế theo đó, các quốc gia xóa bỏ

tất cả các trở ngại đối với dòng vận động của lao động và vốn trong nội bộ khối;

áp dụng chính sách thương mại chung đối với các quốc gia không phải là thành

viên; thống nhất các thể chế kinh tế và phối hợp các chính sách kinh tế Liên

minh kinh tế cao hơn thị trường chung ở chỗ, ngoài việc đòi hỏi các quốc giathành viên phải kết hợp hài hòa các chính sách thuế, chính sách tiền tề và tàikhóa, nó còn dẫn tới hình thành những thể chế mang tính siêu quốc gia – nơiđưa ra những quyết định có tính chất bắt buộc đối với cá quốc gia thành viên.Khi một liên minh kinh tế sử dụng đồng một tiền chung thì nó được gọi là một

liên minh tiền tệ Liên minh kinh tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải chấp

nhận hy sinh một phần đáng kể chủ quyền quốc gia của mình

Quá trình tiến tới liên minh kinh tế đòi hỏi phải có sự phối hợp có hiệu quả

bộ máy quản lý và điều hành ở các quốc gia thành viên Thực tế cho thấy nhữngmục tiêu liên kết về mặt kinh tế khó có thể đạt được một cách đầy đủ nếu thiếu

sự phối hợp về lĩnh vực chính trị và chính sách đối ngoại giữa các quốc gia

thành viên Vì vậy, liên minh kinh tế có xu hướng dẫn đến sự hình thành liên

minh chính trị - quá trình phối hợp tất cả các lĩnh vực của hệ thống kinh tế và

chính trị của các quốc gia thành viên Một liên minh chính trị đòi hỏi các quốcgia thành viên phải thống nhất các chính sách về kinh tế, chính trị và đối ngoạivới các quốc gia ngoài khối Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó thì cácnước thành viên vẫn có quyền hoạch định các chính sách về kinh tế và chính trị

Trang 6

trong phạm vi quốc gia mình Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hiệnđang trong quá trình liên kết theo hướng này

1.2 TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC

Liên kết kinh tế là một trong số những đề tài gây nhiều tranh cãi trong kinhdoanh quốc tế Chủ đề được quan tâm là việc hình thành cá khối thương mại khuvực sẽ có tác động như thế nào đến các vấn đề như công ăn việc làm, hoạt độngcủa các doanh nghiệp, văn hóa và mức sống ở các quốc gia Một số ý kiến tậptrung vào những tác động tích cực của liên minh kinh tế, còn những ý kiến khácthì lại nhấn mạnh đến những mặt trái của quá trình liên kết

1.2.1 Lợi ích của liên kết kinh tế khu vực

Chương 5 đã chỉ ra rằng sở dĩ các nước tham gia vào quá trình chuyên mônhóa và thương mại là vì điều đó mang lại nhiều lợi ích Sự gia tăng mức độchuyên môn hóa, tính hiệu quả, khối lượng tiêu dùng và mức sống của ngườidân ở các quốc gia trên thế giới là kết quả tất yếu của việc mở rộng hoạt độngthương mại quốc tế

1.2.1.1 Tạo lập mậu dịch

Quá trình liên kết kinh tế dẫn đến việc xóa bỏ các trở ngại đối với thươngmại và/ hoặc đầu tư giữa cá quốc gia thành viên trong một khối thương mại Sựgia tăng quy mô thương mại giữa các quốc gia bắt nguồn từ quá trình liên kết

kinh tế khu vực được gọi là tác động tạo lập mậu dịch (trade creation) Tạo lập

mậu dịch mang lại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở các quốc giathành viên cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các loại hàng hóa và dịch vụ Một kếtquả khác của tạo lập mậu dịch là người tiêu dùng có thể mua được hàng hóa vàdịch vụ với chi phí thấp hơn, do có sự giảm bớt các trở ngại đối với thương mại.Hơn nữa, mức giá thấp hơn đối với mỗi mặt hàng sẽ làm tăng mức cầu đối với

Trang 7

các mặt hàng khác vì người tiêu dùng có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn choviệc mua sắm những mặt hàng đó.

1.2.1.2 Sự nhất trí cao hơn

Hoạt động của các định chế quốc tế như GATT và WTO có mục tiêu giảmbớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư trên quy mô toàn cầu Những nỗlực liên kết kinh tế khu vực thường có sự tham gia của một vài cho tới hàngchục quốc gia Một lợi ích khác của quá trình liên kết kinh tế khu vực là việc đạttới sự nhất trí giữa một số lượng nhỏ các nước thành viên sẽ dễ dàng hơn so vớitrường hợp có nhiều quốc gia liên quan (chẳng hạn như việc đạt được sự nhất trígiữa 151 thành viên của QQTO là rất khó khăn)

1.2.1.4 Các lợi ích khác

Ngoài những tác động tích cực nêu trên, liên kết kinh tế khu vực còn mang

lị cho các nước thành viên nhiều lợi ích tĩnh và động khác như tiết kiệm đượcchi phí quản lý, cải thiện điều kiện thương mại của cả khối với phần còn lại của

Trang 8

thế giới, gia tăng cạnh tranh và giảm mức độ độc quyền trên thị trường liên kết,khai thác tính kinh tế theo quy mô, kích thích đầu tư từ các nguồn trong và ngoàinước, gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất,… Tuy nhiên, những lợi íchnày chỉ có thể được khai thác triệt để nếu như các nước thành viên phối hợp vớinhau trong việc xây dựng những thể chế và chính sách kinh tế chung thích hợp.Nói một cách khác, quá trình liên kết phải được diễn ra dựa trên cách tiếp cậnchủ động

1.2.2 Những mặt hạn chế của liên kết kinh tế khu vực

1.2.2.1 Chuyển hướng mậu dịch

Ngược với tạo lập mậu dịch là tác động chuyển hương mậu dịch (tradediversion) – hiện tượng thương mại được chuyển từ những quốc gia nằm ngoàikhối liên kết tới các quốc gia là thành viên của khối liên kết Chuyển hướng mậudịch có thể xảy ra khi quá trình liên kết dẫn tới việc giảm bớt hoặc thủ tiêu cácmức thuế quan giữa các quốc gia thành viên Như vậy chuyển hướng mậu dịch

có thể làm giảm quy mô thương mại giữa một nước thành viên với những quốcgia khác có hiệu quả sản xuất cao hơn nhưng nằm ngoài khối liên kết và gia tăngquan hệ thương mại của nước đó với các nước thành viên khác có hiệu quả sảnxuất kém hơn Xét theo giác độ này thì liên kết kinh tế mang lại lợi ích chonhững nước thành viên sản xuất kém hiệu quả hơn nhưng trong khối liên kết.Nếu như trong khối liên kết không có sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hànghóa và dịch vụ thì người mua sẽ phải trả giá cao hơn khi chuyển hướng mậudịch diễn ra

1.2.2.2 Chuyển dịch việc làm

Như đã chỉ ra ở trên, liên kết kinh tế khu vực mang lại nhiều lợi ích cho cácquốc gia thành viên, thế nhưng một số tầng lớp nhất định trong từng quốc gia cóthể phải gánh chịu những tác động tiêu cực Cụ thể là những ngành công nghiệp

Trang 9

hướng được chuyển tới những quốc gia thành viên khác có giá nhân công rẻhơn, từ đó dẫn tới tình trạng mất việc làm của nhiều công nhân trong các ngành

