GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010 (Trang 63 - 65)

KHU VỰC CỦA VIỆT NAM

Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế khu vực.

Thú hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều ước và thông lệ quốc tế, tạo sân chơi chung cho các doanh nghiệp. Kiểm tra lại hệ thống pháp luật, điều chỉnh sửa đổi các luật Thương Mại, luật Doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài ...

Thứ ba, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ giấy phép không cần thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

Thứ năm, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

- Nhà nước cần có chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực đúng đắn - Xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp

- Nâng cao tính thực tiễn của đội ngũ nhân lực, áp dụng cách thức đào tạo sát vơi thực tiễn hơn.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng mở cửa nền kinh tế của mình. Bắt đầu từ khi đổi mới kinh tế năm 1986, kinh tế Việt Nam ngày càng được hội nhập sâu rộng. Việt Nam không chỉ thay đổi các chủ trương, chính sách… để phù hợp với xu thế mới mà còn tham gia các thể chế liên kết kinh tế như ASEAN, APEC, ASEM… và quan trọng nhất là tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.

Việc hội nhập kinh tế, liên kết kinh tế như vậy giúp Việt Nam có cơ hội phát triển thương mại, đầu tư, kinh tế… nhưng cũng đem lại những tác động tiêu cực cho nền kinh tế như tình trạng nhập siêu, các vấn đề về công nghệ, môi trường… Để có thể phát huy được những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt được cơ hội, đối phó được với thách thức, Việt Nam cần có một số biện pháp như phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý…Có như vậy, đất nước ta mới có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như lời bác Hồ dạy.

Một phần của tài liệu Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w