Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO)

Một phần của tài liệu Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010 (Trang 34 - 39)

Có lẽ sự thành công lớn nhất của vòng đàm phán Uruguay là sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 01/01/1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất thực hiện điều tiết thương mại giữa các quốc gia. Tính đến ngày 23/07/2008, WTO có 153 thành viên. WTO hoạt động theo ba mục tiêu chính là thúc đẩy thương mại tự do; tiến hành đàm phán để mở cửa hơn nữa các thị trường và giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên.

WTO được xây dựng dựa trên bống nguyên tắc pháp lý nền tảng là: nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, nguyên tắc mở cửa thị trường và nguyên tắc cạnh tranh công bằng.

(1) Nguyên tắc không phân biệt đối xử (trước đây gọi là qui chế tối huệ quốc – MFN): Đây là nguyên tắc pháp lí quan trọng nhất của WTO, Nguyên tắc này được hiểu là các nước thành viên của WTO phải dành cho tất cả các thành viên

khác những điều kiện thương mại thuận lời mà mình đã dành cho một thành viên nào đó. Chẳng hạn, nếu như Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu đối với ô tổ của Đức xuống còn 5% thì nước này cũng phải giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các quốc gia thành viên khác của WTO xuống còn 5%.

Bảng 7.1: Các vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT

TT Năm Địa điểm Số nước

tham gia Các chủ đề đàm phán 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 1947 1949 1951 1956 1960- 1961 1964- 1967 1973- 1979 1986- 1994 Geneva, Thụy Sỹ Annecy, Pháp Torquay, Anh Geneva, Thụy Sỹ Geneva (Vòng đàm phán Dillon) Geneva (Vòng đàm phán Kenedy) Geneva (Vòng đàm phán Tokyo) Geneva (Vòng đàm phán Uruguay 23 13 38 26 26 62 102 123 Thuế quan Thuế quan Thuế quan Thuế quan Thuế quan

Thuế quan, các biện pháp chống độc quyền.

Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các hiệp định khung.

Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các qui tắc, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, các biện pháp đầu tư, nông nghiệp, hàng dệt may và quần áo, tài nguyên thiên

nhiên, vấn đề thành lập WTO (2) Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT): Nguyên tắc này được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ cùng loại trong nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt về phạm vi áp dụng nguyên tắc này đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Đối với hàng hóa và sở hữu trí tuệ, áp dụng nguyên tắc này là một nghĩa vụ chung. Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.

(3) Nguyên tắc mở cửa thị trường (hay còn gọi là "tiếp cận" thị trường (market access)): Nguyên tắc này được hiểu là các nước thành viên có nghĩa vụ thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra nhập WTO. Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu tự do hóa thương mại của WTO.

(4) Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: Nguyên tắc này được hiểu là tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau. Nguyên tắc này giúp thúc đẩy cạnh tranh bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính không công bằng như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp sản xuất, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần.

Các vòng đàm phán mới về cắt giảm các trở ngại đối với thương mại quốc tế đã được khởi động từ năm 1999 trong khuôn khổ WTO. Liên minh châu Âu gọi các vòng đàm phán mới này là “Vòng đàm phán thiên niên kỷ”. Về phần mình, Liên minh châu Âu muốn các cuộc đàm phán phải cớ phạm vi rộng lớn và bao gồm việc cắt giảm các trở ngại trong tất cả các lĩnh vực của thương mại quốc tế. Theo EU thì chỉ bằng cách đó các nước mới có thể có sự nhân nhượng về thuế quan trong một lĩnh vực nào đó và được bù đắp bằng lợi ích từ các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, Mỹ lại theo đuổi cách tiếp cận hẹp hơn là chỉ tập trung vào

từng ngành cụ thể. Hơn nữa, nước này muốn các cuộc đàm phán tập trung vào việc tạo ra lợi ích nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực nông nghiệp, sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, thương mại điện tử và công nghệ môi trường. Nếu các vòng đàm phán trước đây được sử dụng như là bước hướng dẫn thì các vòng đàm phán mới phải đạt được sự cắt giảm có ý nghĩa một loạt các trở ngại thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại.

Vòng đàm phán gần đây nhất là vòng đàm phán Đô-ha (hay còn được gọi là Chương trình nghị sự Đô-ha về Phát triển DDA) được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng WTO (MC) lần thứ 4 tại Đô-ha, Quatar tháng 11 năm 2001. Vòng đàm phán này hướng tới đàm phán 8 nội dung chính: (1) Tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp; (2) Nông nghiệp; (3) Dịch vụ; (4) Các vấn đề về qui tắc; (5) Sở hữu trí tuệ; (6) Thuận lợi hóa thương mại; (7) Thương mại – môi trường và (8) Thương mại phát triển. Mục tiêu đàm phán là gói cam kết tổng thể các lĩnh vực trên trong đó tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp và nông nghiệp là hai lĩnh vực chính mang tính quyết định, mở đường cho việc kết thúc đàm phán trong các lĩnh vực khác.

Vòng đàm phán dự định kết thúc vào năm 2005, tuy nhiên, do các thành viên lớn mà chủ chốt là Hoa Kỳ không thỏa thuận được các vấn đề then chốt về nông nghiệp cũng như tiến trình đàm phán gặp nhiều trở ngại lớn như sự thay đổi bộ máy chính quyền của Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu trong những năm cuối của thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 cũng như sự gia tăng của các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực khiến cho vòng đàm phán Đô- ha kéo dài đến đầu năm 2010 vẫn chưa kết thúc. Trong thời gian sắp tới, vấn đề đàm phán sẽ tiếp tục được tiến hành trên đồng thời 2 kênh là tham vấn, đàm phán song phương, đa phương về các vấn đề kĩ thuật còn tồn đọng và thảo luộn phương thức lập Biểu cam kết của từng thành viên trong lĩnh vực tiếp cận thị trường phi nông nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010 VÀ GIẢI PHÁP THÚC

ĐẨY HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w