đó Chẳng hạn, kể từ năm 1994, khi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp dệt may của Mỹ và Canada đãchuyển hoạt động sản xuất tới Mêhicô Một số tính toán cho thấy đến cuối năm

1997, nước Mỹ đã bị mất khoảng từ 32.000 đến 100.000 việc làm trong cácngành sản xuất công nghiệp do tác động trực tiếp của Hiệp định thương mại tự

do giữa Canada, Mêhicô và Mỹ

Tuy nhiên, tác động tới việc làm có lẽ là chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất khibàn tới liên kết kinh tế khu vực Có nhiều ý kiến cho rằng, đối với mỗi quốc giathì liên kết có thể tác động tiêu cực đến một số ngành công nghiệp, nhưng nếu lànhững ngành hoạt động kém hiệu quả và không có khả năng cạnh tranh quốc tếthì việc thu hẹp quy mô của chúng là cần thiết Hơn nữa, quá trình liên kết sẽthúc đẩy sự phát triển những ngành có ưu thế cạnh tranh, từ đó tạo ra những việclàm mới Số liệ thống kê cho thấy cho đến cuối năm 1997, việc gia tăng xuấtkhẩu sang Mêhicô đã giúp tạo ra từ 90.000 đến 160.000 việc làm mới ở Mỹ.Nhìn chung, các hiệp định thương mại khu vực có xu hướng dẫn đến sự chuyêndịch trên thị trường lao đông – việc làm trong một số ngành có thể bị giảm,nhưng nhiều việc làm mới lại được tao ra cho những ngành khác

1.2.2.3 Hy sinh chủ quyền quốc gia

Quá trình liên kết kinh tế đồi hỏi các quốc gia thành viên phải có sự hy sinhmột phần chủ quyền quốc gia Mức độ hy sinh chủ quyền là thấp nhất trong khuvực mậu dịch tự do Các quốc gia thành viên vẫn có quyền dựng nên những ràocản thương mại mà họ cho là phù hợp với tất cả các quốc gia không phải làthành viên Mức độ hy sinh chủ quyền tăng dần nếu liên kết đạt tới các cấp độcao hơn Mức độ hy sinh chủ quyền là lớn nhất khi các quốc gia hình thành mộtliên minh kinh tế, đồng thời có xu hướng liên minh chặt chẽ hơn về mặt chính

Trang 10

trị Khi đó, các quốc gia thành viên phải chấp nhận áp dụng chính sách đối ngoạichung với các quốc gia không phải là thành viên, và thậm chí các chính sáchkinh tế, chính trị trong từng quốc gia, trong chừng mực nào đó, cũng có thể bịchi phối bởi chính sách chung của cả khối Đây là lý do giải thích tại sao việchình thành liên minh chính trị là rất khó khăn Do có tình trành một số quốc giathành viên không có quan hệ thân thiện đối với những nước ngoài khối liên kết,nhưng những quốc gia thành viên khác lại có quan hệ chặt chẽ với những nướcnày nên việc hoạch định một chính sách đối ngoại chung là hết sức phức tạp Tuy nhiên, bất chấp những mặt hạn chế nói trên của các hiệp định thươngmại khu vực, quá trình liên kết kinh tế vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách mạnh

mẽ trên thế giới Nội dung của phần tiếp theo sẽ đề cập đến những nỗ lực liênkết ở các khu vực khác nhau trên thế giới

1.3 LIÊN KẾT KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Liên kết kinh tế ở châu Âu

Có thể nói rằng châu Âu là nơi đang diễn ra quá trình liên kết khu vực sâurộng và thành công nhất Những nỗ lực liên kết ở châu Âu đó được bắt đầungay sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự tham gia của mộtnhóm nhỏ các quốc gia và chỉ liên quan đến một vài ngành công nghiệpđược lựa chọn, và đến nay thì đã hầu như bao trùm toàn bộ Tây Âu và tất cả

các ngành công nghiệp Hiện tại ở châu Âu có hai khối thương mại là Liên

minh châu  u (EU) và Hiệp hội thương mại tự do châu  u (EFTA), trong

đó EU đứng vai trò quan trọng không chỉ xétt về số thành viên, mà cả vềmức độ ảnh hưởng của khối liên kết này đối với nền kinh tế thế giới EUđược đánh giá như là một siêu cường về kinh tế và chính trị đang nổi lên bêncạnh Mỹ và Nhật bản Vì vậy, nội dung bàn về liên kết kinh tế ở châu Âu, ta

sẽ đề cập sâu hơn đến quá trình hình thành và phát triển của EU

Trang 11

1.3.1.1 Liên minh châu Âu (Europe Union – EU)

Quá trình hình thành Liên minh châu Âu có thể chia thành một số giai đoạnsau :

Giai đoạn 1951-1956

Vào thời kỳ sau chiến tranh, để thực hiện tái thiết châu Âu, loại trừnguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang, và có được khả năng cạnhtranh với nước Mỹ đang ngày càng trở nờn hựng mạnh, các nước châu Âu

đó bắt đầu đi những bước đầu tiên của quá trình liên kết kinh tế Vào năm

1951, sáu quốc gia là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Italia, Lucxămbua và Hà Lan đó

ký vào hiệp định thành lập Cộng đồng than và thép Châu Âu (European

Coal and Steel Community) theo đó tất cả các trở ngại đối với việc buôn bán

các mặt hàng than, sắt, thép giữa các quốc gia thành viên sẽ được dỡ bỏ Tổchức này được coi là tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay

Giai đoạn 1957-1986

Năm 1957, các thành viên của Cộng đồng than và thép Châu Âu đó ký

Hiệp ước Roma và hình thành Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European

Economic Community - EEC) Hiệp ước Roma là một bước tiến quan trọng

trong quá trình hình thành một thị trường chung tương lai cho các quốc gianày Và vậy, hiệp ước này không chỉ quy định việc loại bỏ hàng rào thuếquan giữa các quốc gia thành viên và thiết lập một biểu thuế chung đối vớicác quốc gia khác, mà còn kêu gọi thực hiện di chuyển tự do hàng hóa, dịch

vụ, lao động và vốn trong nội bộ khối Năm 1967, phạm vi của EEC được

mở rộng với việc bổ sung thêm một số ngành cũng nghiệp, trong đó đángchú ý nhất là ngành năng lượng nguyên tử, và khối liên kết này được đổi tờn

thành Cộng đồng Châu Âu (European Community - EC) Quy mô của EC

được mở rộng với sự gia nhập của các nước thành viên mới là Anh, Ai Len

và Đan Mạch (1973), Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (1986)

Trang 12

Giai đoạn 1987-1992

Cho đến đầu những năm 80, các quốc gia thành viên EC cảm thấy thấtvọng và quá trình liên kết không đạt được những gỡ mà họ mong đợi.Những mục tiêu quan trọng hàng đầu như việc dỡ bỏ các trở ngại đối vớidũng vận động của hàng hóa và vốn đầu tư giữa các nước thành viên, thiếtlập hệ thống tiêu chuẩn thống nhất đối với sản phẩm, quy định pháp lý vàthuế đó không thực hiện được “Luật chơi” giữa các nước thành viên còn có

sự khác biệt lớn, gây trở ngại cho việc hình thành một thị trường thống nhất.Tình trạng bảo hộ vẫn còn phổ biến ở các quốc gia thành viên dưới nhiềuhình thức khác nhau

Để giải quyết tình trạng đáng thất vọng này, một ủy ban đặc biệt với têngọi là Uỷ ban Delors (lấy tên của Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp lúc đó làJacques Delors) đó được thành lập để nghiên cứu những biện pháp cần thiếtnhằm đưa quá trình liên kết trở lại đúng hướng Uỷ ban này đó đưa ra kếhoạch xóa bỏ mọi chướng ngại vật còn tồn tại trên con đường tiến tới mộtthị trường chung vào cuối năm 1992 Kế hoạch này được biết đến với tên

gọi là Đạo luật Châu Âu thống nhất (Single European Act - SEA) Mục tiêu

của SEA là nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của các công ty châu Âu vớicác công ty Nhật Bản và Bắc Mỹ SEA đó được các quốc gia thành viênthông qua và trở thành luật vào năm 1987 SEA có những mục tiêu sau đây:

- Xóa bỏ mọi hình thức kiểm soát thương mại trên biên giới giữa cácnước EC

- Áp dụng nguyên tắc “thừa nhận lẫn nhau” đối với tiêu chuẩn sảnphẩm Nếu tiêu chuẩn sản phẩm ở một nước thành viên đáp ứng đượccác yêu cầu cơ bản thì sẽ được chấp nhận ở các nước thành viên khác

- Cho phép các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau trong lĩnh vực mua

Trang 13

- Xóa bỏ mọi hạn chế đối với các giao dịch ngoại hối và cho phép cạnhtranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trong phạm vi toàn khối.

- Xóa bỏ các hạn chế đối với quyền của các công ty trong việc phânphối hàng hóa ở các quốc gia thành viên

Sự ra đời của SEA đó tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến giới doanhnghiệp châu Âu Trong suốt những năm 80, do dự đoán trước được về sựhình thành của một thị trường "liên Châu Âu" nên các công ty châu Âu đóthay đổi chiến thuật và chiến lược thị trường, củng cố vị thế của mình đểkhai thác các cơ hội do SEA mang lại Kết quả là giữa các công ty châu Âu

đó dấy lên làn sóng sáp nhập và thôn tính lẫn nhau

Nhìn chung, SEA được đánh giá là mang lại lợi ích nhiều nhất cho cáccông ty lớn của châu Âu Lý do là vì các công ty này có khả năng kết hợpnhững hiểu biết đặc biệt của mình về nhu cầu và các đặc trưng văn hóa củangười dân châu Âu với khả năng sản xuất quy mô lớn nhằm phục vụ cho tất

cả các thị trường của các quốc gia ở châu Âu, và do đó cắt giảm được chiphí Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ cũng có lợi từ SEA nhờ việc thôngqua các định chế của khối liên kết để hòa nhập vào mạng lưới kinh doanhtrong châu lục

Việc thông qua SEA cũng tác động tới các doanh nghiệp ngoài châu Âu.Mặc dự việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm đó được thực hiện theo quy định của Đạoluật, song nhiều vấn đề vẫn phát sinh đối với các công ty ngoài châu Âu Chẳnghạn, điều khoản quy định các quốc gia riêng rẽ vẫn có thể cấm nhập khẩu nhữngmặt hàng được coi là có hại cho an ninh xã hội sẽ khiến cho việc thâm nhập vàothị trường châu Âu trở nên rất khó khăn Vấn đề này phát sinh do các quốc gia

có toàn quyền trong việc xác định những gì được coi là nguy hiểm đối với anninh công cộng Rất nhiều các công ty xuất khẩu nhỏ trên toàn thế giới phải đốimặt với vấn đề là làm thế nào để xác định được tiêu chuẩn thống thất của châu

Trang 14

Âu đối với các sản phẩm của mình Các quan chức thương mại Mỹ ước tínhrằng trong tổng số 112 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu, có ítnhất một lượng hàng hóa trị giá 300 triệu USD trước đây từng được nhập khẩu

tự do vào châu Âu, nhưng nay lại phải cần tới sự chấp thuận của mỗi quốc gia Một tác động khác của SEA đối với các công ty ngoài châu Âu là việccác công ty này phải tính đến khả năng tổ chức sản xuất trên thị trường châu

Âu Đối với nhiều công ty thì vấn đề đặt ra không phải là liệu có nên sảnxuất trong phạm vi EC hay không, mà là ở chỗ nếu các công ty đó muốn tiêuthụ được sản phẩm của mình trên thị trường EC thì giải pháp duy nhất làphải thiết lập hoạt động sản xuất ngay tại thị trường đó

Giai đoạn 1993 – nay

Trong thời gian trước khi SEA hết hiệu lực, một số thành viên EC đóbày tỏ quan điểm muốn đưa quá trình liên kết châu Âu tiến xa hơn nữa Vàonăm 1991, các nước thành viên EC đó tổ chức hội nghị thượng đỉnh tạiMaastricht, Hà Lan, để bàn về kế hoạch cho những giai đoạn liên kết cao

hơn Kết quả là Hiệp ước Maastricht (Maastricht Treaty) đó được các nước thành viên EC ký kết vào cuối năm 1993, dẫn tới sự ra đời của Liên minh

châu Âu (European Union - EU) kể từ năm 1994 Các cuộc trưng cầu dân ý

ở một số nước châu Âu đó dẫn tới việc có thêm 3 nước là Áo, Thụy Điển vàPhần Lan gia nhập EU vào năm 1995 Tiếp theo đó, năm 2004, EU kết nạpthêm 10 thành viên là Séc, Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva,Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp nâng tổng số thành viên lên 25 thànhviên Đầu năm 2007, con số này được tăng lên thành 27 với sự gia nhập củaRomania và Bungari

Hiệp ước Maastricht đó tạo ra một bước tiến dài đối với quá trình liênkết ở châu Âu Trong khuôn khổ hiệp ước Maastricht, các quốc gia thànhviên đó đạt được thỏa thuận về những vấn đề sau:

Trang 15

Thứ nhất, hiệp ước đạt được thỏa thuận về việc sử dụng một đồng tiền

chung (đồng Euro) kể từ ngày 1/1/1999 trong hệ thống ngân hàng, và đưatiền xu và tiền giấy vào lưu thông từ ngày 1/1/2002 Một đồng tiền chung rõràng là có lợi cho các công ty kinh doanh ở EU Các công ty không phải mấtkhoản chi phí phát sinh từ việc chuyển đổi từ một đồng tiền này sang mộtđồng tiền khác và tránh được rủi ro biến động tỷ giá giữa các đồng tiềntrong khối, từ đó tiết kiệm được nguồn vốn dành cho đầu tư

Thứ hai, hiệp ước đặt ra các mục tiêu đối với chính sách tiền tệ và tài

khoá mà các quốc gia muốn gia nhập liên minh tiền tệ phải đạt được Cụ thể

là mức thâm hụt ngân sách của chính phủ phải thấp hơn 3% GDP, nợ chínhphủ phải thấp hơn 60% GDP, tỉ lệ lạm phát và lãi suất dao động trong giớihạn tương ứng là 1,5% và 2% so với mức của 3 quốc gia thành viên đượccoi là có nền kinh tế phát triển lành mạnh nhất Cho đến nay trong số 27nước thành viên của EU chỉ có Anh và 12 nước thành viên mới gia nhậpchưa đủ điều kiện là không tham gia vào liên minh tiền tệ

Thứ ba, hiệp ước kêu gọi hình thành một liên minh chính trị giữa các

quốc gia thành viên - bao gồm việc thiết lập chính sách đối ngoại và quốcphòng chung và quyền công dân thống nhất Tuy nhiên, tiến bộ trong lĩnhvực liên kết chính trị còn phụ thuộc vào việc liệu các giai đoạn cuối cùngcủa liên minh kinh tế và tiền tệ có diễn ra một cách suôn sẻ hay không Việc ký kết Hiệp ước Maastricht có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh

tế, chính trị và xã hội ở các nước châu Âu Kế hoạch sử dụng đồng tiềnchung đó gây ra những xao động chính trị - xã hội ở nhiều quốc gia Ngườidân Bỉ đó phản đối việc chính phủ cắt giảm chi tiêu cũng cộng nhằm đápứng các tiêu chuẩn tham gia vào liên minh tiền tệ Việc chính phủ Anhkhông theo đuổi chính sách tham gia đồng tiền chung đó gặp phải sự phảnđối của nhiều đảng phải và giới doanh nghiệp Nhiều công ty ngoài châu Âu,

Trang 16

chẳng hạn như hãng Toyota, đó tỏ thái độ rằng nếu nước Anh tiếp tục nằmngoài liên minh tiền tệ thì họ sẽ có thể phải cân nhắc lại việc đầu tư vàoquốc gia này

Sau hiệp ước Maastrich, các nước thành viên EU còn kí kết 4 hiệp ướckhác là Hiệp ước Amsterdam, Hiệp ước Schengen, Hiệp ước Nice và gầnđây nhất là hiệp ước Lisbon

Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày2/10/1997 tại Amsterdam - Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một

số lĩnh vực chính như: 1 Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2 Tưpháp và đối nội; 3 Chính sách xã hội và việc làm; 4 Chính sách đối ngoại và anninh chung

Hiệp ước Schengen: Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuậnxong Đến 27/11/1990, 6 nước : Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italiachính thức ký Hiệp ước Schengen Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha kýngày 25/6/1991 Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thànhviên Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên.Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là đượcphép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen Hiện nay, hầu như các nước thànhviên EU đã tham gia khu vực Schengen

Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đónnhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu,thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF)

Hiệp ước Lisbon: Hiệp ước này chính thức có hiệu lực từ ngày01/12/2009 với những hoàn thiện và sửa đổi về nội dung của các hiệp ướctrước đó Hiệp ước không chỉ qui định những quyền lợi mới của công dân

Trang 17

EU cũng như hoàn thiện các qui định về thể chế và chức vụ lãnh đạo… màcòn có một số thay đổi liên quan đến thương mại Đó là thẩm quyền của EUđược tăng cường và xác định rõ hơn, Nghị viện châu Âu có vai trò lớn hơn

và hợp nhất các chính sách thương mại đầu tư, đối ngoại, an ninh môitrường, phát triển và trợ giúp nhân đạo

Có thể nói rằng Liên minh châu Âu – EU là một khu vực có liên kếtkinh tế phát triển nhất trong các liên kết kinh tế khu vực trên thế giới Tuynhiên, EU vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thể chế cũng như các qui chếcủa mình để có thể đưa ra khuôn khổ hoạt động tốt nhất, đem lại lợi ích lớncho các thành viên

1.3.1.2 Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (Europe Free Trade Association – EFTA)

Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (European Free Trade Association –EFTE) được thành lập ngày 03/05/1960 tại Stockholm với 7 nước thành viên là

Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và vương quốc Anh(được gọi là 7 nước bên ngoài đối lập với 6 nước bên trong của Cộng đồng kinh

tế châu Âu lúc đó) Năm 1961, Phần Lan trở thành thành viên hợp tác của EFTA

và Iceland gia nhập năm 1970 Ngày nay, chỉ còn Na Uy, Iceland, Thụy Sỹ vàLiechtenstein vẫn là thành viên của EFTA Hiệp ước Stockholm ban đầu đượcthay thế bằng Hiệp ước Vaduz

Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán của các nước hội viên Đốivới thương mại với các nước ngoài khối, ba nước hội viên EFTA – Na Uy,Iceland, Liechtenstein là thành phẩn của Thị trường chung Liên minh châu Âuthông qua Thỏa ước về khu vực kinh tế châu Âu (EEA) có hiệu lực từ năm

1994 Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sỹ chọn ký kết một thỏa ước songphương với Liên minh châu Âu vào năm 1999 Ngoài ra, các nước EFTA cũng

ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác

Trang 18

Các thảo hiệp song phương với Liên minh châu Âu trong nhiều lĩnh vựctrong đó có thỏa thuận về sự hủy bỏ các hàng rào cản trở buôn bán giữa đôi bêntạo điều kiện thúc đẩy các nước thành viên EFTA hiện đại hóa Hiệp ước củamình để bảo đảm tiếp tục tạo ra một khuôn khổ cho việc mở rộng và tự do hóaviệc buôn bán giữa các nước hội viên và thế giới.

1.3.2 Liên kết kinh tế ở châu Mỹ

Những thành công mà Châu Âu đạt được trong quá trình liên kết kinh tế đókhiến cho các khu vực khác phải quan tâm đến việc hình thành các khối thươngmại mới Các nước Mỹ La tinh đó bắt đầu hình thành các hiệp định thương mạikhu vực từ những năm đầu của thập kỷ 60, song phải đến những năm 80 và 90mới đạt được những tiến bộ đáng kể Bắc Mỹ thì chỉ mới thực hiện những bước

đi chủ yếu trong quá trình liên kết kinh tế vào cuối những năm 80, tức chậm hơnchâu Âu khoảng 3 thập kỷ

1.3.2.1 Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Canada

Thương mại giữa hai nước Mỹ và Canađa có quy mô rất lớn, và mỗi nước

là bạn hàng thương mại lớn nhất của nước kia Mỹ và Canađa đó từng ký kết cáchiệp định thương mại trong một số lĩnh vực cũng nghiệp, trong đó có ngành sảnxuất ô tô Nhưng mói đến năm 1987 thì ý tưởng về việc ký kết một hiệp địnhthương mại tự do toàn diện giữa hai quốc gia mới được đề xướng Vào thỏng

1/1989 Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ - Canađa bắt đầu có hiệu lực Mục

tiêu của hiệp định này là xóa bỏ tất cả các mức thuế quan trong quan hệ thươngmại song phương giữa hai nước vào năm 1998 Một tũa ỏn quốc tế được thiếtlập để giải quyết bất cứ tranh chấp thương mại nào phát sinh Trong bối cảnhliên kết ở Châu Âu đạt được những bước tiến mới vào cuối những năm 80 vàđầu những năm 90, vấn đề hình thành một khối thương mại tự do Bắc Mỹ baogồm cả Mêhicô trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, và kết quả là Hiệp định

Trang 19

thương mại tự do Bắc Mỹ đó được ra đời.

1.3.2.2 Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (North America Free Trade Agreement – NAFTA)

Mêhicô và Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng liên kết vào đầu năm 1991,sau đó thì các cuộc đàm phán giữa Canađa, Mêhicô và Mỹ được tiến hành vào

cuối năm đó Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bắt đầu có hiệu lực

từ thỏng 1/1994, đánh dấu sự ra đời một thị trường rộng lớn với dân số 360 triệungười và GDP đạt khoảng 6,5 nghìn tỷ USD

Mục tiêu của NAFTA là dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan và phi thuếquan đối với hầu hết hàng hoỏ được sản xuất trong khu vực Bắc Mỹ vào năm

2008 Hiệp định còn đưa ra các quy định mang tính tự do đối với hoạt động muasắm của chính phủ, thực hiện trợ cấp, và việc áp dụng thuế trợ giá Các điềukhoản khác của hiệp định liên quan đến các vấn đề như thương mại dịch vụ,quyền sở hữu trí tuệ, và các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và môi trường

Yêu cầu về nội địa hóa (Local Content Requirements) và quy định về xuất xứ (Rules of Origin)

Có thể nói NAFTA có tác dụng thúc đẩy thương mại tự do giữa Canađa,Mêhicô và Mỹ, nhưng hoạt động thương mại đó mang tính chất rất phức tạp, đặcbiệt đối với những yêu cầu về nội địa hóa và quy định về xuất xứ Những quyđịnh này gây nhiều rắc rối cho các nhà sản xuất và các nhà phân phối Mặc dựkhông thể biết chính xác nguồn gốc của từng linh kiện hay bộ phận của thiết bịcũng nghiệp, nhưng họ phải chịu trách nhiệm trong việc xác định sản phẩm đó

có đáp ứng đủ yêu cầu của Bắc Mỹ về nội địa hóa hay không để được xếp vàodiện miễn thuế Các nhà sản xuất hoặc phân phối phải cung cấp giấy chứng nhậnxuất xứ của NAFTA cho người nhập khẩu để được miễn thuế Bốn tiêu chuẩnsau đây là cơ sở để xác định liệu một mặt hàng nào đó có đáp ứng đủ các quy

Trang 20

định về xuất xứ của NAFTA hay không:

- Những mặt hàng được sản xuất hoàn toàn trong khu vực NAFTA

- Những mặt hàng có sử dụng các đầu vào không có xuất xứ Bắc Mỹ nhưngthỏa món các quy định về xuất xứ trong phụ lục Annex 401

- Những mặt hàng được sản xuất trong khu vực NAFTA hoàn toàn từnhững nguyên liệu nội địa

- Những mặt hàng chưa được lắp ráp và những mặt hàng được xếp cùngchủng loại có thành phần không đáp ứng được quy định về xuất xứ trongphụ lục Annex 401 nhưng lại đáp ứng được yêu cầu của Bắc Mỹ về nộiđịa hóa

Tác động của NAFTA

Từ năm 1993 đến 1996, thương mại giữa các quốc gia Bắc Mỹ tăng từ 290

tỷ USD lên đến 420 tỷ USD, tức tăng khoảng 43% Năm 1997, kim ngạch xuấtkhẩu của Mỹ sang Canađa tăng 13% so với năm 1996, còn xuất khẩu sangMêhicô tăng 26% Mêhicô lần đầu tiên đó trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứhai của Mỹ Năm 1998, thương mại song phương giữa Mỹ và Mêhicô đạt mức

kỷ lục là 174 tỷ USD Canađa vẫn là thị trường số một của Mỹ, với giá trịthương mại hai chiều trong năm 1998 đạt khoảng 360 tỷ USD Trong khi đó,Nhật Bản đó bị đẩy xuống vị trớ thứ ba sau Mêhicô, mặc dự quy mô nền kinh tếMêhicô chỉ bằng 1/12 quy mô nền kinh tế Nhật Bản

Trước khi NAFTA ra đời, thương mại giữa Canađa và Mêhicô có quy mô rấtnhỏ Tuy nhiên, từ năm 1991 đến 1997, kim ngạch xuất khẩu của Canađa sangchâu Mỹ La tinh và vùng Caribê đó tăng hơn gấp đôi, từ gần 3 tỷ USD lên tới6,5 tỷ USD Hiện nay xuất khẩu của Canađa sang khu vực này còn lớn hơn cảsang Đức và Pháp cộng lại Rừ ràng là NAFTA đó đưa đến, một cách trực tiếphoặc gián tiếp, sự gia tăng thương mại một cách nhanh chúng này

Trang 21

Ngay sau khi NAFTA có hiệu lực, các công ty của Mỹ đó bắt đầu hướnghoạt động tới khu vực biên giới với Mêhicô Ví dụ điển hình là một công ty Mỹ

- Delphi Automotive Systems, đó đầu tư vào Mêhicô và trở thành công ty lớnnhất ở Mêhicô với 70 nghìn nhân công làm việc ở 40 nhà máy, trong số đó mộtnửa được phân bố dọc theo đường biên giới với Mỹ Delphi sản xuất các loạiđèn, thiết bị điện và bộ phận lái cho 27 công ty sản xuất ô tô trên toàn thế giới

Vấn đề mở rộng NAFTA.

Chilê là nước đầu tiên ở Nam Mỹ muốn được gia nhập NAFTA Quốc gianày đó đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế vào cuốinhững năm 80 và đầu những năm 90 Tuy chỉ có 14 triệu dân và không phải làmột cường quốc kinh tế, nhưng Chilê có thể được coi là một mô hình về cảicách kinh tế đáng để các quốc gia Nam Mỹ khác học tập Tuy nhiên, việc kếtnạp Chilê vào NAFTA đó bị cản trở do việc Quốc hội Mỹ từ chối trao quyền

"thương lượng nhanh"cho chính phủ Mỹ

1.3.2.3 Cộng đồng Andean (Andean Community)

Những nỗ lực liên kết đầu tiên giữa các nước Mỹ La tinh diễn ra không

thuận lợi Năm 1961, Hiệp hội thương mại tự do Mỹ La tinh (LAFTA) được

thành lập với mục tiêu hình thành một khu vực mậu dịch tự do, trước tiên được

ấn định vào năm 1971, nhưng sau đó hoón lại đến năm 1980 Nhưng do khủnghoảng nợ trầm trọng ở Nam Mỹ và sự miễn cưỡng của các quốc gia thành viêntrong việc từ bỏ chế độ bảo hộ mậu dịch nên thỏa thuận này không tồn tại đượcbao lâu Thất bại của LAFTA đó dẫn đến việc hình thành 2 khối thương mại khu

vực khác là Cộng đồng Andean và Hiệp hội liên kết Mỹ La tinh.

Cộng đồng Andean (lúc đầu được gọi là Công ước Andean) được thành lập

vào năm 1969 với năm quốc gia thành viên là Bôlivia, Chilê, Côlômbia, Êcuađo

và Pêru Vênêzuêla gia nhập Công ước năm 1973, nhưng Chilê lại rời bỏ vào

Trang 22

năm 1976 Hiện nay, Cộng đồng này tạo thành một thị trường gồm 100 triệungười tiêu dùng và có tổng GDP trên 480 tỷ USD Các mục tiêu chính của Cũngước là cắt giảm thuế quan trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên,thiết lập một biểu thuế chung đối với các quốc gia ngoài khối và chính sáchchung trong lĩnh vực vận tải và một số lĩnh vực khác Tuy nhiên, các mục tiêunày rất khó đạt được do hệ tư tưởng chính trị của các quốc gia thành viên tỏ raxung khắc với Khái niệm về thị trường tự do và có thiên hướng ủng hộ sự canthiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh doanh

Cộng đồng Andean hoạt động trở lại vào năm 1990 khi các nước thành viêncam kết thành lập khu vực mậu dịch tự do vào năm 1992, liên minh thuế quanvào năm 1994, và thị trường chung vào năm 1995 Trên thực tế thì mục tiêuthành lập khu vực mậu dịch tự do đó đạt được, còn kế hoạch hình thành liênminh thuế quan, và đặc biệt là thị trường chung, chưa có tiến triển Việc hìnhthành một thị trường chung trong phạm vi cộng đồng Andean là rất khó khăn domỗi nước vẫn có quyền tự chủ cao trong việc quyết định các vấn đề liên quanđến quan hệ thương mại với các nước ngoài khối

1.3.2.4 Thị trường chung Nam Mỹ (Southern Common Market – MERCOSUR)

Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) được thành lập vào năm 1988 với

số thành viên ban đầu chỉ gồm hai nước là Áchentina và Braxin Đến năm 1991,

có thêm hai nước khác là Paraguay và Uruguay gia nhập khối Năm 2006,Vênêzuêla kí hiệp định tham gia MERCOSUR, tuy nhiên, trước khi trở thànhthành viên chính thức của khối, việc gia nhập của Vênêzuêla cần phải đượcParaguay thông qua Ngoài 4 thành viên chính thức và 1 thành viên đang trongquá trình gia nhập, MERCOSUR có 4 thành viên hợp tác là Boolivia, Chilê,Côlômbia và Peru và 1 quan sát viên là Mêhicô

Trang 23

trường gồm trên 365,6 triệu dân (tính cả các thành viên liên kết) và với tổng sảnphàm nội địa (theo PPP) năm 2007 ước tính hơn 3,07 nghìn tỉ đô la Mỹ Hoạtđộng của MERCOSUR trong những năm đầu rất thành công - thương mại giữacác quốc gia thành viên tăng gần gấp bốn lần trong thập kỷ 90 MERCOSURtiếp tục đạt được những tiến bộ về tự do hóa thương mại và đầu tư và đang nổilên như một khối thương mại hùng mạnh nhất ở châu Mỹ La tinh Nếu như mọiviệc đều suôn sẻ thì mục tiêu của khối này là hợp nhất tất cả các nước Nam Mỹ

vào Hiệp định thương mại tự do Nam Mỹ (South American Free Trade

Agreement) vào năm 2005, và khi đó khối sẽ liên kết với NAFTA để hình thành

Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay, mụctiêu này của MERCOSUR vẫn chưa được thực hiện

Quá trình liên kết kinh tế ở Mỹ La tinh đó thu hút sự chú ý của các doanhnghiệp châu Âu Các công ty châu Âu đó giành được những hợp đồng béo bởtrong lĩnh vực xây dựng lại cơ sở hạ tầng của châu Mỹ La tinh khi các quốc giatrong khu vực này thực hiện những cải cách theo hướng thị trường tự do và tưnhân hóa các ngành dịch vụ cũng cộng Chẳng hạn như công ty Telefónica deEspana của Tây Ban Nha đã trả 5 tỷ USD để mua các công ty điện thoại ởÁchentina, Braxin, Chilê và Pêru Bảy trong số mười công ty tư nhân lớn nhất ởBraxin là các công ty châu Âu, so với con số hai công ty là của Mỹ Trong khicác công ty Châu Âu không ngừng thâm nhập thị trường Mỹ La tinh thì cáccông ty Mỹ đang gây áp lực với chính phủ nhằm nhanh chúng kết nạp Chilê vàoNAFTA và đẩy nhanh quá trình hình thành Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ.Châu Mỹ La tinh tỏ ra hấp dẫn đối với Liên minh châu Âu và Mỹ không chỉ ởchỗ đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, mà còn là một địa điểm thích hợp đểsản xuất hàng xuất khẩu cho toàn thế giới với chi phí thấp

1.3.2.4 Trung Mỹ và vùng Caribê

Thị trường chung và Cộng đồng Caribê (Caribbean Community and

Trang 24

Common Market – CARICOM)

Thị trường chung và Cộng đồng Caribê (CARICOM) được thành lập năm

1973 Tổng sản phẩm quốc nội của toàn khối là vào khoảng 28,6 tỷ USD và dân

số khoảng 5,8 triệu người Mục tiêu của khối thương mại này tự do hóa hoạtđộng du lịch, và cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất, kể cả cũng nhân

có tay nghề cao và chuyên gia trong phạm vi khối Ngoài việc thiết lập được mộtbiểu thuế chung đối với các nước ngoài khối thì CARICOM không đạt được sựtiến bộ đáng kể nào khác Khó khăn chính mà CARICOM đang và sẽ tiếp tụcphải đối mặt là việc phần lớn các nước trong khối buụn bán chủ yếu với cácnước ngoài khối, chứ không phải với các thành viên khác, đơn giản chỉ và cácnước thành viên không có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhau

Thị trường chung Trung Mỹ (Central American Common Market)

Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) được thành lập vào năm 1961 nhằm

tạo ra một thị trường chung giữa Costa Rica, Ensanvađo, Goatờmala, Honđurat

và Nicaragoa Các thành viên của CACM tạo thành một thị trường gồm 28 triệudân và có tổng sản phẩm quốc nội vào khoảng 85 tỷ USD Tuy nhiên, mục tiêunói trên chưa bao giờ trở thành hiện thực do cuộc chiến đẫm máu kéo dài giữaEnsanvađo và Honđurat và các cuộc nội chiến trong khu vực Nhưng cho đếnnay việc lập lại hũa bình trong khu vực đang tạo ra sự tin tưởng và lạc quan củagiới kinh doanh Kết quả là tốc độ tăng trưởng thương mại giữa các quốc giathành viên đó đạt khoảng 25% mỗi năm Sau khi được điều chỉnh lại vào năm

1991, CACM đó quyết định không chỉ chú trọng vào thương mại mà còn tậptrung vào việc xóa bỏ sự kiểm soát chặt chẽ đối với các ngành cũng nghiệp,đồng bộ hóa các luật thuế và cải thiện cơ sở hạ tầng

1.3.2.5 Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (Free Trade Area of the America – FTAA)

Trang 25

Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) dự kiến được hình thành sớm

nhất là vào năm 2005 Mục tiêu của FTAA là tạo ra một khối thương mại baotrùm toàn bộ châu Mỹ FTAA sẽ trở thành thị trường lớn nhất thế giới với 34quốc gia, 800 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội vào khoảng 10 nghìn tỷ USD.Chỉ có một quốc gia ở Tây Bán cầu không tham gia FTAA là Cuba FTAA sẽcùng tồn tại song song với các khối thương mại khác như NAFTA,MERCOSUR, Cộng đồng Andean, và CACM Bắt đầu từ năm 2005, FTAA sẽ

dỡ bỏ tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thànhviên trong một khoảng thời gian chưa được xác định cụ thể

1.3.2.6 Tổ chức hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Economic Partnership)

Ý tưởng thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương (TEP)

giữa Mỹ và Liên minh châu Âu được đưa ra vào tháng 5/1998 ở Hội nghịthượng đỉnh EU-Mỹ Hiệp hội này sẽ tạo ra một thị trường với 650 triệu ngườitiêu dựng và sản lượng hàng năm đạt khoảng 16 nghỡn tỷ USD Mỹ và EUchiếm khoảng 20% giá trị thương mại hàng hóa, và hơn 38% giá trị thương mạidịch vụ của nhau Các công ty EU chiếm gần 60% tổng đầu tư trực tiếp nướcngoài ở Mỹ, trong khi các công ty Mỹ chiếm khoảng 44% đầu tư trực tiếp nướcngoài ở EU Các công ty Châu Âu là các nhà đầu tư số một ở 41 trong tổng số

50 bang của Mỹ, và chiếm vị trớ thứ hai trong các bang còn lại

1.3.3 Liên kết kinh tế ở châu Á

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra trên toàn thế giới, cácquốc gia khu vực châu Á cũng hình thành nên các liên kết khu vực trong đó, có

2 liên kết khu vực lớn nhất là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và

Trang 26

Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) Sau đây, chúng ta

sẽ đi tìm hiểu những nét chính về hai liên kết kinh tế khu vực này

1.3.3.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN)

Vào năm 1967, 5 quốc gia là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Sinhgapo

và Thái Lan đó cùng nhau thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) Các nước tiếp theo gia nhập ASEAN là Brunây (1984), Việt Nam(1995), Lào và Mianma (1997) và Campuchia (1998) Các quốc gia tronghiệp hội tạo thành một thị trường với khoảng 577 triệu dân và tổng sản phẩmquốc nội lên tới hơn 1500 tỷ USD (theo danh nghĩa) Ba mục tiêu chính củakhối liên kết này là:

(1) Thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội trong khu vực.(2) Bảo vệ sự ổn định về kinh tế và chính trị trong khu vực

(3) Thiết lập diễn đàn để giải quyết các các vấn đề bất đồng một cáchcũng bằng và hũa bình

Mặc dầu việc kết nạp các nước Campuchia, Lào và Mianma gặp phải sựchỉ trích của một số nước phương Tây, nhưng ASEAN cho rằng việc cácquốc gia này tham gia vào hiệp hội sẽ tạo ra đối trọng cần thiết với sứcmạnh ngày càng tăng của Trung Quốc - quốc gia có nguồn nhân cũng rẻ vànguồn nguyên liệu thụ dồi dào

Đối với nhiều nhà kinh doanh, quá trình liên kết không chỉ tạo cơ hộicho ASEAN trở thành một trung tâm sản xuất lớn cho thị trường thế giới,

mà còn trở thành một thị trường tiêu dựng đầy tiềm năng Cho đến nay nhiềucông ty lớn trên thế giới đó có mặt ở các nước ASEAN Chẳng hạn nhưGeneral Motor đang đầu tư 750 triệu đô la trong vòng 10 năm vào một nhàmáy sản xuất ô tô ở Thái Lan Công ty này dự kiến không chỉ phục vụ nhu

Trang 27

cầu của thị trường Thái Lan mà còn hướng tới việc sản xuất ô tô để xuấtkhẩu Tập đoàn Matsushita đó xây dựng 38 cơ sở sản xuất ở ASEAN vớimức sản lượng chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng của tập đoàn này

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp chưa thông thạo kinh doanh ở ASEAN thì cần phải tỏ ra rất thận trọng trong hoạt động của mình Chẳng hạn họ phải lưu ý đến một số vấn đề khó tránh khỏi sau đây:

- Các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về văn hóa và chính trị.Chẳng hạn như Philipin là quốc gia theo chế độ dân chủ đại diện, Bru-nây là một vương quốc hồi giáo, còn Việt nam là quốc gia do Đảngcộng sản lãnh đạo Các doanh nghiệp không thể áp dụng cùng mộtchiến lược kinh doanh cho tất cả các quốc gia trong ASEAN

- Tham nhũng và sự tồn thị trường chợ đen là tình trạng phổ biến ở cácquốc gia ASEAN

- Các quốc gia ASEAN còn chưa thiết lập được biểu thuế quan chung

và các quy định về tiêu chuẩn hóa Điều này cản trở việc cắt giảm chiphí giao dịch và mở rộng chiến lược sản xuất của các công ty hoạtđộng trong khu vực này

1.3.3.2 Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation – APEC)

Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành

lập vào năm 1989 Từ một diễn đàn không chính thức với 12 đối tác thươngmại, cho đến nay APEC đó có 21 thành viên Các quốc gia APEC chiếm tớihơn 45% thương mại thế giới và tổng GDP đạt hơn 16.000 tỉ USD

Mục tiêu đặt ra của APEC không phải là thiết lập một khối thương mại,

mà là nhằm củng cố hệ thống thương mại đa phương và thúc đẩy nền kinh tếtoàn cầu thông qua việc đơn giản hóa và tự do hoỏ các quy định về thương

Trang 28

mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên Trong tương lai, APEC hy vọng

sẽ đạt được tự do thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2010 đối vớicác nước gia phát triển, và vào năm 2020 đối với các quốc gia đang pháttriển

Những tiến bộ đạt được đó mang lại những tác động tích cực đối vớicác doanh nghiệp đang hoạt động ở các quốc gia thuộc APEC Thủ tục cấp

vi sa có sự thay đổi nên các doanh nhân có thể đi lại trong khu vực màkhông phải xin cấp nhiều loại visa Khối này cũng đang đề nghị ký kếtnhững hiệp định cũng nhận bằng cấp nghề nghiệp giữa các nước, và do đónhững người như các kỹ sư có thể làm việc ở bất kỳ một quốc gia APEC nào

mà không cần Xét đến quốc tịch của họ Đồng thời, APEC cũng đó sẵn sàngviệc đơn giản hóa và đồng bộ hóa các thủ tục hải quan, thậm chí các doanhnghiệp có thể sử dụng cùng các mẫu khai hải quan và kê khai hàng hóa ở tất

cả các nước thuộc APEC

1.3.4 Liên kết kinh tế ở Trung Đông và châu Phi

Liên kết kinh tế cũng đó đang diễn ra ở Trung Đông và châu Phi, cho

dù những tiến bộ đạt được ở những khu vực này là rất khiêm tốn so với cáckhu vực khác trên thế giới Lý do chủ yếu là và các quốc gia tham gia liênkết đều có quy mô nhỏ và trình độ phát triển tương đối thấp Hai khối liênkết được coi là lớn nhất ở các khu vực này là Hội đồng hợp tác vùng Vịnh

và Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi

1.3.4.1 Hội đồng hợp tác vùng vịnh (Gulf Cooperation Council)

Để đối phó với tình trạng thù địch giữa Irắc và Iran, một số quốc gia

Trung Đông đã thành lập Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) vào năm 1980.

Các quốc gia thành viên gồm có Baranh, Côoét, Ôman, Cata, Ảrập Xêút vàcác Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất Mục tiêu chính của GCC khi mới

Trang 29

EU và EFTA Tuy nhiên, khối này đó dần trở thành một thực thể chính trịhơn là một khối kinh tế Các công dân của các nước thành viên có thể đi lại

tự do trong khối mà không cần visa Công dân của một quốc gia thành viên

có quyền sở hữu đất đai, tài sản và kinh doanh ở bất cứ một quốc gia thànhviên khác mà không cần phải có người bảo lãnh hoặc đối tác địa phương

1.3.4.2 Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (Economic Community of West African States)

Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) được thành lập vào

năm 1975 Tuy nhiên do không đạt được tiến bộ cho nên những nỗ lực liênkết thực sự được coi là bắt đầu vào năm 1992 Một trong những mục tiêuquan trọng nhất của tổ chức này là việc thiết lập một liên minh thuế quan, vàsau đó tiến tới hình thành một thị trường chung

Những nỗ lực liên kết không mấy thành cũng trong khuụn khổ ECOWASphản ỏnh trình độ phát triển kinh tế yếu kém của các quốc gia thành viên.Tuy vậy, có nhiều công ty đó thành cũng trong việc làm ăn với các nướcChâu Phi Nhưng thành tựu quan trọng nhất mà các quốc gia Châu Phi đạtđược là sự phát triển mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực Chẳnghạn, Tổ hợp các doanh nghiệp Tây Phi được hình thành nhằm giúp đỡ lẫnnhau và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn ở tất cả các quốc giaTây Phi Mục tiêu cuối cùng của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác kinh tế giữacác quốc gia trong khu vực

1.4 LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Việc hình thành các khối liên kết khu vực có những tác động quan trọng tơicác doanh nghiệp thuộc các quốc gia thành viên trong khối, cũng như cấc doanhnghiệp ngoài khối hiện có mặt trên thị trường liên kết hoặc có ý định thâm nhậpthị trường đó trong tương lai Những tác động đó buộc các doanh nghiệp phải

Trang 30

điều chỉnh lại các chiến lược và sách lược kinh doanh của mình cho phù hợp vớiđiều kiện kinh doanh mới

1.4.1 Cơ hội đối với các doanh nghiệp

Trước hết, việc hình thành một htị trường thống nhất trong khối liên kếtmang lại cơ hội mở rộng và thâm nhập thị trường cho các doanh nghiệp trong vàngoài khối Những thị trường quốc gia riêng rẽ được bảo hộ chặt chẽ trước đâythì nay mở cửa, cho phép cạnh tranh từ bên ngoài dưới các hình thức xuất khẩu

và đầu tư trực tiếp Bên cạnh đó, việc tổ chức kinh doanh trên một thị trườngthống nhất, thay vì kinh doanh ở nhiều thị trường quốc gia riêng rẽ, sẽ giúp giảmthiểu chi phí kinh doanh Một thị trường lớn thống nhất, trong đó, hàng hóađược di chuyển tự do, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm được áp dụng thống nhất,các hệ thống thuế đơn giản và có hiệu lực, … sẽ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn và khai thác tính kinh tế theoquy mô Tuy nhiên, để khai thác triệt để những cơ hội này, các doanh nghiệpngoài khối sẽ buộc phải thiết lập những chi nhánh và cơ sở của mình trong khốiliên kết

1.4.2 Thách thức đối với các doanh nghiệp

Bên cạnh các cơ hội thì liên kết kinh tế khu vực cũng tạo ra nhiều tháchthức đối với doanh nghiệp cả trong và ngoài khối liên kết Đầu tiên phải kể đếnmức độ cạnh tranh gia tăng trên phạm vi thị trường liên kết Việc giảm bớt cáctrở ngại đối với thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên sẽ làm tăngmức độ cạnh tranh bằng giá trong khối Sự chênh lệch mức giá đối với từng loạisản phẩm khi chưa hình thành khối liên kết sẽ biến mất khi thị trường trở nênthống nhất Điều này tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với bất kỳ doanh nghiệp nàođang và sẽ kinh doanh trên thị trường liên kết, đặc biệt là dối với các doanhnghiệp có chi phí sản xuất cao Để tồn tại được trong môi trường kinh doanhkhắc nghiệt hơn như vậy thì các doanh nghiệp phải tìm mọi cách tận dụng

Trang 31

những cơ hội do quá trình liên kết tạo ra để tối ưu hóa hoạt động sản xuất và cắtgiảm chi phí

Một nguy cơ khác đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khối liên kết là có

sự gia tăng khả nằng cạnh tranh dài hạn của các doanh nghiệp nằm ngoài khối.Dưới tác động của liên kết, các doanh nghiệp trong khối buộc phải có những nỗlực lớn để cắt giảm chi phí và hợp lý hóa sản xuất, từ đó có được vị thế cạnhtranh ngày càng lớn trong tương quan đối với các doanh nghiệp ngoài khối Cácdoanh nghiệp này có thể chọn giải pháp sáp nhập, thôn tính hoặc mua lại Khi

đó, các doanh nghiệp ngoài khối cũng sẽ buộc phải đáp lại bằng cách thức tương

tự, nghĩa là cũng sẽ phải tìm mọi cách để điều chỉnh lại cơ cấu chi phí và hợp lýhóa sản xuất Các doanh nghiệp ngoài khối cũng có thể thông qua con đườngliên kết, sáp nhập với nhau hoặc với các doanh nghiệp trong khối liên kết để giatăng khả năng cạnh tranh của mình

Trong trường hợp xuất nhất thì các doanh nghiệp ngoài khối liên kết có thểgặp nguy cơ bị gạt khỏi thị trường liên kết nếu các quốc gia thành viên có xuhướng biến khối liên kết thành cái gọi là “pháo đài thương mại” thông qua việcdựng lên các rào cản đối với nhập khẩu và đầu tư từ bên ngoài trong một số lĩnhvực được coi là nhạy cảm về mặt chính trị, chẳng hạn như ngành công nghiệp ô

tô ở EU Khi đó, các doanh nghiệp ngoài khối phải bằng mọi cách thiết kế càngnhanh càng tốt các cơ sở hoặc chi nhánh hoạt động của mình trên thị trường liênkết

Đối với các doanh nghiệp nằm ngoài khối liên kết thì việc thực hiện cácđiều chỉnh cần thiết có thể củng cố và duy trì vị thế trên thị trường liên kết, hoặc

để thâm nhập thị trường đó, sẽ tùy thuộc vào mức độ hiện diện của doanhnghiệp trên thị trường liên kết và khả năng cạnh tranh quốc tế của chúng Có thểxếp các doanh nghiệp nói trên vào các nhóm sau đây:

Trang 32

- Nhóm các doanh nghiệp đã thiết lập được các cơ sở sản xuất và tiêu thụ của mình ở một vài nước trong khối liên kết Đây là những doanh nghiệp có

vị thế thuận lợi nhất khi khối liên kết được hình thành Tuy nhiên, các doanhnghiệp này phải tìm cách khai thác cơ hội đạt được hiệu quả cao hơn trong cáchoạt động sản xuất và tiêu thụ do việc giảm bớt các trở ngại thương mại manglại và buộc phải chấp nhận mức độ cạnh tranh gia tăng với các doanh nghiệptrong khối, cũng như với các doanh nghiệp ngoài khối khác Nhiều doanhnghiệp có thể lựa chọn hình thức sáp nhạp hoặc liên kết để đảm bảo thành côngkhi kinh doanh trên một thị trường rộng lớn

- Nhóm các doanh nghiệp mói chỉ hoạt động ở một nước thành viên của khối liên kết Đây là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi các trở

ngại thương mại được dỡ bỏ và các đối thủ cạnh tranh khác bắt đầu thâm nhậpthị trường Đối với các doanh nghiệp này thì vấn đề chủ yếu nhất là quy mô củachúng chưa đủ lớn để có thể chống lại các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài Vìvậy, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp này có thể mở rộng quy mô bằng conđường thôn tính hoặc sáp nhập, hoặc gia nhập liên minh chiến lược với mộtdoanh nghiệp khác

- Nhóm các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vào thị trường liên kết từ các địa điểm sản xuất ở nước ngoài Do mức độ cạnh tranh và các biện pháp bảo

hộ mậu dịch của khối liên kết tăng lên nên các doanh nghiệp thuộc nhóm này sẽgặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì thị phần của mình ở khối liên kết nếuvẫn tiếp tục tiến hành xuất khẩu vào thị trường liên kết từ các nước ngoài khối

Để khắc phục những trở ngại đó, các doanh nghiệp này có thể thiết lập các cơ sởtiêu thụ tại thị trường liên kết, mua lại một doanh nghiệp trong khối liên kếthoặc gia nhập một liên minh chiến lược với một doanh nghiệp khác thuộc khốiliên kết

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w